Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Bảy đặc điểm chữa lành được thấy có trong các nhóm nhỏ



Bảy đặc điểm chữa lành được thấy có trong các nhóm nhỏ
Mục sư Rick Warren Có bao giờ bạn cảm thấy ai đó đang ở trong tình trạng vô vọng không? Người ấy (nam hay nữ) chưa hề đến với Đấng Christ? Có thể là một người bà con nghiện rượu, ông bố nghiện ma túy, hay người hàng xóm đang sống nhờ vả – ai đó với một thói hư tật xấu đang kềm giữ họ không nhìn biết Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép ở Hêbơrơ 7:25: “Bởi đó Ngài [Chúa Jêsus] có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”. Chẳng có ai ở ngoài cái chạm của Chúa Jêsus hết.Tôi tin rằng các nhóm nhỏ là một phần quan trọng trong việc giúp đỡ cho hạng người sống vô vọng tìm kiếm sự chữa lành. Một trong những phần tôi thích nhứt về việc ở trong một nhóm nhỏ, ấy là bạn có thể cầu thay cho nhau trong các trường hợp “vô vọng”. Chúng ta có thể nương trên đức tin của người khác khi chúng ta khởi sự nghi ngờ.
Trong vấn đề của tuần qua, chúng ta đã nhìn vào các câu chuyện Tin Lành nói tới bốn gã kia đã khiêng người bạn bị đau bại đến với Chúa Jêsus. Đây là một câu chuyện nói tới một nhóm nhỏ những người khiêng bạn mình đang trong cảnh cần được chữa lành đến tại chơn của Chúa Jêsus. Trong câu chuyện nầy, chúng ta gặp bảy đặc điểm của một nhóm nhỏ mà Đức Chúa Trời sử dụng để chữa lành.
Lòng thương xót: Người nầy được chữa lành vì mấy người bạn của mình biết quan tâm. Ông Mục sư ơi, mọi sự đều khởi đi với chúng ta khi quan tâm đến kẻ đang bị tổn thương. Rôma 15:2 chép: “Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt”. Từng chức dịch và từng sứ mệnh phải dốc đổ ra từ tình yêu thương, hoặc nhu cần đó không phải là vấn đề. Nhiều Hội Thánh không đi ra với những kẻ sống ở quanh họ đang cần sự chữa lành vì họ thiếu tình yêu thương – chúng ta hãy thành thật về việc nầy. Kẻ nghiện rượu sẽ nôn mửa trên tấm thảm mới của họ. Kẻ nghiện ma túy sẽ buông ra vài câu nói lầm lỡ. Và hạng người đó sẽ đem gì vào trong Hội Thánh? Đức Chúa Trời đã sử dụng bốn gã kia vì họ rất nhạy cảm với nhu cần của bạn mình. Và Ngài sẽ sử dụng chúng ta khi chúng ta không bị phủ lút với mọi nhu cần của riêng mình mà khởi sự quan tâm đến người khác hơn là bản thân mình.
Đức tin: Bốn gã kia đã tin Đức Chúa Trời sẽ chữa lành cho người bạn của họ. Hãy nhìn vào Luca 5:20: “Đức Chúa Jêsus thấy đức tin của họ, bèn phán rằng: Hỡi người, tội lỗi ngươi đã được tha”. Ấy chẳng phải đức tin của người đau bại nọ đã khiến cho anh ta được lành đâu – mà chính là đức tin của mấy người bạn kia kìa. Có bao nhiêu người bạn biết rõ họ bị đau bại đến nỗi họ chẳng tin theo Đức Chúa Trời? Đấy là lúc chúng ta phải tin thay cho họ. Gióp 6:14 chép: “Kẻ gần xui té, đáng được bạn bầu thương xót đến, e kẻo người bỏ sự kính sợ Đấng Toàn năng”. Đức tin đóng một vai trò quan trọng trong bãi chiến trường thuộc linh.
Sự can thiệp: Bốn người bạn nầy không những cầu thay cho bạn của mình; họ còn nắm lấy hành động nữa. Kinh Thánh chép, họ đã khiêng đến Chúa Jêsus một người đau bại nằm trên chiếc chiếu. Anh ta không thể đến gặp Chúa Jêsus bằng sức riêng của mình được. Đúng là chưa đủ khi cầu thay cho ai đó đang bị tổn thương rồi bị kéo vào trong tội lỗi. Chúng ta phải nắm lấy hành động nữa. Đôi khi một người bạn (hay bốn người bạn của chúng ta) đã nói: “Tôi đưa anh đến với Hội Thánh”. Chẳng có một câu trả lời nào thích ứng cả. Chúa Jêsus phán ở Luca 14:23: “Chủ nhà lại biểu rằng: Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta”. Có một số trường hợp trong Kinh Thánh nói tới hạng người đưa nhiều kẻ khác đến với Chúa Jêsus. Không phải ai cũng là người chinh phục linh hồn, nhưng mỗi người đều là kẻ dẫn dắt. Bạn bè quan tâm đủ để thúc đẩy vấn đề.
Kiên trì: Bốn người bạn không để cho khó khăn làm cho họ nãn lòng. Đám dân đông không phải là vấn đề giữa họ và Chúa Jêsus. Hết thảy chúng ta đều ngã lòng khi chúng ta tìm cách đến gần với gia đình, bạn hữu, và người quen với Tin Lành. Nhưng chúng ta không thể thối lui. Tình yêu thương không cho chúng ta một lựa chọn nào khác. Galati 6:9 chép: “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt”. Sự kiên trì của Đức Chúa Trời, và Ngài muốn chúng ta phải biết kiên trì nữa.
Sửa đổi: Mấy người bạn nầy dám làm một việc thật là khác biệt. Đúng là một sự sửa đổi đáng nể khi lên tận mái nhà rồi dở nó ra để dòng bạn mình xuống gặp Chúa Jêsus. Hãy tưởng tượng sự can thiệp mà họ đã thực hiện xem! Có lúc chúng ta có thứ chúng ta gọi là nguyên tắc “không đụng tới, không làm chi hết”. Chức dịch sẽ là rối rắm vì nó có quan hệ với người ta. Những nhóm nhỏ không ra khỏi cái hộp không bằng lòng dấn thân đủ để trở thành công cụ của sự chữa lành.
Cộng tác: Rõ ràng, bốn người bạn nầy cùng làm việc với nhau để khiêng bạn mình đến gặp Chúa Jêsus. Điều chi xảy ra nếu bạn có ba người cùng làm việc để dòng người kia qua mái nhà lúc sử dụng một chiếc mền thôi? Chuyện sẽ không dễ dàng đâu! Bốn người bạn phải cộng tác với nhau. Đây là một việc quá to tát cho một người. Cũng vậy với các nhóm nhỏ. Người ta đến với Đấng Christ nhanh hơn khi họ làm việc ấy theo phạm trù của một nhóm nhỏ cùng cộng tác với nhau. Một cộng đồng biết nâng đỡ nhau là một chứng nhân đắc lực cho Đức Chúa Trời.
Hy sinh: Bạn có lấy làm lạ, không biết ai sẽ bồi thường mái nhà trong câu chuyện nầy? Tôi nghĩ bốn người bạn kia đã lo việc ấy. Không những họ đã dở toang mái nhà ra rồi để nó lại cho ai đó tra lắp lại. Luôn luôn có một giá phải trả khi đưa dắt người ta đến với Đấng Christ. Dù đó là thì giờ, tiền bạc, nổ lực, hay bất cứ điều chi khác, có một giá phải trả khi đưa dắt ai đó đến với Đấng Christ. Luca 16:9 chép: “Còn ta nói cho các ngươi: Hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn, để khi của ấy hết đi, họ tiếp các ngươi vào nhà đời đời”. Các nhóm nhỏ phải bằng lòng thực hiện sự hy sinh nếu họ muốn trở thành đại biểu của sự chữa lành trong thế gian.
Ông Mục sư ơi, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bảy đặc điểm nầy để đem sự chữa lành đến cho cộng đồng Hội Thánh của ông. Những sự lựa chọn chữa lành trong cuộc sống sẽ giúp phát triển các đặc điểm nầy trong những nhóm nhỏ của ông vào mùa thu nầy. Đây sẽ một sự ngạc nhiên trong tám tuần lễ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét