Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 9: "Quyền Tể Trị Của Đức Chúa Trời Trong Ơn Cứu Rỗi"



Quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong ơn cứu rỗi

(Rôma 9)
Phần giới thiệu
Nếu Rôma 8 có sự phân biệt ở chỗ là cơn thủy triều cao trong Tân Ước, chương 9 có sự tôn cao về sự dạy một lẽ đạo không ổn lắm về tình cảm trong cả Kinh Thánh, lẽ đạo về sự chọn lựa. Chương nầy gây rắc rối cho một số giáo sư dạy Kinh Thánh nên họ sẽ thích nó không nên có trong Kinh Thánh. Một trong những vị Mục sư tôi đánh giá cao nhất qua chức vụ của ông đã nói với tôi rằng ông sẽ không hề dạy về chương 9, thậm chí khi ông phải dạy sách Rôma từ chương nầy đến chương khác.
Rôma 9 vốn rất quan trọng cho Cơ đốc nhân, không những theo ý nghĩa nó cung ứng một nền tảng cho lẽ đạo chọn lựa về mặt thần học, mà nó còn cưu mang trong đó sự sống thuộc linh của chúng ta nữa. Nếu ơn cứu rỗi tìm được nguồn của nó trong ý muốn của loài thọ tạo, thay vì trong ý muốn của Đấng Tạo Hoá, thì tôi sẽ chẳng dám chắc trọn vẹn về sự cứu của mình, vì tôi có thể mất đức tin mình nơi Đức Chúa Trời một ngày kia, hoặc tôi có thể chối bỏ đức tin của mình nữa. Nếu ơn cứu tỗi của người khác không đặt trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, thì tôi có ít lý do để cầu thay cho kẻ bị mất được cứu rỗi.
Còn nếu ơn cứu rỗi tìm được nguồn của nó trong ý muốn của Đức Chúa Trời, thì tôi nhìn biết rằng tôi dám chắc mình là một Cơ đốc nhân cho đến đời đời, vì dầu tôi có thể thay đổi, nhưng Đức Chúa Trời không hề thay đổi. Từ khi Ngài là Đấng đã định ơn cứu rỗi tôi và Ngài không thể thay đổi, thì ơn cứu rỗi của tôi chắc chắn y như Đấng là nguồn của nó vậy. Nếu ơn cứu rỗi đã được Đức Chúa Trời định, thì tôi có thể đến với Ngài trong sự cầu nguyện với lòng tin chắc rằng Ngài có quyền cứu, và Ngài có khoái lạc trong việc cứu vớt cũng như trong việc đáp trả cho những lời cầu nguyện của tôi.
Rôma 9–11 vốn rất quan trọng cho sứ đồ Phaolô khi ông viết ra thư tín nầy. Phaolô là một người Do thái — ngày nay chúng ta gọi ông là một người Do thái đầy trọn, mà còn gọi là người Do thái công bình nữa. Phaolô đã dạy rằng đức tin Cơ đốc không có một sự biến cải nào hết, chắc chắn không đi ngược lại với sự khải thị của Cựu Ước, mà thay vì thế, là sự ứng nghiệm của mọi điều mà người Do thái đã trông cậy. Ở chương 4, Phaolô dạy rằng bản thân Ápraham đã được cứu bởi đức tin chớ không phải bởi việc làm, và loại đức tin ấy có cần để được cứu hôm nay đặc biệt cũng chính là loại đức tin mà Ápraham đã luyện tập.
Nhưng vấn đề của Phaolô nằm ở chỗ nầy đây: Nếu Tin lành mà Phaolô rao giảng là sự ứng nghiệm của mọi sự mà Cựu Ước đã nói trước, thế thì tại sao người Do thái lại không nhận được phước hạnh của nó? Tại sao tỉ lệ dân Ngoại, là những kẻ không có hy vọng đến với Đấng Christ là đại đa số đang khi người Do thái vẫn cứ vô tín, họ thất bại không nhìn biết phước hạnh của Đức Chúa Trời?
Ở bên kia vấn nạn nầy, còn có một thắc mắc về sự công bình và ngay thẳng của Đức Chúa Trời, vì Ngài đã định mà Ngài lại không làm thành. Vì thế, tính đáng tin cậy của Lời Đức Chúa Trời không nằm ở bên kia thắc mắc, vì mọi điều mà Cựu Ước đã hứa cho người Do thái dường như đã thất bại. Đối với vấn nạn nầy, vị sứ đồ đã đưa mình vào trong ba chương kế đó.
Cần phải nhấn mạnh ở đây rằng các chương 9–11 là một gói, và giải đáp cho tình thế chẳng đặng đừng về sự vô tín của Israel không thể giải đáp thoả đáng bởi bất kỳ một trong ba chương nầy. Chương 9 nói tới sự vô tín của Israel bằng cách chỉ ra rằng Đức Chúa Trời không định cứu hết thảy dân Israel. Nói cách khác, Đức Chúa Trời không chọn lấy những kẻ nào vô tín. Ở chương 10, Phaolô nhấn mạnh rằng Israel đã không chọn lấy Đức Chúa Trời. Ở chương 11, Phaolô chỉ ra thể nào Đức Chúa Trời đã định sự vô tín của Israel làm cho sự cứu rỗi của dân Ngoại được hoàn tất, và những điều dân Israel trông cậy chưa được ứng nghiệm, vì sự vô tín của Israel chưa được hoàn toàn cũng không thường xuyên.
Rôma 9.1-5 đưa ra vấn đề làm nền cho cả đoạn. Tại sao dân Israel lại ở trong sự vô tín mặc dù tất cả những đặc ân họ đã kinh nghiệm trong quá khứ, và mặc dù lời hứa phước hạnh cho tương lai nữa? Các câu 6-13 đáp trả cho thắc mắc bằng cách khẳng định rằng Đức Chúa Trời không hề hứa các ơn phước nầy với từng dòng dõi theo phần xác của Ápraham, mà chỉ hứa với người nào là con cái của Ápraham bởi đức tin mà thôi. Nếu cả dân Israel không được cứu vì họ không được chọn, thì có hai sự chống đối cho lẽ đạo chọn lựa cần phải được đáp ứng với: bản án bất công (các câu 14-18) và vì lẽ đó con người không đáng kể ở trước mặt Đức Chúa Trời (các câu 19-23). Phaolô kết luận bằng cách đảo lại rồi quyết chắc rằng Lời của Đức Chúa Trời, đã bị làm cho thất bại bởi sự vô tín của Israel, đã được ứng nghiệm (các câu 24-29).
Vấn đề được đưa ra: Tại sao Israel lại thất bại bất chấp tất cả những đặc ân của họ? (9.1-5)
Sự buồn rầu thành thực của Phaolô (các câu 1-3). Sự kết án mà cộng đồng Do thái chống lại vị sứ đồ, ấy là ông chẳng phải là bạn thiết của họ. Họ cho rằng Tin lành mà Phaolô rao giảng đã đi ngược lại với mọi điều mà Israel đã án ngữ và trông cậy. Phaolô không bắt đầu xử lý với tình thế chẳng đặng đừng của người Do thái cho tới khi ông đã thiết lập sự thực ông không phải là kẻ thù, mà là người bạn rất đau khổ; thực vậy, ông đã đau buồn đến nỗi ông bằng lòng gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay cho dân sự của ông nếu bởi chịu như thế họ có thể được đem đến ơn cứu rỗi (câu 3).
Thất bại của Israel đã được chiếu sáng bởi các đặc ân của họ (các câu 4-5). Sự vô tín của dân Israel không nhiều đến nỗi bị xem là ‘vì cớ’ giống như ‘bất chấp’, vì Israel đã có những đặc ân mà không dân nào khác dám xưng mình có được. Họ là ‘dân Israel’ và là dân ấy, họ có thể xưng nhận 7 đòi hỏi đặc biệt nầy. (1) Họ có thể xưng mình là con (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 4.22; Ôsê 11.1); (2) họ là những người chứng kiến tận mắt sự khải thị về vinh hiển của Đức Chúa Trời, sự huy hoàng của thần linh và sự vinh hiển shekinah; (3) họ là những kẻ được hưởng lợi ích của giao ước thiêng liêng [“Có bằng chứng rất lớn (P. 46, B,D, etc.) về cách đọc số ít ‘giao ước’ trong trường hợp đó là giao ước trên núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 24.8) có ý nghĩa. Nhưng số nhiều có lẽ được ưa thích hơn (đối chiếu Êphêsô 2. 12); ‘các giao ước’ khi ấy sẽ bao gồm những gì đã được lập bởi Đức Chúa Trời với Ápraham (Sáng thế ký 15. 18, 17.4…), với Israel trong thời của Môise (Xuất Êdíptô ký 24.8, 34.10; Phục truyền luật lệ ký 29.1…) và Giôsuê (Phục truyền luật lệ ký 27.2...; Giôsuê 8.30..., 24.25), và với David (II Samuên 23.5; Thi thiên 89.28); chớ không nhắc tới giao ước mới, đã được hứa trong thí dụ đầu tiên nói tới ‘nhà của Israel và … nhà của Giu-đa’ (Giêrêmi 31.31).” F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1963), p. 185] được Đức Chúa Trời lập với dân sự của Ngài; (4) họ là những kẻ nhận lãnh và canh giữ luật pháp của Đức Chúa Trời được ban cho trên Núi Sinai; (5) họ có đặc ân phục vụ trong đền thờ, “những sự bó buộc trong sự phục vụ thánh” [Ibid., p. 185]. (6) họ cũng là những kẻ tiếp nhận nhiều lời hứa của Đức Chúa Trời, phần nhiều trong số đó hãy còn ở thì tương lai; và (7) họ có một phổ hệ mà bất cứ dân nào cũng có thể tự hào; các tổ phụ của họ là những vị tộc trưởng, và là một dân mà qua họ Đấng Mêsi sẽ ngự đến.
Dù có các đặc ân lớn lao như thế nầy, người Do thái là một dân không kinh nghiệm được những ơn phước mà một người sẽ trông mong theo cách đúng đắn. Điều nầy không được trình bày cách rõ ràng, nhưng vấn đề của Israel là sự vô tín lan rộng và thất bại không đạt được những ơn phước mà họ đã trông đợi [Chúng ta không đi qua câu 5 mà không để ý tới sự thực câu nầy có lẽ là câu nói rõ ràng nhất từ ngòi viết của Phaolô chỉ ra thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ. Sanday và Headlam, sau khi xem xét bàn bạc, họ khẳng định: “trong những hoàn cảnh nầy với sự ngần ngại sơ sài thôi, chúng ta sử dụng khả năng đầu tiên và dịch: ‘Đấng Christ lấy xác thịt từ họ mà ra đời, Ngài trên hết mọi sự, Đức Chúa Trời đã chúc phước cho đến đời đời. Amen.’” William Sanday, and Arthur C. Headlam, A Critical and Exegetical Commentary on the Epistle to the Rome (Edinburgh. T. and T. Clark, 1968, reprint), p. 238].
Mặc dù Israel đã thất bại, Lời của Đức Chúa Trời không thất bại (9.6-13)
Ở ngoài mặt của vấn đề, dường như đối với một số người, thất bại của Israel cần phải lý giải là thất bại của Đức Chúa Trời — thực sự là Lời của Đức Chúa Trời đã thất bại, một khi những gì đã được hứa cho đã không thành ra hiện thực. Phaolô tiếp cận vấn đề bằng cách trước hết công bố ra những gì Kinh Thánh đã hứa. Sai lầm tăng lên gấp bằng hai khi cho rằng Lời của Đức Chúa Trời không đúng. Trước hết, Kinh Thánh không hề hứa ơn phước cho từng dòng dõi theo phần xác của Ápraham. Thứ hai, nền tảng ơn phước của Đức Chúa Trời không được thấy có trong mối quan hệ theo phần xác của người nào với tổ phụ đặc biệt nào đó, nhưng thay vì thế có trong mối quan hệ thuộc linh của một người với Đức Chúa Trời bởi đức tin.
Khi Phaolô giới thiệu đề tài nói về sự chọn lựa, có một việc mà chúng ta cần phải hiểu cho thấu đáo. Người Do thái mộ đạo, nhưng lại vô tín không những thích như thế, mà còn nương theo điều đó nữa. Người Do thái là một tín hữu ngoan đạo trong lẽ đạo nói tới sự lựa chọn — nghĩa là lẽ đạo nói tới sự lựa chọn tập thể. Họ thích thú nơi tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời đã chọn họ từ các dân trên đất để làm những kẻ nhận lãnh mọi ơn phước và đặc ân mà Phaolô mô tả ở các câu 4 và 5. Họ chẳng gặp phải nan đề nào trong việc xem các dân khác là dân ‘không được chọn’. Họ rất bằng lòng khi chuyển kẻ theo dị giáo vào địa ngục.
Phaolô sử dụng tình trạng thần học của người Do thái làm điểm khởi sự phần bàn luận của ông, nhưng ông nhấn mạnh tính thần học của họ nhiều hơn là họ nghĩ nữa. Ông lấy nguyên tắc của sự lựa chọn mà họ chấp nhận trên cơ sở quốc gia, rồi áp dụng nó the cơ sở cá nhân [Theo tác giả viết bài nầy, thì dù điểm khởi sự của Phaolô là sự chọn lựa dân tộc, ông đang nhấn mạnh tới sự lựa chọn cá nhân. Quan điểm nầy được nhiều nhà giải kinh ủng hộ. Murray xử lý với thắc mắc nầy theo cách bao quát rồi kết luận rằng sự lựa chọn mà Phaolô nói là lựa chọn cá nhân vì vài lý do: (1) Cách sử dụng từ ngữ của Phaolô về ‘sự lựa chọn’ và ‘mục đích’ trong các phân đoạn khác rõ ràng là thần học về Chúa Cứu Thế Jêsus. (2) Sự lựa chọn tập thể không đáp ứng với thắc mắc mà Phaolô đã đưa ra, chỉ có sự lựa chọn cá nhân mới đáp ứng được mà thôi. (3) Ở Rôma 11.5, 7 cũng chính từ ngữ ‘lựa chọn’ đã được sử dụng để đối chiếu với ‘sự cứng lòng’ và ở đó “sự lựa chọn” đề cập rõ ràng đến sự cứu rỗi của cá nhân. (4) Mệnh đề ‘chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi’ đề cập tới sự kêu gọi hiệu quả tội nhân đến với ơn cứu rỗi qua công tác của Đấng Christ. John Murray, The Epistle to the Rôma (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1968), Vol. II, pp. 15-20.
Cũng hãy chú ý lời bình nầy của Stifler: “Đối tượng không phải là một dân, mà là một cá nhân, không phải một dân nắm quyền lãnh đạo hay uy quyền, mà là về sự cứu rỗi cá nhân” James M. Stifler, The Epistle to the Rome (Chicago. Moody Press, 1960), p. 164]. Nếu Israel có thể thích thú nơi sự lựa chọn dân tộc, thì tình trạng chẳng đặng đừng của họ về tại sao có nhiều người Do thái không tin có thể được giải thích trên cơ sở sự lựa chọn cá nhân. Tại sao có nhiều người Do thái thất bại không đạt tới các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa cho? Vì Đức Chúa Trời không chọn họ để được phước bởi ơn cứu rỗi. Trong khi lời xưng nhận cả thể của Israel về ơn phước của Đức Chúa Trời đã được căn cứ theo tổ phụ và mọi việc làm của họ, nguyên nhân của phước hạnh là ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời bởi sự lựa chọn tự do. Một lời xưng nhận như thế phải được minh chứng bằng tư liệu, vì vậy Phaolô xây sang trường hợp lịch sử nói tới Y-sác và Gia-cốp của Israel.
Trường hợp của Y-sác, chớ không phải Íchmaên (các câu 7-9). Nếu ơn phước đã được đảm bảo bởi mối quan hệ theo phần xác với Ápraham, thế thì nhiều người dân Ngoại sẽ có chung đòi hỏi ấy như người Do thái có vì Ápraham là cha của nhiều người chớ không chỉ có Y-sác. Íchmaên sẽ có đòi hỏi tương đương đối với các phước hạnh của người Do thái nếu phỗ hệ theo phần xác là nguyên nhân chính cho sự được phước. Nhưng theo như Kinh Thánh dã nói: “Ấy là bởi Y-sác mà ngươi sẽ có một dòng dõi gọi theo tên ngươi” (Rôma 9.7b, Sáng thế ký 21.12). Íchmaên là kết quả của các nổ lực mong manh của Ápraham hầu đem lại những gì Đức Chúa Trời đã hứa, nhưng Y-sác là sản phẩm của công việc Đức Chúa Trời làm ra trong sự ứng nghiệm lời hứa của Ngài về một đứa con trai.
Trường hợp của Gia-cốp, chớ không phải của Ê-sau (các câu 10-13). Đối với một số người, trường hợp của Y-sác có thể không thuyết phục lắm vì mỗi đứa con đều có một bà mẹ khác. Nếu đây là vấn đề, thì nó sẽ bị gạt ra ngoài bởi trường hợp của Gia-cốp và Ê-sau, vì họ có cùng cha cùng mẹ; thực vậy, họ là dòng dõi của của cùng một lần thai nghén, khi họ là hai anh em sanh đôi.
Chắc chắn mọi người đều nhận rằng Đức Chúa Trời đã chỉ rõ phước hạnh đến qua dòng dõi của Gia-cốp, chớ không phải Ê-sau. Điều nầy khẳng định một lần nữa rằng các ơn phước của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào con người trên cơ sở nguồn gốc. Nhưng đâu là nền tảng sự ấn định của Đức Chúa Trời cho Gia-cốp phải hơn Ê-sau? Người Do thái sẽ xưng nhận rằng sở dĩ như thế là vì một số bổn phận mà Đức Chúa Trời đã có cho Gia-cốp, nhưng câu chuyện trong Sáng thế ký không ủng hộ một sự xưng nhận như thế. Sự chọn lựa của Đức Chúa Trời không căn cứ theo sinh hoạt nào của con người hay lấy con người làm công cụ, mà được quyết định chỉ trên sự tự do lựa chọn của Đức Chúa Trời.
Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời đã nằm ngoài thói tục hay truyền thống, vì truyền thống sẽ chiếu ưu thế trên Ê-sau, là con trưởng nam. Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời cũng không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ việc lành nào mà Gia-cốp làm ra, hay bất kỳ một điều ác nào do Ê-sau tạo ra, vì Phaolô khẳng định: “Vì, khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ-hầu cho được giữ vững ý chỉ Đức Chúa Trời, là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi” (Rôma 9.11).
Tất nhiên, là Đức Chúa Trời biết rõ Gia-cốp và Ê-sau đã làm gì, nhưng sự lựa chọn của Ngài không phải là kết quả của sự hay biết nầy. Quả thực sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về Gia-cốp thì bất chấp sự hiểu như thế, vì ông là một kẻ bất lương [“Thế là sự lựa chọn, không được lập ra chiếu theo cái nền bản chất mọi việc làm của họ hay cái nền mọi việc làm của họ. Khi nói rằng Đức Chúa Trời nhìn thấy trước bản chất tốt lành cùng những việc lành của Gia-cốp là phổ biến một tư tưởng đi ngược lại với logic của câu nói mà Phaolô đưa ra ở đây và mâu thuẫn với những sự kiện tới sau. Lịch sử của Gia-cốp không chỉ ông ra là con người tốt đẹp, đạo đức hơn anh của mình; chính cái tên của ông đang chỉ ra bản chất của ông. … Công trạng của con người, hiện tại hoặc sẽ nhìn thấy được bằng mắt thường, không bước vào sự lựa chọn của Đức Chúa Trời” Stifler, p. 161].
Vậy, đâu là cơ sở sự Đức Chúa Trời chọn lựa Gia-cốp hơn Ê-sau? Đức Chúa Trời đã hành động không bởi một sự bó buộc nào, mà thay vì thế bởi quyền tể trị của Ngài, và nhơn đó sự tự do lựa chọn đặt trên ý muốn riêng của chính Ngài. Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không căn cứ theo mọi việc làm của cá nhân, mà theo ý muốn của Đức Chúa Trời. “… là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi” (Rôma 9.11b). Như Kinh Thánh chép: “Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau” (Rôma 9.13, Malachi 1.2…) [“Vì lẽ đó, chúng ta phải công nhận rằng có trong Đức Chúa Trời một sự ghét bỏ thánh khiết không thể xác định theo các giới hạn không yêu thương hay ít yêu thương. Hơn nữa, chúng ta không hạ thấp giọng trước thực tại hay cường độ của sự ghét nầy bằng cách nói về nó như ‘anthropopathic’ hay bằng cách nói rằng nó ‘chẳng đề cập nhiều tới tình cảm như tới tác dụng’. Trường hợp nầy cho thấy, tính ghét bỏ thánh khiết nầy ở trong chúng ta rập khuôn theo tính ghét bỏ thánh khiết trong Đức Chúa Trời”. Murray, Vol. II, p. 22. Những lời nầy là tóm lược của phần Murray bàn về điểm nầy ở các trang 21-24].
Chúng ta hãy quyết chắc là chúng ta đã hiểu trọn những gì Phaolô đã nói về sự lựa chọn thiêng liêng, vì có nhiều suy nghĩ sai về lẽ đạo nầy. Có người sẽ giải thích sự lựa chọn theo cách nầy: Đức Chúa Trời đang chọn lấy chúng ta; Satan, nghịch cùng chúng ta; và chúng ta phải phá vỡ sự trói buộc. Nhiều người khác cho rằng Đức Chúa Trời đã quyết định một con số nhất định những người được chọn, nhưng không phải những cá nhân đặc biệt — con số ấy dẫn tới chúng ta. Nhiều người khác dường như nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta ‘trong Đấng Christ’ rồi vì lẽ đó, hễ ai đang ở trong Đấng Christ là kẻ được chọn. Một lần nữa, điều nầy để phần quyết định tối hậu ai là kẻ được chọn lại cho bản thân kẻ được chọn. Đây rõ ràng là điều kiện của W. B. Riley, khi ông ta nói: “Sự lựa chọn của linh hồn nương vào sự chọn lựa của linh hồn. Ngươi, bạn ta, là người duy nhứt mới có thể định liệu thắc mắc về sự lựa chọn nầy. Sự lựa chọn ấy không được định liệu trên Thiên đàng; nó được định liệu ở trên đất. Nó không phải được định liệu bởi Chúa; nó được định liệu bởi con người” [Được trưng dẫn bởi Samuel Fisk, Divine Sovereignty and Human Freedom (Neptune, N.J.. Loizeaux Bros, Inc., 1973) p. 15].
Ngay cả việc đọc không chủ định Rôma 9 chỉ ra chúng ta đang nắm giữ một địa vị khác biệt hoàn toàn hơn những kẻ vừa được nhắc tới, vì sự lựa chọn con người để được cứu rỗi đời đời là công việc của Đức Chúa Trời, và tôi rất biết ơn về sự lựa chọn đó. Nếu sự lựa chọn của tôi nương vào việc tôi bỏ lá phiếu của mình theo sự ưu ái của Đức Chúa Trời, tôi sẽ bị nguyền rủa cho đến đời đời, vì sự tôi không được tái sanh sẽ luôn bỏ phiếu nghịch lại Đức Chúa Trời, vì là một kẻ không tin Chúa tôi đã chết trong tội lỗi của mình, và tự nhiên là kẻ thù của Đức Chúa Trời và là con cái của sự thạnh nộ (Êphêsô 2.1-3; Rôma 3.10-18). Không một loại chọn lựa nào có thể được gắn cho một Đức Chúa Trời là Đấng thực sự đang tể trị hơn sự lựa chọn được mô tả bởi Phaolô trong Rôma 9, vì quyền tể trị ám chỉ sự tự do tuyệt đối và sự độc lập hoàn toàn của hành động. Những quyết định của Đức Chúa Trời không phải là tình cờ ụp lên chúng ta đâu. Các quyết định của chúng ta mới là tình cờ đối với Ngài.
Vì thế, đây là giải đáp cho nan đề vô tín của người Do thái. Sự vô tín của Israel không phải là một thất bại của Lời Đức Chúa Trời, mà là sự bày tỏ ra ý muốn của Đức Chúa Trời. Israel đã thất bại vì Đức Chúa Trời muốn nó phải thất bại. Lý do của Đức Chúa Trời cho sự vô tín của Israel sẽ được giải thích ở chương 11, còn bây giờ chúng ta phải chấp nhận sự thực là Đức Chúa Trời, buộc phải chúc phước cho từng người Do thái trên cơ sở tổ phụ của họ, tự do chọn lựa bất cứ người nào Ngài muốn và chối bỏ kẻ nào Ngài muốn. Đấy là bằng chứng từ cách đối xử trước đấy của Đức Chúa Trời đối với cả dân tộc.
Sự lựa chọn được biện hộ (9.14-23)
Có lẽ một trong những dòng chứng cớ mạnh mẽ nhất về sự lựa chọn đã được xác định là sự lựa chọn tự do tuyệt đối của Đức Chúa Trời những kẻ nào sẽ được cứu được thấy có ở các câu 14 và 19. Trong các câu nầy, hai sự chống đối những gì Phaolô dạy về sự lựa chọn đã được đưa ra. Trước tiên là: “Như thế chẳng phải là công bằng sao?” và thứ hai là: “Sự (vô tín) không phải là lỗi của tôi!” Giờ đây các sự chống đối đều hợp lý nếu Phaolô thực không dạy rằng Đức Chúa Trời chọn lựa những con người trên cơ sở ý muốn tự do của chính Ngài, ngoài ý muốn của con người hay các việc làm của họ. Nếu Phaolô không dạy lẽ đạo về sự lựa chọn, thì mọi sự ông cần phải làm là trả lời cho các thắc mắc nầy bằng cách nói: “Các ngươi hiểu sai hoàn toàn những gì ta đã nói”. Sự thực là ông đang trả lời cho những sự chống đối nầy buộc chúng ta phải hiểu rõ sự dạy của Phaolô giống như những kẻ chống đối của ông đã hiểu — về một hành động độc lập của Đức Chúa Trời đối cùng con người.
Thực vậy, thật là thú vị mỗi lúc tôi có cơ hội dạy dỗ lẽ đạo nói tới sự lựa chọn, nó không hề thất bại thì chính những sự chống đối đó lại phát sinh trong các câu 14 và 19 đã dậy lên từ phía cử toạ mà tôi đang dạy dỗ. Vì lẽ đó, thật là quan trọng khi chúng ta đạt vtới mức hiểu biết phần biện hộ của Phaolô về địa vị của ông căn cứ theo lẽ đạo của sự lựa chọn, vì chúng ta cũng cần phải sử dụng chính những dòng biện hộ nầy để giải đáp cho những kẻ chống nghịch chúng ta.
(1) Sự lựa chọn ấy không công bằng (các câu 14-18). Có phải bạn có ý nói cho tôi biết rằng nếu Đức Chúa Trời đã chọn tôi phải được cứu, tôi sẽ được cứu bất chấp bản ngã của tôi, và nếu Đức Chúa Trời không chọn tôi, thì chẳng còn có trông mong gì sẽ được cứu nữa, phải vậy không? Tại sao sự ấy lại không công bằng kìa! Sao người nầy được lên thiên đàng, còn người kia thì phải sa địa ngục, chỉ theo ý chợt nảy ra của Đức Chúa Trời thôi. Hãy khoác cho sự chống đối trong câu 14 hình thái giãn đơn nhất xem: “Vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Có sự không công bình trong Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy!” (Rôma 9.14). Vấn đề, ấy là kẻ chống đối đang tranh luận về mục tiêu công bình, trong khi Phaolô đang nói tới sự thương xót. Sự công bình đang chỉ ra con người phải nhận lãnh những gì đáng thuộc về họ. Sự công bình của Đức Chúa Trời đã được bàn rồi ở các chương 1-3. Sự công bình của Đức Chúa Trời đòi hỏi án chết từng người nam, người nữ, và con trẻ phải trả giá, vì: “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rôma 3.10). Nếu chúng ta đòi hỏi Đức Chúa Trời phải công bình và chỉ một mình Ngài là công bình thì mỗi linh hồn đều phải qua cõi đời đời trong địa ngục.
Sự lựa chọn chẳng có việc gì phải làm với sự công bình, đây là vấn đề của sự thương xót. Chúng ta đang nói tới ân điển của Đức Chúa Trời khi chúng ta nói tới sự lựa chọn. Sự thương xót thu lại án phạt mà con người đáng phải chịu. Tội phạm kêu xin sự thương xót trước mặt quan án của hắn. Ân điển mau lẹ hơn sự thương xót ở chỗ nó hiến cho kẻ hoàn toàn không xứng đáng. Bất cứ người nào mà Đức Chúa Trời lựa chọn để cứu là một kẻ đáng phải chết mất, vì “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6.23). Án phạt cần phải được trả bởi tội phạm được chọn đã được trả bởi sự chết có tính thay thế của Đức Chúa Jêsus Christ. Thêm vào với điều nầy, tội phạm còn được tuyên bố là công bình trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ, và người được lập làm con cái của Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ (Rôma 8.15-17). Đây là ân điển!
Như có người đã nói: “Thắc mắc sẽ không phải là: ‘Sao Đức Chúa Trời không cứu hết thảy mọi người?’ mà là: ‘Sao Đức Chúa Trời lại cứu bất cứ ai đó?’” Chúng ta không xứng đáng với ân sũng của Đức Chúa Trời, và chúng ta không dám gọi Đức Chúa Trời là bất công vì Ngài đã cầm giữ lại ân điển của Ngài đối với ai đó và ban hiến ân điển ấy cho nhiều người khác. Tôi tin chính Bill Gothard là người đã sử dụng minh hoạ (chứng minh một điểm khác biệt) nói tới người kia đang xuống phố bố thí những tờ 1000USD — cho từng nhà. Bây giờ, chúng ta phải làm gì đây, nếu chúng ta đi ngang qua, đối mặt với người nầy rồi kết án ông ta với sự bất công sao? Có bao nhiêu lần một viên cảnh sát kết án chúng ta nếu chúng ta thử điền vào lời than phiền vào đơn từ? Vấn đề không phải là công bình, mà là ân điển kìa [“Ân điển của Đức Chúa Trời thì rộng sâu hơn bất kỳ ai dám kỳ vọng, mà chỉ vì đó là ân điển, không một ai dám ghi tước hiệu cho nó, và không một ai có thể buộc rằng Đức Chúa Trời sẽ đưa ra một quyển sổ đầy các nguyên tắc trên đó Ngài hiến cho ân điển của Ngài, hay Ngài sẽ hiến ân điển cho người khác hơn là Ngài đang làm. Ân điển trong sự tối thượng của nó có thể áp đặt các điều kiện, nhưng nó không thể được áp đặt để phục theo họ” F. F. Bruce, p. 191]. Đức Chúa Trời được tự do cách tuyệt đối khi ban hiến ân điển của Ngài trên bất kỳ ai mà Ngài lựa chọn, và Ngài không phải là Đấng tuyệt đối phạm vào sự bất công vì đã cầm giữ lại không ban hiến ân điển ấy cho bất cứ ai hay cả loài người.
Phaolô minh hoạ quan điểm nầy bằng cách đối chiếu hoạt động của Đức Chúa Trời trong đời sống của hai người sống cùng thời với nhau, Môise và Pharaôn. Đối với Môise, Đức Chúa Trời thực thi lòng thương xót, còn đối cùng Pharaôn, Đức Chúa Trời đã thực hành sự công bình của Ngài. Đức Chúa Trời là công bình trong cả hai trường hợp, và rất là thú vị, Đức Chúa Trời đã sử dụng cả hai người để thực hành các ý đồ của Ngài. Đức Chúa Trời đã dấy Môise lên làm đấng cứu tinh của dân sự Ngài và là một loại Đấng Mêsi hầu đến. Đức Chúa Trời đã dấy [“Trong quan điểm của câu đứng trước (Xuất Êdíptô ký 9.15), câu nầy được trưng dẫn để hiểu rõ về sự bảo toàn Pharaôn không bị dứt mất khỏi đất trong trường hợp đặc biệt bởi bịnh dịch. Nhưng từ ngữ mà Phaolô sử dụng ở đây, ‘dấy lên’, là từ ngữ được dùng trong Cựu Ước Hy lạp theo ý nghĩa dấy lên trên bối cảnh của lịch sử vì một mục đích thật đặc biệt (đối chiếu Dân số ký 24.19; II Samuên 12.11; Gióp 5.11; Habacúc 1.6. Xachari 11.16)” Murray, Vol. II, p. 27] Pharaôn lên để bày tỏ ra quyền phép cả thể của Ngài và để công bố sự vinh hiển của Ngài. “Trong Kinh Thánh cũng có phán cùng Pha-ra-ôn rằng: Nầy là cớ vì sao ta đã dấy ngươi lên, ấy là để tỏ quyền phép ta ra trong ngươi, hầu cho danh ta được truyền ra khắp đất” (Rôma 9.17).
Stifler đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng: “Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã được kích thích trong việc ném bỏ một tội nhân cũng nhiều y như giải cứu một tội nhân” [Stifler, p. 164].
Để nhấn mạnh thêm quan điểm nầy, sự cứng lòng của Pharaôn là một hành động của ân điển mà người Do thái rất quan tâm, vì nó cung ứng cơ hội để họ được giải phóng. Mọi sự mà Môise đã thắc mắc lúc ban đầu là xin cho dân Israel đi vào đồng vắng một thời gian để thờ phượng Đức Chúa Trời (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 5.1). Sự cứng lòng của Pharaôn đã tạo cơ hội cho 10 trận dịch lệ, là những thứ được đáp trả cho sự thách thức của Pharaôn: “Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người?” (Xuất Êdíptô ký 5.2). Còn hơn như thế nữa, sự vô tín của ông ta đã đem lại sự giải phóng cho cả dân tộc Do thái ra khỏi vòng nô lệ. Đây là những gì sự vô tín của Israel đang đạt được ngày hôm nay [“Về mặt lịch sử, Pharaôn đã chu cấp cơ hội cho sự giải phóng dân sự; nếu không có ‘sự lấn lướt nào của Pharaôn’ thì sẽ chẳng có một ‘Xuất Êdíptô nào hết, và sự công bố Xuất Êdíptô (trong Kinh Thánh, và trong Lễ Vượt Qua nữa) sẽ không hề diễn ra. Sự lý giải của Phaolô về phần lịch sử nầy rất là rõ nét y như chính phần lịch sử đó, mặc dù nó bao gồm việc chuyển sự tưởng tượng từ Pharaôn sang Israel. Trong thì hiện tại, Israel (cũng như Pharaôn trong thời của ông ta) đang hiện hữu vì hai mục đích: (i) cung ứng cơ hội hay phạm trù cho một hành động giải cứu thiêng liêng — trong đó con người sẽ được buông tha đối với luật pháp, và nhờ đó đối với tội lỗi và sự chết; (ii) hành động tạo ra sự công bố hành động giải cứu của Đức Chúa Trời trên khắp thế gian — đã diễn ra vì Israel chối bỏ Tin Lành (11.11, 15, 19, 25). Vì vậy, giống như các chương trình của Pharaôn bị gạt bỏ đối với cứu cánh của Đức Chúa Trời, cũng vậy ý riêng của Israel sẽ bị gạt bỏ đối với cứu cánh của Đức Chúa Trời; và cứu cánh của Ngài là sự thương xót” C. K. Barrett, A Commentary on the Epistle to the Rome (New York, Harper and Row, 1957), pp. 186-187].
(2) Ấy chẳng phải lỗi của Ta (các câu 18-23). Nhưng trường hợp của Pharaôn không dấy lên nan đề khác sao? Nếu Đức Chúa Trời làm cứng lòng Pharaôn để Ngài đạt được mọi ý đồ của Ngài, nếu Đức Chúa Trời thực sự tể trị và ý của Ngài sẽ được nên, thì sao Ngài đổ thừa chúng ta về sự loạn nghịch chứ? Còn tệ hại hơn bản án đã được nghe: ‘ma quỉ khiến tôi làm việc đó’ là phần phản đối được thấy có ở đây: ‘Đức Chúa Trời khiến tôi làm việc ấy’.
Thắc mắc nầy Phaolô từ chối không trả lời ngay lập tức và đảo lại phản ứng của ông đối với bản án cho tới hai chương kế đó. Phaolô đang tấn công mạnh mẽ, đúng là thái độ phản ứng đối với các trường hợp: “Hỡi người, ngươi có biết không, ngươi đang làm gì vậy?” “Ngươi, đã tự đặt mình cao hơn Đức Chúa Trời, và đã đi quá xa đối với các đặc ân của ngươi là một tạo vật, dám thách thức Đấng Tạo Hoá của vũ trụ!” “Ngươi hoàn toàn đứng lệch hàng ngũ rồi!”
Tôi được nhắc nhớ đến sách Gióp, ở đây Gióp bắt đầu thách thức sự khôn ngoan và sự công bình của Đức Chúa Trời trong cách đối xử với ông như Ngài đã đối xử. Các chương sau cùng ghi lại cho chúng ta lời quở trách của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá, đối với một tạo vật: “Gióp ơi, ngươi ở đâu khi ta trải các từng trời ra?” “Ngươi có phần gì trong sự sáng tạo vũ trụ chứ?” “Ngươi góp phần gì trong các việc làm của Ta”. Chính ở điểm nầy mà Gióp đặt bàn tay ông che miệng lại rồi giữ im lặng.
Chính ở điểm nầy mà theo nghĩa bóng Phaolô đã lấy tay che miệng kẻ chống đối mình lại, nhắc cho người ấy biết ông là ai, và quan trọng hơn, hắn đang chống báng ai chứ!?! Đức Chúa Trời là thợ gốm; chúng ta là đất sét. Đức Chúa Trời là công bình trong việc bày tỏ chúng ta ra theo ý muốn của Ngài. Và chúng ta không có quyền thách thức sự tể trị của Ngài, mà chúng ta phải phục theo quyền ấy hoặc sẽ bị quyền ấy chà nát đi. Chúng ta có thể là Môise hay là Pharaôn. Là một Môise, chúng ta là kẻ nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời, và chúng ta là những cái bình mà Đức Chúa Trời sẽ dùng để chứng tỏ sự thương xót của Ngài. Nếu chúng ta nổi loạn, chúng ta sẽ được dùng như Pharaôn, và bởi sự cứng lòng của chúng ta, chúng ta sẽ trở thành những cái bình bởi đó Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên tội lỗi. Cũng vậy, Đức Chúa Trời tự do bày tỏ ra các tạo vật của Ngài, và chúng ta sẽ đem lại sự vinh hiển cho Ngài. Nhưng, ồ, đối với chúng ta đúng là sự khác biệt!
Tôi bị cuốn hút bởi tham khảo của Phaolô trước sự thực cả hai loại bình: thương xót và thạnh nộ đều đã được làm ra từ trong một đống. Cùng một đống (Rôma 9.21) không phải là đống những cá nhân vô tội và xứng đáng đâu, mà là cùng đống sâu bọ [“Tuy nhiên, có thể thoạt ra ở trong trí rằng Phaolô hiện đang xử lý với quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên con người là con người nhưng trên con người là hạng tội nhân” Murray, Vol. II, p. 32]. Mỗi một người chúng ta đều xứng đáng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đã trì hoãn sự phán xét của Ngài trên muôn vật để tỏ ra ơn thương xót của Ngài đối với một vài người.
Giống như Đức Chúa Trời đã chọn ban hiến các phước hạnh của Ngài trên dân Israel, giờ đây Ngài đang chúc phước cho dân Ngoại. Giống như Ngài từng chọn người Do thái theo cá nhân để nhận lãnh ân điển của Ngài, cũng vậy Ngài đang chọn ra một số dân Ngoại để được phước nữa (Rôma 9.23).
Lời của Đức Chúa Trời không thất bại, thay vì thế đã được ứng nghiệm (9.24-29)
Bản án nguyên cho rằng (câu 6) Lời của Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó đã thất bại phù hợp với thất bại của dân Israel không chuyển cho Isarel các ơn phước và Đấng Mêsi của Israel. Sau khi chỉnh đốn một sự sai lầm về phần nền tảng để được phước (không phải dòng dõi theo phần xác, mà là đức tin; không căn cứ trên nền tảng ý muốn hay việc làm của con người, mà căn cứ trên nền tảng của ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời) ở các câu 6-13, rồi kế đó giải đáp cho những phần chống đối nhất định (các câu 14-23), Gờ đây Phaolô kết luận tiểu đoạn nầy bằng cách nhắc cho độc giả của ông nhớ rằng cả hai: sự cứng lòng của Israel và ơn cứu rỗi của dân Ngoại đều đã được nói trước trong Cựu Ước. Mục đích không phải Kinh Thánh đã thất bại bởi sự vô tín của Israel đâu, mà Kinh Thánh đã được ứng nghiệm. Phaolô trình bày rõ điều nầy bằng cách trưng dẫn vài tiểu đoạn Cựu Ước.
Ơn cứu rỗi của dân Ngoại đã được nói trước (các câu 24-26). Câu 24 hướng tiêu điểm vào thắc mắc ngay, sự vô tín của nhiều người Do thái và ơn cứu rỗi của nhiều người trong dân Ngoại. Sự Đức Chúa Trời lựa chọn những chiếc bình thương xót không được dự trù chỉ đến từ dân Israel đâu, mà từ dân Ngoại nữa. Tiên tri Ôsê đã nói về sự nầy khi ông viết: “Ta sẽ gọi kẻ chẳng phải dân ta là dân ta, kẻ chẳng được yêu dấu là yêu dấu. Lại xảy ra trong nơi Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi chẳng phải là dân ta đâu, cũng tại nơi đó họ sẽ được xưng là con của Đức Chúa Trời hằng sống” (Rôma 9.25, 26; Ôsê 2.23; 1.10).
Ôsê là vị tiên tri đã lấy một kỵ nữ làm vợ. Mối quan hệ của ông với người vợ tà dâm của mình là một hình ảnh nói tới tình trạng bất trung của Israel đối với Đức Chúa Trời. Vì cớ sự không thủy chung của Israel, Đức Chúa Trời đã chối bỏ họ, hầu cho họ không còn làm dân của Ngài nữa. Nhưng Đức Chúa Trời cũng hứa rằng sau khi sửa phạt họ, một lần nữa Ngài sẽ kéo họ đến với chính mình Ngài và gọi họ là dân sự của Ngài.
Theo từng lời ở đây, tiểu đoạn Kinh Thánh nầy đề cập tới mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân Israel. Nhưng Phaolô đã nhìn thấy trong phân đoạn nầy một nguyên tắc. Nguyên tắc nầy, ấy là Đức Chúa Trời sẽ phục hồi cho chính mình Ngài một dân không phải là dân của Ngài (giống như dân Israel đã trở thành). Nguyên tắc nầy có thể áp dụng tương đương với các dân Ngoại giống như nó có thể áp dụng với dân Israel tà dâm vậy [“Có một sự trái ngược giữa nội dung và tham khảo về các tiểu đoạn Kinh Thánh nầy trong lời tiên tri và như đã được Phaolô áp dụng. Trong Ôsê, chúng đề cập tới các chi phái Israel chớ không đề cập tới các nước Ngoại bang. Sẽ chẳng có một khó khăn nào hết. Phaolô đã công nhận sự chối bỏ và sự phục hồi của Israel trong đó Ôsê đã nói có sự tương xứng của họ trong sự ngăn chận các dân Ngoại đối với sự ưu ái về giao ước của Đức Chúa Trời và kế đến sự tiếp nhận họ vào trong sự ưu ái đó”. Murray, Vol. II, p. 38].
Một số dân sót của Israel được hứa cho (các câu 27-29). Ở các câu 27-29, Phaolô xây sang vị tiên tri Êsai để tỏ ra rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đòi hỏi án phạt khắc khe trên dân Israel bất tuân, để đại đa số dân sự bị hư mất. Nhưng trong sứ điệp nầy nói tới án phạt lại là một tia hy vọng, vì Đức Chúa Trời đã hứa bảo tồn số dân sót, và trong số dân sót nầy đã đặt mọi hy vọng của dân Israel nhận lãnh ơn phước trong tương lai.
Nội dung lời tiên tri của Êsai, ấy là nói tới sự bội đạo của Nước Israel phương Bắc và sự phán xét của Đức Chúa Trời qua quân Asiri. Mặc dù sự phán xét của Đức Chúa Trời là tàn phá (‘trọn vẹn và vội vàng’, câu 28), có lời hứa về sự bảo tồn số dân sót ít ỏi kia, không có lời hứa ấy mọi hy vọng của Israel sẽ bị hủy diệt [“Trong tất cả các trường hợp, như Philippi nói: ‘tư tưởng nền tảng vẫn là điều nầy, trong sự hủy diệt Israel và sự cứu rỗi chỉ dành một số dân sót thánh khiết, một sự sửa phạt thiêng liêng của Chúa đã được bày ra’. Ở đây một lần nữa Phaolô thấy thoát ra từ cuộc chinh phục của quân Asiri một trường hợp sự cầm quyền của Đức Chúa Trời trên Israel như nó áp dụng cho tình huống cụ thể mà với quyền ấy Israel đã được đối xử” Murray, Vol. II, p. 40].
Một lần nữa trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Phaolô đang xử lý với sự kiêu căng của người Do thái đã bày ra trong các câu nói của chương nầy cho rằng Đức Chúa Trời buộc phải cứu tất cả dân Israel. Các câu nầy trong Êsai khẳng định luận điểm của Phaolô rằng lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời không hề dự tính đến ơn cứu rỗi của tất cả dân Israel.
Tóm lược
Tại sao có nhiều người Do thái thất bại không kinh nghiệm được ơn phước của Đức Chúa Trời? Tại sao dân Ngoại tìm được phước hạnh nầy? Vì Đức Chúa Trời chí cao không bị buộc phải chọn trên cơ sở việc làm hay trên cơ sở nguồn gốc dân tộc. Giống như Đức Chúa Trời đã chọn chúc phước cho dân Israel trên các dân khác, giống như Đức Chúa Trời đã chọn Gia-cốp mà không chọn Ê-sau, chọn Môise mà không chọn Pharaôn, cũng vậy Ngài đã chọn chỉ một số dân sót của Israel trong thì hiện tại, trong khi Ngài kêu gọi một dân cho chính mình Ngài từ các dân Ngoại. Đức Chúa Trời không phải là bất công trong việc lựa chọn ai đó rồi chối bỏ nhiều người khác vì đây là vấn đề của ân điển và sự thương xót, chớ không phải sự công bình. Chúng ta không dám thắc mắc những sự lựa chọn của Đức Chúa Trời chí cao e chúng ta bước xa hơn mọi quyền hạn vốn là loài thọ tạo của mình. Thậm chí trong Cựu Ước, những việc giờ đây đang diễn ra đều đã được nói trước rồi.
Kết luận và ứng dụng
Có nhiều điều phải nói đến trong các câu chủ chốt nầy hơn sự biện hộ của một số lẽ đạo theo thần học, dù lẽ đạo ấy có quan trọng đến đâu đi nữa. Có bổn tánh của Đức Chúa Trời và thái độ thích đáng của chúng ta đối với quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không nên lật qua chương nầy mà không có tinh thần lạ lùng và chiêm ngưỡng. Chúng ta không dám nhắm thẳng vào câu hỏi: “Sao không là người khác?”, mà phải hô lớn lên: “Sao lại là tôi!” Cái lạ lùng ở đây, ấy là Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta bởi ý muốn riêng thật tự do của Ngài, và mặc dù chúng ta làm gì hay muốn trở thành sự gì đi nữa. Đúng là một nguyên tắc chủ đạo cho sự thờ phượng!
Lẽ đạo nói tới sự lựa chọn là một lẽ đạo nói tới ân điển và nói tới ơn cứu rỗi. Chúng ta phải nhìn vào mặt sáng của vấn đề, và đừng cố gắng nhìn vào mặt tối của nó. Mục sư Benjamin B. Warfield, thuộc hệ phái Calvin đã hiểu rõ vấn đề nầy khi ông viết:
Khi Đấng Christ đứng ở cửa mộ của Laxarơ mà kêu: ‘Laxaro, hãy ra!’ chỉ có Laxarơ, trong tất cả những người chết nằm trong bóng của mồ mả ngày ấy tại xứ Palestine, hay trên khắp thế giới, đã nghe được giọng nói đầy quyền lực của Ngài làm cho kẻ chết được sống lại, rồi bước ra ngoài. Chúng ta sẽ nói rằng sự lựa chọn Laxarơ được kêu gọi bước ra khỏi mồ mả đã ký thác tất cả số đông người chết phải ở trong sự thối rửa theo phần xác, trong vô hy vọng sao? Sự lựa chọn ấy không nghi ngờ chi nữa cho thấy họ bị giữ lại trong sự chết và với mọi điều diễn ra trong sự chết nầy. Nhưng không phải như vậy với điều đã đem sự chết đến trên họ, hay điều chi đã giữ họ trong quyền lực của nó. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi dòng giống con người, đang nằm chết trong quá phạm và tội lỗi của họ, có người ở chỗ nầy, có người ở chỗ kia, có người ở đâu đó, một đoàn đông không ai có thể đếm được, làm cho họ sống lại bởi ân điển toàn năng của Ngài bước ra khỏi sự chết của họ trong tội lỗi rồi đưa họ đến với sự vinh hiển, ân điển lựa chọn của Ngài được tôn cao trong sự cứu rỗi, ân điển ấy tác động, ân điển ấy chẳng có việc gì phải làm với sự chết của tội nhân, mà chỉ tác động với người sống lại trong hạng tội nhân, là kẻ mà nó kêu gọi bước vào sự sống. Công việc duy nhứt và đơn độc của sự lựa chọn là sự cứu rỗi [“Sự lựa chọn”, Selected Shorter Writings of Benjamin B. Warfield, I, John E. Meeter (Nutley, N.J.. Presbyterian and Reformed Publishing Col, 1970), p. 297].
Thứ hai, chúng ta phải nhìn vào lẽ đạo nầy nói tới sự lựa chọn như một sự yên ủi rất lớn vì nó dạy chúng ta rằng ơn cứu rỗi của chúng ta là công việc của Đức Chúa Trời, rằng ơn cứu rỗi của chúng ta đã được đề xướng bởi một hành động của Đức Chúa Trời chớ không phải hoạt động của con người. Ơn cứu rỗi của chúng ta vốn bảo đảm giống như các nền tảng của nó, và, quí bạn tôi ơi, chẳng có cái nền nào chắc chắn cho sự cứu rỗi của chúng ta hơn ý muốn có tính lựa chọn của Đức Chúa Trời. Ý muốn của tôi có thể thay đổi, nhưng ý định của Đức Chúa Trời thì không thay đổi. Vì lẽ đó, ơn cứu rỗi của tôi thì bảo đảm và chắc chắn giống như tính bất biến của Đức Chúa Trời. Nếu Ngài không thay đổi (và Kinh Thánh nói như thế, Giacơ 1.17; Hêbơrơ 13.8), thì sự cứu rỗi của tôi là chắc chắn, vì nó bắt đầu với ý muốn của Ngài và nó yên nghỉ trên tính bất biến của Ngài.
Sẽ là sự yên ủi sâu xa cho những người bạn và người thân yêu dấu của chúng ta chưa tin Chúa. Nếu ơn cứu rỗi của bạn bè và người thân của tôi nương vào khả năng thuyết phục và làm cho tin của tôi, hoặc họ bằng lòng tiếp nhận Tin Lành, Thiên đàng đang vùa giúp chúng ta. Nhưng nếu ơn cứu rỗi của họ nằm trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời, tôi có từng lý do để khích lệ. Trước hết, Đức Chúa Trời có quyền cứu. Thứ hai, Đức Chúa Trời mong muốn cứu rỗi (I Timôthê 2.4). Thứ ba, Đức Chúa Trời muốn đáp trả những lời cầu nguyện của con cái Ngài. Tôi thích nài xin Đức Chúa Trời về ơn cứu rỗi của kẻ bị hư mất, hơn là cậy bản ngã mình hay cậy vào sự tiếp nhận của kẻ bị hư mất.
Tôi sẽ không bao giờ quên một kinh nghiệm mà tôi đã có khi tôi rao giảng ở bờ phía Đông cách đây mấy năm. Tôi đến một nhà thờ kia để giảng và để xem xét sự hầu việc Chúa ở đó. Trước khi tôi đến, tôi đã cảnh báo các Cơ đốc nhân nầy rằng tôi là Mục sư thuộc hệ phái Calvin. Họ đáp ngay: “Không sao đâu, một số bạn bè thân thuộc của chúng tôi là tín đồ thuộc hệ phái Calvin”. Khi tôi đến, tôi được mời đến dùng bữa trưa với nhân vật lãnh đạo Hội Thánh ở khu vực đó, và ông ta là một người tin Chúa chỉ ở chỗ an ninh đời đời mà thôi — chúng tôi gọi ông ta là tín đồ thuộc hệ phái Calvin “có một điểm” mà thôi. Ông ta từ chối không chấp nhận tình trạng hư nát hoàn toàn của con người, sự lựa chọn vô điều kiện, và cứ thế. Khi ông ta bắt đầu đặt tôi vào tốc độ của tôi, tôi chuyển phần bàn luận vào chính ông ta rồi hỏi ông ta câu nầy: “Anh ơi, sao, anh có cầu nguyện cho sự cứu của kẻ bị hư mất không? Nếu giáo lý của anh là đúng, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi mọi sự mà Ngài có thể làm về ơn cứu rỗi của con người. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá để làm cho ơn cứu rỗi ra khả thi cho hết thảy những ai quyết định chọn theo Đức Chúa Trời. Vậy, anh cầu nguyện cho điều gì, một khi Đức Chúa Trời đã làm mọi sự Ngài có thể và phần còn lại là giữa anh và kẻ bị hư mất kia?”
Thật là tuyệt diệu làm sao khi nhìn biết rằng Đức Chúa Trời không những làm cho ơn cứu rỗi ra khả thi, mà Đức Chúa Trời còn giải cứu con người nữa.
Bây giờ cái điều khả thi là bạn đang suy nghĩ về bản thân mình theo kiểu định mệnh thuyết, giống như kẻ chống đối ở câu 19. Nếu tôi không được cứu, thực sự ấy là lỗi của Đức Chúa Trời và tôi chẳng thể làm gì về điều đó. Hơn nữa, cố gắng trở thành một Cơ đốc nhân thì chẳng có ý nghĩa gì cả, vì nếu tôi được chọn tôi sẽ được cứu dù bản thân tôi có là gì đi nữa. Đức Chúa Trời cấm đấy! Tôi phải cung ứng đủ cho bạn một sự xem trước chương 10 để nhắc cho bạn nhớ lý do bạn sẽ đi địa ngục là vì bạn đã từ chối không tin theo Đấng Christ làm Cứu Chúa của bạn. Không một ai đã hay sẽ đến với Ngài để được tha tội và được sự sống đời đời mà bị gạt ra ngoài bao giờ. Chúa chúng ta đã phán: “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6.37).
Sứ đồ Phaolô đã viết ở chương 10: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10.13). Nếu bạn chưa hề dạt tới mức tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được tha tội và được cứu rỗi cho đến đời đời, hãy tin cậy Ngài ngay bây giờ đi. Chúng ta đã được cứu bởi sự ‘kêu cầu danh Chúa’, bởi sự công nhận tội lỗi của mình và sự công bình của Ngài trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đã được cứu bởi tin cậy nơi công tác của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá vì ích cho chúng ta, không có một khoản đóng góp nào mà chúng ta có thể hy vọng góp phần. Và, chúng ta đã được cứu vì Đức Chúa Trời trong ân điển của Ngài đã lựa chọn mở lòng chúng ta đáp ứng với Tin Lành (Công vụ Các Sứ đồ 16.14).
Sau cùng, dường như đối với tôi hoàn toàn chẳng có gì để nói về tình trạng thuộc linh của Cơ đốc nhân khi người đáp ứng với sự tối cao của Đức Chúa Trời. Lý do tại sao có nhiều Cơ đốc nhân bị từ chối bởi lẽ đạo nói tới sự tể trị của Đức Chúa Trời, vì đây thực sự không phải là loại Đức Chúa Trời mà họ mong muốn. Họ muốn một vị thần mà chính tay họ làm ra, thay vì một Đức Chúa Trời là Đấng tối cao và uy quyền.
Chối bỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời hoàn toàn chỉ ra tình trạng hư nát và tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không thích nghĩ tới một Đức Chúa Trời là Đấng đang hoàn toàn tể trị trên chúng ta. Chúng ta muốn trở thành ‘thuyền trưởng của linh hồn chúng ta’ và ‘ông chủ của số phận chúng ta’. Lời khuyên của tôi, ấy là mỗi một người chúng ta hãy ‘để Đức Chúa Trời làm Đức Chúa Trời’. Và hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Ta Là, tối cao, thánh khiết, bất biến, chớ không phải là đối tượng cho những ý chợt nảy ra của con người. Hãy dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét