Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 8: "Từ Đau Khổ Đến Vui Sướng"



Từ đau khổ đến vui sướng

(Rôma 8)
Phần giới thiệu
Không chút nghi ngờ, chương 8 sách Rôma là mức thủy triều cao nhất trong Tân Ước. “Spener đã nói rằng nếu Kinh Thánh là một chiếc nhẫn, và thư Rôma là viên đá quí của chiếc nhẫn đó, chương 8 sẽ là nét lóng lánh của món nữ trang ấy” [Quoted by F. Godet, Commentary on St. Phaolô ’s Epistle to the Rôma (Grand Rapids: Zondervan, 1969), p. 295].
Chúng ta kiếm được manh mối cho tầm quan trọng của chương nầy bằng cách đối chiếu phần kết luận của chương 7 với phần kết luận của chương 8. Chương 7 kết thúc với sự đau khổ, với vị sứ đồ đang mô tả sự phấn đấu liên tục diễn ra ở bên trong khi ông nổ lực sống một đời sống để đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng sức lực của xác thịt. Phần kết luận của chương 8 là một tiếng hô của ngợi khen và tin cậy, vì vị sứ đồ đã công bố quyền tể trị của Đức Chúa Trời, không những trong sự cứu rỗi của ông, mà còn trong sự nên thánh của ông nữa. Đúng là một chương rất vui vẻ. Chương nầy bắt đầu bằng cụm từ: ‘chẳng còn có sự đoán phạt nào’ và nó kết luận với cụm từ: ‘chẳng có thể phân rẽ’. Sự đắc thắng của Cơ đốc nhân tuyệt đối là chắc chắn, vì vấn đề đang nằm trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời.
Khi tiếp cận với chương quan trọng nầy, tôi đã đưa ra quyết định phải giữ lấy cách lý giải hiện có cho mỗi chương một tuần. Vì vậy, tôi đã quyết phân tích chương nầy bằng kính thiên văn thay vì bằng kính hiển vi [Để nghiên cứu sâu thêm về sách Rôma, hãy xem Rôma: Sự công bình của Đức Chúa Trời, một loạt gồm 45 bài học bởi chính tác giả nầy trên trang web của chúng tôi ở http://www.bible.org/]. Cả hai phần nghiên cứu đều rất có giá trị. Phần nghiên cứu sách Rôma là việc làm giống như người kia vừa mua một chiếc xe mới. Mặt khác, ông ta ao ước muốn tán thưởng chiếc xe như một tổng thể. Ông đứng yên ngắm nghía nó. Ông lái nó qua nhà người hàng xóm, thích thú nơi cách nhìn ngắm khâm phục của bạn bè mình. Nhưng mặt khác, ông ao ước muốn kiểm tra cẩn thận từng chi tiết của chiếc xe. Ông ta xem xét kỹ bộ máy, từng con ốc. Ông ta phân tích chỗ nầy chỗ kia, xem coi có sự bất toàn nào hay không!?! Vấn đề, ấy là bạn không thể làm cả hai việc trong một lần đủ cả được.
Cũng một thể ấy với Sách Rôma. Sự có ích lợi lớn khi cân phân từng lời, và phân tích từng mệnh đề. Người ta có thể dành trọn cả đời trong quyển sách nầy mà không đặt tới mức thu tóm được sự giàu có của nó. Nhưng mục đích của chúng ta trong phần nghiên cứu sách Rôma nầy là nắm bắt được dòng bình luận của quyển sách. Mục tiêu của chúng ta là nhìn vào ‘bức tranh lớn’. Trong khi nhận định mục tiêu nầy, chúng ta sẽ nhắm vào phần bình luận cả chương giống như gắn bó với phần còn lại của quyển sách. Chúng ta phải ổn định phần nghiên cứu các điểm nổi bật trong cái mỏ vàng nầy của kho tàng thần học.
Với điều nầy trong trí, chúng ta sẽ tiếp cận chương nầy với thắc mắc nầy trong trí: Chúng ta tìm được điều gì trong Rôma 8 đã làm biến đổi tầm nhìn của Phaolô từ đau khổ thành vui sướng vậy? Những câu 1-27 mô tả Đức Thánh Linh là nguồn của sự nên thánh, trong khi các câu 28-39 quyết chắc với chúng ta về tính chắc chắn của sự nên thánh.
Nguồn của sự nên thánh: Đức Thánh Linh (8:1-27)
Phaolô đã chỉ ra rồi, hết thảy mọi người đều ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời, vì có sự khải thị cho thấy ai nấy đều đã chối bỏ (Rôma 1-3a). Mặc dù con người hoàn toàn bất khả không kiếm được sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã chu cấp sự công bình trong Thân Vị của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân, và Ngài cung ứng cho người nào tin cậy nơi Đấng Christ với loại công bình của Đức Chúa Trời. Vì thế, một người được xưng công bình bởi đức tin (Rôma 3b-5). Tình trạng của người đang ở trong Đấng Christ đã được xưng công bình bởi đức tin là do người thực thi, khi giữ lấy sự tuyên xưng của mình qua phép báptêm đã chết đối với tội lỗi và đã sống lại với đời mới trong Đức Chúa Jêsus Christ (Rôma 6). Mặc dù đời sống tin kính là đời sống bắt buộc cho Cơ đốc nhân, đời sống ấy cũng rất khó cho người khi phải sống bằng sức lực của xác thịt. Giống như một người không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời như một người không tin Chúa bằng cách tuân giữ luật pháp, người cũng không thể làm vậy trong vai trò một Cơ đốc nhân. Ấy chẳng phải luật pháp là xấu đâu, mà xác thịt là yếu đuối và bị tội lỗi thắng hơn. Những gì Cơ đốc nhân muốn làm, người không làm được; những gì người ghét, thì người lại làm (Rôma 7).
Sứ điệp cụ thể của Rôma 8, ấy là Đức Chúa Trời không hề dự trù cho con người phải sống đời sống Cơ đốc bằng những nổ lực riêng và bằng sức riêng của mình. Sự tiếp trợ cho đời sống Cơ đốc nằm trong Thân Vị của Đức Thánh Linh. Công tác của Đức Thánh Linh vì ích cho Cơ đốc nhân đã được mô tả trong 27 câu đầu của chương nầy. Chúng ta sẽ quan sát chức vụ nầy của Đức Thánh Linh trong bốn chiều kích:
Thánh Linh sự sống và sự tự do (8:1-11)
Chiều kích thứ nhứt trong công tác của Đức Thánh Linh được thấy trong các câu 1-11, ở đây Ngài được mô tả là Thánh Linh sự sống và sự tự do:
“vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết” (Rôma 8.2).
“Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống” (Rôma 8.11).
Nếu tôi tóm tắt những gì Phaolô đang nói ở các câu 1-11, thì sẽ đại loại là như thế nầy đây: Những gì Đức Chúa Jêsus Christ đã giành được bởi sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài, Đức Thánh Linh đem áp dụng qua chức vụ ở bên trong của Ngài trong đời sống của Cơ đốc nhân. Những gì Đấng Christ đã đạt được cho chúng ta theo địa vị, Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta theo cách thực tiễn.
Chẳng có sự đoán phạt nào mà Cơ đốc nhân còn phải sợ hãi nữa. Tại sao chứ? Vì tất cả những tội lỗi của chúng ta, quá khứ, hiện tại và tương lai, đã được xử lý trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Thậm chí những tội lỗi mà chúng ta phạm phải trong vai trò Cơ đốc nhân cũng được tha thứ. Nhưng còn hơn cả sự thực chúng ta đã được giải phóng ra khỏi án phạt của tội lỗi, chúng ta cũng được giải phóng ra khỏi quyền lực của nó nữa. Khi Luật pháp không có khả năng tạo ra sự công bình thích nghi với sự yếu đuối của xác thịt, Đấng Christ đã chuộc chúng ta ra khỏi vòng nô lệ cho Luật pháp bởi sự chết của Ngài. Giống như Phaolô đã minh hoạ bởi phần phân tích về hôn nhân trong chương 7, chúng ta đã chết đối với Luật pháp trong Đấng Christ. Tội lỗi không có quản trị trên chúng ta nữa. Những đòi hỏi của Luật pháp và của tội lỗi trên Cơ đốc nhân đã được thoả mãn đầy đủ nơi sự chết có tính cách hy sinh của Đấng Christ. Đây là mặt tiêu cực. Chúng ta đã chết đối với Luật pháp và đối với quyền lực của tội lỗi trên chúng ta.
Ở mặt tích cực, Đức Chúa Trời đã lập ra điều khoản cho Cơ đốc nhân làm phu phỉ những đòi hỏi của Luật pháp qua quyền phép của Đức Thánh Linh. “Hầu cho sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được trọn trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh” (Rôma 8.4). Những gì không hề đạt được bằng sức lực của xác thịt — sự thoả mãn các tiêu chuẩn công bình của Luật pháp — có thể đạt được bằng quyền phép của Đức Thánh Linh.
Xác thịt không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (câu 8) vì một vài lý do:
(1) Trước nhất, xác thịt thù nghịch đối với Đức Chúa Trời: “vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được” (Rôma 8.7).
(2) Xác thịt không thể tạo ra sự công bình. Đây là phần kết luận chắc chắn mà chúng ta đã rút ra từ chương 7.
(3) Xác thịt chỉ có thể tạo ra sự chết: “Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết …” (Rôma 8.6).
Giờ đây Cơ đốc nhân có một sự lựa chọn, vì Đức Chúa Trời đã đặt Thánh Linh Ngài ở trong mỗi Cơ đốc nhân, và Thánh Linh nầy là nguồn của sự tự do và của sự sống: “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài” (Rôma 8.9). Một đặc điểm chung của tất cả các Cơ đốc nhân thật, là sự thực họ đã được Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng. Chúng ta không cần phải nói trong thời buổi nầy về ‘việc nhận lãnh Đức Thánh Linh’ vì chúng ta đã nhận lãnh Ngài rồi, nếu chúng ta là Cơ đốc nhân thật. Phaolô nói với Cơ đốc nhân: “Nếu bạn là một Cơ đốc nhân thật, thì Đức Thánh Linh đang ngự ở trong bạn”.
Thêm nữa, Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong chúng ta là Linh ban sự sống. Ngài có quyền trên sự chết. Phần đánh giá về quyền phép của Đức Thánh Linh có thể được thấy trong sự thực Ngài là công cụ qua đó Đức Chúa Jêsus Christ đã được làm cho sống lại từ kẻ chết (câu 11). Khi nhìn lại xác thịt của chúng ta, khả năng tạo ra bông trái công bình của nó chỉ là sự chết. Nhưng Đức Thánh Linh có quyền trên sự chết, Ngài có thể ban sự sống cho xác thịt hay chết của chúng ta. Ngài có thể tạo ra trong chúng ta sự công bình mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi các thánh đồ của Ngài.
Thần trí của sự làm con nuôi (8:12-17)
Khi chúng ta đến với đề tài làm ‘con nuôi’ của Cơ đốc nhân, chúng ta đến với một đề tài và đồng thời đến với một trong những lẽ đạo bị chễnh mãng nhất trong Tân Ước. Mục sư J. I. Packer than phiền về tai hoạ nầy khi ông viết:
Thật là lạ lùng khi lẽ thật về sự làm con nuôi lại ít được quan tâm đến trong lịch sử Cơ đốc. Trong hai quyển sách viết vào cuối thế kỷ, giờ đây được biết là (Địa vị Cha của Đức Chúa Trời do Mục sư R. S. Candlish viết, Lẽ đạo làm con nuôi do Mục sư R. A. Webb viết), chẳng có một điều gì là Tin lành được viết trong đó, cũng chẳng có gì về Công cuộc Cải chánh được viết trong đó nữa [J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove: InterVarsity Press, 1973), p. 207. Chương ‘Con cái của Đức Chúa Trời’ của Packer (pp. 181-208) là phần lý giải nổi bật về lẽ đạo làm con nuôi].
Mục sư Packer cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng mặc dù lẽ đạo nói tới sự xưng công bình là phước hạnh cơ bản và chủ yếu dành cho Cơ đốc nhân, đấy chưa phải là phước hạnh cao nhất, phước hạnh được làm con nuôi [Ibid., p. 187]. Trong sự xưng công bình, chúng ta cần phải tuyên bố tình trạng vô tội và công bình nhờ vào công tác của Đấng Christ. Trong khi làm con nuôi, chúng ta được lập làm con cái của Đức Chúa Trời. Nếu sự xưng công bình khiến cho chúng ta trở thành tôi tớ của Đức Chúa Trời, sự làm con nuôi khiến cho chúng ta trở thành con cái.
Cho phép tôi minh hoạ vấn đề theo cách nầy. Giả sử tôi là một tội phạm không thể sửa đổi được, đang đứng ở vành móng ngựa trước mặt quan toà. Chỉ có một việc cho quan toà là tuyên án tôi vô tội theo con mắt của luật pháp trên cơ sở những việc làm sai trái của tôi đã được trả giá rồi. Nhưng đây sẽ là một việc quan trọng hơn cho vị quan toà là khiến tôi trở thành con ruột của ông rồi đưa tôi về nhà để trở thành một chi thể của gia đình ông. Đức Thánh Linh là nguồn của sự nên thánh của chúng ta, trong đó Ngài là Linh của sự làm con nuôi. Đây là sức đẩy của những câu 12-17.
Phaolô báo cho chúng ta biết, chúng ta tuyệt đối không có một nghĩa vụ nào phải quay trở lại với xác thịt trong cách ăn ở; thay vì thế nghĩa vụ của chúng ta là phải bước đi theo Thánh Linh. Bước đi theo xác thịt tạo ra sự chết; bước đi theo Thánh Linh, tạo ra sự sống (câu 13). Không những Cơ đốc nhân được đánh dấu là người có Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng (câu 9), nhưng ở câu 14 Cơ đốc nhân cũng là người được Đức Thánh Linh dẫn dắt cho. Như Mục sư Warfield đã chỉ ra [“The Leading of the Spirit,” Biblical and Theological Studies, Benjamin B. Warfield, (Philadelphia: Presbyterian and Reformed Publishing Co., (1968), Supplement: Chapter III, pp. 543ff], sự dẫn dắt nầy không đề cập nhiều đến sự hướng dẫn cá nhân trong văn mạch nầy như nó đề cập đến quá trình của sự nên thánh. Mỗi Cơ đốc nhân đều được Thánh Linh ngự bên trong và Đức Thánh Linh dẫn dắt. Cơ đốc nhân không thể tiếp tục sống theo xác thịt với tư thế bằng lòng và khăng khăng mãi được.
Còn hơn như thế nữa, Đức Thánh Linh ban cho chúng ta tâm tình của một người con chớ không phải một tôi tớ: “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí [Tôi nhất trí với văn mạch của bản Kinh Thánh NASB khi không viết hoa chữ ‘thần trí’ ở đây như Linh trong một số chỗ khác (thí dụ, Dân số ký 5.14; II Timôthê 1.7), ý nói về ‘tính khí’. Mặc dù Đức Thánh Linh là nguồn của tính khí nầy, ở đây Ngài không được xác định bằng chữ ‘thần trí’. Chính văn mạch cũng làm cho sự nầy ra rõ ràng] của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!” (Rôma 8.15).
Quan niệm của Tân Ước về sự làm con nuôi là quan niệm rất khác biệt với quan niệm thịnh hành ngày hôm nay:
Từ ngữ ‘con nuôi’ nghe có vẻ giả tạo trong hai lỗ tai của chúng ta; nhưng vào thế kỷ đầu tiên (SC) một đứa con nuôi là đứa con được chọn bởi người cha nuôi để làm cho danh của người được ghi nhớ mãi mãi và kế tự sản của người; người tuyệt đối không thua kém về địa vị đối với người con sanh ra theo tự nhiên bình thường, và nếm trải tình cảm của người cha đầy đủ hơn và tái hiện lại tánh tình của người cha cách xứng đáng hơn [F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Roma (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1963), p. 166. Cf. also J. I. Packer, Knowing God, p. 195].
Từ ngữ ‘aba’, [“Abba là một từ Aram (trong ‘địa vị được xem trọng’) đã được sử dụng giữa vòng những người Do thái (và được sử dụng cho tới ngày hôm nay trong những gia đình nói tiếng Hy bá lai) như từ ngữ quen thuộc, bởi chữ đó, con cái nói với cha của chúng. Trong quyển “Abba, Father”, Luther nói: ‘Đây chỉ là một từ ngắn thôi, tuy nhiên nó hiểu biết mọi sự. Miệng không nói ra, nhưng tình cảm ở trong lòng thốt ra theo tư thế nầy. Mặc dù tôi bị đau khổ và kinh khủng đè nặng từ mỗi phía, và dường như bị quên lãng và bị quăng xa khỏi sự hiện diện của Ngài, tôi vẫn là con của Ngài, và Ngài là Cha của tôi vì cớ Đấng Christ: tôi được yêu thương vì cớ Đấng Yêu Thương. Dù từ nầy có nhỏ nhoi, Lạy Cha, nó cưu mang trong lòng đầy tình cảm, trổi hơn tài hùng biện của Demosthenes, Cicero, và những diễn giả khoa trương nhất từng sống ở trên thế gian. Từ nầy không thể thốt ra với nhiều lời lẽ, mà với sự mong mỏi, những mong mỏi không thể được thốt ra bằng bất cứ lời lẽ hay tài hùng biện, vì chẳng có lưỡi nào có thể thốt ra chúng được” (Galati 4. 6, phần dịch thuật của Middleton), F. F. Bruce, pp. 166-167”] là từ ngữ gia đình rất thân quen nói tới người cha mà một em bé sẽ dùng để nói chuyện với cha của nó. Có lẽ chúng ta sẽ thấy chữ “bố” là tương đương với từ ngữ nầy.
Sức mạnh trong từ ngữ của Phaolô ở đây, ấy là Đức Thánh Linh không những đưa chúng ta vào trong gia đình của Đức Chúa Trời, mà Ngài còn bảo đảm và nhắc cho chúng ta nhớ một cách liên tục về mối quan hệ nầy. Đức Thánh Linh dẫn sự chú ý của chúng ta đến ‘gốc rễ’ thuộc linh của chúng ta, vì chúng ta là ai có một cách quan tâm đến việc chúng ta phải làm gì để mang lấy gốc rễ đó.
Đức Thánh Linh bảo đảm với chúng ta về mối quan hệ mật thiết nầy trong địa vị làm con theo hai cách. Thứ nhứt, Ngài đưa ra chứng cớ độc lập cho địa vị làm con của chúng ta với một phương thức dựa theo kinh nghiệm và viễn vông trong mô tả. Thứ hai, Ngài dẫn ra chứng cớ về thần trí con người của chính chúng ta, rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời (câu 16). Sự thuyết phục thần trí của chúng ta chắc chắn sẽ gắn bó với Kinh Thánh, với đời sống tin kính của chúng ta, và với những chứng cớ và bông trái của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Không cần phải nói, sự nhận biết của chúng ta về phần làm chứng nầy sẽ khác biệt ở cường độ vào những thời điểm khác nhau trong kinh nghiệm của chúng ta [“Ông viết: sự làm chứng của thần trí chúng ta, trở thành một thực tại giống như ‘Đức Thánh Linh vùa giúp chúng ta biết chắc về địa vị làm con của mình, do sự biết chắc ấy, và sự khám phá nơi bản thân mình, những dấu hiệu thật về thể trạng đã được dựng nên mới’. Đây là sự bảo đảm theo cách luận suy, là một kết luận rút ra từ sự thực một người biết rõ Tin Lành, tin cậy Đấng Christ, làm ra những việc phù hợp với sự ăn năn, rồi tỏ ra bản năng của một người được tái sanh.
“Nhưng [Haldane tiếp tục] nói rằng mọi sự nầy đã được xác định bởi sự làm chứng của Đức Thánh Linh, sẽ là thiếu sót trong những gì đã được khẳng định trong phân đoạn Kinh Thánh nầy; vì trong trường hợp ấy Đức Thánh Linh sẽ giúp cho lương tâm trở thành một chứng nhân, nhưng không thể nói chính mình Ngài trở thành một chứng nhân … Đức Thánh Linh chứng thực cho thần trí của chúng ta với tư thế làm chứng liên đới. Phần làm chứng nầy, mặc dù không thể giải thích nó được, tuy nhiên người tín đồ cảm nhận được; người tin Chúa cảm nhận được sự làm chứng ấy với nhiều biến đổi của nó, đôi lúc mạnh mẽ hơn và có thể sờ mó được, và có nhiều lúc lờ mờ và khó phân biệt được … Thực tại của nó đã được chỉ ra trong Kinh Thánh bởi những từ ngữ ấy như những từ ngữ nói tới Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đang đến cùng chúng ta, và lập nơi ở với chúng ta — Đấng Christ đang bày tỏ chính mình Ngài ra cho chúng ta, và đang ăn tối cùng chúng ta — Ngài ban cho chúng ta mana kín giấu và hòn đá màu trắng, chỉ ra mối tương giao với chúng ta, và một danh mới được viết ra, không ai biết được trừ ra người nào nhận lãnh danh ấy. ‘Tình yêu thương của Đức Chúa Trời rãi khắp trng lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh, là Đấng đã được ban cho chúng ta’ (Rôma , p. 363).” J. I. Packer, Knowing God, pp. 205-206].
Thần trí của sự trông cậy (8.18-25)
Trở nên con cái của Đức Chúa Trời cũng là trở nên kẻ kế tự, và vì thế phần bàn luận của Phaolô về chức vụ của Đức Thánh Linh liên quan tới sự làm con nuôi của chúng ta như con ruột dễ dàng nhận lãnh sự trông cậy về các phước hạnh trong tương lai mà chúng ta có trong vai trò con cái của Đức Chúa Trời. Đời sống Cơ đốc rõ ràng là không có một cái giường toàn hoa hồng, chẳng có một con đường nào trải đầy hoa đâu. Đây là một đời sống đau khổ, một cuộc sống đầy phấn đấu. Những đau khổ nầy, Phaolô nói cho chúng ta biết, không thể sánh với sự vinh hiển hầu đến (câu 18). Đức Thánh Linh là Linh của hy vọng vì Ngài bảo đảm với chúng ta rằng sự vinh hiển lớn lao kia đang chờ đợi chúng ta.
Chúng ta không cô độc trong sự chịu khổ và phấn đấu nầy. Khi Ađam sa ngã, tất cả loài thọ tạo đều phải chịu khổ trong dấu vết tội lỗi của ông. Tất cả loài thọ tạo đều phải phục theo sự hư không và thất vọng (câu 20). Tất cả loài thọ tạo đang than vãn và chờ đợi trong lo âu sự phục hưng lại muôn vật. Chắc chắn đây là phần giải thích cho nan đề thế giới của chúng ta đang đối diện với lãnh vực sinh thái học. Tất cả loài thọ tạo đều chịu khổ từ tội lỗi của loài người. Chúng ta vắt cạn những khu mỏ và tài nguyên có cần mà chẳng chút quan tâm đủ cho tác dụng của mọi hành động của chúng ta đối với môi trường. Chúng ta làm ô uế môi trường với rác rưỡi của chúng ta. Không có gì phải ngạc nhiên khi cõi thọ tạo phải than vãn.
Mặc dù chúng ta phấn đấu để thể hiện quyền quản trị của chúng ta trên cõi thọ tạo với tư thế nhiều trách nhiệm hơn, toàn bộ sự phục hồi sẽ không xảy ra cho đến khi chính mình Đức Chúa Trời sửa chữa lại địa cầu không còn rác rưỡi của tội lỗi và sự ích kỷ của con người nữa. Loài thọ tạo đang chờ đợi sự phục hồi của con cái Đức Chúa Trời (câu 19). Bởi điều nầy, tôi hiểu rằng ngày ấy sẽ đến khi Đức Chúa Trời phục hồi địa cầu trở lại tình trạng ‘địa đàng’ nguyên thủy của nó, và khi các ‘con cái của Đức Chúa Trời’ sẽ thực thi quyền quản trị của họ trên đất y như Đức Chúa Trời đã giáo huấn ngay từ ban đầu (Sáng thế ký 1.26-28).
Sự vật vã của vũ trụ là phần phản ảnh sự vật vã ở bên trong Cơ đốc nhân. Hết thảy chúng ta đều biết rõ sự vật vã trong Rôma 7, và chúng ta sẽ tiếp tục nhìn biết đau khổ nầy cho tới chừng nào chúng ta kinh nghiệm cơn phấn hưng và sự nên thánh đầy trọn của chúng ta: “không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (Rôma 8.23).
Cho tới khi chúng ta được ban cho loại thân thể đã biến đổi hay thiên thượng (I Côrinhtô 15.40, 50...), chúng ta sẽ tiếp tục bị hành hại bởi xác thịt và sự xác thịt xui giục phải phạm tội. Đức Thánh Linh ngự bên trong là hợp đồng nghiêm chỉnh nhất của Đức Chúa Trời về một sự phục hồi toàn bộ trong tương lai, một sự giải thoát hoàn toàn không những khỏi quyền lực của tội lỗi, mà còn ra khỏi sự hiện diện của nó nữa. Sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong Cơ đốc nhân giống như một chiếc nhẫn đính hôn vậy [Ý nghĩa của từ ngữ nầy arrhabohn, trong tiếng Hy lạp ngày nay. Có bằng chứng theo cuộn giấy da về từ ngữ nầy đã được sử dụng giống như ‘thẻ nhận dạng’. F. F. Bruce, pp. 173-174], nó cung ứng cốt lõi cho sự kỳ vọng của chúng ta về những việc sẽ tốt hơn trong tương lai. Thậm chí ở giữa những sự vật vã và đau khổ của đời nầy, Đức Thánh Linh bảo đảm với chúng ta các ơn phước sẽ xảy đến trong vai trò con cái của Đức Chúa Trời.
Thần trí của sự giúp đỡ (8.26-27)
Có một bài hát mà tôi đã nghe trên radio đại loại như thế nầy: “Tôi chưa là người mà tôi đáng phải trở nên, và tôi chưa là người mà tôi đáng phải trở thành, nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời tôi không phải là người mà tôi hiện sống đây”. Trong kinh nghiệm Cơ đốc của chúng ta khi chưa phải là kẻ mà chúng ta đáng phải trở thành ấy, tuy chưa phải là kẻ mà chúng ta được định cho phải trở thành đó, Đức Thánh Linh phục sự cho chúng ta trong vai trò Đấng nâng đỡ chúng ta, Ngài đến để trợ giúp cho chúng ta ở những lúc mà chúng ta yếu đuối và bất khả.
“Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy” (Rôma 8.26-27).
Tôi hiểu sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh còn rộng sâu hơn là chỉ vùa giúp chúng ta cầu nguyện cho những điều mà chúng ta không nói thành lời. Nhưng chắc chắn đây là một trường hợp đặc biệt trong chức vụ giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Có những việc không thể nói nên lời — bất cứ lời gì (bất cứ ngôn ngữ nào, thổ âm nào, tiếng ngoại quốc nào, hay thiên sứ nào). Ở những thời khắc nầy, khi nhân tính của chúng ta không thể chịu nổi ở điểm nguy kịch, Đức Thánh Linh phục sự vì ích cho chúng ta, truyền đạt cho chúng ta những ao ước và khát khao sâu sắc nhất trong chúng ta.
Đây là nguồn của sự nên thánh của chúng ta. Luật pháp không thể làm nên thánh, phù hợp với sự yếu đuối của xác thịt.
Một cây nho không thể đốc ra những trái nho bởi Đạo Luật của Quốc Hội; chúng là trái của sự sống của cây nho; cũng vậy cách xử sự phù hợp với tiêu chuẩn của Nước Trời không được tạo ra bởi đòi hỏi nào, thậm chí không phải đòi hỏi của Đức Chúa Trời, mà đây là trái của bổn tánh thiêng liêng mà Đức Chúa Trời ban cho như kết quả của những gì đã được làm ra trong và bởi Đấng Christ [S. H. Hooke, The Siege Perilous (1956), p. 264, as quoted by Bruce, p. 163].
Những gì Luật pháp không thể làm qua những yếu đuối của xác thịt, Đức Chúa Trời đã làm rồi qua công tác của Con Ngài trên thập tự giá và qua sự dành riêng những kết quả của công tác ấy bởi Đức Thánh Linh.
Muốn chạy theo và làm theo luật pháp đòi hỏi, tuy nhiên đừng trao cho tôi hai bàn chân hay hai bàn tay; nhưng các tin tức mà Tin lành mang đến là tốt hơn; Nó giúp cho tôi bay cao, và trao cho tôi đôi cánh [Quoted by Bruce, p. 162].
Tính chắc chắn của sự nên thánh (8:28-39)
Có một cách bày tỏ đại loại như sau: chỉ có hai việc trong đời nầy là chắc chắn, sự chết và các thứ thuế. Giờ đây, sự nầy có thể là thực cho người chưa tin Chúa, nhưng đối với tín đồ thực trong Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta ít nhất phải thêm vào một việc nữa —sự nên thánh. Đấy là sức mạnh trong những câu kết thúc nầy ở Rôma 8. Tất cả những lần vật vã, hết thảy những chao đảo, mọi sự đau khổ, là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời hầu biến đổi chúng ta ra giống theo chính mình Ngài.
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển” (Rôma 8.28-30).
Câu 28 nhấn mạnh rằng không những là muôn vật đều vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà còn là vì ích cho Cơ đốc nhân nữa. Vì thế, chính Đức Chúa Trời là Đấng đang chủ động trong tất cả những vụ việc thuộc đời sống chúng ta, vì “chính Đức Chúa Trời là Đấng đã hiệp mọi sự lại”. Các sự cố trong đời sống của chúng ta không phải là tình cờ đâu; chúng là công việc thủ công của Đức Chúa Trời chí cao. Chúng ta được nhắc cho nhớ rằng chính mọi sự đang làm ích cho chúng ta. Điều nầy bao gồm những việc đẹp lòng cũng như không đẹp lòng, những việc mà chúng ta gọi là tốt, và những việc chúng ta nghĩ là xấu nữa. Không một hoàn cảnh nào mà không góp phần vì ích cho chúng ta và cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sau cùng, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi sự hiệp lại làm ích cho. Chúng ta không thể nhìn vào mọi việc một mình được, chúng ta không có khả năng nhìn thấy từ đầu cho đến cuối, vì vậy chúng ta phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời hoàn tất ý chỉ tốt lành, trọn vẹn và đáng chấp nhận của Ngài trong đời sống của chúng ta theo phương thức riêng của Ngài.
Các câu 29 và 30 nhắc cho chúng ta nhớ rằng sự cứu rỗi từ lúc đầu cho tới khi hoàn tất là công việc của Đức Chúa Trời, và Ngài không để mất một ai dọc đường cả. Người nào Đức Chúa Trời biết trước là những người mà Đức Chúa Trời đã chọn trước khi sáng thế, trước khi họ làm một việc gì, dù thiện hay ác. Nền tảng của sự tự do lựa chọn của Đức Chúa Trời là ân điển, chớ không phải theo công trạng của người được chọn (vì quả thực chúng ta chẳng có công trạng chi ở trước mặt Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời không nhìn xuống qua mấy bức màn của thời gian rồi lựa chọn người nào Ngài biết sẽ đạt tới mức tin cậy Ngài. Từ ngữ ‘biết’ thường chứa ý niệm lựa chọn (đối chiếu Sáng thế ký 18.19; Giêrêmi 1.5). Biết trước ở đây và ở những chỗ khác (thí dụ, Rôma 11.2; I Phierơ 1.20) có thể nói tới ‘chọn trước’, và ở đây có ý ấy [“Đối với cụm từ ‘người Ngài biết trước’, chúng có nghĩa rộng về ân sũng lựa chọn thường được ám chỉ bởi động từ ‘biết’ trong Cựu Ước. Khi Đức Chúa Trời có hiểu biết về con người theo cách đặc biệt nầy, Ngài đặt sự lựa chọn của Ngài trên họ. Đối chiếu Amốt 3.2 (‘Ta đã biết chỉ một mình các ngươi trong mọi họ hàng trên đất’); Ôsê 13.5 (‘Ta đã biết ngươi trong đồng vắng, trong đất khô khan’). Chúng ta cũng có thể sánh cách nói riêng của Phaolô ở I Côrinhtô 8. 3 (‘Nhưng nếu có một người yêu mến Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời biết người đó’); Galati 4. 9 (‘Nhưng hiện nay anh em biết Đức Chúa Trời lại được Đức Chúa Trời biết đến nữa’).” F. F. Bruce, p. 177].
Thứ tự trong các câu 29 và 30 là đây: biết trước (nghĩa là lựa chọn), định sẵn, kêu gọi, xưng công bình, sự vinh hiển. Biết trước quyết định con cái Đức Chúa Trời sẽ là ai; định sẵn quyết định dân sự của Đức Chúa Trời sẽ ra thể nào (biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ); gọi là thời điểm đúng lúc khi sự lựa chọn kẻ không tin Chúa được mời trở nên một chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời; xưng công bình là sự tội nhân dự phần vào những lợi ích trong công tác của Đấng Christ vì ích cho người; sự vinh hiển là sự nhìn biết tương lai đầy trọn mọi sự mà Đức Chúa Trời đã định sẵn cho chúng ta. Sự vinh hiển được nói ra ở thì quá khứ vì tính chắc chắn của nó sẽ phải có. Có khi chúng ta nói với con cái của chúng ta: “Nếu con làm như thế nầy, thì con có được cái đó”. Chúng ta không nói: “Con sẽ có cái đó” mà nói: “Con đã có cái đó” vì đấy là một việc chắc chắn. Cũng một thể ấy, sẽ y như thế với sự nên thánh trọn vẹn và sau cùng của chúng ta. Chẳng có một thắc mắc nào về sự sẽ xảy có của nó hết.
Bạn có nhìn thấy từ sự chọn lựa đến sự vinh hiển, mọi sự đều nằm trong quyền tể trị của Đức Chúa Trời không? Sự nên thánh của chúng ta không nương vào sự trung tín của chúng ta, vì chúng ta sẽ không làm được điều đó. Sự nên thánh của chúng ta nương hoàn toàn vào Đức Chúa Trời, và những gì Đức Chúa Trời quyết định sẽ diễn ra. Phaolô vốn không nói rằng một số trong những kẻ mà Đức Chúa Trời đã lựa chọn sẽ được gọi, cũng không nói rằng một số trong những kẻ được gọi sẽ được vinh hiển đâu. Từ sự lựa chọn đến sự nên thánh, đây là công việc của Đức Chúa Trời và chắc chắn là như thế.
Đáp ứng của chúng ta trước những điều nầy (các câu 31-39). Lòng tin cậy của Cơ đốc nhân nằm trong ánh sáng của những việc chắc chắn nầy đã được tỏ ra trong các câu 31-39 bởi một chuỗi những thắc mắc và giải đáp.
(1) “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao?” (câu 31). Nếu Đức Chúa Trời ở cùng phía với chúng ta, thì ai sẽ dám nghịch cùng chúng ta? Nói như vậy chẳng phải là nói rằng không có ai nghịch cùng chúng ta, vì Satan là kẻ thù nghịch của chúng ta. Nhưng nếu Đức Chúa Trời hiện hữu vì chúng ta, thì Satan là ai mà dám đối nghịch cùng chúng ta? Tôi không có anh lớn hơn mình, nhưng tôi là anh lớn hơn, và chẳng có một sự an toàn nào lớn hơn là được ở với anh cả của mình. Nếu Đức Chúa Trời chí cao của vũ trụ đang hiện hữu vì chúng ta, thì chẳng có kẻ nghịch nào dám làm hại chúng ta. Nếu quyền phép của Đức Chúa Trời có đủ để giải cứu chúng ta, nếu tình yêu thương của Đức Chúa Trời là mạnh mẽ đủ để sai Con độc sanh của Ngài bước lên thập tự giá, thì chẳng có việc gì mà Ngài sẽ không làm cho chúng ta là con cái của Ngài (câu 32).
(2) “Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời?” (câu 33). Đức Chúa Trời, vị quan án chí cao của vũ trụ, đã tuyên bố chúng ta là công bình qua công tác của Con Ngài. Vậy thì, ai dám kiện chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời chứ?
(3) “Ai sẽ lên án họ ư?” (câu 34). Ai sẽ dám lên án chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng đã ban Con độc sanh của Ngài đến cứu chúng ta. Ngài đã gánh lấy mọi tội của chúng ta trên thập tự giá. Chẳng có một sự đoán xét nào cả. Hơn nữa, Ngài đang ngồi ở bên tay hữu của Đức Chúa Trời cầu thay vì ích cho chúng ta.
(4) “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ?” (câu 35). Có điều chi trong vũ trụ nầy lớn hơn Đức Chúa Trời không? Có người nào lớn hơn Ngài không? Không! Quả thực, không có. Nếu điều nầy là thực, thì chẳng có một việc gì có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi, sự nên thánh, đều an toàn giống như Đức Chúa Trời của thiên đàng là mạnh sức. Chính với độ tin cậy như thế nầy mà chúng ta thể hiện ra mọi trách nhiệm Cơ đốc của mình, với sự nhận biết rằng Đức Chúa Trời là nguồn của sự cứu rỗi và sự nên thánh của chúng ta, và vì lẽ đó, điều nầy là chắc chắn.
Phần ứng dụng
(1) Chúng ta phải tin rằng sự cứu rỗi và sự nên thánh của thánh đồ hoàn toàn là công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể đồng ý với Charles G. Finney, ông viết: “Hiển nhiên là toàn bộ sự vâng phục đối với luật pháp của Đức Chúa Trời đặt trên nền khả năng tự nhiên. Chối bỏ điều nầy là chối bỏ con người không có khả năng làm theo cũng như người có thể làm theo. … Dĩ nhiên, điều nầy đã được định sẵn cho đến đời đời, rằng thể trạng nên thánh hoàn toàn có thể đạt được trong đời nầy, trên cái nền khả năng tự nhiên” [Charles G. Finney, as quoted by Miles J. Stanford, Abide Above (Hong Kong: Living Spring Press, 1970), pp. 24-25].
Tôi tin chắc rằng lý do cho nhiều Cơ đốc nhân ném mình vào cái tháp ngà trong đời sống thuộc linh của họ, ấy là họ đã sai lạc trong suy tưởng cho rằng đời sống thuộc linh của họ đang nằm trong khả năng của họ. Từ Rôma 6, chúng ta phải kết luận chúng ta chịu trách nhiệm sống loại đời sống tin kính, nhưng chúng ta không thể chịu trách nhiệm như thế được, khi tách ra khỏi công tác của thập tự giá và chức vụ của Đức Thánh Linh.
(2) Chúng ta phải nhìn biết rằng ngay cả chức vụ của Đức Thánh Linh, toàn bộ sự nên thánh sẽ không đạt được trong đời nầy. Sự cứu chuộc mà Phaolô nói ở trong các câu 18-25 còn ở trong tương lai. Dầu còn ở trong tương lai, tuyệt đối sự ấy là chắc chắn.
(3) Rôma 8 cung ứng cho chúng ta sự bảo đảm sống trong sự tin cậy và đắc thắng. Sự tin cậy của chúng ta đặt trọn vẹn trên quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi và sự nên thánh. “James Denney từng lưu ý rằng trong trường hợp sự tin chắc là một tội lỗi trong Thiên Chúa giáo, và một bổn phận của Tin Lành, trong Tân Ước tin chắc ấy chỉ là một sự kiện” [Packer, Knowing God, p. 205]. Trên cơ sở của sự kiện tin chắc nầy, chúng ta có thể sống đời sống Cơ đốc một cách đáng tin cậy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét