Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Mathiơ 1:18-25: "Giôsép: Thảm kịch thời niên thiếu"



Giôsép: Thảm kịch thời niên thiếu
- Mathiơ 1:18-25
Nếu bạn được ban cho cơ hội để gặp gỡ bất kỳ người nào trong câu chuyện Giáng Sinh đầu tiên, bạn sẽ chọn ai? Tôi đã suy nghĩ về việc nầy suốt tuần nay, và đúng là không dễ đưa ra quyết định. Có nhiều người hấp dẫn quá:
Hêrốt – con cóc xù xì gian ác ấy đang ngồi chồm hỗm trên ngai vàng của Israel, ghen ghét điên cuồng e con trẻ cướp lấy ngôi của hắn. Magi – mấy thầy bác sĩ đến từ phương Đông. Họ là ai chứ? Họ đến từ đâu vậy? Có phải họ là những nhà chiêm tinh không? Họ hiểu biết về ngôi sao như thế nào? Ông chủ nhà quán nữa – tôi có thể nhìn thấy ông ta bằng con mắt trí khôn của mình. Một người tốt, bị quấy rầy, chẳng làm gì khác hơn là cứ lo liệu công việc của mình. Có bao giờ ông ta khám phá ra mình đã xua ai đi chăng? Mấy gã chăn chiên – đây là một việc mà có lẽ bạn không biết đâu. Gần như là hết thảy những gã chăn chiên trong Israel ngày nay toàn là những thiếu niên – phần nhiều trong số đó là những thiếu nữ. Có từng lý do để suy nghĩ rằng mấy gã chăn chiên không phải là những ông già theo truyền thống, mà là những thanh thiếu niên khoảng 15 hay 16 tuổi.
Còn có nhiều người khác nữa. Nữ tiên tri Anne. Simêôn, là người đã ẳm lấy con trẻ Jêsus trong vòng tay ông và đã chúc phước cho bố mẹ Ngài.
Tại sao điều nầy lại xảy đến cho tôi?
Ít nhất một lần trong đời, một việc gì đó thật khó khăn và đau đớn sẽ xảy ra cho chúng ta và chúng ta sẽ thắc mắc: “Trời ơi, sao điều nầy lại xảy đến cho tôi vậy?” Hãy tìm sức lực của Đức Chúa Trời qua những cơn đau đầu của cuộc sống.
Thêm nhiều chi tiết hơn
Và rồi có Mary. Luca đã viết câu chuyện nói về nàng. Bạn có thích gặp gỡ mẹ của Chúa Jêsus không? Tôi rất muốn đấy.
NHÂN VẬT BỊ QUÊN LÃNG TRONG LỄ GIÁNG SINH
Nhưng có một người khác mà tôi rất muốn gặp hơn nữa kìa. Ông là nhân vật bị quên lãng trong lễ Giáng Sinh. Mathiơ đã viết câu chuyện nói về ông. Tên của ông là Giôsép. Ông là chồng của Mary và là bố dượng của Chúa Jêsus. Ông là người từ câu chuyện Giáng Sinh đầu tiên mà tôi muốn gặp nhất đấy.
Khi tôi nói Giôsép là “nhân vật bị quên lãng của lễ Giáng Sinh”, đấy chẳng phải là cường điệu đâu. Không có nói gì nhiều về ông trong Kinh Thánh. Không có nhiều bài giảng được rao ra về ông. Đúng vậy, chẳng có nhiều điều được viết ra về Giôsép hết.
Tuần nầy, tôi mở quyển thánh ca ra để xem coi có bao nhiêu lần tên ông được nhắc tới. Đây là những gì tôi khám phá ra:
– Mary được nhắc tới đích danh 7 lần.
– Giôsép không hề được nhắc tới – dù chỉ một lần.
Trong bài thánh ca: “Tiếng Hát Thiên Binh”, có một câu nhắc tới ông – "Kìa trong nơi máng cỏ khiêm ti, Con Trời lâm thế cách nhu mì! Ca lên Giôsép với Mary, mau cùng tôi hát khen Jêsus”. Không may, quyển thánh ca của chúng ta bỏ sót câu ấy, câu đó có ý nói rằng Giôsép đã hoàn toàn ở ngoài lề.
HÃY ĐẾN GẦN VÀ RIÊNG TƯ
Cho phép tôi liệt kê ngắn cho bạn thấy những việc mà chúng ta biết về Giôsép:
– Cha của ông là Giacốp.
– Thị trấn quê hương gia đình ông là Bếtlêhem trong xứ Giuđê, nhưng ông đã sống ở thành Naxarét xứ Galilê. Nói như thế có nghĩa là Giôsép và Mary phải đi từ 95 dặm đường trong cái chết chóc của mùa đông để đăng ký trong cuộc điều tra dân số.
– Ông xuất thân từ dòng dõi hoàng gia David. Bảng gia phổ trong Mathiơ 1 nói rõ ràng về điều nầy.
– Ông là một người thợ mộc.
– Ông là một người nghèo khó. Chúng ta biết như thế vì khi ông và Mary đưa Chúa Jêsus lên đền thờ, họ đã mang theo một cặp chim bồ câu làm của lễ. Người Do thái chỉ làm thế khi họ không thể dâng nổi một chiên con.
– Ông là một con người tôn giáo, một người kỉnh kiền tuân giữ luật pháp, một sự thực mà chúng ta sẽ lưu ý kỹ hơn trong một phút.
– Giôsép bao nhiêu tuổi? Chúng ta không biết chắc câu trả lời, nhưng hầu hết các tác giả đều nhất trí rằng ông là một thanh niên và có lẽ một thiếu niên. Nếu chúng ta nói 17 tuổi, có lẽ chúng ta sẽ đúng đấy.
HỨA GẢ
Mathiơ thuật lại câu chuyện Giôsép theo cách nầy:
“Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh” (Mathiơ 1:18).
Bản dịch của chúng ta chép là “hứa gả”, bản dịch cũ hơn chép: “đính hôn”. Điều nầy đề cập tới một phong tục hôn nhân xưa kia của người Do thái. Trong thời buổi ấy, hầu hết những cuộc hôn nhân đều được bố mẹ sắp đặt hết – với hay không có sự đồng ý của con cái. Hai bên bố mẹ sẽ gặp nhau rồi đưa tới khế ước hôn nhân theo hình thức. Khi khế ước được ký rồi, người nam và người nữ đã “thề hứa” hợp pháp sống chung với nhau. Thời kỳ hứa hôn nầy sẽ kéo dài cho tới một năm, cuối thời kỳ đó, về mặt hình thức họ sẽ thành hôn trong một lễ cưới công khai.
Bây giờ, nói như thế giống như cách thực hành hôn ước của chúng ta, nhưng có một số khác biệt chính. Trong chỗ thứ nhứt, lời “hứa” được xem là thiêng liêng như chính cuộc hôn nhân vậy. Trong suốt năm đó, hai bên được gọi là vợ chồng, nhưng họ không sống chung với nhau. Nếu người nam qua đời trong năm ấy, người nữ sẽ bị coi là góa phụ mặc dù lễ cưới chưa diễn ra. Cách duy nhứt để phá vỡ hôn ước là nhờ vào một cuộc ly dị hợp pháp.
Thật vậy, phải “hứa” với nhau cũng là một việc như đã cưới xin rồi, bạn không thể sống với chung với nhau cho tới chừng lễ cưới diễn ra. Toàn bộ ý tưởng cho thấy thời kỳ chờ đợi cả năm trời là thời kỳ thử thách sự cam kết và lòng chung thủy.
Đây là chỗ mà câu chuyện gợi lên sự thích thú. Theo Phục truyền luật lệ ký 22:20-21, nếu người nữ được thấy có thai trong thời kỳ hứa hôn, thì có nghĩa là nàng đã bất trung đối với chồng, trong trường hợp đó luật pháp truyền rằng nàng sẽ bị ném đá cho tới chết.
“ĐẤY CHẲNG PHẢI LÀ CON TÔI”
Giờ đây Mary đã có thai. Giôsép chỉ biết có một việc là chắc chắn. Ông không phải là người cha.
Lời lẽ nào mô tả một người chồng trong thời điểm giống như vầy? Giận dữ … Lẫn lộn … Thất vọng … Bối rối … Xấu hổ … Thịnh nộ … Nãn lòng.
Ông nói gì với nàng? Nàng nói gì với ông? Có phải nàng nói cho ông biết về thiên sứ Gápriên chăng? Nếu nàng nói, bạn có thể đổ thừa ông vì không tin theo nàng chăng?
Có phải ông nói với nàng: “Mary ơi, sao em nỡ làm vậy? Em đã hứa với tôi mà. Chúng ta sẽ thành hôn. Tôi sẽ xây một ngôi nhà nhỏ cho chúng ta tại thành Naxarét. Mary ơi, Mary ơi, sao em nỡ nào? Tại sao, Mary ơi, tại sao chứ? Tôi đã giữ mình vì em. Sao em không giữ mình vì tôi chứ?”
Tôi nghĩ Giôsép đã gào lên thật khó nhọc trong ngày ấy còn hơn ông đã kêu gào trong cuộc đời mình.
THẢM HỌA THỜI NIÊN THIẾU
Hãy xỏ lấy đôi giày của Giôsép vào đi. Bạn là một thanh thiếu niên đang yêu đương và thình lình bạn gái của bạn có thai. Bạn không phải là người cha, nhưng bạn không biết ai là cha của bào thai đó. Bạn làm chi đây? Nếu bạn là một thanh niên kiểu mẫu người Mỹ, bạn đưa cho nàng US$200 để đi phá thai. Quá dễ, quá mau, quá rẻ và chỉ có thế, bạn có thể xóa đi nan đề. Nửa triệu thanh nữ đang thực hiện điều đó mỗi năm. Đấy là giải pháp thích ứng dành cho cái điều mà người ta gọi là “có thai ngoài mong muốn”.
Cảm tạ Chúa, Giôsép và Mary không có sự lựa chọn ấy. Phá thai rất hiếm hoi trong Israel xưa kia và chưa có một tổ chức nào như tổ chức Planned Parenthood (chuẩn bị làm cha mẹ) mở ra dưỡng đường tại thành Naxarét cả.
Thảm họa của Giôsép thuộc về một sự việc khác kia. Ông là một người Do thái kỉnh kiền và dưới luật pháp ông có quyền ly dị Mary vì sự bất trung. Thật vậy, luật pháp cấm ông cưới nàng dưới những hoàn cảnh đó.
Còn đây là sự cao trọng của Giôsép. ÔNG YÊU NÀNG MẶC DÙ NÀNG BẤT TRUNG VỚI ÔNG. TÌNH YÊU CỦA ÔNG CHE ĐẬY NỔI XẤU HỔ CỦA NÀNG.
Đây là cách câu 19 mô tả sự việc đó:
“Giô-sép chồng người, là người có nghĩa (nghĩa là ông không muốn thực hiện những gì là đúng theo mắt của Đức Chúa Trời), chẳng muốn cho người mang xấu (nghĩa là dù ông nghĩ nàng bất trung, ông vẫn không muốn làm bẽ mặt nàng), bèn toan đem để nhẹm”.
Vào thời buổi ấy, một người có thể thực hiện ly dị theo hai cách: Thứ nhứt, ông có thực hiện ly dị công khai bằng cách đến trước mặt quan xét tại cổng thành. Làm thế có nghĩa là cả thành phố sẽ biết rõ nổi xấu hổ của Mary. Thứ hai, ông có thể thực hiện một cuộc ly dị riêng tư bằng cách trao cho nàng những giấy tờ trong sự hiện diện của hai người chứng.
Đấy là tính toán của Giôsép, ông đã chọn làm thế theo cách riêng và không để cho Mary bị sỉ nhục khi phải ly dị công khai.
ĐIỀM CHIÊM BAO TUYỆT VỜI
Sau khi đã đưa ra quyết định rồi … ông đã không làm theo nó. Ông có quyền về luật pháp và về đạo đức để ly dị Mary nhưng ông không thể làm được. Như một tác giả đã nói, có một “sự phấn đấu tuy ngắn nhưng rất mãnh liệt giữa lương tâm chìu theo luật pháp và tình yêu của ông”. Ông đã chần chừ, đã chờ đợi, dù lâu dài và khó nhọc. Hết ngày nầy sang ngày khác, ông suy gẫm vấn đề. Thời gian cứ trôi qua. Với từng ngày trôi qua, tình trạng Mary có thai càng rõ ràng hơn. Cuối buổi tối đó, ông nằm trên giường trăn trở trong bóng đêm, lấy làm lạ không biết mình phải làm gì đây!?! Một tối kia, điều đó đã xảy ra. Ông có một điềm chiêm bao và trong chiêm bao đó Đức Chúa Trời đã phán cùng ông.
“Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh” (câu 20).
Đối với chúng ta, điều nầy dường như thật lạ lùng. Nhưng không lạ đối với Giôsép. Đức Chúa Trời thường phán với dân sự qua những giấc chiêm bao trong Kinh Thánh. Đây là phương thức Ngài sử dụng trong thời xa xưa để truyền đạt cho dân sự Ngài.
Điềm chiêm bao ấy đã tác động. Giôsép cần có sự bảo đảm. Ông không thể cưới Mary cho tới chừng ông biết chắc điều đó là đúng. Ông phải biết sự thật. Đức Chúa Trời đã gặp ông tại thời điểm đúng chính xác có cần của ông. Ngài nói cho Giôsép biết một việc mà ông muốn nghe nhất: “Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ”.
ĐẶT TÊN LÀ JÊSUS
Thiên sứ chưa nói hết:
“Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (câu 21).
Thiên sứ giải thích vừa đủ và chẳng nói gì thêm nữa. Con trẻ chịu thai đó là “bởi Đức Thánh Linh”, vì thế chẳng phải là bởi con người. Không một điều chi khác được nói thêm nữa. Chúng ta không được thuật cho biết sự thai dựng Chúa Jêsus bởi nữ đồng trinh trong lòng của Mary đã diễn ra như thế nào!?! Đây là một trong những lẽ mầu nhiệm lớn lao của đức tin Cơ đốc. Sau 2000 năm tranh cãi, chúng ta chẳng biết gì về sự thai dựng ấy hơn Giôsép đã biết.
Thiên sứ thêm một chi tiết về con trẻ sẽ trở thành Đấng nào! Danh Ngài là Jêsus, có nghĩa là “Đấng Cứu Thế”. Sứ mệnh của Ngài là cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ.
Chỉ có bấy nhiêu thôi. Đây chẳng phải là một sứ điệp dài dòng. Sứ điệp ấy vừa đủ rồi.
GIỜ TỐT ĐẸP NHỨT CỦA GIÔSÉP
Các câu 24-25 được xem là những câu không đủ mạnh trong lễ Giáng Sinh. Chúng tỏ ra những đức tính cao đẹp nhất của Giôsép:
“Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song không hề ăn ở với cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jêsus”.
Từng bước, ông tỏ ra thái độ cao trọng của mình:
1. Bằng cách cưới nàng thật mau, ông đã phá vỡ phong tục của người Do thái, nhưng ông bảo hộ danh giá của Mary. Nàng đã có thai và ông không phải là người cha, song ông đã cưới nàng dù là thể nào.
2. Bởi việc giữ nàng là gái đồng trinh cho tới khi Chúa Jêsus ra đời, ông đã bảo vệ phép lạ sự thai dựng bởi Đức Thánh Linh chống lại sự vu khống của những người vô tín.
3. Bằng cách đặt tên cho con trẻ, ông đã thực hiện đặc quyền của người cha và vì thế chính thức đưa Chúa Jêsus vào trong gia đình ông làm con hợp pháp của chính ông.
Có lời bình khác duy nhứt tôi sẽ đưa ra, ấy là câu chuyện được thuật lại chính xác y như một người sẽ thuật lại nó. Tôi thích Giôsép. Tôi muốn mình gặp cho kỳ được ông ấy. Ông gây ấn tượng là một người rất nhơn đức nơi tôi.
BỀN ĐỖ VÀ MỀM MẠI
Chúng ta phải chú ý đến Mary và đúng như thế. Nhưng Giôsép cũng xứng đáng với uy tín của ông. Ông là mẫu mực một con người có đức tin, phấn đấu với những điều mình hồ nghi, được khuyên phải tin theo những gì Đức Chúa Trời đã phán và hoàn toàn hành động theo sự khuyên dạy của Ngài.
Trong thời buổi lẫn lộn nầy, Giôsép là một khuôn mẫu tuyệt vời cho một người tin kính:
Ông rất bền đỗ khi ông có thể yếu đuối.
Ông dịu dàng, mềm mại khi ông có thể khó chịu.
Ông biết suy nghĩ khi ông có thể khinh suất.
Ông có lòng tin cậy khi ông có thể nghi ngờ.
Ông biết tiết độ khi ông có thể xả láng.
Tôi dừng lại để đưa ra câu hỏi nầy. Quí ông ơi, chúng ta có thể sử dụng mấy câu nói đó để mô tả đời sống của mấy ông không?
– Có phải bạn rối lên, quyết định làm điều chi là đúng bất chấp cái giá của việc ấy là thể nào không?
– Có phải bạn mềm mại với vợ con của mình không?
– Có phải bạn biết suy nghĩ, dành thì giờ để đưa ra những quyết định quan trọng, hay có phải bạn mau nhảy vào những kết luận và mau nói ra những việc rồi về sau phải hối tiếc chăng?
– Có phải bạn tin cậy khi bạn nghĩ mình có thể hình dung ra một cách hay hơn để làm mọi việc không?
– Có phải bạn điều độ và biết xem xét về vợ mình cùng những nhu cầu đặc biệt của nàng, hay có phải bạn áp lực với vợ con mình để thực hiện tiêu chuẩn trọn vẹn của bạn?
Có một dòng minh chứng khác về loại người như Giôsép. Khi Chúa Jêsus lớn lên rồi bắt đầu thi hành chức vụ của Ngài, Ngài đã chọn một từ trên cả những từ khác để mô tả Đức Chúa Trời giống với điều gì. Ngài đã gọi Đức Chúa Trời là Cha.
Chúa Jêsus đã tiếp thu ở đâu về việc làm cha chứ? Từ Giôsép. Tôi lại nói với quí ông: Phương thức con cái của quí vị đáp ứng với Đức Chúa Trời phần lớn đều nương vào loại làm cha của quí vị đấy. Quí vị dạy cho chúng điều gì về Đức Chúa Trời mỗi ngày – chỉ bằng phương thức bạn đang sống ở trước mặt chúng.
NGÀI SẼ CỨU DÂN MÌNH
Thiên sứ nói: “ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”. Câu kế đó nói rằng Ngài sẽ được gọi là Emmanuên, nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Jêsus là Đấng Cứu Thế.
Emmanuên nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Chúng ta cần cả hai. Chúng ta cần một Đấng Cứu Thế vì chúng ta là hạng tội nhân. Nhưng cách duy nhứt Đức Chúa Trời có thể cứu chúng ta là lìa bỏ thiên đàng rồi đến sống giữa vòng chúng ta. Đấy là những gì lễ Giáng Sinh muốn nói tới.
Giáng Sinh nói tới sự thực Đức Chúa Trời hiển nhiên ngự xuống trần gian trong thân vị của một con trẻ sơ sinh. Giáng Sinh nói tới sự thực Chúa Jêsus đã ra đời bởi nữ đồng trinh có tên là Mary trong một ngôi làng có tên là Bếtlêhem. Giáng Sinh nói tới sự thực Chúa Jêsus là Trời và là Người trọn vẹn, là Người-Trời.
Y như lời của bài thánh ca đã cho biết:
"Kìa trong nơi máng cỏ khiêm ti, Con Trời lâm thế cách nhu mì! Ca lên Giôsép với Mary, mau cùng tôi hát khen Jêsus”.
Nguyện đây sẽ là kinh nghiệm của bạn trong suốt mùa lễ Giáng Sinh nầy!

1 nhận xét:

  1. liệt kê những ý về nhân vật Giô sép trong Mathio 1:18-25 đi ạ. Giúp mình với ạ!

    Trả lờiXóa