Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Giăng 19.30: "TRẢ ĐỦ"



TRẢ ĐỦ
Giăng 19.30: “Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng. Mọi việc đã được trọn”.
Công việc chưa trọn ­ . . . bằng cớ có ở chung quanh chúng ta.
- Trong lần viếng qua Núi Rushmore ở Nam Dakota, tôi mới hay rằng nhà điêu khắc, một người có tên là Gutzon Borglum, chưa hề hoàn thành công việc của mình. Nếu bạn xem lại cẩn thật các khuôn mặt, thì rõ ràng là ông đã dành nhiều thời gian với gương mặt của George Washington hơn ông dành thời gian cho ba vị Tổng Thống kia. Sở dĩ như thế là vì ông có dự tính mở rộng ảnh các vị Tổng Thống xuống tới phần ngực kìa. Nhưng ông không sống thọ đủ để nhìn thấy giấc mơ của mình trải đến sự trọn vẹn được. Con trai ông tiếp tục công việc của ông trong mấy tháng sau khi ông qua đời, nhưng anh ta đã cạn kiệt hết tiền bạc. Nhiều triệu du khách đã đến viếng qua nơi ấy, song Núi Rushmore với mọi vẻ hùng vĩ của nó vẫn còn chừa lại một công tác nghệ thuật chưa hoàn tất.
-Một ca sĩ nổi tiếng xuất hiện với Ban nhạc Pop Boston trong lễ kỷ niệm 4 tháng 7. Số khán thính giả lên tới hàng chục ngàn người. Bài kết thúc – một bài hát tôi chưa nghe thấy trong 20 năm – là “Hãy Tạo Ra Hòa Bình Trên Đất”. Đám đông đã vẫy tay đung đưa người qua lại khi cô ấy hát: “Hãy tạo ra hòa bình trên đất, và hãy để cho nó bắt đầu với tôi”. Đấy là bối cảnh thật cảm động khi nhìn thấy nhiều giọng thành khẩn nhất đang hát lên câu hát giống như một lời cầu nguyện cho hòa bình vậy. Nhưng chỉ trong nháy mắt, kênh TV chiếu chúng ta đang xa rời với “hòa bình như đáng phải có”. Màn hình đã chuyển tải cho chúng ta thấy ở một vùng đất xa xôi, nơi ấy những chiếc xe tăng đang nổ tung và người ta đang diễu hành vào trong cuộc chiến. Đây là một sự nhắc nhớ long trọng thắc mắc về hòa bình đúng là – một thắc mắc và không phải là chuyến hành trình đã hoàn tất. Với nhiều việc giết chóc như thế trên thế giới, giọng hát của người ca sĩ giống như một giấc chiêm bao trong đêm tối giữa mùa hè. Cuộc tìm kiếm hòa bình sau cùng ở trên đất là một mảng công việc khác nữa chưa hoàn tất.
-Ông ta chỉ mới 50 tuổi khi ông ta qua đời. Sau nhiều năm trời khó nhọc, ông ta sắp sửa mở lại sự nghiệp của mình với một loạt những buổi trình diễn rất đông khán thính giả tại Luân đôn được gọi là “Đây là nó”. Đối với Michael Jackson, tương lai trông rất sáng lạn. Thế rồi cái ngày lạ lùng, đáng buồn ấy xảy đến, khi họ đẩy ông vào bịnh viện trên chiếc cardiac đầy người, nhưng sự chăm sóc y tế tốt nhứt trên thế gian không thể cứu được ông ta. Ông ta đã ra đi rất thình lình. Không một ai dự tính qua đời ở độ tuổi 50. Một khán thính giả trong gần hàng tỉ người đã quan sát tang lễ của ông ta được chiếu trên TV. Công việc chưa hoàn tất? Nhiều lắm.
Đấy có thể là nổi lo sợ tệ hại nhất của chúng ta . . . nghĩa là chúng ta sẽ qua đời trước kỳ của mình. Nhưng việc ấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào:
Chúng ta qua đời quá trẻ . . . .hay chúng ta qua đời quá sớm . . .hoặc chúng ta qua đời với công việc chưa làm xong . . .hay chúng ta qua đời với những giấc mộng không thành.
Sống một đời sống chưa hoàn thành
Hết thảy chúng ta đều biết sự thể ấy giống với điều gì rồi, có phải không? Hết thảy chúng ta đều có những việc chưa làm xong đang làm tắt nghẽn xa lộ sự sống:
-bãi cỏ cắt có phân nửa
-quyển sách đọc có một nửa
-bức thư đã khởi sự song chưa gửi
-chế độ ăn kiêng bị bỏ qua
-chứng chỉ chúng ta chưa hoàn tất
-cú điện thoại không hề được gọi lại
-bảng sanh sách những điều phải làm còn rất dài
Nhưng có việc còn quan trọng nhiều hơn thế nữa:
-đứa trẻ bị bỏ rơi
-công ăn việc làm chúng ta bỏ đi trong cơn giận dữ
-mối hôn nhân gãy vỡ
-những hóa đơn chưa được trả
-những lời hứa không hề bền giữ
Hết thảy chúng ta trải qua cuộc sống để lại sau lưng một vệt dài những dự án chưa làm xong và những giấc mộng không thành. Có ít người có thể đến cuối cuộc đời rồi nói: “Ta đã hoàn tất chính xác những gì ta đã dự tính lo làm”.
Lời lẽ sau cùng của một người đang hấp hối
Chỉ có một người trong lịch sử không hề để lại sau lưng bất kỳ việc nào chưa làm xong. Danh của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là nhân vật duy nhứt có thể đến cuối cuộc đời mình và nói – với sự thật hoàn toàn tuyệt đối -- "Ta đã hoàn tất mọi sự ta đã dự tính lo làm”.
Hôm ấy là ngày thứ Sáu ở thành Jerusalem, một đám dân đông đã tụ tập ở một nơi gọi là Đồi Sọ. Đồi ấy nằm ở sườn phía Bắc của thành phố, ngay ngoài cổng Damascus, và nằm bên con đường có nhiều du khách qua lại. Người Lamã thích tổ chức những lần đóng đinh trên thập tự giá ở những địa điểm công khai. Giết người ở chỗ công khai có một tác động rất mạnh trên những đám đông.
Cuộc đóng đinh trên thập tự giá đặc biệt nầy khởi sự từ lúc 9 giờ sáng. Trong ba giờ đồng hồ, mọi sự được tiến hành rất bình thường. Lúc ấy đúng 12 giờ trưa, bầu trời trở tăm tối. Không phải là đầy mây, mà là mức độ đen tối, đen tối đến nỗi bạn không thể nhìn thấy bàn tay đang ở trước mặt mình nữa. Trong ba giờ đồng hồ tối tăm phủ khắp thành Jerusalem. Đã có những tiếng kêu gào, la hét rất gớm ghiếc, những tiếng than thở, và những âm thanh không thể nhìn ra nổi. Khi ấy, chợt thình lình như nó đã khởi sự, bóng tối không còn nữa, nó tan đi, biến mất và sự sáng lán trở lại với đất. Một cái liếc nhìn vào cây thập tự ở chính giữa thì thấy rõ ràng là con người Jêsus nầy chẳng còn sống được lâu nữa. Ngài trông như đã chết rồi vậy. Thân thể Ngài run rẩy không còn tự chủ được nữa, lồng ngực Ngài nặng nề với từng hơi thở đau đớn. Những tên lính vốn biết rõ do kinh nghiệm lâu nay rằng Ngài sẽ không chịu nổi cho đến khi mặt trời lặn.
Thế rồi việc ấy đã xảy ra. Ngài hô lên một câu: "Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Có người trong đám đông đã to tiếng lại với Ngài. Nhiều giây phút trôi qua, sự chết kéo đến gần, thế rồi có tiếng thì thào: “Ta khát”. Mấy tên lính nhúng giấm vào miếng bông đá rồi đẩy vào miệng của Ngài. Ngài đã làm ướt môi mình rồi lấy một hơi thật sâu. Nếu bạn lắng nghe, bạn có thể nghe sự chết đang cồn cào trong cổ họng của Ngài. Ngài còn không đầy một phút để sống.
Thế rồi Ngài nói một lần nữa. Đó là một tiếng hô thật nhanh. Chỉ có một từ mà thôi. Nếu bạn không chú ý, bạn đã bỏ qua từ ấy trong mọi sự lẫn lộn. Khi ấy, Ngài thở hắt ra một câu khác. Thế rồi Ngài gục chết.
Tiếng hô ấy là gì vậy? Trong tiếng Hylạp, đó chỉ là một từ . . . Tetelestai . . . “Mọi sự đã được trọn”.
Đã, đang và luôn luôn trọn vẹn
Tetelestai ra từ động từ teleo, có nghĩa là “đưa tới đích, hoàn tất, hoàn thành". Đây là một từ quyết định vì nó biểu hiện cứu cánh thành công đối với một chuỗi hành động đặc biệt. Đây là từ ngữ mà bạn sẽ sử dụng khi bạn hoàn thành việc dong buồm băng ngang qua Đại tây dương; đây là từ ngữ mà bạn sẽ sử dụng khi bạn tốt nghiệp Đại học; đây là từ ngữ bạn sẽ sử dụng khi bạn tháo khoán hết các thẻ tín dụng của mình; đây là từ ngữ mà bạn sẽ sử dụng khi bạn băng qua lằn ranh mức đến sau cuộc chạy marathon đầu tiên của mình. Từ ngữ có ý nói nhiều hơn là chỉ nói: “Tôi còn sống”. Nó muốn nói rằng: “Ta đã làm chính xác những gì ta đã đề ra phải lo làm”.
Nhưng ở đây bản thân động từ còn có nhiều việc để nói nữa. Tetelestai đang ở trong thì hoàn thành theo tiếng Hylạp. Điều nầy rất quan trọng vì thì hoàn thành nói tới một hành động đã được hoàn tất trong quá khứ với những kết quả còn tiếp diễn trong hiện tại. Nó khác biệt với thì quá khứ đang nhìn lại một biến cố rồi nói: “Điều nầy đã xảy ra”. Thì hoàn thành thêm ý tưởng cho rằng: “Điều nầy đã xảy ra và nó vẫn còn có tác dụng hôm nay”. Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”, Ngài có ý nói: “Việc nầy đã được trọn trong quá khứ, và việc ấy vẫn được trọn trong hiện tại, và việc ấy sẽ được trọn trong tương lai”.
Hãy chú ý một sự kiện khác. Ngài không nói: “Ta đã được trọn”, vì nói như thế sẽ ám chỉ rằng Ngài đã qua đời trong cùng kiệt và thất bại. Thay vì thế, Ngài kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”, có nghĩa là: “Ta đã hoàn thành công việc mà ta đã đến để lo làm”.
Khi đó, Tetelestai là tiếng kêu đắc thắng sau cùng của Cứu Chúa. Khi Ngài gục chết, Ngài chẳng để một việc gì chưa làm xong lại sau lưng. Khi Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn”, Ngài đang nói ra lẽ thật.
Việc gì đã được trọn?
Là một phần trong nghiên cứu của tôi về sứ điệp nầy, tôi đã xem phần chú giải của Matthew Henry, ông đã sống và đã viết sách cách đây hơn 300 năm. Mặc dù có nhiều người trổi hơn ông trong các chi tiết khi chú giải, tác phẩm của ông đang kéo dài giống như một trong những sách chú giải tin kính nhất từng được viết ra. Trong phần lưu ý của ông căn cứ theo câu nói nầy của Chúa Jêsus, ông liệt kê ra 8 việc đã được làm xong hay hoàn thành khi Chúa Jêsus kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”:
1. Tính hiểm độc của kẻ thù Ngài đã được trọn. Bằng cách đóng đinh Ngài trên cây thập tự, họ đã làm xong sự tệ hại nhất của họ: chẳng có gì họ có thể làm thêm nữa cho Con của Đức Chúa Trời.
2. Những sự thương khó do Đức Chúa Trời ấn định đã được trọn. Nhiều lần trong chức vụ của Ngài, Chúa Jêsus đã phán về “công việc” mà Ngài được sai phái đến lo làm và “giờ” rối rắm sắp xảy đến. Ngài từng phán về một “phép báptêm”, về sự thương khó mà Ngài phải nếm trải. Hết thảy những việc đó đều được Đức Chúa Trời ấn định. Không một điều nào trong số đó đã xảy ra do cơ hội hết. Thậm chí những kế hoạch gian ác của người Do thái không cứ cách nào đó phù hợp với chương trình cả thể của Đức Chúa Trời để cứu vớt thế gian qua sự chết của Con Ngài (Công Vụ các Sứ đồ 2.23). Nhưng những sự thương khó đó giờ đây đã ở mức cuối cùng.
3. Tất cả những kiểu cách và lời tiên tri trong Cựu Ước đều đã ứng nghiệm. Matthew Henry liệt kê ra một số trường hợp – Ngài đã bị trao cho giấm để uống (Thi thiên 69.21), Ngài đã bị bán 30 miếng bạc (Xachari 11.12), hai tay hai chơn Ngài đã bị xuyên thủng (Thi thiên 22.16), áo xống Ngài đã bị chia ra (Thi thiên 22.18), và hông Ngài đã bị đâm (Xachari 12.10). Có nhiều lời tiên tri khác nữa xoay quanh sự chết của Ngài. Hết thảy đều đã hay không bao lâu nữa sẽ ứng nghiệm.
4. Luật nghi thức đã bị hủy. Như Rôma 10.4 đã chép, Đấng Christ là “sự cuối cùng của luật pháp”. Luật pháp tìm được sự trọn vẹn và phu phỉ ở trong Ngài. Vì lẽ đó, mọi luật lệ của Cựu Ước về con sinh đều bị gạt qua một bên. Và những luật lệ, phép tắc về chức năng tế lễ không còn hiệu lực nữa kể từ lúc Thầy Tế Lễ Vĩ Đại hơn giờ đây đã phó mạng sống mình cho dân sự. Những luật lệ ấy đã chỉ ra thập tự giá. Nhưng Chúa Jêsus từng gục chết, người ta không còn cần đến chúng nữa: “hệ thống của Môise đã bị giải thể, để dọn đường cho một hy vọng tốt hơn”.
5. Cái giá của tội lỗi đã được trả hết. Bạn có nhớ những lời lẽ của Giăng Báptít khi ông nhìn thấy Chúa Jêsus không? Ông đã gọi Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi" (Giăng 1.29). Việc “cất” tội lỗi đi đã được hoàn thành qua sự chết của Chúa chúng ta.
6. Những sự thương khó theo phần xác của Ngài đều ở mức cuối cùng. “Giông tố đã qua, điều tệ hại nhất đã qua; mọi đau đớn thống khổ của Ngài đang ở mức cuối cùng, và Ngài sẽ lên thiên đàng, bước vào sự vui mừng đã đặt trước mặt Ngài".
7. Sự sống của Ngài giờ đây đã được trọn. Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”, Ngài chỉ còn một vài giây đồng hồ để sống. Mọi sự Ngài đến để lo làm đã được hoàn tất cách trọn vẹn. Sự sống và sứ mệnh của Ngài đã đến mức cuối cùng chính xác với giây cuối cùng đó.
8. Công tác cứu chuộc giờ đây đã hoàn tất. Chắc chắn đây là ý chính: Matthew Henry triển khai những gì sự chết của Đấng Christ đã hoàn tất trong bốn câu nói, mỗi câu bắt đầu với chữ F. Sự chết của Đấng Christ cung ứng một . . .
+ Sự thỏa mãn đầy đủ về tội lỗi (Full satisfaction for sin)
+ Cú đấm sau cùng của Satan (Fatal blow to Satan)
+ Dòng sông ân điển đã mở ra, sẽ tuôn chảy cho đến đời đời (Fountain of grace opened that will flow forever)
+ Cái nền bình an đã được đặt sẽ kéo dài cho đến đời đời (Foundation of peace laid that will last forever)
Nhà nghỉ Back Narrows
“Trả đủ” có ý nói tới một việc đã được chi trả một lần đủ cả, bạn không hề phải chi trả cho việc đó một lần nữa. Thực vậy, “trả đủ” có nghĩa là một việc đã được chi trả một lần đủ cả, thật là dại dột khi phải chi trả cho việc đó một lần nữa. Ý định quay về nhà đến với tôi, khi tôi viếng thăm mấy người bạn, họ sống ở Norwood, Colorado. Bất cứ lúc nào gia đình tôi đến Chicago, họ ở lại với chúng tôi. Và mấy năm trước, chúng tôi đã ở lại với họ tại Colorado. Họ rất thích thú khi họ nghe chúng tôi sắp đến qua khu vực của họ một lần nữa trên đường về nhà từ một chuyến đi của chúng tôi đến Arizona. Người chồng bảo chúng tôi đừng lo lắng chi hết, họ rất vui sướng vì chúng tôi ở lại với họ. Tôi tưởng là chúng tôi sẽ ngủ trên ghế sofa suốt cả đêm, là điều rất tốt đẹp đối với chúng tôi, song khi tôi gọi điện cho ông ấy từ miền Nam Utah để báo cho ông ấy biết rằng chúng tôi sẽ đến trong 3 hay 4 tiếng đồng hồ nữa, ông ấy nói rằng ông ấy có một phòng dành cho chúng tôi ở khách sạn địa phương có tên gọi là Back Narrows. Tôi tưởng ông ấy nói đùa. Tôi không nghĩ Norwood lớn đủ để có một khách sạn. Nhưng ông ấy rất long trọng: “Ngôi nhà chúng tôi không lớn đủ (họ đã dọn đi từ lúc chúng tôi đến thăm lần sau cùng mấy năm trước), vì vậy chúng tôi mới đặt phòng cho ông bà ở tại khách sạn”. Khi tôi phản đối, ông ấy nói: “Đừng lo về việc ấy. Tôi đã làm việc với chủ khách sạn và tôi đã lo về việc trả hóa đơn rồi”. Chi trả là như vậy đấy. Chúng tôi đã ở lại tại khách sạn và ông ấy đã trả tiền. Và không một điều gì tôi nói sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể nhất.
Chúng tôi đến nhà nghỉ Back Narrows vào lúc 10 giờ đêm, và thấy đây là một tòa nhà nhỏ, cũ kỹ đã được biến đổi thành khách sạn có 15 hay 20 phòng. Khi chúng tôi đến, người chủ ra chào tiếp chúng tôi, trao cho chúng tôi chìa khóa, rồi nói: “Bạn của quí vị đã lo hết mọi sự rồi”. Quả thật, ông ấy đã lo hết mọi sự. Chúng tôi không phải chi trả gì hết. Không thẻ tín dụng, không điền giấy tờ, không có việc “thưa ông, ông sẽ trả tiền bằng hình thức nào?” Việc ấy chẳng cần thiết nữa vì bạn tôi đã trả đủ hết rồi. Mọi sự còn chừa lại cho chúng tôi là tận hưởng phòng nghỉ của mình, được cung ứng miễn phí cho chúng tôi qua ơn tiếp khách của một người bạn.
Giờ đây, giả sử rằng tôi tìm bất cứ cách nào để trả hóa đơn. Trong chỗ thứ nhứt, tôi không thể làm được điều nầy vì bạn tôi đã trả đủ hết rồi. Trong chỗ thứ hai, nếu tôi cứ mãi tìm cách trả tiền, điều nầy sẽ là một sự sỉ nhục cho bạn tôi, có nghĩa là tôi không xem trọng lời nói của ông ấy, hoặc tôi không chấp nhận lòng mến khách của ông ấy. Nếu tôi cứ khăng khăng đòi trả tiền phòng, tôi sẽ chẳng ở lại trong khách sạn đâu. Một là tôi vui vẻ ở đó với lòng tử tế xã giao của ông ấy đối với tôi hoặc là tôi không ở đó mà chi.
Cũng thực như thế trong lãnh vực được cứu theo cách riêng. Một là bạn tiếp nhận sự thực Chúa Jêsus đã trả đủ hết hoặc là bạn tìm cách tự mình chi trả. Nhưng ai có thể chi trả thậm chí cho một tội thôi? Một tội đáng giá bao nhiêu? Làm sao bạn có thể chi trả cái giá vô hạn được? Cuối cùng, sự lựa chọn duy nhứt của bạn là tin cậy Chúa Jêsus quả thật đã trả đủ để bạn được cứu hoặc bạn từ chối những gì Đấng Christ đã làm khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Không có sự lựa chọn thứ ba.
Kể tên tội lỗi của bạn
Vì thế, cho phép tôi hỏi bạn một câu riêng tư nhé! Tội lỗi nào đang giữ bạn ở ngoài Đức Chúa Trời? Có phải giận dữ? Tư dục? Một tấm lòng cứng cỏi vô tín chăng? Lạm dụng rượu chè? Có phải tánh tình không kềm chế được? Lừa đảo chăng? Trộm cướp chăng? Tà dâm? Phá thai? Kiêu ngạo? Tham lam? Đồng tính? Thiên kiến chủng tộc? Tâm thần cay đắng chăng?
Cho phép tôi nói cho bạn biết những tin tức tốt nhứt mà bạn từng nghe thấy. Tội lỗi “của bạn” có là gì đi nữa thì không là vấn đề. Có bao nhiêu tội lỗi bạn chất chứa trong cuộc đời của bạn thì cũng không phải là vấn đề. Bạn nghĩ mình phạm biết bao nhiều là lầm lỗi, thì cũng không phải là vấn đề. Bạn đã làm gì trong tuần nầy không phải là vấn đề đâu. Bạn trông tồi tệ đến mức nào thì cũng không phải là vấn đề. Có bao nhiêu tiếng khua lạch cạch của nhiều bộ xương quanh căn buồng của bạn cũng chẳng phải là vấn đề.
Mọi tội lỗi của bạn đã được Đức Chúa Trời dẹp qua một bên với một từ mà thôi – Tetelestai – Trả Đủ.
Giận dữ . . . Tetelestai . . . Trả đủ
Kiêu căng . . . Tetelestai . . . Trả đủ
Ngồi lê đôi mách. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Say xỉn. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Gian dâm . . . Tetelestai . . . Trả đủ
Tham ô. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Nói dối. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Bất tuân. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Lười biếng. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Kiêu ngạo. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Giết người. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Hối lộ. . . Tetelestai . . . Trả đủ
Đấy là những trường hợp. Chỉ cần điền vào chỗ trống với bất cứ tội lỗi nào đang hành hại đời sống của bạn. Khi ấy, hãy viết đè lên những tội lỗi nầy chữ tetelestai vì qua dòng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ cái giá tội lỗi “của bạn” đã được trả đủ rồi.
Ba nguyên tắc không thay đổi
1. Kể từ khi Đức Chúa Jêsus Christ trả đủ rồi, công tác cứu rỗi giờ đây hoàn tất. Đấy là ý nghĩa của “Mọi sự đã được trọn”. Món nợ đã được trả đủ, công tác đã hoàn tất, của lễ đã được làm cho trọn vẹn. Và kể từ khi động từ ở trong thì hoàn thành, có nghĩa là khi Chúa Jêsus chịu chết, Ngài chịu chết một lần đủ cả. Của lễ là đủ để chi trả cho mọi tội lỗi của mỗi người nào đã từng sống – trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Và điều đó lý giải những gì các nhà thần học muốn nói khi họ giảng về “công tác đã được trọn” của Đức Chúa Jêsus Christ. Không những đấy là một khẩu hiệu; mà đó còn là một lẽ thật thuộc linh rất quan trọng nữa. Những gì Chúa Jêsus đã hoàn tất trong sự chết của Ngài rất đáng sợ, mỹ mãn, hoàn toàn đến nỗi không cần phải lặp lại nữa. Thậm chí không cần chính Chúa Jêsus lặp lại nữa. Công tác của Ngài đã được “trọn”. Đức Chúa Trời sẽ chẳng làm gì thêm nữa để giải cứu dòng giống con người. Không có phương án B. Phương án A (sự chết của Đấng Christ) là đủ mỹ mãn rồi.
2. Một khi Đức Chúa Jêsus Christ đã trả đủ, mọi nổ lực muốn thêm bất cứ điều chi vào những gì Đấng Christ đã làm trên thập tự giá đều bị định cho phải thất bại. Đây là điểm quyết định vì hạng tội nhân thường nghĩ họ có thể làm một việc gì đó (hay phải làm) để được Đức Chúa Trời tha thứ cho. Nhưng sự chết của Đấng Christ minh chứng ngược lại. Không một cấp độ tu sửa cá nhân nào (bất luận bạn có làm cho đời sống mình được thanh sạch ngần nào), không một kiểu cách báptêm nào, không một hành động dũng cảm nào (thậm chí không trên bãi chiến trường), không một việc làm tử tế nào (bất luận là động lực nào), không một sinh hoạt tôn giáo thuộc loại nào có thể giúp cho hạng tội nhân có thể dở chân bước một bước nhỏ nhất hướng về thiên đàng. Tội lỗi được tha bởi huyết của Đức Chúa Jêsus Christ trên cơ sở đức tin vào sự chết của Ngài trên thập tự giá. Kể từ khi Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta, không một việc gì chúng ta đang làm (hay đã làm hoặc sẽ làm) tạo ra sự khác biệt đáng kể nhất để chúng ta được cứu, được tha tội, được xưng công bình và được Đức Chúa Trời tiếp nhận đầy đủ. Đây là những từ ngữ gây sốc cho một số người vì hầu hết mọi người đều kín đáo tin có một việc gì đó chúng ta phải “làm” để mình được cứu. Nhưng chúng ta có thể tiến xa hơn khi nói rằng chẳng có một việc gì được thêm vào giá trị của huyết Đấng Christ. Quyết tâm và nổ lực thành thật là những điều rất cao thượng, song chúng không thể tha thứ hay giúp tha tội được. Đấy là những gì “trả đủ” thực sự muốn nói.
Cho phép tôi nói đơn giãn về điều nầy. Nếu Chúa Jêsus đã trả đủ, bạn không phải trả nữa. Nếu bạn tìm cách chi trả cho sự cứu rỗi của mình, như vậy có nghĩa là bạn nghĩ Ngài chưa trả đủ. Chẳng có một vùng đất trung lập nào ở giữa hai ý tưởng đó. Đức Chúa Trời không tìm cách bán ơn cứu cho bạn. Ngài không hiến ơn cứu rỗi với phân nửa giá. Và bạn không thể chia cái giá đó với Ngài hay chi trả cho tội lỗi của bạn trong chương trình trả góp được. Đức Chúa Trời đang hiến cho bạn ơn cứu rỗi miễn phí. Đấy là những gì Tetelestai muốn nói. Chúa Jêsus đã trả đủ, vì vậy bạn sẽ không phải chi trả gì hết.
3. Kể từ khi Đức Chúa Jêsus Christ đã trả đủ, việc duy nhứt bạn có thể làm là tiếp nhận ơn ấy hoặc chối bỏ ơn ấy. Vào năm 1863, Charitie Bancroft đã viết một bài thơ có tên là Trước Ngôi Của Đức Chúa Trời Trên Cao. Cách đây mấy năm, bài hát đã trở thành phổ thông khi nó được lồng vào giai điệu Celtic. Hãy suy gẫm lời lẽ của khổ thứ hai:
Khi Satan cám dỗ tôi phải thất vọng
Rồi từ bên trong nói cho tôi biết lầm lỗi,
Tôi ngước mắt lên cao, nhìn thấy Ngài ở đó
Là Đấng tạo ra một cứu cánh cho mọi tội lỗi tôi.
Vì Cứu Chúa vô tội đã chịu chết
Linh hồn tội lỗi của tôi được buông tha,
Vì Đức Chúa Trời Đấng Công Bình đã được thỏa mãn
Khi nhìn xem Ngài và tha thứ cho tôi.
Tôi muốn đứng dậy tung hô khi tôi đến với câu sau cùng của khổ thứ hai vì đấy là toàn bộ hy vọng của tôi về thiên đàng. “Vì Đức Chúa Trời Đấng Công Bình đã được thỏa mãn khi nhìn xem Ngài và tha thứ cho tôi”.
Vì vậy, đây là lẽ thật của Tin Lành. Chúa Jêsus đã chịu chết. Đức Chúa Trời được thỏa mãn. Khi Chúa Jêsus phán: “Mọi sự đã được trọn”, Ngài muốn nói tới lẽ thật ấy. Liệu bạn có chịu tin theo lẽ thật ấy không?
Những thắc mắc phải xem xét
1. Hãy xem xét những giấc mơ và mục tiêu của bạn. Có bao nhiêu “công việc chưa được trọn” còn chừa lại trong đời sống của bạn ngay thời điểm nầy? Bạn tin thế nào khi bạn có thể hoàn tất mọi sự vào thời điểm bạn qua đời?
2. Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”, có phải đấy là suy nghĩ đáng ao ước hay chỉ là câu nói suông? Nếu là câu nói suông, làm sao Ngài dám chắc rằng công tác của Ngài đã được trọn và Ngài đã hoàn tất mọi sự Ngài đến để lo làm?
3. Hãy kể ra một số “Phương án B” các phương pháp cứu rỗi mà người ta thường thêm vào công tác của Đấng Christ trên thập tự giá. Điều gì xảy ra khi chúng ta thêm bất cứ việc gì vào giá trị sự chết của Đấng Christ là phương tiện cho sự cứu rỗi?
4. Hãy lập một danh sách mọi tội lỗi của bạn trên một tờ giấy. Khi bạn hoàn tất, bằng những chữ in hãy viết đè lên danh sách ấy cụm từ “Trả đủ”.
5. Hãy dành vài phút để đọc và suy gẫm Êsai 53. Bạn tiếp thu được gì từ sứ điệp nầy về ý nghĩa và mục đích sự chết của Đấng Christ?
6. Bạn trả lời thế nào cho ai đó hỏi: “Tôi không nhìn thấy làm thể nào cái chết của một người cách đây 2000 năm lại có thể trả giá cho tội lỗi của tôi, tội lỗi của cả thế gian nữa?”
Các phân đoạn Kinh Thánh để suy gẫm
Êsai 53
Giăng 19.16-37
II Côrinhtô 5.21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét