Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 11: "Có Một Tương Lai Cho Dân Israel"



Có một tương lai cho dân Israel

(Rôma 11)
Phần giới thiệu
Mục sư J. I. Packer, trong quyển sách rất quan trọng của ông có đề tựa là Knowing God [Nhận biết Đức Chúa Trời], xét đoán khuynh hướng nhắm vào cái được gọi là ‘Thần học Santa Claus’ [J. I. Packer. Knowing God (Downers Grove. InterVarsity Press, 1973), pp. 143ff]. Thần học nầy đặt phần chú trọng của nó vào sự nhơn từ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, nhưng không đạt tới chỗ nắm bắt sự thánh khiết, tính nghiêm nhặt, và sự phán xét của Ngài. Nói chung, ‘Thần học Santa Claus’ nầy đại loại là như thế nầy: “Tôi tin nơi một Đức Chúa Trời yêu thương và không tin nơi một Đức Chúa Trời thù hận và giận dữ. Loại Đức Chúa Trời mà tôi thờ phượng sẽ không để cho bất cứ ai ở đời đời trong địa ngục”.
Yếu điểm của ‘Thần học Santa Claus’ nằm ở chỗ chịu khổ và điều ác [“Điều nầy không thể tránh được, vì khó mà nhìn thấy được ý tốt của Santa Claus thiên thượng trong những việc làm tan nát cõi lòng và hủy diệt như sự độc ác, hay sự không chung thủy trong hôn nhân, hoặc sự chết trên đường phố, hay ung thư phổi. Phương thức duy nhứt để giải cứu quan điểm của Đức Chúa Trời là tách Ngài ra khỏi những việc đó, và bác bỏ Ngài có quan hệ trực tiếp nào với chúng hay nắm quyền điều khiển trên chúng; nói cách khác, chối bỏ sự toàn năng và quyền chủ tể của Ngài trên thế giới của Ngài. Những nhà thần học tự do đã nắm lấy nguồn nầy cách đây 50 năm, và người sống trên đường phố nắm lấy nó hôm nay. Vì thế, Đức Chúa Trời được xem là Đức Chúa Trời tốt lành, nhưng không thể tách con cái Ngài ra khỏi rối rắm và đau khổ được. Vì lẽ đó, khi rối rắm đến, chẳng có gì phải làm ngoại trừ cười toe toét ra mà đón lấy nó. Theo phương thức nầy, bởi một sự nghịch lý, đức tin nơi một Đức Chúa Trời là Đấng có mọi sự nhơn từ, không có tính nghiêm nhặt có khuynh hướng khẳng định với con người với một thái độ chú về định mệnh thuyết và yếm thế đối với cuộc sống” Packer, p.145]. Nếu Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương, một Đức Chúa Trời là Đấng chỉ ban hiến những ơn tốt lành và vui thích, thế thì đâu là nguồn của điều ác và tai vạ trên bề mặt của địa cầu? Nếu Đức Chúa Trời là nhơn từ tất, thì không những Ngài có đủ quyền năng hay điều ác sẽ không thể tồn tại.
Cách đây chừng hai, ba năm, tôi có đến dự đám tang của một bà vợ trẻ và là mẹ của hai đứa con, bà nầy đã chết do chứng ung thư. Vị Mục sư chủ lễ tại đám tang đã đưa ra câu nói như thế nầy. “Tôi tin chắc rằng sự chết của thiếu phụ hãy còn trẻ nầy không nằm trong ý chỉ của Đức Chúa Trời”. Tôi phải nói tôi muốn đứng dậy và hô lớn tiếng lên. Vậy thì, Đức Chúa Trời hết thảy đều là yêu thương, vậy Ngài sẽ không muốn cho thiếu phụ nầy chết đâu. Nhưng, khi ấy, Đức Chúa Trời không có đủ quyền năng hoặc nàng sẽ không chết, vì một Đức Chúa Trời là Đấng có đủ quyền phép để hoàn tất mọi điều Ngài muốn.
Đức Chúa Trời là Đấng Phao-lô hầu việc và ông đã viết về Ngài đã được mô tả trong chương 11 của sách Rôma là một Đức Chúa Trời được đánh dấu bằng cả hai thuộc tính: sự nhơn từ và tính nghiêm nhặt của Ngài. “Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời…” (Rôma 11.22a). Vấn đề đặc biệt có ở trước mặt là sự nhơn từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời khi nhắm về Israel và dân Ngoại. Trong thì hiện tại, Đức Chúa Trời đang tỏ ra sự nhơn từ của Ngài đối với các dân Ngoại, trong khi Ngài tập trung tính nghiêm nhặt của Ngài đối với người Do thái. Thắc mắc nằm ở các chương 9-11 là “Tại sao?” Tại sao đại đa số dân Do thái lại thất bại không kinh nghiệm được các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa cho trong khi các dân Ngoại đã đạt tới đức tin nơi Đấng Mêsi của Israel và dư dật trong sự nhơn từ của Ngài?
Rôma 9, Phao-lô đã dám chắc rằng ấy chẳng phải là lời của Đức Chúa Trời đã thất bại vì Đức Chúa Trời không hề hứa ban phước trên cơ sở việc làm hay dòng dõi theo phần xác, mà trên cơ sở thương xót, tỏ ra trên cơ sở sự chọn lựa độc lập và khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Nói ngắn gọn, những người Do thái kia đã thất bại, họ thất bại vì Đức Chúa Trời không chọn hay hay hiến sự thương xót trên họ. Ở Rôma 10, Phao-lô nói thêm rằng tương xứng với Israel đã chối bỏ Đức Chúa Trời. Họ đã từ chối ơn cứu rỗi mà Chúa chúng ta và các sứ đồ đã ban hiến cho.
Rôma 11, bức màn được dời đi để chúng ta nắm được toàn bộ bối cảnh. Đức Chúa Trời đã nhất thời làm cứng lòng người Do thái hầu cho ơn cứu rỗi có thể đến với các dân Ngoại theo như Kinh Thánh đã nói. Ơn cứu rỗi của dân Ngoại sẽ kích thích dân Do thái hầu cho họ sẽ xây lại với Đức Chúa Trời. Thất bại của Israel cũng không phải là toàn bộ (có một số dân sót trung tín) cũng không phải là thường xuyên. Theo thì thuận tiện của Đức Chúa Trời, Israel sẽ được phục hồi lại ở một địa vị nổi bật và được phước cho cả dân tộc.
Sự chối bỏ của Israel, dù là bây giờ, không phải là toàn bộ (11.1-10)
Rôma 9 và 10 đã giải thích cho chúng ta hiểu lý do tại sao nhiều người Do thái đã thất bại không tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Đấng Mêsi của họ. Đức Chúa Trời đã không chọn họ, và họ đã không chọn Ngài. Chúng ta có thể sống với sự kiện nầy. Đức Chúa Trời không dự định hay hứa hẹn cứu mỗi cá nhân dòng dõi của Ápraham đâu. Nhưng Đức Chúa Trời đã lập những lời hứa về dân Israel như một tổng thể. Đâu là những lời hứa đó? Những lời hứa ấy không được tôn vinh sao? Phải chăng cách Đức Chúa Trời xử lý với dân Israel xuyên suốt lịch sử của họ chỉ là một bài tập trong hư không sao? Có phải chúng ta kết luận, như một số nhà thần học giảng dạy, rằng Đức Chúa Trời chẳng có một chương trình nào cho Israel như một dân, phân biệt đối với Hội thánh? Đây là thắc mắc của câu 1: “Vậy tôi nói. Đức Chúa Trời có bỏ dân Ngài chăng?”
Mặt tích cực của câu trả lời cho thắc mắc nầy đã được ghi lại trong các câu 1-6. Trong các câu 1-4, chúng ta được thông báo cho biết có ba lý do tại sao Đức Chúa Trời không bỏ quên Israel là một dân.
Sứ đồ Phao-lô là một người Do thái có đức tin (câu 1). Phao-lô đáp lại trong sự ngạc nhiên. “Chẳng hề như vậy; vì chính tôi là dân Y-sơ-ra-ên, dòng dõi Ap-ra-ham, về chi phái Bên-gia-min” (Rôma 11.1b). Là một người Do thái tin kính, Phao-lô chẳng thấy ưa thích gì với một kết luận như thế cả. Quả thật, bản thân Phao-lô là một sự tranh luận gay gắt chống lại bất cứ một xưng hô nào cho rằng Đức Chúa Trời đã chối bỏ dân Israel. Phao-lô là một người Do thái có đức tin [“Kháng cáo về ơn cứu rỗi của chính ông sẽ được đánh dấu là xác đáng vì sự chống đối sắt đá trước đây của ông đối với Tin lành (đối chiếu Galati 1.13, 14; I Ti-mô-thê 1.13-15). Sự vô tín của Israel (đối chiếu 10.21) đã được làm minh họa cho không ai khác hơn Sau-lơ người Tạt-sơ. Sự thương xót mà ông đã nhận được là minh chứng rằng sự thương xót của Đức Chúa Trời đã không quên dân Israel. Theo quan điểm nầy, ‘là dòng dõi của Ápraham, thuộc chi phái Bên-gia-min’ sẽ góp phần nhấn mạnh lai lịch của ông là một trong dòng dõi thật mà ông hiện được chiếu cố đến” John Murray, The Epistle to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1968), Vol. II, p. 66]. Còn hơn thế nữa, Phao-lô trong những ngày trước khi trở lại đạo có thể biến Bonnie và Clyde ra giống như Jack và Jill {quân đạo tặc}. Phao-lô đã cứng rắn chối bỏ Tin lành và đã phạm tội không những lo bắt bớ, mà còn gây đổ máu của những thánh đồ vô tội nữa [Đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 8.1; 22.4]. Phao-lô có thể ám chỉ đến bản thân ông ở I Ti-mô-thê 1.15 là ‘đầu tội nhân’. Nếu một kẻ loạn nghịch như Phao-lô có thể được biến đổi thành một khuôn mặt thuộc linh đến như thế, chắc chắn có hy vọng cho Israel.
Israel có hy vọng về một tương lai sáng láng vì Đức Chúa Trời đã định trước cho dân nầy những đặc ân và phước hạnh không thể đổi lại được (câu 2). “Đức Chúa Trời chẳng từng bỏ dân Ngài đã biết trước” (Rôma 11.2a). Sự biết trước nầy quả là sự Đức Chúa Trời lựa chọn tự do trong cõi đời đời chuyển thành dựng nên một dân mà trên đó Ngài sẽ ban hiến những ơn thật đặc biệt. Rõ ràng là trong nội dung nầy sự biết trước của Đức Chúa Trời ở đây còn hơn là ‘biết đến’ nữa, thay vì thế là ‘chọn trước’. Israel có thể quyết chắc về phước hạnh trong tương lai vì cớ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và ơn kêu gọi và sự chọn lựa của Ngài thì ‘chẳng hề đổi lại được bao giờ’ (câu 29).
Tình huống hiện tại của Israel có thể được ví với tình huống trong thời của Ê-li (các câu 2b-6). Có phải là hết thảy dân Israel dường như đã quên Đức Chúa Trời không? Dường như thế trong thời buổi của Ê-li. Ê-li đã bị hành hại bởi ‘triệu chứng lưu lạc có một mình’. Tôi còn lại một mình. Phao-lô đã bị cám dỗ với chiều hướng nầy, nhưng là một sự nhắc nhớ đến những gì Đức Chúa Trời đã phán với Ê-li: “Ngươi có thể nghĩ mình là Kẻ Lang Thang Một Mình, nhưng ta đã giữ cho chính mình Ta một số dân sót trung tín 7.000 người chưa hề cúi mình xuống trước mặt Ba-anh” (Rôma 11.4, phần nhấn mạnh là của tôi). Đức Chúa Trời luôn luôn nhen lên những ngọn lửa hy vọng của Israel bằng cách duy trì một số dân sót trung tín, qua họ Ngài có thể làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài. Đây là số dân sót theo sự lựa chọn thiêng liêng (câu 5) mà không theo những việc làm, vì việc làm và ân điển không thể sánh với nhau được (câu 6).
Và đâu là phần còn lại? (các câu 7-10). Tóm tắt lại vấn đề trong các câu 7-10, Phao-lô nói rằng Israel đã thất bại không đạt đến được những gì mà họ đã tìm kiếm. Người nào được chọn đã nhận được ơn cứu rỗi, và phần còn lại đều đã cứng lòng. Sự cứng lòng nầy không có gì mới và khác thường, nhưng trọn vẹn trong việc giữ theo sự dạy của Kinh Cựu Ước.
Làm thế nào mà Israel lại thất bại không nhìn ra những điều quá rõ nét như vậy chứ? Rất là đơn giãn; Đức Chúa Trời đã đúng khi làm cho họ phải mù quáng, giống như Êsai đã mô tả về thời buổi của ông (câu 8). Cũng thực một thể ấy trong thời của Phao-lô, và trong vấn đề ấy, trong thời của chúng ta nữa [“Hình ảnh cho thấy rằng con người đã tiệc tùng trong sự an ninh vô tư, rồi bị quân nghịch bắt lấy, chiếm lấy chính cơ nghiệp làm sức mạnh của họ. Cũng vậy, đối với người Do thái luật pháp cùng những phân đoạn Kinh Thánh mà họ đã tin cậy đã trở thành nguyên nhân sự họ sa ngã rồi bị bẫy trong lưới mà họ đã bị kẹt vào ở đó” William Sanday and Arthur C. Headlam, A Critical and Exegetical Commentary on the Epistle to the Rome (Edinburgh. T. and T. Clark, 1966, reprint), p. 315]. Về sự vấp ngã nầy, David cũng đã viết trong sách Thi thiên (các câu 9 và 10). Người Do thái luôn luôn là một dân loạn nghịch và cứng cổ (đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 7.51). Sau nhiều năm trời loạn nghịch, Đức Chúa Trời đã làm cho họ mờ tối để họ không quay trở lại và tin Đấng Christ làm Đấng Mêsi của họ. Không một người nào, không có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh, có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đã quyết định trong hiện tại chỉ có một số ít người Do thái trở lại đạo mà thôi.
Sự chối bỏ của Israel không phải là thường trực (11.11-32)
Chúng ta có thể tìm được sự yên ủi trong sự thực về số dân sót ít ỏi những người Do thái có đức tin, họ đã đến với đức tin nơi Đấng Christ, nhưng chẳng có hy vọng gì cho dân tộc là một tổng thể sao? Phải chăng Israel bị dứt điểm sao? “Tôi lại hỏi rằng: Có phải dân Y-sơ-ra-ên vấp chân dường ấy hầu cho té xuống chăng?” (Rôma 11.11a). Bao lâu toàn thể mưu luận của Đức Chúa Trời được đặt trước mặt chúng ta thì bấy lâu thắc mắc nầy chỉ ra sự cứng lòng của người Do thái và ơn cứu rỗi của dân Ngoại được quan tâm đến. Ở các câu 11-15, chúng ta thấy hai mục tiêu của Đức Chúa Trời có quan hệ với sự vô tín của người Do thái và sự trở lại đạo của dân Ngoại. Ở các câu 16-24, chúng ta những người dân Ngoại đã được ban cho một lời cảnh cáo chống lại sự kiêu ngạo và tự phụ. Các câu 25-32 chứa lời hứa rõ nét nhất về sự phục hồi lại dân tộc Do thái.
Sự thua thiệt của Israel là sự lời lãi của dân Ngoại (các câu 11-15). Sự cứng lòng của Israel không phải là một hành động thất thường nơi phần của Đức Chúa Trời. Từ cõi quá khứ đời đời, chính ý chỉ của Đức Chúa Trời qua sự bất tuân và vô tín của Israel mà các dân Ngoại sẽ đến với đức tin nơi Đức Chúa Trời. “Nhưng ấy là bởi tội lỗi họ mà sự cứu đã đến cho dân ngoại…” (Rôma 11.11b).
Nhưng ý định của Đức Chúa Trời trải dài ra bên kia sự dân Ngoại trở lại đạo. Sự trở lại đạo của các dân Ngoại là một ơn phước có tính phản tác dụng cho người Do thái, trong đó ơn ấy được dự trù để kích thích họ phải sinh lòng ganh tỵ. Đây là điều mà người Do thái trong thời của Phao-lô không đánh giá cao. Họ đã ra sức kháng cự lại sự rao giảng Tin lành cho dân Ngoại của Phao-lô (đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 22.21, 22). Còn đối với Phao-lô việc rao giảng cho các dân Ngoại đã có một dự tính gấp bằng hai. Trước hết, công tác ấy đã kết quả trong ơn cứu rỗi của các dân Ngoại. Thứ hai, công tác ấy đưa ra mục đích Đức Chúa Trời kích thích người Do thái phải sinh lòng ganh tỵ. Theo phương thức nầy, việc rao giảng Tin lành cho các dân Ngoại là tốt lành cho cả dân Ngoại và người Do thái như nhau.
Về hiện tại, các dân Ngoại đã có lợi rất nhiều với sự vô tín của người Do thái. Dân Israel hoàn toàn có lợi nhiều do sự tin tưởng của dân Ngoại. Tuy nhiên, chẳng cần thiết cho dân Ngoại phải e sợ thời buổi mà Đức Chúa Trời một lần nữa phục hồi dân Do thái tới địa vị của đức tin, ơn phước và sự nổi bật. Phần bàn bạc của Phao-lô ở các câu 12 và 15 đi từ chỗ hẹp dến chỗ rộng hơn. Đức Chúa Trời đã hứa với Ápram rằng Ngài sẽ chúc phước cả thế gian qua dòng dõi của ông (Sáng thế ký 12.3). Thực vậy, Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho dân Israel, nhưng Ngài cũng sẽ chúc phước cho thế gian qua Israel nữa. Đức Chúa Trời đã ban phước cho các dân Ngoại với ơn cứu rỗi qua sự vô tín của người Do thái. Nếu các dân Ngoại có thể được phước bởi người Do thái phù hợp với sự vô tín của họ, hãy hình dung ơn phước sẽ đến qua đức tin và sự vâng phục của họ xem! Chắc chắn, các dân Ngoại sẽ không e sợ thời buổi ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên Israel, mà nên chờ đợi điều đó với sự tán thưởng sốt sắng.
Một bài học cần phải tiếp thu bởi các dân Ngoại. Một lời cảnh báo (các câu 16-24). Xuyên suốt các câu 16-24, ở đó ám chỉ rõ ràng niềm hy vọng cho sự phục hồi cả dân Israel. Sự cứng lòng của Israel và ơn cứu rỗi của các dân Ngoại được sánh với quá trình tháp một nhánh vào thân của một cây. Thường thì việc tháp được thực hiện để làm cho một cây vô dụng phải kết quả. Một cây già không còn kết quả được cắt tỉa bớt hầu cho sinh lực của thân chính không bị phung phí cho những cành không kết quả. Khi ấy, một cành khỏe mạnh, kết quả được tháp vào thân chính để kết quả cho ra trái tốt. Tôi đã quan sát cha tôi làm việc nầy với những cây táo không kết quả, và tôi đã ăn những quả táo cực ngon đã sinh ra từ những nhánh được tháp vào đó.
Nhưng thật là dễ nhìn thấy đây không phải là những gì Phao-lô đang mô tả. Nhánh thuận tánh của cây là dân Israel; chớ không phải người Do thái vô tín không tin đâu, mà là các vị tộc trưởng mà Đức Chúa Trời đã lập các lời hứa của Ngài với họ, những con người đã đem lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Những người thánh nầy đã bảo đảm tương lai của Israel là một dân thánh (câu 16). Cũng vậy, bản thân của cây là không kết quả. Những nhánh không kết quả, tiêu biểu cho người Do thái vô tín, đã bị cắt tỉa mất rồi. Những nhánh được tháp vào thân chính tiêu biểu cho các dân Ngoại. Nhưng thay vì là những nhánh đáng ao ước và có kết quả cao, họ lại là những nhánh của một cây ô-li-ve hoang (câu 24).
Bạn có nhìn thấy sự khác biệt giữa quá trình tháp bình thường và quá trình mà Đức Chúa Trời đã thực thi với cây ô-li-ve thuận tánh của Ngài (dân Israel) và những nhánh dân Ngoại đáng ao ước kia không? Đức Chúa Trời đã làm điều rất là không tự nhiên [“Thánh Phao-lô ở đây đang mô tả một quá trình hoàn toàn không tự nhiên. Tháp nhất thiết phải là những nhánh từ cây ô-li-ve thuận tánh được gắn vào một thân cây nghịch tánh, quá trình đảo lộn là việc làm vô giá trị và không nên được làm. Nhưng cả sức lực của phần bàn bạc của Phao-lô đều nương vào quá trình trở thành một cây nghịch tánh (đối chiếu câu 24, kai para fusin enekentrisqh")]. Thay vì tháp các nhánh tốt vào thân chính vô giá trị, Ngài đã tháp những nhánh vô giá trị vào một cây tốt.
Quả là rất đúng ở đây, vì chúng ta có thể nhìn thấy mục đích của Phao-lô. Vì trong phần phân tích nầy, chúng ta thấy một lời khích lệ và hy vọng cho người Do thái, và một lời cảnh báo cho các dân Ngoại. Nếu Đức Chúa Trời có thể tháp những nhánh ô-li-ve hoang vào một vây ô-li-be thuận tánh, một quá trình rất bất thường, chắc chắn Ngài có thể tháp dễ dàng các nhánh thuận tánh vào cây thuận tánh. Nếu Đức Chúa Trời có thể đưa các dân Ngoại vào những ơn phước nguyên được hứa cho người Do thái, thì Ngài càng có quyền phục hồi cho người Do thái rất cả các ơn phước nầy, có phải không? Vậy thì, đây là lời hy vọng dành cho người Do thái.
Nhưng mặt khác, có một lời cảnh báo dành cho các dân Ngoại. Giống như người Do thái đã sanh lòng kiêu ngạo và tự phụ về những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ như một dân tộc, cũng vậy các dân Ngoại có thể có tinh thần kiêu căng đó. Sự kiêu căng đó đã dựa theo sự tự phụ về những sự kiện [“Từ sự ví sánh nầy, thánh Phao-lô rút ra hai bài học: (1) Thứ nhứt là một sự tình cờ nhất định. Đây là một lời cảnh cáo đối với người theo tà giáo nghịch lại sự tôn vinh và tự phụ không đúng cách. Qua quá trình hoàn toàn là bất thường họ đã được tháp vào một cây. Bất cứ phẩm chất nào họ đã có đều không ra từ công trạng của chính họ, mà bởi phẩm chất của thân chính mà họ thuộc về; và thêm nữa bất cứ giờ phút nào họ cũng có thể bị cắt rời ra khỏi đó. Đây sẽ là một quá trình không kém bạo lực khi cắt đứt những nhánh không thuộc vào cây, hơn là khi nó bị cắt đứt những nhánh thuận tánh nữa. Nhưng (2) — và đây là kết quả quan trọng kiếm được từ sự ví sánh, giống như đã được tóm tắt lại trong câu 24 — nếu Đức Chúa Trời có quyền nghịch lại mọi sự tự nhiên khi tháp các nhánh từ cây ô-li-ve hoang rồi khiến cho chúng kết quả, Ngài còn có quyền hơn nữa khi phục hồi lại địa vị nguyên thủy của chúng, những nhánh mới vừa bị cắt rời khỏi thân.
Thánh Phao-lô vì thế rút ra từ sự ví sánh nầy sự yên ủi cho dân Israel, nhưng tình cờ cũng là lời cảnh báo cho các thuộc viên dân Ngoại của Hội thánh — một lời cảnh cáo cần thiết được thực thi bởi tầm quan trọng lớn lao đã được gắn cho chúng ở câu 11 trở đi. Israel đã bị chối bỏ vì cớ họ. Ibid., p. 327. Tôi đồng ý với câu nói mà Sanday và Headlam đưa ra với ngoại lệ: rằng lời cảnh cáo cho các dân Ngoại là phần nhấn mạnh chính của Phao-lô và là sự yên ủi dành Israel là tình cờ. Tiểu đoạn nầy đặc biệt được nói tới các dân Ngoại (đối chiếu câu 13)]. Gốc nâng đỡ cho các nhánh, chớ không phải nhánh nâng đỡ cho gốc đâu (câu 18). Các dân Ngoại, phải nói là, sống nhờ vào ơn phước của Israel như một loại cộng sinh, và chẳng có gì để kiêu ngạo ở đây. Những nhánh trở thành chi thể của cây bởi đức tin và đang nương vào thân chính. Chẳng có một cơ sở nào để khoe mình hết, vì sự sống và ơn phước của chúng ta đều đến từ Đức Chúa Trời chớ không đến từ việc làm.
Chúng ta cũng phải nhớ rằng đây chính là thái độ kiêu ngạo và tự phụ của người Do thái đối với các đặc ân của họ, những gì đã tạo ra sự gián đoạn của họ đối với phước hạnh của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời dời đi những nhánh thuận tánh vì sự kiêu ngạo đó, chắc chắn Ngài sẽ không dung chịu nó trong các nhánh được tháp vào của Ngài. Chúng cũng phải bị cắt bỏ đi. Ơn phước của Đức Chúa Trời cho các dân Ngoại sẽ đưa chúng ta đến với sự ngợi khen và hạ mình trong sự biết ơn. Sự sa ngã của Israel sẽ khích lệ chúng ta buồn rầu và kính sợ.
Vì vậy, có trong phần phân tích về sự tháp cành nầy một lời hy vọng cho người Do thái và một lời cảnh cáo dành cho dân Ngoại. Đức Chúa Trời xử lý với cả hai trên cùng một nền tảng. Có những người được tháp vào trên cơ sở đức tin và bị cắt bỏ trên cơ sở loạn nghịch, tội lỗi và sự vô tín.
Sự bảo đảm trọn vẹn về sự phục hồi của dân Israel (các câu 25-32). Sự phục hồi trọn vẹn và sau cùng của Israel đã được nhắc tới chắc chắn trong những câu đi trước, song e sẽ có bất kỳ một sự nghi ngờ nào cho rằng Đức Chúa Trời sẽ phục hồi Israel đến một địa vị nổi bật và ơn phước trong sự ứng nghiệm các giao ước của Ngài với những vị tộc trưởng, sự phục hồi sau cùng của Israel rõ ràng đã được thiết lập trong những câu 25-32: “Vả, hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết sự mầu nhiệm nầy, e anh em khoe mình khôn ngoan chăng: ấy là một phần dân Y-sơ-ra-ên đã sa vào sự cứng lòng, cho đến chừng nào số dân ngoại nhập vào được đầy đủ” (Rôma 11.25).
Sự thất bại của dân Israel trong hiện tại chỉ là một phần mà thôi, vì có một số dân sót trung tín các thánh đồ người Do thái. Nhưng còn hơn thế nữa, sự thất bại của Israel chỉ là tạm thời, vì khi sự đầy đủ của các dân Ngoại đã nhập vào Đức Chúa Trời một lần nữa sẽ khiến cho dân lạc sai của Ngài xây lại với Ngài. Ngài sẽ cất bỏ mọi tội lỗi của họ và kế đó sẽ phục hồi lại những đặc ân và ơn phước (các câu 26, 27).
Cụm từ: ‘cho đến chừng nào số dân ngoại nhập vào được đầy đủ’ là một chỗ khó khăn đã tạo ra nhiều tranh luận bởi các nhà giải kinh [Đối chiếu C. K. Barrett, A Commentary on the Epistle to the Rome (New York. Harper and Row, 1957) p. 223; James M. Stifler, The Epistle to the Rome (Chicago. Moody Press, 1960), pp. 195-196; Sanday and Headlam, p. 335; Murray, Vol. II, pp. 93-96]. Mặc dù ý nghĩa cụ thể của cụm từ nầy sẽ rơi vào chỗ nghi ngờ, phần tranh luận của Phao-lô là trong sáng rõ ràng. Đức Chúa Trời đã đã ban ra một trình tự trong đó người Do thái đã cứng lòng và các ơn phước của người Do thái đã được đổ ra trên các dân Ngoại. Các dân Ngoại đang có ngày cứu rỗi và ơn phước của họ phù hợp với sự vô tín của dân Israel. Nhưng ngày của dân Ngoại sẽ đi đến mức cuối và ngày của Israel không bao lâu nữa sẽ đến. Sự đầy đủ của dân Ngoại đề cập tới thời điểm khi ngày của các dân Ngoại kết thúc và sự phục hồi của Israel bắt đầu.
Khi Phao-lô viết ra câu 26: “vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu”, ông không có ý nói rằng từng cá nhân dân Israel sẽ được cứu đâu, mà là dân tộc nói chung sẽ xây lại với Đức Chúa Trời trong đức tin và sự vâng phục [“Phao-lô nói ‘cả dân Israel’ theo ý nghĩa nào vậy? ‘Israel là một tổng thể’ hay ‘từng cá nhân Israel’? Có một sự tương xứng rất thích thú với lời lẽ của Phao-lô ở Tòa Công Luận, 10: 1. Tất cả dân Israel đều có phần trong thế giới hầu đến. Câu nói nầy chắc chắn không đề cập tới một vài người Israel, vì nó liệt kê ra một danh sách dài những ngoại lệ: từ ‘cả dân Israel’ phải trừ ra những người Sa-đu-sê, những kẻ theo dị giáo, phù thủy, dâm loạn, và còn nhiều nữa. Cụm từ nầy có ý nói rằng Israel là một tổng thể đã được định cho sự sống đời đời trong kỷ nguyên hầu đến. Tất nhiên là điều nầy không minh chứng ý nói của Phao-lô là y như thế; nhưng khi hai câu nói của ông, về dân Ngoại và người Do thái, được gắn chung với nhau, dường như câu nói ấy cho rằng ông đang suy nghĩ đến các từ tiêu biểu (xem phần còn lại trong tiểu đoạn nầy, và ở 15. 19); trước tiên là dân sót của Israel, kế đó là các dân Ngoại, sau cùng Israel là một tổng thể”. Barrett, pp. 223-224]. Mặc dù người Do thái trong hiện tại là ‘kẻ thù của Tin lành’, hy vọng của họ nằm trong sự thực là do hiệu lực của sự lựa chọn dân tộc của họ để được nổi bật và ơn phước, họ là kẻ ‘được yêu thương bởi cớ các tổ phụ’. Sự thất bại về mặt dân tộc của Israel không dựa theo sự trung tín của họ đối với Đức Chúa Trời, mà dựa theo sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với các giao ước của Ngài đã lập với những tổ phụ của họ. “Nếu luận về Tin Lành thì họ là nghịch thù bởi cớ anh em, còn luận về sự lựa chọn, thì họ được yêu thương bởi cớ các tổ phụ; vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ” (Rôma 11.28, 29). Đây là chìa khóa cho tương lai của Israel trong vai trò một dân tộc [Thật là khó tin khi học giả nổi tiếng F. F. Bruce lại đưa ra câu nói nầy: “Điểm nầy: trong mọi sự Phao-lô nói về sự phục hồi của Israel cho Đức Chúa Trời, ông không nói gì về sự phục hồi của một Nước đời nầy của David, không nói gì về sự phục hồi quốc gia trong xứ Israel. Những gì ông nhìn thấy trước về dân tộc của ông là một việc gì đó tốt hơn rất nhiều”. F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Rome (Grand Rapids. Eerdmans, 1963), p. 221. Rõ ràng, Phao-lô đang nói tới sự phục hồi quốc gia Israel, để mọi lời hứa của Đức Chúa Trời cho các vị tộc trưởng sẽ được ứng nghiệm cách cụ thể qua dân tộc Do thái chớ không phải qua Hội thánh]; đây là sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với Lời của Ngài: “vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ” (Rôma 11.29).
Đức Chúa Trời đã chọn một dân để làm những kẻ nhận lãnh các đặc ân và phước hạnh qua dòng dõi của Ápraham. Tuyển dân nầy cần phải đem ơn phước cho các nước. Những lời hứa và ơn phước đặc biệt đã được nói ra và được lặp lại cho các vị tộc trưởng. Lời hứa về sự cứng lòng, sửa phạt và phục hồi trong tương lai của dân Israel đã được lập ra qua các vị tiên tri. Tương lai của Israel là chắc chắn như sự đáng tin cậy của Đức Chúa Trời, và mọi lời hứa của Ngài không hề đổi lại được bao giờ. Chẳng có sự an ninh nào lớn hơn điều nầy!
Hãy cùng tôi xem lại trong một phút để ôn hết những gì Đức Chúa Trời đã làm ra qua phương tiện cứng lòng của Israel. Ngài đã ban cho các dân Ngoại cơ hội có được ơn phước của sự cứu rỗi và những sự giàu có trong các ơn phước của Đức Chúa Trời cho Israel. Qua sự xây các dân Ngoại sang Đấng Christ, Đức Chúa Trời đang tranh thủ giành Israel bất trung lại cho chính mình Ngài. Và trong trường hợp cả người Do thái và các dân Ngoại, Ngài đã đem cả hai đến với sự bất tuân để ban hiến ơn thương xót giáng trên họ (các câu 31 và 32) [“Nghĩa là, Đức Chúa Trời đã đưa họ vào một vị trí mà công trạng chẳng là gì cả chỉ có cơn thạnh nộ của Ngài để các mối quan hệ của Ngài với họ sẽ được đánh dấu chẳng bằng cái gì khác hơn sự thương xót. Sự chối bỏ, sự sửa phạt, và sự bỏ rơi của Đức Chúa Trời (1. 24, 26, 28) được hiểu rõ ràng là sự chặn đứng ơn thương xót của Ngài. Chỉ có hạng tội nhân mới là đối tượng của lòng thương xót Ngài, và chỉ có những ai biết rõ họ là tội nhân mới có thể biết rõ họ được yêu thương. Người công bình ‘không cần phải ăn năn’ (Luca 15. 7) và không thể được tha thứ. Mỗi người đều bị rủa sả nếu người ấy dám xưng mình là công bình”. Barrett, p. 227].
Đáp ứng thích hợp của con người đối với quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra trong lịch sử (11.33-36)
Chỉ có một đáp ứng thích hợp với những gì Phao-lô đã dạy dỗ chúng ta ở các chương 9-11. Đáp ứng ấy không phải là cáo trạng, mà là hoan hô nhiệt liệt. Chúng ta không thể, chúng ta không dám thách thức quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải cúi đầu xuống trước quyền ấy. Quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được tóm tắt lại cho chúng ta trong câu 36: “Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men”. Đức Chúa Trời là nguồn của muôn vật. Muôn vật được tạo ra từ mạng lịnh đời đời của Ngài. Đức Chúa Trời là gốc của muôn vật. Ngài là Đấng làm thành mọi ý định của Ngài. Đức Chúa Trời là mục tiêu của muôn vật. Ngài là Đấng mà muôn vật lo làm ích cho Ngài. Chúng ta, cũng như mọi loài thọ tạo, có mặt ở đây vì sự vinh hiển của Ngài.
Đáp ứng của chúng ta đối với quyền tể trị của Đức Chúa Trời như đã được tỏ ra trong lịch sử qua sự chối bỏ từng phần và nhất thời của Israel và ơn cứu rỗi của dân Ngoại sẽ là đáp ứng đầy kinh ngạc và ngợi khen sự khôn ngoan của Đấng bằng lòng với đáp ứng ấy. Hơn nữa, đáp ứng ấy sẽ gây ấn tượng trên chúng ta sự bất khả và bất xứng đối với thách thức phải làm việc và ý chỉ của Đức Chúa Trời trong các vụ việc của con người. Chúng ta từng hỏi ý kiến một Đức Chúa Trời giống như Đức Chúa Trời của chúng ta không? Có phải Ngài cần mưu luận hay sự tán thưởng của chúng ta không? Chúng ta hãy cúi đầu xuống, cùng với Phao-lô, trong sự ngợi khen chẳng nói nên lời, trước mặt Đức Chúa Trời chí cao là Đấng làm mọi việc đều được.
Phần ứng dụng
Trước hết, chúng ta đã được nhắc nhớ về quyền tể trị của Đức Chúa Trời, và đáp ứng ngợi khen, diệu kỳ, và thờ phượng thích ứng nơi sự khôn ngoan và nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời. Hai từ nầy: khôn ngoan và thương xót, sẽ trở thành hai lẽ đạo trọng tâm của tư tưởng chúng ta khi chúng ta học hỏi Rôma 9-11.
Thứ hai, chúng ta nên xem các chương 9-11 là một minh họa đẹp đẽ của Rôma 8.28. Đức Chúa Trời hiệp mọi sự lại để làm ích cho kẻ được chọn và vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự vô tín của người Do thái đã giục giã việc truyền đạo cho dân Ngoại; và công cuộc truyền giáo cho dân Ngoại nầy sẽ thúc giục người Do thái phải ganh tỵ. Những việc ấy ‘tỏ ra’ là bi thương và thê thảm, nhưng là một phần của bức tranh rộng lớn hơn, góp phần vào sự thành tựu của ý định thánh khiết và trọn lành của Đức Chúa Trời, một ý định dành cho Cơ đốc nhân luôn luôn là tốt lành, đáng nhận và trọn vẹn (Rôma 12.2). Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình đang ở trong những hoàn cảnh phản tác dụng đối với sự tiến bộ của chúng ta về mặt thuộc linh, chúng ta phải giả định tình huống của mình giống như tình huống của Israel đã được mô tả trong Rôma 9-11. Rằng Đức Chúa Trời đang vận hành theo một phương thức mà chúng ta không thể nghĩ ra để kích thích sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và vì ích cho chúng ta.
Thứ ba, phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ nhắc cho chúng ta nhớ đến sự an ninh tuyệt đối của cá nhân tín đồ: “vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ” (Rôma 11.29). Israel phạm sai lầm khi cho rằng sự lựa chọn dân tộc của Đức Chúa Trời là một tổng thể, điều nầy ám chỉ sự lựa chọn của Ngài cho từng dòng dõi của Ápraham theo phần xác. Phao-lô đã tỏ ra suy nghĩ như thế là sai trong chương 9. Sự lựa chọn cá nhân không dựa theo nguồn gốc dân tộc của con người, cũng không dựa theo các việc làm đời nầy của người, mà dựa theo sự lựa chọn tối cao và tự do của Đức Chúa Trời.
Nhưng sự lựa chọn Israel của Đức Chúa Trời là dân tộc qua họ Ngài sẽ chúc phước cho thế gian và trên họ Ngài sẽ ban hiến những đặc ân và phước hạnh đặc biệt không đổi lại được bao giờ. Đức Chúa Trời đã chọn dân Israel và Ngài sẽ nhất định qua sự lựa chọn đó. Đây là niềm hy vọng của Israel.
Nhưng cái điều được áp dụng cho từng Cơ đốc nhân là sự thực chúng ta là kẻ được chọn của Đức Chúa Trời theo cá nhân, và mọi lời hứa của Ngài cho chúng ta cũng được nhìn biết chắc chắn trong đời sống của chúng ta như Đức Chúa Trời là đáng tin cậy vậy. Nếu Đức Chúa Trời giữ mọi lời hứa của Ngài đối với dân Israel vô tín và không tin, Ngài sẽ chắc chắn giữ chúng ta trong tình yêu thương của Ngài nữa.
Sau cùng, chúng ta phải tỉnh thức về việc sử dụng ‘Thần học Santa Claus’. Chúng ta không thể phản ảnh đúng bổn tánh của Đức Chúa Trời chỉ bởi nhắm vào sự nhơn từ của Ngài mà không nhắm vào tính nghiêm nhặt của Ngài. Như Phao-lô đã viết: “Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời” (Rôma 11.22a).
Hỡi quí bạn chưa được cứu của tôi ơi, giống như tôi có thể bảo đảm cho Cơ đốc nhân về tính chắc chắn tuyệt đối trong việc nhìn biết mọi lời hứa và ơn phước của Đức Chúa Trời, tôi phải yêu cầu bạn suy nghĩ đến sự loạn nghịch của dân Israel không tin kia và những hậu quả mà sự vô tín đem lại. Ơn phước của Đức Chúa Trời tuôn tràn qua đức tin nơi Thân Vị và công tác của Đức Chúa Jêsus Christ. Tính nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua những kẻ chối bỏ sự công bình của Đấng Christ và ra sức thiết lập chỗ đứng của riêng họ trước mặt Đức Chúa Trời trên cơ sở những việc làm. Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét