Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Giăng 15.13: "Mức độ thương khó của Chúa Jêsus



Mức độ thương khó của Chúa Jêsus
“Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Giăng 15.13)
Hết thảy chúng ta đều đã nghe nói đến và trao đổi về sự đóng đinh trên thập tự giá. Việc phó mạng sống của bạn đã đạt tới chỗ trở thành hành động cao cả nhất của tình yêu thương. Chúa Jêsus đã phán như thế về chính mình Ngài (Giăng 15.13). Nhưng có phải chúng ta quá quen thuộc với câu chuyện yêu thương nầy không? Có phải chúng ta nhắc tới việc đóng đinh trên thập tự giá trong các bài học Kinh Thánh, trong các nhà thờ, trong những cuộc trao đổi (hay có phải bạn có) một mớ lộn xộn không đạt tới một điểm mà nó bắt đầu mất đi ý nghĩa ở đó? Một cái nhìn sát vào lý do tại sao Chúa Jêsus chịu chết và thể nào chúng ta được tha thứ có thể nhắc cho chúng ta về tầm quan trọng nơi sự chết của Đấng Christ và sự thương khó khôn xiết mà Ngài đã kinh nghiệm.
Tôi thường nghĩ có những lúc chúng ta vòng tay ôm lấy thuộc tính yêu thương của Đức Chúa Trời nhiều đến nỗi nó làm cho chúng ta mù lòa đối với thực tại sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Tôi hiểu cảm thấy không thích nghi với từ ngữ đó thì thật là bình thường, đặc biệt khi nó được kết với Đức Chúa Trời. Nhưng sở sĩ như thế là vì từ ngữ thường gợi lên những hình ảnh không thể giải thích được và sự hủy diệt hiển nhiên. Nếu đấy là những gì bạn đang suy nghĩ, hãy bỏ suy nghĩ ấy đi. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là công bình và thánh khiết vì Ngài là thánh và không hề thay đổi. Là Đấng Thánh duy nhứt, Ngài có mọi quyền hạn để xét đoán và phán xét tình trạng gian ác và tội lỗi của thế gian. Sự thạnh nộ của Ngài đem lại sự công bình và vinh hiển cho chính mình Ngài.
Vì vậy, đây là vấn đề: hết thảy chúng ta đều đã phạm tội nghịch lại Đấng Thánh và Trọn Lành duy nhứt và có một. Không những chúng ta đã phạm tội một hay hai lần, mà chúng ta liên tục phạm tội. Chúng ta là hạng người phá vỡ Luật pháp đang sống trong một thế giới bị hư mất (bạn không cần đi đâu xa mới biết được sự ấy). Chúng ta đổi những việc tốt lành thành những việc xấu xa. Chúng ta làm ô uế những gì là thánh và đẹp lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta vòng tay ôm lấy ý riêng của mình và chối bỏ ý muốn của Ngài. Hết thảy chúng ta, cách nầy hay cách khác, đều đã khạc nhổ trên mặt của Đức Chúa Trời. Một con người yếu đuối đang khạc nhổ vào mặt của Đấng Tạo Hóa vũ trụ, toàn năng và vô hạn? Nói như thế nghe sốc lắm đấy, đấy là bức tranh mà chúng ta phải hiểu rõ. Hãy tưởng tượng tôi đang khạc nhổ vào mặt của một đứa con, em tôi, hay cha tôi chẳng hạn … ở trước mặt mọi người. Cái điều xúc phạm rõ ràng là to lớn nhất khi chính cha tôi nhận lãnh lấy, và không lớn lao mấy khi tôi khạc nhổ vào mặt của một đứa trẻ nào đó. (Những kết quả có lẽ sẽ chưa có gì xấu, tôi sẽ làm thêm nữa). Thân vị càng lớn, sự xúc phạm càng cao hơn. Khi nói như thế, hãy tưởng tượng thể nào sự xúc phạm sẽ là cao ngất cho chúng ta khi cứ liên tục khạc nhổ vào mặt của chính mình Đức Chúa Trời, Đấng Anpha và Ômêga, là Vua các vua.
Bây giờ, hãy xem xét điều nầy: Sẽ ra sao nếu cha tôi chẳng làm chi hết khi bị khạc nhổ như thế? Sẽ ra sao nếu Ngài để tôi xoay đi mỗi lần tôi làm thế với ông? Lẽ nào việc ấy không làm cho ông ra lạnh nhạt sao? Thờ ơ sao? Có lẽ cũng sợ hãi chứ? Trong bất cứ trường hợp nào, cha tôi phải làm một việc gì đó về chuyện nầy. Ông sẽ không để cho tôi cứ xem thường ông như vậy! Nếu cha tôi chẳng làm một việc gì về sự đó, thì hoàn toàn mâu thuẫn với bổn tánh của ông. Giờ đây, Đức Chúa Trời có thể làm gì để làm thỏa mãn cơn giận công bình của Ngài nghịch lại tội lỗi của thế gian? Cơn giận thánh khiết của Đức Chúa Trời phải được tỏ ra không cách nầy cũng cách khác để Ngài còn giữ lòng vững chắc với bổn tánh vinh hiển, không đổi của Ngài; chính ở chỗ Ngài là ai. Đức Chúa Trời không thể để cho chính mình Ngài bị người ta xem thường như vậy được.
Câu trả lời? Rất đơn giản. Ngài đã đổ cơn thạnh nộ của Ngài trên Con độc sanh có một của Ngài. Cơn thạnh nộ sẽ định liệu số nợ cho quá khứ, hiện tại và tương lai đã được đổ ra trên Đức Chúa Jêsus Christ. Êsai nói ở chương 53, câu 10 rằng “Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người” (Bản Kinh Thánh KJV). Bản Kinh Thánh ASV dịch câu nầy như sau: “Nhưng Đức Giêhôva ưng ý muốn nghiền nát người, khiến người phải buồn rầu”. Đức Chúa Trời đã thực thi hành động yêu thương nhất, làm vinh hiển nhất đang khi có ai đó có thể đang ôm chầm lấy Ngài. Có ai đó phải trả giá cho tội lỗi. Đức Chúa Trời phải sửa phạt ai đó vì quá nhiều tội lỗi chống nghịch Ngài. Đức Chúa Jêsus Christ hoàn toàn bằng lòng theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, và như Phaolô đã nói trong thơ Philíp: “Ngài đã tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết – thậm chí chết trên cây thập tự ”.
Nhưng hãy đợi đấy, đâu là vấn đề trọng đại nhất? Có nhiều người đã chịu khổ, có nhiều người đã bị quất và bị đóng đinh dưới tay của người Lamã. Tại sao sự thương khó của Chúa Jêsus lại có sự khác biệt chứ? Phải, cho phép tôi đề nghị mấy điểm sau đây:
Tôi muốn chúng ta nhớ lại 2 điều mà tôi đã nói ở trên: 1) Sự xúc phạm của tội lỗi còn trầm trọng hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng vì Thân Vị mà chúng ta đang xúc phạm là chính mình Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, là Đấng Thánh có một và duy nhứt; 2) Cơn thạnh nộ của Ngài bao trùm lấy tội lỗi của hàng tỉ tỉ người, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nói cách khác, đây là một gói khổng lồ sự thạnh nộ thiết tưởng nên được gán cho từng kẻ xúc phạm kia. Tuy nhiên, sự thạnh nộ chỉ được đổ ra trên một người, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Với hai điểm nầy trong trí, tôi muốn nói rằng có một số việc trong sự thương khó của Đức Chúa Jêsus Christ mà ngay lập tức chúng ta không thể nhìn thấy với đôi mắt trần trụi của chúng ta được (hay những sự tưởng tượng những gì giống như vậy). Mel Gibson đã làm một việc rất kinh khiếp khi muốn bày tỏ ra chính xác những trận đòn của người Lamã và sự đóng đinh trên thập tự giá trong cuốn phim của ông: Sự Thương Khó của Đấng Christ. Thế nhưng, cái điều tôi muốn nói tới, ấy là sự thương khó về mặt thuộc linh còn cao hơn sự thương khó theo phần xác mà chúng ta đang xem thấy. Thật là khủng khiếp thay như đã thấy, việc đánh đòn và đóng đinh có thể vẫn chưa phải là đủ. Hãy nhớ, sự thương khó mà chúng ta đã gánh chịu còn ghê gớm hơn, đủ cho Đức Chúa Cha được hài lòng và đẹp lòng một cách trọn vẹn. Chúng ta không thể hiểu được nổi thống khổ thuộc linh mà chúng ta đã nếm trải với mọi tội lỗi của thế gian đều chất trên hai bờ vai Ngài. Chúng ta không thể hiểu được tội lỗi và sự vô giá trị mà Chúa Jêsus đã cảm nhận khi Đức Chúa Cha xây mặt đi khỏi Ngài. Từ bỏ Ngài. Quên phứt Ngài. Tội lỗi của thế gian đều đã được đặt hết trên Đấng thánh khiết và thanh sạch.
Tôi không biết loại đường sắt thuộc linh nào mà Đức Chúa Trời đã đặt trên Chúa Jêsus, nhưng tôi biết sự nầy còn tệ hại hơn án phạt của tên tội phạm trên thập tự giá bị treo gần với Chúa Jêsus. Tên cướp không chịu ăn năn sẽ gánh chịu đau khổ từ tội lỗi của mình. Hắn chắc chắn sẽ gánh chịu đau khổ từ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong Địa Ngục. Nhưng đấy vẫn là án phạt dành cho một người. Mặt khác, Chúa Jêsus đã trả giá án phạt cho mọi người. Thật là tôi không sao hiểu nổi khi suy nghĩ đến án phạt ấy. Gánh nặng là không thể mang nổi. Cho nên, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể đứng vững với án phạt và trả giá. Ngài biết rõ điều đó, và đấy là chính xác những gì Ngài đã làm. Chúng ta được tha thứ vì cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên Chúa Jêsus là đủ rồi.
Mùa Phục Sinh nầy, hãy để cho đôi mắt của chúng ta được rộng mở trước sự hiểu biết mới mẻ Chúa Jêsus đã chịu khổ như thế nào cho chúng ta. Chỉ khi ấy chúng ta mới bắt đầu hiểu rõ tình yêu đầy lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
David A. Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét