Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Giacơ 5:14-15"

Cầu nguyện cho người bịnh – Phần 1
Giacơ 5:14-15
“Trong anh em có ai đau ốm chăng? hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người. Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha” (Giacơ 5:14-15).
(Tôi dâng sứ điệp nầy cho mấy người bạn mà chúng tôi đang cầu thay cho. Dường như là chúng tôi bị áp đảo với số lượng bạn bè của mình, một số đang sống gần chúng tôi và một sống thì sống ở xa, họ đã đối mặt với các tình huống tuyệt vọng về y khoa .Tôi phân phát bài giảng nầy ra với tình yêu thương và những lời cầu thay co Andy, Don, Marvin, Barb, Sammy, Jack, và đặc biệt cho bé Colson Taylor, sanh ngày 26 tháng 6 và đã nhọc nhằn từ thời điểm đó trở đi. Nguyện Đức Chúa Trời từ nguồn phước của Ngài tuôn đổ ơn thương xót của Ngài trên những người bạn nầy và trên nhiều người khác nữa, họ hiện đang cần đến cái chạm chữa lành của Chúa).
Nếu cả thảy chúng ta đều cầu nguyện, không sớm thì muộn chúng ta sẽ dành thì giờ để cầu nguyện cho người bịnh. Mỗi vị Mục sư đều dành phần thời gian tốt nhứt của mình trong tuần để nói tới, thăm viếng và cầu thay cho người bịnh. Và mỗi buổi nhóm cầu nguyện luôn luôn gồm có một danh sách kẻ đau ốm. Chỉ sự kiện đấy thôi cũng đủ làm cho vấn đề ra quan trọng rồi, đặc biệt khi tôi để ý thấy trong bốn năm ở Thần Học Viện, tôi đã học tiếng Hy lạp, tiếng Hebrew, chú giải Kinh Thánh, thần học, thuật hùng biện và lịch sử Hội Thánh, song không đầy một tiếng đồng hồ được dành ra cho đề tài nầy. Trong bốn năm, tôi có thể nhớ một bài giảng với Mục sư Richard Seume, ông đã cung ứng cho chúng tôi một huấn thị duy nhứt mà chúng tôi đã lãnh hội được về việc phục vụ cho người bịnh.
Sở thích riêng của tôi trong đề tài nầy bắt nguồn từ sự thực là tôi đã lớn lên trong nhà của một vị bác sĩ. Cha tôi là một nhà giải phẩu và mẹ tôi là một nữ trợ tá trong quân đội (họ gặp nhau khi lo liệu về y khoa trong quân đội suốt thời gian Đệ II Thế Chiến). Bác của tôi là một nhà phẩu thuật và ba người anh của tôi tất cả đều là bác sĩ. Và hai người anh em bà con cũng đã trở thành bác sĩ. Y khoa treo trên từng nhánh của cây gia đình chúng tôi, đấy là lý do mà tôi thấy đề tài cầu nguyện cho người bịnh thật rất lý thú. Y học và sự cầu nguyện giao tiếp nhau ở điểm nào? Chúng hiệp với nhau để cung ứng sự chữa lành như thế nào?
Cho phép tôi đề ra thắc mắc nào là không:
1) Thắc mắc là không, Có phải Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện không? Câu trả lời là có.
2) Thắc mắc là không, Có phải Đức Chúa Trời đáp trả lời cầu thay cho người bịnh không? Câu trả lời là có.
3) Thắc mắc là không, Có phải Đức Chúa Trời đôi khi đáp trả theo những phương thức dường như là lạ lùng không? Một lần nữa, câu trả lời là có. Tôi rất vui khi cho rằng hết thảy những việc ấy đều là thật cả.
Hơn nữa, mục tiêu không phải nhắm vào những gì Đức Chúa Trời có thể làm ra. Rốt lại, chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ việc gì mà Ngài muốn làm. Không một việc gì là quá khó cho Ngài. Mục tiêu của chúng ta trong sứ điệp nầy là nhắm vào những gì Hội Thánh có thể làm. Tôi tin Giacơ 5:13-16 cho chúng ta biết một Hội Thánh tin theo Kinh Thánh đáp ứng thể nào với tình trạng bịnh tật đó. Chúng ta nên làm gì cho người bịnh? Câu trả lời rất đơn giản và quan trọng. Hội Thánh nên cầu thay cho người bịnh để Đức Chúa Trời đỡ họ dậy.
Giacơ 5 kêu gọi Hội Thánh cầu nguyện cho người bịnh. Tuy nhiên, điều nầy cũng làm dấy lên một số thắc mắc rất cụ thể. Để có được một nhận định thích ứng, chúng ta hãy khởi sự bằng cách xem xét một số sự kiện như sau:
Một chỗ để bắt đầu
Các sách Tin Lành ghi lại 41 phép lạ chữa lành riêng biệt trong đời sống của Đấng Christ. Mathiơ 4:23-24 cho chúng ta biết người ta với nhiều thứ tật bịnh đã được mang đến gặp Chúa Jêsus từ xứ Galilê, xứ Syri, và Ngài đã chữa cho họ được lành hết thảy. Có người thì mù, kẻ khác thì điếc, có người bị quỉ ám, có kẻ bị liệt, và vẫn có nhiều người khác nữa, họ mang nhiều chứng bị khác nhau. Ngài đã chữa lành cho họ hết thảy. Chẳng có một chỗ nào ghi lại Chúa Jêsus không thể chữa lành bất cứ ai được đưa đến cùng Ngài. Điều nầy có ý nói rằng toàn bộ số lượng các phép lạ chữa lành còn nhiều hơn là 41 phép lạ đặc biệt đã được nói tới.
Khi chúng ta bước vào sách Công Vụ các Sứ đồ, tình huống đà thay đổi. Một số phép lạ chữa lành đã được ghi lại, song không có nhiều đâu. Chúng ta đọc về Phierơ và Giăng và người què ở Công Vụ các Sứ đồ 3, các dấu kỳ phép lạ ở Công Vụ các Sứ đồ 2 và 5, Phierơ và Đôca ở Công Vụ các Sứ đồ 9, và Phaolô cùng Ơtích ở Công Vụ các Sứ đồ 20. Trong các thư tín, Phaolô nhắc tới các “ân tứ chữa lành” ở I Côrinhtô 12:28. Ông cũng nhắc cho biết là ông để Trôphim lại thành Milê vì người đang có bịnh (II Timôthê 4:20), và ông dặn Timôthê đem theo một ít rượu vì cớ tì vị của người (I Timôthê 5:23). Sự chữa lành ít được nhắc tới vì Tân Ước nhắm vào sự truyền bá Tin Lành khắp cả Đế Quốc Lamã.
Một nghiên cứu vắn tắt 2000 năm lịch sử Hội Thánh cho thấy rằng từ lúc ban đầu Cơ đốc nhân đã tin vào việc phục vụ cho người bịnh và kẻ hấp hối. Chẳng có kiểu lưỡng phân, đối lập nhau giữa y học và sự cầu nguyện. Cơ đốc nhân đã mở đường cho việc sáng lập các bịnh viện, dưỡng đường, những sứ mệnh về y học, bệnh xá, nhà nghỉ, và chăm sóc y tế. Cơ đốc nhân luôn luôn tin rằng một phần sứ điệp của chúng ta đều có việc nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ cung ứng sự trợ giúp cho người bịnh và kẻ đang hấp hối.
Trong những năm gần đây, nhiều Hội Thánh đã đặt chú tâm mới vào tầm quan trọng của sự cầu nguyện cho người bịnh. Trong một số Hội Thánh điều nầy trở thành một chức dịch chính gồm có những buổi thờ phượng có chữa lành và những toán nhân sự được huấn luyện để cầu thay cùng phục vụ cho người bịnh. Cũng phải công bằng mà nói rằng có một số người vừa yêu vừa ghét đề tài nầy. Tôi nghĩ có những người rất sợ phải tiếp cận với người khác (tôi đang suy nghĩ về những cách thức lòe loẹt của những tay “truyền đạo chuyên chữa lành” trên TV mỗi tối). Có lẽ chúng ta thấy lúng túng bởi tình trạng thất bại khả thi. Chắc chắn chúng ta không muốn dấy lên những kỳ vọng giả dối. Và chúng ta không muốn đánh mất tiêu điểm của chúng ta về Tin Lành là sứ điệp chính của chúng ta.
Libby Redwine
Hết thảy những quan tâm nầy đều rất cụ thể. Và tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu chúng tôi, hết thảy chúng tôi đều tin rằng Đức Chúa Trời có thể và đôi khi làm ra nhiều phép lạ khi đáp lời cầu nguyện. Và hết thảy chúng tôi đều có một câu chuyện để thuật lại về sự việc nầy. Câu chuyện của tôi phải quay trở lại gần 25 năm với Hội Thánh mà tôi làm chủ tọa ở Garland, Texas. Ngày kia, có một phụ nữ tên là Libby Redwine hỏi thăm không biết các vị trưởng lão có chịu xức dầu cho bà ta rồi cầu thay cho bà ta chiếu theo Giacơ 5 hay không!?! Chưa có người nào từng yêu cầu tôi làm như thế trước đây cả, và tôi không biết phải nói gì! Các trưởng lão không có một kinh nghiệm nào trong lãnh vực nầy cũng như họ đều nhất trí rằng chúng tôi nên làm như thế. Vì thế, tôi mới ra cửa hàng tạp hóa rồi mua một bình dầu olive. Mọi sự dường như là việc phải làm đấy thôi. Ngày Chúa nhựt kế tiếp, sau khi tan nhóm, Libby và các trưởng lão nhóm lại trong văn phòng của tôi. Hết thảy họ đều nhìn thẳng vào tôi. Không có việc gì khác để làm, tôi đọc Giacơ 5:13-16 rồi yêu cầu bà ta nói cho chúng tôi biết chúng ta nên cầu thay cho việc gì!?! Libby đáp rằng nhiều năm trước đây bà đã được giải phẩu tim lần đầu tại Texas. Hiển nhiên là các động mạch của bà đã ở trong tình trạng kinh khủng vì bác sĩ nói chúng trông giống như cục phấn và sẽ bật gãy nếu ông ấy tìm cách phẩu thuật lại. Những xét nghiệm cho thấy rằng Libby đã ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nơi phần dạ dưới của bà. Cuộc phẩu thuật được sắp xếp vào ngày thứ Ba tuần sau.
Sau khi hỏi thăm Libby không biết bà có tội lỗi nào mà bà muốn xưng ra không, tôi nhúng ngón tay mình vào bình dầu rồi làm dấu thập tự trên trán bà. Các trưởng lão đặt tay lên bà rồi từng người một chúng tôi đã cầu nguyện khẫn thiết xin Đức Chúa Trời chữa lành cho bà. Khi chúng tôi bắt đầu cầu nguyện, có “một việc” xảy ra mà tôi không thể giải thích được. Hết thảy chúng tôi đều ý thức được sự hiện diện đầy năng quyền của Đức Chúa Trời trong gian phòng đó. Khi chúng tôi cầu nguyện xong, Libby đã có một nụ cười thật rộng mở trên gương mặt và hết thảy đều biết rõ Đức Chúa Trời đã làm thỏa mãn chúng tôi khi chúng tôi cầu nguyện. Qua ngày sau, bà ấy đi làm xét nghiệm trước khi giải phẩu. Đến thứ Ba, bà được mời đến với báo cáo thật đáng kinh ngạc. Cuộc phẩu thuật đã bị hủy vì các xét nghiệm cho thấy rằng tình huống nguy hiểm đã biến mất rồi. Bà đã choáng váng với sự phấn khích khi bà thuật lại cho tôi biết những tin tức tốt lành ấy. Cuộc phẩu thuật không hề được thực thi. Và từ ngày ấy trở đi, bà và tôi cùng các trưởng lão đều tin rằng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho bà ta khi đáp lời cầu nguyện của chúng tôi.
Khi tôi thuật lại câu chuyện đó trong một bài giảng cách đây mấy năm, Mục sư Mark Bailey, Viện trưởng Thần Học Viện Dallas, đã hỏi tôi không biết tôi có những câu chuyện khác giống như câu chuyện đó không!?! Tôi đáp, có ít lắm, không nhiều đâu, và chẳng có câu chuyện nào lâm ly như thế cả. Sau khi quay nhìn lại nhiều năm tháng, tôi có thể thuật lại nhiều trường hợp khi tôi cầu nguyện cho người ta và họ đã thấy khá hơn. Và những lần khác, khi chẳng có một sự cải thiện nào được phát hiện ra. Mục sư Bailey và tôi đều đồng ý rằng đây là kinh nghiệm của hầu hết quí Mục sư. Từng hồi từng lúc dường như là Đức Chúa Trời đẹp lòng ưng chuẩn một sự giải cứu lạ lùng, có khi một sự chữa lành hoàn toàn xảy đến qua sự cầu nguyện. Tại sao sự chữa lành ấy không có suốt cõi thời gian chứ? Chúng ta không biết giải đáp cho câu hỏi ấy. Nhưng chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những huấn thị rõ ràng về sự cầu nguyện cho người bịnh. Chúng ta hãy nhìn vào những gì Giacơ 5:14-15 thực sự muốn nói:
Một tiến trình gồm bốn bước.
Nếu chúng ta quan sát kỹ phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta khám phá ra phân đoạn ấy cung ứng bốn bước trong tiến trình cầu nguyện cho người bịnh:
Bước #1: Người bịnh cho mời các trưởng lão.
“Trong anh em có ai đau ốm chăng? hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến cầu nguyện cho người” (Giacơ 5:14). Tiến trình bắt đầu khi người bịnh cho mời các trưởng lão đến với người. Từ ngữ “bịnh” có ý nghĩa rất rộng. Nó bao gồm bất cứ nan đề nào về phần xác, về lý trí, về tình cảm, về tâm linh, hay về mối quan hệ đã trở nên quá nặng nề không mang nổi. Có nhiều loại tật bịnh, và khi một người tin Chúa bị áp đảo, người sẽ cảm thấy phải mời các trưởng lão đến với người.
Ai là “trưởng lão” trong Hội Thánh? Chắc chắn là từ ngữ đề cập tới cấp lãnh đạo thuộc linh trong hội chúng. Nắm lấy ý nghĩa rộng rãi nhất của nó, từ ngữ đề cập đến bất cứ nhóm Cơ đốc nhân tin kính nào có quan tâm đến người bịnh. Nhưng tại sao cấp trưởng lão phải đến với người bịnh? Chắc chắn là người bịnh không thể đến với nhà thờ vì thế Hội Thánh phải đến với người. Và người có thể là quá bịnh không thể cầu nguyện cho bản thân mình được, nên Hội Thánh đến để cầu thay cho người. Một người bạn nhắc cho tôi nhớ đến quyển sách do Joseph Cardinal Bernardin viết trong suốt sự vật vã với chứng ung thư của ông để rồi sau cùng nó cướp đi sinh mạng của ông. Cardinal Bernardin đã nhắm vào tầm quan trọng của sự cầu nguyện cho người bịnh vì họ quá yếu ớt không thể tự cầu nguyện được. Thường thì người bịnh không thể đưa ra những tư tưởng mạch lạc. Hóa học trị liệu hay các thứ thuốc khác có thể làm suy yếu mọi năng lực của lý trí và thể xác và khiến cho người mất định hướng. Nổi đau đớn có thể lớn đến nỗi cầu nguyện trở thành một gánh nặng. Bịnh nhân có thể đang ở trong tình trạng hôn mê hay thụ động buông trôi và không còn tỉnh biết nữa. Người nào còn mạnh khỏe có thể tổ chức một buổi thờ phượng quan trọng dành cho người bịnh bằng cách cầu thay cho họ.
Một người bạn từng nếm trải thời điểm khó nhọc về sau nhắc cho tôi nhớ bao nhiêu lời cầu nguyện mà nhiều người khác đã đưa ra: “Những lời cầu nguyện của họ đã giúp cho chúng tôi cứ vững lòng tin”. Ông nói thêm rằng có ai đó đã nói: “Tôi muốn điều chi thực tế kìa. Không một điều gì giúp đỡ cho chúng ta hơn việc nhận biết chúng ta đang được cầu thay cho. Sự cầu thay như thế tạo ra mọi sự khác biệt”. Thật lấy làm tốt khi đem đến một bữa ăn, giúp đỡ mấy đứa trẻ, hay chạy những việc vặt. Những việc đó thực sự mới là vấn đề. Nhưng chẳng có việc gì là vấn đề hơn sự cầu nguyện. Đây là một việc rất thực tế mà chúng ta có thể làm cho bạn bè chúng ta.
Tại sao phải mời các trưởng lão đến? Thứ nhứt, vì các trưởng lão đại diện cho Hội Thánh. Cả Hội Thánh không thể đến được trừ ra các trưởng lão có thể. Thứ hai, các trưởng lão vốn nổi bật là hạng người của sự cầu nguyện. Họ được mời đến vì các trưởng lão thật đều biết làm cách nào để chạm đến Đức Chúa Trời.
Bước #2: Các trưởng lão đến với người bịnh.
Bước nầy theo sau bước thứ nhứt. Các trưởng lão đến bất cứ đâu có người bịnh. Họ cùng nhau đi vì có sức mạnh ở số lượng. Đích thân cầu nguyện làm cho những lời cầu nguyện của họ có nhiều sốt sắng, hết lòng và nhiệt thành nhất. Và sự hiện diện của họ khích lệ người bịnh với sứ điệp nói rằng “Hội Thánh không quên bạn đâu”. Và kể từ đó, các trưởng lão lãnh đạo bằng tấm gương, họ tỏ ra cho toàn thể hội chúng thấy họ quan tâm thể nào đối với người bịnh ở giữa vòng họ. Tôi hình dung ra một bối cảnh nơi có người bịnh, người nầy bịnh quá không ngồi dậy được, vì vậy các trưởng lão nhóm lại chung quanh chiếc giường, giơ cao hai bàn tay thánh khiết, rồi “cầu thay” cho người bịnh, y như câu 14 chép vậy.
Bước #3: Các trưởng lão cầu nguyện và xức dầu.
“Trong anh em có ai đau ốm chăng? hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bịnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người” (Giacơ 5:14). Cầu nguyện là chìa khóa. Khi các trưởng lão đến để cầu nguyện cho người bịnh, và là một phần trong sự thăm viếng của họ, họ xức dầu cho người. Từ ngữ sát nghĩa có ý nói “xoa bóp” dầu trên người, gần như là massage vậy. Đặc biệt dầu không được nhận dạng, nhưng chúng ta có thể chắc đây chẳng phải là dầu nhớt rồi. Gần như dầu ở đây có ý nói tới dầu olive một khi dầu ấy đã được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ thứ nhứt. Nhưng loại dầu đặc biệt không phải là vấn đề. Một số bạn bè giáo sĩ của tôi đã yêu cầu Hội Thánh của họ tại Nigeria cử các trưởng lão đến cầu nguyện cho con trai họ đau rất nặng và dường như ngày càng tệ hại thêm. Các trưởng lão và Mục sư đến hỏi xin quí giáo sĩ cho một ít dầu. Thứ duy nhứt họ có là dầu phộng mà các vị trưởng lão đã sử dụng. Chính ngày ấy con trai của họ bắt đầu thấy khá lên.
Dầu trong Kinh Thánh thường được sử dụng như một dấu hiệu nói tới sức khỏe và rất quan trọng đối với Chúa. Các vị vua đều được xức dầu như một dấu hiệu nói tới sự hiện diện của Đức Chúa Trời và nhu cần phước hạnh của người (I Samuên 16:1, 13). Cũng thực như thế trong Giacơ 5. Dầu không phải là ma thuật. Không có một quyền phép siêu nhiên nào trong vài giọt (hay vài chén) dầu olive, dầu phộng, hay bất kỳ loại nào khác. Dầu góp phần như một sự nhắc nhớ rằng mọi sự chữa lành đếu phải đến từ Đức Chúa Trời. Theo ý nghĩa nầy, dầu giống như bánh và rượu trong Tiệc Thánh của Chúa. Nó gây dựng đức tin và nói với người bịnh: “Đức Chúa Trời đang hiện diện ở đây và Ngài có quyền chữa lành cho bạn”. Đôi khi tôi đã thực hành loại cầu nguyện nầy trong một phòng ở bịnh viện, người bịnh đang chịu kiểm tra bằng máy móc kỷ thuật cao ở đó. Hành động xức dầu đơn sơ nhắc cho hết thảy chúng ta nhớ – người bịnh và những kẻ lo phần cầu nguyện –rằng chính Chúa là Đấng chữa lành và lòng tin cậy của chúng ta không đặt vào kỹ thuật (dù rất tốt) mà đặt nơi một mình Đức Chúa Trời.
Hãy lưu ý rằng việc xức dầu cần phải được thực hiện “trong danh của Chúa”. Điều nầy rất quan trọng vì nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời là nguồn tối hậu của mọi ơn phước và mọi sự chữa lành.
Chẳng có quyền phép nào nơi các trưởng lão hết.
Chẳng có quyền phép nào nơi dầu.
Chẳng có quyền phép nào trong những lời cầu nguyện.
Nhưng có quyền phép lớn lao, quyền phép toàn năng, quyền phép đời đời, trong danh của Chúa. Chỉ một mình Ngài mới có quyền ưng chuẩn sự chữa lành cần thiết.
Bước #4: Có sự chữa lành và ơn tha thứ.
“Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bịnh có phạm tội, cũng sẽ được tha” (Giacơ 5:15).Bước thứ tư đơn giản là kết quả được mong đợi ở các bước 1-3: Người bịnh được chữa lành và mọi tội lỗi của người được tha. Giacơ sử dụng một cụm từ bất thường để mô tả sự cầu nguyện. Ông gọi đó là “sự cầu nguyện được thốt ra bởi đức tin”. Cụm từ đặc biệt nầy được sử dụng không một chỗ nào khác trong Kinh Thánh Tân Ước. Theo một ý nghĩa, từng lời cầu nguyện chơn thành phải được thốt ra trong đức tin hay nó chẳng được gọi là lời cầu nguyện chi hết. Khi các trưởng lão cầu nguyện, họ cần phải đến với Đức Chúa Trời bằng một thái độ tin cậy hoàn toàn là Ngài có quyền và có thể làm điều chi cần thiết trong từ trạng huống.
Phân đoạn Kinh Thánh gốc chẳng nói gì về sự chữa lành sẽ đến bằng cách nào cả. Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta không đòi hỏi một sự chữa lành lạ lùng và tức thì đâu. Sự chữa lành cũng không nhận định chẳng cần tới sự trợ giúp của y khoa. Dầu mau hay chậm, bằng phép lạ hay bằng thuốc men, hoặc bằng một sự kết hợp của cả hai, Đức Chúa Trời có quyền chữa lành cho con cái Ngài. Alec Motyer nhận định như sau:
“Chẳng có một việc nào (được nói như) sự chữa lành ‘phi-thuộc linh’. Khi aspirin tác động, chính Chúa là Đấng làm cho nó tác động; khi cuộc phẩu thuật đặt xương gãy nối lại với nhau, chính Chúa là Đấng làm cho nó ăn khớp. Từng ân tứ tốt lành đều đến từ trên cao”.
Hãy lưu ý mối quan hệ mật thiết giữa thuộc thể và thuộc linh. Cấu trúc Hy lạp của mệnh đề “nếu” cho thấy rằng tội lỗi quả thực có dính dáng với bịnh tật. Không phải mọi bịnh tật đều bị một tội lỗi đặc biệt nào đó gây ra, mà một số tật bịnh đã bắt nguồn trực tiếp từ những hành vi và thái độ tội lỗi của chúng ta. Cho tới khi nào những việc ấy được đối mặt và được xưng ra, thì cầu nguyện xin được chữa lành là vô ích. Bất cứ khi nào tôi được yêu cầu xức dầu cho người bịnh, tôi luôn luôn hỏi thăm xem tình trạng thuộc linh của họ và tôi yêu cầu nếu họ ý thức được có tội lỗi nào đang đứng giữa họ và Đức Chúa Trời hay không, nó đã làm ngăn trở quyền năng chữa lành của Ngài. Có khi họ xưng tội, có khi họ không. Nhưng đưa ra câu hỏi như thế rất là quan trọng đấy.
Nan đề quan trọng nhất của chúng ta với toàn thể phân đoạn Kinh Thánh đến ở câu 15. Dường như quá tin tưởng và quá giáo điều nơi chúng ta. Giacơ nói không có một hạn chế nào mà người bịnh sẽ không được lành. Thời gian. Không có nếu, và hay nhưng nhị gì về điều đó cả. Chúng ta vốn thích đọc nó là: “sự cầu nguyện bởi đức tin có thể cứu kẻ bịnh”. Rốt lại, hầu hết chúng ta đều đã cầu nguyện cho người nào thấy tệ hơn thay vì khá hơn. Tôi nhớ đến người bạn thân kia, (một người tin kính và là trưởng lão trong Hội Thánh của chúng tôi) rất sốt sắng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ chữa lành chứng ung thư cho ông như một bằng chứng cho thế giới quyền phép của Đức Chúa Trời. Mãi cho tới ngày giải phẩu, ông ấy mới công bố niềm tin của mình cho ai nấy mà ông ấy gặp gỡ. Một số đông người đã dốc lòng họ ra với Đức Chúa Trời vì ích cho ông ta. Hai tuần sau cuộc phẩu thuật, đích thân tôi đã chủ trì tang lễ của ông ta.
Tám cách để cầu nguyện
Đây là một sự thực không cãi chối được, ấy là không phải người nào chúng ta cầu thay cho đều được lành theo phần xác đâu. Nhưng hàng triệu người có thể làm chứng rằng có ai đó đã cầu thay cho họ khi lâm bịnh và những lời cầu nguyện đó đã tạo ra mọi sự khác biệt. Marlene và tôi làm chứng cho điều đó trong gia đình của chúng tôi, với con trai của chúng tôi là Nick, và trong suốt thời gian điều trị chứng ung thư ngực của Marlene cách đây bốn năm. Chúng tôi biết rõ lời cầu nguyện đã tạo ra một sự khác biệt! Đấy là toàn thể mục đích của Giacơ 5:14-15.
Cầu nguyện là một ân tứ lớn lao đến từ tấm lòng của Đức Chúa Trời.
Những lời cầu nguyện của chúng ta là quan trọng đối với Ngài.
Những lời cầu nguyện của chúng ta là quan trọng đối với người bịnh.
Khi chúng ta cầu nguyện cho người bịnh, chúng ta đang đem ơn thương xót của Đức Chúa Trời vào căn phòng của bịnh viện rồi nài mời Vị Y Sĩ Đại Tài đến nắm lấy trường hợp.
Đúng là rất nâng đỡ khi sánh phân đoạn Kinh Thánh nầy với những câu nói khác về sự cầu nguyện dẫn tới những lời hứa đã được lập ra. Những câu nói đó là phương tiện để khích lệ chúng ta về những tiềm năng khả thi của sự cầu nguyện. Chúng khích lệ chúng ta tin rằng không có một tình huống nào là vô vọng đối với Đức Chúa Trời cả. Khi các bác sĩ bó tay không có nghĩa là Vị Y Sĩ Đại Tài phải bó tay đâu. Và điều đó giúp đỡ để nhớ lại rằng sự định nghĩa của Đức Chúa Trời về ơn chữa lành còn rộng rãi hơn định nghĩa của chúng ta.
Vậy thì, chúng ta phải cầu nguyện cho người bịnh như thế nào đây? Tám chữ thoạt đến trong trí. Chúng ta nên cầu nguyện: ...
Aggressively (thật năng nổ) vì không có gì quá khó đối với Đức Chúa Trời.
Fervently (nhiệt thành) vì những lời cầu nguyện của người công bình thật có linh nghiệm nhiều (Giacơ 5:16).
Unitedly (hiệp một) vì đức tin của chúng ta tấn tới mạnh mẽ hơn khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện.
Trustingly (tin cậy) với lòng nhận biết rằng chúng ta có một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Ngài nài mời chúng ta đến trước ngôi thi ân, ở đó chúng ta có thể tìm được ơn và sự thương xót có cần dùng.
Repeatedly (lặp đi lặp lại) vì Đức Chúa Trời nài mời chúng ta cứ xin, xin và giữ việc xin mãi.
Confidently (tin cậy) với lòng nhìn biết rằng Chúa sẽ không xua chúng ta đi khi chúng ta kêu cầu Ngài.
Gratefully (biết ơn) vì chúng ta đã nhận lãnh rồi “ơn càng thêm ơn”, nhiều hơn chúng ta đáng được.
Submissively (đầu phục) vì Đức Chúa Trời hiểu rõ toàn bộ hoàn cảnh còn nhiều hơn chúng ta hiểu nữa.
Đang khi tôi nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi thấy có một câu nói liên quan tới sự chữa lành đã bị tống ra khỏi lý trí tôi một khi tôi đã đọc nó. Hầu hết chúng ta đều nghĩ tới sự chữa lành là: “vứt bỏ bịnh tật”. Sự thể giống như cho chạy lùi lại chiếc đồng hồ sự sống và phục hồi người bịnh kia ở thể trạng trước đó. Nhưng sự chữa lành trong Kinh Thánh là một quan niệm rộng rãi liên đới với việc bước vào mối quan hệ phải lẽ với Đức Chúa Trời trước tiên và trên hết. Thế là sự chữa lành ấy chạm đến từng chi thể trong cuộc sống – thân thể, linh hồn và tâm thần. Nó quan hệ với sự chữa lành mọi mối quan hệ đã gãy vỡ rồi đưa chúng ta đến tại một chỗ mà ở đó chúng ta có thể nhận lãnh mọi ơn phước của Đức Chúa Trời theo một phương thức đầy năng quyền và mới mẻ. Quan điểm ấy to lớn trổi hơn “hãy cầu nguyện cho con trai bị gãy tay vì chơi bóng đá”. Đây là phần trưng dẫn đã khiến tôi phải suy nghĩ theo một chiều hướng mới: “Sự chữa lành trong Kinh Thánh không phải chúng ta lo làm việc để phải trở nên như thế nào, mà là mọi sự Đức Chúa Trời dự trù cho chúng ta phải trở thành”. Hãy suy nghĩ về sự ấy trong một vài phút xem. Khi chúng ta cầu xin sự chữa lành, chúng ta không dám nhắm vào phần xác để rồi loại bỏ các mặt thuộc linh, tình cảm, và quan hệ trong cuộc sống. Chúng ta không cần được chữa lành cho tới chừng nào chúng ta được dựng lên trên mỗi cấp độ hiện có của chúng ta.
Có nhiều điều cần phải nói về sự chữa lành cho người bịnh, gồm có điểm quan trọng chỉ ra mọi sự chữa lành trong đời nầy đều là nhất thời và từng phần thôi. Chúng ta đang xử lý với sự chữa lành trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta.
+++++

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét