Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Khải huyền 2.1-7: "LÒNG KÍNH MẾN BAN ĐẦU"



LÒNG KÍNH MẾN BAN ĐẦU
Khải huyền 2.1-7
Chúng ta đang xem xét một phân đoạn Kinh Thánh chỉ ra một Hội Thánh với nan đề chối bỏ Đức Chúa Jêsus Christ của tình yêu thương trong khi sinh hoạt rất bận rộn trong công việc của Chúa.
Hội Thánh là một trong bảy Hội Thánh mà Chúa đã ban ra những huấn thị đặc biệt cho họ ở Khải huyền 2-3. Mặc dù các Hội Thánh nầy là những hình ảnh có tính tiên tri trong các chặng đường khác nhau trong lịch sử Hội Thánh, tôi cảm thấy rằng bạn có thể tìm được tất cả 7 loại Hội Thánh khác nhau đang hiện hữu ngày nay. Và hãy nhớ, các Hội Thánh đã do nhiều người hình thành. Nếu các Hội Thánh nầy có những đặc điểm nhất định, thì có nghĩa là con người đang có những đặc điểm nhất định. Trong phần nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy sáng nay, chúng ta sẽ tìm thấy chính bản thân mình!
Câu 1 – Bức thư nầy được viết cho “thiên sứ” của Hội Thánh Êphêsô.
Từ ngữ “thiên sứ” có ý nói đến “sứ giả”, và được dùng trong Kinh Thánh nói tới cả hai: một hữu thể thiên thượng và một hữu thể con người. Cá nhân tôi tin rằng từ ngữ thiên sứ có ý nói tới vị Mục sư và đấy là cách chúng ta sử dụng từ ngữ nầy.
Câu 1 – Từng thị trấn đều có Hội Thánh địa phương riêng của họ. Sứ điệp nầy được viết cho Hội Thánh tại thành Êphêsô.
Hội Thánh tại thành Êphêsô đều có một nền tảng rất lớn do Sứ đồ Phaolô đặt để, ông đã phục vụ tại thành Êphêsô trong khoảng 2 năm rưỡi, trong chuyến hành trình truyền giáo lần thứ ba.
Phaolô đã mô tả chức vụ của ông ở Công Vụ các Sứ đồ 20.18-21. Chính Hội Thánh nầy với cái nền vững chắc, và rõ ràng với bằng chứng mạnh mẽ, Chúa Jêsus chúng ta đang rao giảng ở các câu 1-7.
Câu 1 – Chúa Jêsus chúng ta, Ngài đang phán dạy, nhắc cho dân sự nhớ rằng Ngài đang nắm giữ 7 ngôi sao ở trong tay. Khải huyền 1.20 cho chúng ta biết rằng 7 ngôi sao nầy là các “thiên sứ” hay Mục sư.
Sự thực Ngài đang nắm giữ họ cung ứng cho các vị Mục sư uy quyền để bày tỏ ra những huấn thị của Ngài. Họ chịu trách nhiệm phải nhìn thấy mọi lịnh lạc của Ngài đều phải được noi theo.
Không những Ngài nắm giữ các vị Mục sư ở trong tay Ngài, nhưng theo câu nầy, Ngài còn đi lại giữa cây đèn có 7 ngọn nữa. Theo Khải huyền 1.20, cây đèn có 7 ngọn hay cây đèn đặt đứng kia có ý nói tới 7 Hội Thánh.
Chúa chúng ta đi lại giữa các Hội Thánh, vì vậy Ngài biết rõ mọi sự đang diễn ra. Mathiơ 18.20
Vì vậy, sứ điệp nầy được dành cho Mục sư của Hội Thánh để ông có thể chuyển tải sứ điệp ấy cho dân sự. Thực vậy, đây là sứ điệp cho từng cá nhân tín đồ trong hội chúng.
Hãy nhớ, đặc điểm của hội chúng được quyết định bởi các đặc điểm của những thuộc viên đặc biệt trong Hội Thánh. Đừng mong Hội Thánh dấy lên ở một cấp độ thuộc linh cao hơn cấp độ bạn bằng lòng dấy lên cho chính mình.
SỰ KHEN NGỢI – Các câu 2-3, 6
Có nhiều điểm để khen ngợi Hội Thánh tại thành Êphêsô. Khi đọc về Hội Thánh nầy ở các câu 2-3 có thể dễ dàng khiến cho bạn phải ao ước mình là một thuộc viên của một Hội Thánh lớn như vậy!
Câu 2 – Từng sứ điệp gửi cho từng Hội Thánh trong 7 Hội Thánh tại Á châu đều bắt đầu với cụm từ: “Ta biết công việc ngươi”.
Hãy xem xét câu nầy – Bất cứ chúng ta làm điều chi; bất cứ đâu chúng ta đi tới, bất cứ chúng ta suy nghĩ điều gì, và bất cứ chúng ta sống thể nào, Chúa có thể nói với bạn: “Ta biết!"
Chúa phán: “Ta biết công việc của họ!”, và quả thật, đây là một Hội Thánh rất năng động. Đây không phải là hội chúng “chỉ có ngày Chúa nhựt” đâu.
Từ ngữ “công việc” trong câu nầy có ý nói tới “công việc siêng năng”, hay làm việc đến độ không mệt mỏi, hoặc “công việc vất vả và kiệt lực”.
Đấy hoàn toàn là một lời khen ngợi, thật đặc biệt khi bạn thêm sự kiên nhẫn hay nhịn nhục vào những công việc. Dân sự tại thành Êphêsô đã giữ theo y như thế. Họ không làm việc trong một thời gian ngắn rồi bỏ đâu. Nhiều người trong quí vị đã làm việc rất kiên nhẫn. Cứ giữ y như thế!
Và có thêm những việc tốt đẹp về Hội Thánh nầy. Kinh Thánh chép: ngươi không thể dung được kẻ ác. Hội Thánh nầy là một Hội Thánh thánh khiết. Hội Thánh ấy biệt riêng ra đối với tội lỗi!
Và các giáo sư giả, họ xưng mình là sứ đồ, những kẻ đã được Đức Chúa Jêsus Christ sai phái, đều bị xét nghiệm và được thấy là giả dối.
Câu 3 – Cuộc sống không phải là dễ dàng đối với Cơ đốc nhân ở tại thành Êphêsô. Có sự bắt bớ vì cớ Đấng Christ. Nhưng dân sự đã làm việc rất trung tín trong suốt thời kỳ bắt bớ mà chẳng nản lòng.
Câu 6 – Đã có những giáo sư giả được gọi là đảng “Nicôla”, Chúa rất ghét sự dạy của họ, và người thành Êphêsô cũng ghét nữa. Họ không dung chịu một giáo sư giả nào cả. Họ đã phấn đấu để duy trì sự thanh sạch của đạo.
Vì vậy, đây là lời khen ngợi của một Hội Thánh lớn. Nếu chúng ta tìm được một Hội Thánh giống như Hội Thánh nầy, như tôi đã nói ở trên, chúng ta sẽ muốn nhóm lại ở đó. Họ cùng nhau nhận lấy sự khen ngợi đó. SỰ KHEN NGỢI
SỰ XÉT ĐOÁN – Câu 4
Chúa chúng ta ngắt Hội Thánh nầy với một câu nói ngắn gọn: Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu. Các học giả Hy lạp cho chúng ta biết câu nói trong ngôn ngữ nguyên thủy còn tàn phá mạnh hơn thế. Trình tự trong câu nói tiếng Hy lạp là: “Ngươi, lòng kính mến ban đầu của ngươi đã lìa khỏi rồi!”
Kinh Thánh dạy rằng Hội Thánh là “cô dâu của Đấng Christ”. Là chi thể của cô dâu nầy, bạn cần phải kính mến “chàng rễ” là Đấng đã phó mạng sống Ngài cho bạn.
Chẳng có tình cảm nào khác quan trọng hơn lòng kính mến của bạn dành cho Cứu Chúa của mình!
Bạn có biết kẻ lừa đảo vợ mình sẽ bị gọi là gì không? Kẻ ấy sẽ bị gọi là tà dâm!
Bạn có biết kẻ nào dối chồng mình bị gọi là gì không? Nàng sẽ bị gọi là kẻ tà dâm!
Bạn có biết Chúa gọi chúng ta là gì khi chúng ta đặt khoái lạc và mọi chương trình riêng của mình trước Ngài không?
Giacơ 4.4: “Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy”. Chẳng có tình cảm nào khác quan trọng hơn lòng kính mến mà bạn dành cho Chúa Jêsus.
Làm ơn chú ý cẩn thận từ ngữ trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta.
Chúng ta suy gẫm về việc đánh mất lòng kính mến ban đầu của chúng ta. Từ ngữ là “bỏ”. Nếu chúng ta không có lòng kính mến ban đầu dành cho Chúa Jêsus, sở dĩ như thế một là chúng ta bỏ lòng kính mến ấy, hay chúng ta chưa hề có nó!
Hội Thánh có nhiều việc làm, nhưng lại yêu mến việc gì đó hay ai đó hơn là Hội Thánh kính mến Đấng Christ.
Hội Thánh đã chịu khó làm việc, nhưng đã kính mến việc gì đó hay ai đó nhiều hơn Đấng Christ.
Hội Thánh rất nhịn nhục, nhưng lại kính mến điều chi hay ai đó nhiều hơn Đấng Christ.
Họ ghét bỏ điều ác. Họ có sự thanh sạch trong lẽ đạo và chỉ ra kẻ theo dị giáo. Họ ghét các giáo sư giả, và rất nhịn nhục trong cơn bắt bớ.
NHƯNG HỌ KÍNH MẾN AI ĐÓ HAY DIỀU GÌ ĐÓ NHIỀU HƠN HỌ KÍNH MẾN ĐẤNG CHRIST!
Lòng kính mến dành cho Chúa thì phải mạnh mẽ đến nỗi tình cảm dành cho người khác và việc khác, nói theo cách tương đối, là phải thù ghét. Luca 14.26-27
Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng lòng kính mến của chúng ta dành cho Đấng Christ bắt đầu với sự cứu rỗi của chúng ta. Ngài yêu chúng ta đủ để chịu chết cho chúng ta! I Giăng 4.10
Chúng ta được cứu là bởi tin vào những điều Đấng Christ đã làm cho chúng ta. I Giăng 5.13-15
Nếu bạn đã được cứu, ai hay cái gì là lòng kính mến ban đầu trong đời sống của bạn vậy?
Đừng nói: “Tôi kính mến Chúa Jêsus trước hết” mà không xem xét lại lối sống của mình. Nếu bạn kính mến Chúa Jêsus trên hết, sự kính mến ấy sẽ bày tỏ ra.
MƯU LUẬN – Câu 5
Tôi rất vui khi thấy Chúa chúng ta không dừng lại ở câu 4!
Ngài tiếp tục cung ứng cho chúng ta lời mưu luận.
Trước tiên, Ngài phán: “HÃY NHỚ LẠI”
Hãy nhớ lại cuộc sống như thế nào khi bạn lần đầu tiên được cứu, hay nóng cháy cho Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy nhớ lại khi bạn đem lòng kính mến Ngài!
Bất cứ điều chi kém cõi hơn sự tin kính hoàn toàn là điều khiến cho bạn phải vấp ngã, hoặc có lẽ chưa bao giờ đạt tới.
 Hãy nhớ lại khi nào bạn không thể chờ đến ngày Chúa nhựt?
 Hãy nhớ lại khi nào bạn kính mến Chúa, bạn đã đến tham dự từng buổi thờ phượng?
 Hãy nhớ lại khi nào mối tương giao với dân sự của Đức Chúa Trời là quí báu, và bạn còn yêu mến họ nữa?
 Hãy nhớ lại khi nào không còn việc vặt nữa thì mới đọc Ngôi Lời?
 Hãy nhớ lại khi nào chia sẻ đức tin được đặt ở top hàng đầu?
 Hãy nhớ lại khi nào hát thánh ca và tham dự ca đoàn là sự đổ ra chơn thật của tấm lòng mình?
Chúa Jêsus phán: “HÃY NHỚ LẠI”, rồi kế đó Ngài phán: “HÃY ĂN NĂN!”
Phải có một sự thay đổi trong tâm trí!
Phải hoàn toàn thành thật với Đức Chúa Trời về việc bỏ lòng kính mến ban đầu của mình. Hãy xưng với Đức Chúa Trời điều chi đã diễn ra trước tiên, hãy xưng đấy là tội lỗi. Hãy xưng nó ra và lìa bỏ nó!
Chúa Jêsus phán: “HÃY NHỚ LẠI”.
Chúa Jêsus phán: “HÃY ĂN NĂN!”
Kế đó, Chúa Jêsus phán: “HÃY LÀM LẠI”
Ngài phán: “Hãy làm lại những công việc ban đầu”.
Những công việc ban đầu khác biệt thể nào với những công việc mà người thành Êphêsô hiện đang làm?
Ba việc đầu tiên được nhắc tới trong câu 2 là công việc, sự khó nhọc và sự nhịn nhục.
Giờ đây hãy mở ra ở I Têsalônica 1.3:
I Têsalônica 1.3: “vì trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha, chúng tôi nhớ mãi về công việc của đức tin anh em, công lao của lòng yêu thương anh em, sự bền đổ về sự trông cậy của anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Đây là Hội Thánh khác đã được khen ngợi, là Hội Thánh tại thành Têsalônica. Họ cũng chịu khó làm việc. Họ cũng lao động nhọc nhằn lắm. Họ cũng có sự nhịn nhục.
NHƯNG CÔNG VIỆC CỦA HỌ LÀ CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC TIN.
Không những họ làm nhiều việc vì cớ làm những việc ấy bằng sức lực riêng của họ. Thay vì thế, họ đang làm những việc mà họ phải làm, tin cậy Đức Chúa Trời về mọi kết quả.
KHÓ NHỌC CỦA HỌ LÀ KHÓ NHỌC VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG.
Họ đã vất vả tới một điểm nhọc nhằn, vì tình yêu tuyệt đối dành cho Đức Chúa Jêsus Christ!
SỰ NHỊN NHỤC CỦA HỌ LÀ NHỊN NHỤC VỀ SỰ TRÔNG CẬY.
Không những họ nhịn nhục vì họ phải nhịn nhục. Họ còn trông cậy vào sự tái lâm của Chúa nữa. Họ còn trông cậy những việc tốt hơn sẽ xảy ra. Họ sống nhịn nhục, trông cậy nơi Đấng có thể và sẽ giải cứu họ!
Trông cậy là sự tán thưởng với sự nóng lòng, và họ đã có sự trông cậy ấy!
Khi Chúa chúng ta nói cho chúng ta biết ở Khải huyền 2.5 phải làm lại những công việc ban đầu, Ngài muốn chúng ta phải làm lại những điều chúng ta sẽ ưa thích, hay đã ưa thích trước đây!
Khi những việc làm của chúng ta được làm ra bởi đức tin!
Khi sự khó nhọc của chúng ta là khó nhọc về tình yêu thương!
Khi sự nhịn nhục của chúng ta được nêm nếm với sự trông cậy!
Mưu luận của Chúa chúng ta là hãy nhớ, hãy ăn năn, hãy làm lại. Và nếu chúng ta không làm theo những việc nầy, sẽ có SỰ CẤT BỎ!
Hãy nhìn vào phần cuối của câu 5:
Khải huyền 2.5: “…bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó”.
Sự cất bỏ chân đèn là dấu hiệu cho sự cất bỏ công tác làm chứng của Hội Thánh.
Không một Hội Thánh nào được bảo đảm là thành công hay tồn tại thường trực đâu.
Hội Thánh nào không vâng theo đều có một bằng chứng về sự cất bỏ. Hội Thánh tại thành Êphêsô không còn tồn tại nữa. Hội Thánh ấy đã qua mất rồi!
SỰ KHEN NGỢI
SỰ XÉT ĐOÁN
MƯU LUẬN:
 HÃY NHỚ
 HÃY ĂN NĂN
 HÃY LÀM LẠI
 HOẶC BỊ CẤT BỎ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét