Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Thi thiên 27: "ĐỨC TIN TIN CẬY"



ĐỨC TIN TIN CẬY
Thi thiên 27

Bạn nghĩ Đức Chúa Trời cảm nhận ra sao khi chúng ta không tin cậy Ngài? Đây là Chúa tể của vũ trụ, là Đấng yêu thương chúng ta đủ để sai Con của Ngài đến chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và để ban cho chúng ta sự sống đời đời cho những kẻ nào tin. Và thường thì chúng ta không tin cậy nơi Ngài!
Làm sao chúng ta biết lúc nào chúng ta không tin cậy Đức Chúa Trời? Chúng ta biết mình không tin cậy Đức Chúa Trời khi chúng ta sợ hãi loài người và hoàn cảnh.
Châm ngôn 29.25. “Sự sợ loài người gài bẫy; Nhưng ai nhờ cậy Đức Giê-hô-va được yên ổn vô sự”.
Giăng 14.1. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa”.
Vì chúng ta kính sợ Chúa và muốn hầu việc Ngài, chúng ta đang có dưỡng đường bổn tánh Cơ đốc dựa theo II Phierơ 1.5-7. “Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến”.
Trước đây, chúng ta đã nhìn thấy bổn tánh Cơ đốc bắt đầu với đức tin cứu rỗi. Bạn không thể có bổn tánh Cơ đốc trừ phi bạn là một Cơ đốc nhân!
Trong suốt tuần lễ sắp đến, tôi muốn chúng ta sinh hoạt để phát triển khía cạnh khác của đức tin.
Mặc dù phạm trù đức tin ở II Phierơ 1.5-7 là đức tin cứu rỗi, tôi biết đức tin để được cứu cũng rất quan trọng cho Cơ đốc nhân. Thi thiên 125.1, Châm ngôn 3.5, Hêbơrơ 11.6
Bạn sẽ không phát triển bổn tánh Cơ đốc trừ phi đức tin của bạn trổi hơn việc tin để được cứu. Chúng ta cần phải học biết tin cậy Đức Chúa Trời một cách chắc chắn.
Thi thiên ưa thích nhất của tôi, Thi thiên 27 là thầy giáo lỗi lạc nhất trong lãnh vực đức tin tin cậy.
LÒNG TIN CẬY CỦA TÔI – Các câu 1-6
TIẾNG KÊU LA CỦA TÔI – Các câu 7-12
SỰ BÌNH TỊNH CỦA TÔI – Các câu 13-14
LÒNG TIN CẬY CỦA TÔI – Các câu 1-6
 NHỮNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT – Câu 1
Hãy chú ý có ba đức tính phân biệt sẽ tác động chúng ta là Cơ đốc nhân phải tin cậy Đức Chúa Trời.
Trước hết, Đức Giêhôva là ánh sáng của tôi. Sự sáng là một trong những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Giăng 1.4-5, I Timôthê 6.16, I Giăng 1.5
Vì Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có tối tăm, không có tội lỗi, và chẳng có điều ác nào.
Vì Đức Chúa Trời là sự sáng, Ngài có thể và sẽ dẫn dắt chúng ta khi chúng ta cần phương hướng. Thi thiên 32.8
Vì Đức Chúa Trời là sự sáng, Ngài có thể và sẽ cung ứng cho chúng ta sự khôn ngoan khi chúng ta cần đến nó.
Thứ hai, Đức Chúa Trời là sứu rỗi tôi. Được cứu là được giải phóng.
Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi theo một ý nghĩa trọn vẹn. Vì tôi đã tin cậy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của tôi, tôi đã được giải phóng ra khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết. Thi thiên 73.24; 17.15
Nhưng ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời không những là “ngọt ngào trong lúc bây giờ”. Mà ơn ấy còn “khó chịu trong lúc bây giờ” nữa. Êsai 41.10
Chính bởi sự chọn lựa của Đức Chúa Trời nên Ngài giải phóng chúng ta ngay bây giờ khi chúng ta cần sự giải cứu.
Thứ ba, không những Đức Chúa Trời là ánh sáng của tôi và là sự cứu rỗi tôi, mà còn là sức lực hay vầng đá, hoặc đồn lũy của Ngài trong đời sống tôi.
Đức Chúa Trời hiện hữu ở đó để ban cho chúng ta sức lực khi chúng ta cần đến nó. Philíp 4.13
Vì vậy, đây là ba thuộc tính phân biệt của Đức Chúa Trời. Ngài là ánh sáng, là sự cứu rỗi, và là sức lực của tôi. Vì vậy, David kết luận rằng không có gì phải sợ hãi, không có điều gì phải sợ hãi hết.
Tuần nầy, tôi muốn bạn nên tự hỏi mình nếu bạn thực sự xem Đức Chúa Trời là ánh sáng, là sự cứu rỗi và là sức lực của bạn.
Nếu bạn xem như thế, hãy tự hỏi mình: “Tại sao tôi phải sợ điều nầy điều kia chứ?”
 NHỮNG MỐI NGUY HIỂM – Các câu 2-3
Cuộc sống không phải là không có nguy hiểm, cả trong thực tế và tưởng tượng, cả về thuộc thể và thuộc linh.
Câu 2 – David nhìn thấy Đức Chúa Trời đang xử lý với các kẻ thù của ông. Thậm chí khi người ta dự tính cố tình hãm hại chúng ta, họ không thể làm chi được trừ phi Đức Chúa Trời cho phép. Tôi thường nhìn thấy nhiều loại kẻ thù khác nhau đều “vấp ngã”.
Câu 3 – David đang nói: “Nếu một đoàn đông đến nghịch tôi tận cửa hay một cuộc chiến tranh, tôi vẫn cứ giữ lòng tin cậy”.
Bạn có biết lý do tại sao David cứ giữ lòng tin cậy không? Không những Đức Chúa Trời là ánh sáng, sự cứu rỗi và sức lực của ông, mà David còn có những trình tự ưu tiên nữa. David biết rõ điều chi là quan trọng khi chúng ta xem xét tiếp.
 HAM THÍCH – Câu 4, 6b
Câu 4 - David vốn biết rõ phải ưu tiên như thế nào rồi, ông đang nói: “Dù tôi có bận bịu như thế nào đi nữa, trước hết tôi sẽ tìm kiếm Đức Chúa Trời”.
David thấy thỏa lòng khi được ở trong nhà của Đức Giêhôva hay nhà thờ trọn đời mình. Nhưng tôi nghĩ ông thực sự muốn nói: “Tôi muốn được ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời mỗi ngày và suốt cả ngày!”
Bạn đang có mối tương giao với Đức Chúa Trời mỗi ngày và suốt cả ngày như thế nào? Hãy ở gần Chúa Jêsus bằng cách ở trong Ngài qua sự cầu nguyện và suy gẫm Kinh Thánh. Giăng 15.4-5; 15.7
Tại sao bạn lại muốn làm một việc như ở trong sự hiện diện của Ngài suốt cả ngày?
Khi làm như vậy, bạn sẽ nhìn thấy vẻ đẹp của Đấng Christ, vẻ đẹp ấy sẽ khích lệ bạn. Và, bạn có khả năng cầu hỏi Đức Chúa Trời khi bạn có một thắc mắc. Vì bạn sẽ thực hành việc ở tại nhà với Đức Chúa Trời, bạn có thể cầu hỏi Ngài bất cứ điều chi và bất cứ lúc nào.
Khi tôi nghiên cứu tại nhà, Dottie có thể đến hỏi han tôi bất cứ điều chi và bất cứ lúc nào, vì tôi có mặt ở đó. Đức Chúa Trời đang hiện diện trong đời sống của bạn. Bạn có thể cầu hỏi Ngài bất cứ điều chi vào bất cứ thời điểm nào.
Câu 6b – Một trong những kết quả tạo ra do việc lấy làm vui thích nơi Đức Giêhôva là sự vui mừng dẫn đến ngợi khen. Tấm lòng của chúng ta sẽ là một nơi cho bài ca ngợi khen liên tục dành cho Đức Chúa Trời.
 BẢO HỘ – Các câu 5-6a
Hai câu nầy đang bảo đảm cho chúng ta khi chúng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, vui vẻ trong mối tương giao với Ngài, Ngài sẽ bảo hộ chúng ta.
Hãy suy nghĩ về điều đó, tất cả mọi tài nguyên của Đức Chúa Trời đang thuộc quyền sử dụng của bạn nếu bạn cần đến chúng. Ngài sẽ lo liệu cho kẻ thuộc về Ngài, đặc biệt khi chúng ta ở trong Ngài.
Hãy suy nghĩ về ông nội của Donna xem. Ông được cửa hàng bơ sữa tin cậy vì ông đã minh chứng ông đáng tin cậy.
Chưa rõ ràng sao? Đức Chúa Trời không những phán: “Hãy tin Ta” mà không minh chứng Ngài là đáng tin cậy sao!?!

TIẾNG KÊU CẦU CỦA TÔI – Các câu 7-12
David là con người. Có những lúc cùng quẫn đòi hỏi ông phải kêu van. Trong những câu nầy, David đang thốt ra ba điều. Khi chúng ta nhắc tới chính ba điều nầy, chúng ta sẽ thấy đức tin tin cậy của mình được tăng thêm.
 TÔI KÊU CẦU
Câu 7 – David biết rõ sự cứu giúp của Ngài đang tới đến; vì thế ông mau chóng cầu xin Đức Chúa Trời vì sự cứu giúp đó.
David không phải là quá tự tin đâu. Ấy chẳng phải là Đức Chúa Trời mắc nợ David điều chi hay mắc nợ chúng ta điều chi đâu.
Trước tiên, David cầu xin được nhậm.
Khi ấy, David cầu xin Đức Chúa Trời tỏ ra lòng thương xót. David không đến với công trạng riêng của mình, mà vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời.
Thật lấy làm tốt cho chúng ta khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đến vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus. Và chúng ta được khích lệ phải đến. Hêbơrơ 4.15-16,
 TÔI ĐÁP ỨNG
Câu 8 – Là bậc cha mẹ, chúng ta biết là thất bại khi gọi đứa con đến, và chẳng nhận được đáp ứng nào hết. Đứa con có thể bất chấp chúng ta hoặc từ chối chúng ta, nhưng khi nó chẳng đáp ứng, quả là thất bại.
Hãy tưởng tượng xem Đức Chúa Trời cảm nhận ra sao khi chúng ta không tìm kiếm mặt Ngài.
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hãy đến với Ngài, tìm kiếm mặt Ngài.
 Khi chúng ta vui sướng, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài trong sự vui vẻ.
 Khi chúng ta buồn rầu, chúng ta tìm kiếm mặt Ngài trong nổi buồn của chúng ta.
 Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có được sức lực.
 Khi chúng ta không biết phải làm gì kế đó, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có sự hướng dẫn.
 Khi chúng ta thiếu hiểu biết, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có được tri thức.
 Khi chúng ta nghèo thiếu, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có được sự tiếp trợ.
 Khi chúng ta tỉnh thức, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có sự khích lệ.
 Khi chúng ta nằm xuống ngủ nghỉ, chúng ta phải tìm kiếm mặt Ngài để có được sự bảo hộ và yên nghỉ.
Chúng ta càng tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời, chúng ta cảm thấy càng thêm lên lòng tin cậy, giống như mấy đứa con càng ở lâu bên cha mẹ chừng nào, chúng thường cảm thấy càng tin cậy thêm.
Hãy chú ý David mau mắn đáp ứng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là dường nào. Ông nói: “Đức Giê-hô-va ôi! tôi sẽ tìm mặt Ngài”.
Bạn mau mắn đáp ứng với Đức Chúa Trời như thế nào khi Ngài kêu gọi bạn nên tìm kiếm mặt Ngài?
Khi Đức Chúa Trời phán: “Hãy tìm kiếm mặt Ta”, Ngài đang mời chúng ta đến với Lời của Ngài để đọc và suy gẫm, và Ngài đang mời chúng ta ngợi khen và cầu nguyện.
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta, chúng ta hãy nói với David: “Đức Giê-hô-va ôi! tôi sẽ tìm mặt Ngài!”
 TÔI ĐÁP TRẢ
David nương cậy nơi Đức Chúa Trời. Sự hiện diện và cứu giúp của Đức Chúa Trời vốn là quan trọng trong đời sống của ông.
Câu 9 – Bạn cảm thấy thể nào khi bạn mất đi mối tương giao với người bạn thân hay một người rất yêu dấu?
Đôi khi chúng ta nói với ai đó: “Chớ lìa khỏi tôi!”
David không muốn mất đi mối giao thông của ông với Đức Chúa Trời. Mối tương giao ấy rất quí giá đối với ông!
Thì giờ riêng của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ là rất quí giá đối với chúng ta đến nỗi chúng ta chẳng muốn một điều chi phân rẻ chúng ta ra khỏi cảm giác về sự hiện diện của Ngài.
Câu 10 – Thậm chí nếu bố mẹ tôi từ bỏ tôi, Cha trên trời của tôi sẽ không từ bỏ tôi.
Bố Mẹ tôi đã quên tôi bởi con đường sự chết, còn Chúa vẫn hiện hữu ở đây để nắm lấy tôi thật chặt!
Các câu 11-12 – David nương cậy vào Đức Chúa Trời dạy dỗ cho đường lối của Đức Chúa Trời.
David nhìn biết rằng đường lối của Đức Chúa Trời là đường lối tốt nhứt! Đừng bao giờ quên điều ấy!
David cũng nhìn biết rằng đường lối của Đức Chúa Trời là một con đường đơn sơ hay bằng phẳng. Đúng là con đường tốt nhứt để đi theo, đặc biệt khi nhìn thấy kẻ thù đã vây lấy ông.
Những kẻ thù quan trọng nhất của chúng ta đều thuộc về Satan! I Phierơ 5.8-9
Đường lối của Đức Chúa Trời đơn sơ hay bằng phẳng như thế nào? Chính mình Chúa Jêsus qua Thánh Linh Ngài sẽ vùa giúp bạn, nếu bạn nương cậy nơi Ngài. Mathiơ 11.28-30
SỰ BÌNH TỊNH CỦA TÔI – Các câu 13-14
Câu 13 – David đã có sự bình tịnh vì ông tin cậy trọn vẹn là ông sẽ nhìn thấy ơn của Đức Chúa Trời, ngay cả trong đời nầy: “tại đất kẻ sống”.
Câu 14 – David cung ứng đơn thuốc rất hay cho sự bình tịnh trong đời sống của chúng ta.
Đơn thuốc cho sự bình tịnh chỉ là trông đợi nơi Đức Giêhôva.
Khi chúng ta tin cậy trông đợi Ngài, Ngài sẽ thêm sức cho chúng ta!

ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU TÔI TIẾP THU ĐƯỢC TRONG TUẦN LỄ NẦY.
TRONG TUẦN NẦY:
Mục tiêu của chúng ta trong tuần nầy là thực hành đức tin tin cậy.
Đây là một phân đoạn Kinh Thánh tóm tắt cho mỗi ngày trong tuần.
 Hãy suy gẫm phân đoạn ấy.
 Hãy đọc những bản dịch khác nhau.
 Hãy thưa với Đức Chúa Trời về phân đoạn Kinh Thánh ấy, cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan.
 Hãy thảo luận phân đoạn ấy trong bữa ăn, nếu có thể được.
HÔM NAY: - Thi thiên 125.1: “Những người tin cậy nơi Đức Giê-hô-va khác nào núi Si-ôn không rúng động, hằng còn đến đời đời”.
THỨ HAI: - Thi thiên 27.1: “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?”
THỨ BA: – Thi thiên 27.13-14: “Ôi! Nếu tôi không tin chắc rằng sẽ thấy ơn của Đức Giê-hô-va tại đất kẻ sống, thì tôi hẳn đã ngã lòng rồi! Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va”.
THỨ TƯ: - Châm ngôn 3.5-7: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và lìa khỏi sự ác”.
THỨ NĂM: - Thi thiên 118.8-9: “Thà nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va còn hơn tin cậy loài người. Thà nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va còn hơn tin cậy vua chúa”.
THỨ SÁU: - Mathiơ 11.28-30: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”.
THỨ BẢY: - Giăng 14.27: “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét