Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 7: "Sự Nên Thánh - Con Người Bất Khả Thi"



Sự nên thánh — Con người bất khả thi!

(Rôma 7)
Phần giới thiệu
Có hai thái cực cần phải tránh trong đời sống Cơ đốc. Thứ nhứt là cái được gọi là “thuyết chống đạo” ‘antinomianism’ hoặc “chủ nghĩa tự do” ‘libertinism’. Về cơ bản, sai lầm nầy tựu trung vào quan niệm cho rằng luật tốt nhất là chẳng có luật lệ chi hết.
Ngày nay, “antinomianism” được thấy ở nhiều hình thức. Triết lý của Freud biện hộ rằng nguyên nhân chính cho các nan đề về lý trí và tình cảm đã được thấy có trong ‘đạo đức khắc khe của Tin lành’ phi thực tế và bất bình thường. Loại liệu pháp tâm lý nầy đang ra sức giải quyết các vấn nạn về tâm thần bằng cách thuyết phục bịnh nhân rằng tội lỗi của người (nam hay nữ) là kết quả của các tiêu chuẩn hành xử phi thực tế và vô lý. Sách tín điều phải được viết lại, hay phải ném bỏ đi. Jay Adams tố cáo người theo thuyết của Freud về việc mở một “cuộc thám hiểm khảo cổ ngược về quá khứ, cuộc tìm kiếm nầy được lập ra cho nhiều người khác cứ nhắm lo đổ thừa hành vi của bịnh nhân” [Jay E. Adams, Competent to Counsel (Grand Rapids. Baker Book House, 1970), p. 6].
Cơ đốc giáo chính thống luôn luôn bị vu cáo về việc bào chữa cho dị giáo nầy vì họ tin quyết rằng con người được cứu hoàn toàn ngoài việc làm và chỉ căn cứ trên cơ sở đức tin mà thôi. Sự kiện không hay, ấy là một số Cơ đốc nhân đã biện hộ cho ‘antinomianism’. Họ cho rằng kể từ khi họ không còn ở dưới Luật pháp nữa, mà ở dưới ân điển (đối chiếu Rôma 6.15), chúng ta thực thi đời sống Cơ đốc của chúng ta ‘theo như Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta’, và sự dẫn dắt nầy độc lập đối với bất kỳ một hình thức tuyệt đối nào trong Kinh Thánh. Không có ngoại lệ, suy nghĩ nầy đã dẫn tới cuộc sống vô tâm và tội lỗi.
Ở cực kia là sai lầm của hình thái thiên về với luật pháp. Hình thái thiên về với luật pháp tìm cách tạo ra sự tin kính qua việc tuân giữ một bộ các quy tắc và cấm đoán nhất định nào đó. Nó tương đương với việc tìm kiếm ân sũng của Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ những điều luật. Phần lớn các điều luật nầy thường khắc khe hơn những điều ghi trong luật pháp Môise trong Cựu Ước. Thực chất, hình thái thiên về với luật pháp tìm cách tạo ra sự nên thánh bằng các việc làm.
Hình thái thiên về với luật pháp hoá ra được coi là một sự cần thiết. Hãy đặt mình bạn vào chỗ của người Do thái tin kính nào đã được dạy dỗ phải sùng kính và tuân giữ luật pháp xem. Khi một người Do thái được cứu, thật là tự nhiên cho người ấy là phải tiếp tục tuân giữ nhiều về Do thái giáo của mình. Nhưng khi Đức Chúa Trời bắt đầu cứu lấy dân Ngoại và thêm họ vào trong nhà thờ Do thái tới một điểm họ đông hơn người Do thái, hãy tưởng tượng những buổi nhóm lại của ban trị sự mà các cấp lãnh đạo nhà thờ người Do thái đã có. Phải chăng họ tin Đức Chúa Trời sẽ biến đổi hạng người theo tà giáo nầy tới một điểm mà họ sẽ làm suy yếu cái nền mà nhà thờ đang đứng trên đó không?
Có lẽ bạn và tôi sẽ nhận ra nếu chúng ta xem mình là một thuộc viên lâu đời của một Hội Thánh rất bảo thủ và chính thống theo Kinh Thánh. Thình lình Đức Chúa Trời bắt đầu hành động cách đột ngột trong cộng đồng của chúng ta và cứu lấy hàng tá những tên híp-pi tóc tai rối bù, dơ dáy — và tệ hại hơn hết, họ quyết định tham gia vào Hội Thánh của chúng ta. Ngày Chúa nhựt đầu tiên họ đến với đầy đủ lực lượng, và với những bộ quần áo rách nát và hai chân không. Chẳng lẽ chúng ta sẽ không xem xét việc thiết lập một số điều luật cho những ai là thuộc viên trong nhà thờ của chúng ta sao? Tất nhiên là chúng ta sẽ làm đấy. Chúng ta sẽ dùng đến một số mật mã hành xử căn bản vì cớ bảo hộ cho sự làm chứng của Hội Thánh chúng ta, và dĩ nhiên, cho tai tiếng của Chúa nữa. Rồi khi làm như vậy, chúng ta sẽ trở thành hạng người thiên về với luật pháp, giống y như các Cơ đốc nhân người Do thái trong thế kỷ đầu tiên.
Nhưng hình thái thiên về với luật pháp sai lầm về cả hai phương diện: về thần học và về thực tế. Không những nó vi phạm nguyên tắc của ân điển, mà nó cũng chẳng tác động nữa. John Warwick Montgomery ghi lại: “… mỉa mai thay, hình thái phân rẽ (chúng ta có thể nói tới hình thái thiên về với luật pháp ở đây) thường tạo ra đúng những điều ác mà nó ra sức kháng cự lại! Hội Thánh theo trào lưu chính thống trong thành phố mà tôi lớn lên ở đó, qua việc giữ gìn hiệu quả lớp người trẻ của họ tránh được mọi hình thái giải trí phức tạp, đã thành công trong việc có tỉ lệ sinh con bất hợp pháp cao nhất trong bất cứ Hội Thánh nào thuộc cộng đồng!” [John Warwick Montgomery, Principalities and Powers (Minneapolis. Bethany Fellowship, 1973), p. 170].
Chính vấn đề thiên về với luật pháp nầy mà Phaolô đặt dấu chấm hết trong Rôma 7. Chúng ta đã nhìn thấy mọi người, cả người Do thái (chương 2) và dân Ngoại (chương 1) đều bị xét đoán trong cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời, vì họ đã chối bỏ sự khải thị rất ích lợi cho họ. Những gì con người không thể làm bằng việc làm của họ, Đức Chúa Trời đã làm rồi trong sự chết và sự sống lại có tính cách thay thế của Đức Chúa Jêsus Christ (chương 3). Sự xưng công bình không phải bởi việc làm, mà trên cơ sở đức tin, giống như trường hợp của Ápraham đã minh hoạ (chương 4). Sau khi mô tả cả bông trái và gốc rễ của sự xưng công bình (chương 5), Phaolô bước sang phần bày tỏ ra sự công bình của Đức Chúa Trời trong đời sống của Cơ đốc nhân (các chương 6-8). Ở chương 6, Phaolô thiết lập tính cần thiết của sự nên thánh. Về mặt thần học, chính sự bền đỗ thực hành với địa vị của chúng ta trong Đấng Christ, đã chết đối với tội lỗi và đã sống lại với đời mới trong Đức Chúa Jêsus Christ (6.1-14). Về mặt thực tế, chính sự lựa chọn ai làm chủ của chúng ta: một là tội lỗi hoặc Đấng Christ (6.15-23).
Rôma 7, Phaolô xử lý với Luật pháp và mối quan hệ của nó đối với sự nên thánh. Ở các câu 1-6, Phaolô minh hoạ rằng chúng ta được buông tha khỏi Luật pháp. Ở các câu 7-12, Phaolô đến với phần biện hộ của luật pháp, điều chi là thánh, công bình và tốt lành. Ở các câu 13-25, Phaolô giải thích lý do tại sao rất là khó cho Cơ đốc nhân được nên thánh bởi luật pháp. Ở đây chúng ta sẽ khám phá tại sao hình thái thiên về với luật pháp sẽ không bao giờ làm nên thánh một ai cả.
Được buông tha khỏi luật pháp (7.1-6)
Chữ đầu tiên trong câu 1, ‘vậy’ [theo bản Kinh Thánh Anh ngữ] cho chúng ta thấy mấy câu nầy đã gắn bó chặt chẽ với những gì Phaolô đã dạy dỗ ở chương 6. Sự chết của chúng ta trong Đấng Christ đã lập chúng ta như đã chết đối với tội lỗi, Phaolô dạy trong chương 6 (các câu 1-12). Giờ đây, Phaolô minh hoạ thể nào sự chết của chúng ta trong Đấng Christ buông tha chúng ta đối với luật pháp. Ở câu 1, chúng ta thấy được nguyên tắc; ở các câu 2 và 3, chúng ta có phần minh hoạ về nguyên tắc nầy trong lãnh vực hôn nhân; rồi ở các câu 4-6, chúng ta có phần ứng dụng nguyên tắc nầy cho sự nên thánh của chúng ta.
Nguyên tắc (câu 1). Nguyên tắc là như thế nầy đây: Luật pháp có quyền hạn và có quyền thực thi chỉ trên những người nào còn sống. Do đó, ai trong chúng ta đã được kể là chết trong Đấng Christ không còn ở dưới quyền hạn của luật pháp nữa.
Minh hoạ (các câu 2-3). Hôn nhân là thể chế được Luật pháp cai quản. Luật pháp tuyên bố một người nữ sẽ phạm tội tà dâm khi lấy người khác trong khi người chồng đầu tiên của mình vẫn còn sống. Còn nếu chồng nàng chết, Luật pháp buộc nàng rằng hôn nhân đầu tiên kia không còn có quyền trên nàng nữa, và vì thế nàng được tự do lấy người mà nàng chọn. Sự chết giải phóng người nữ có chồng đối với Luật pháp liên hệ về hôn nhân.
Phần ứng dụng (các câu 4-6). Chẳng có một minh hoạ nào mà không có những thiếu sót của nó, và minh hoạ nầy không nằm ngoài ngoại lệ. Phần loại suy về người nữ có chồng không tương xứng với cái chết của Cơ đốc nhân đối với luật pháp, vì Cơ đốc nhân đã chết, còn trong trường hợp người nữ có chồng, chính chồng nàng mới là người đã chết. Tuy nhiên, mục tiêu rất là rõ ràng. Chúng ta đã chết trong Đấng Christ đối với tội lỗi và những đòi hỏi khó của luật pháp xét đoán chúng ta cho tới chết. Sự chết và sự sống lại của chúng ta trong Đấng Christ đã buông tha chúng ta đối với sự thực thi và quyền hạn của Luật pháp, và giờ đây chúng ta được tự do lựa chọn chủ khác, là Đức Chúa Jêsus Christ, đã sống lại từ kẻ chết [Hàm ý, ấy là khi Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết, không còn chết nữa, sự hội hiệp nầy giữa Đấng Christ và Cơ đốc nhân là đời đời, ngược lại với sự hội hiệp của một người nam và một người nữ trong hôn nhân], để kết quả cho Đức Chúa Trời. Dại dột làm sao khi quay lại với tình trạng nô lệ cho Luật pháp và tội lỗi! Thích thú dường bao là tư tưởng làm tôi mọi cho Đức Chúa Trời!
Và vì thế, chúng ta thấy rõ các hàm ý trong sự chết, sự sống lại của chúng ta trong Đấng Christ. Chúng ta được giải phóng ra khỏi Luật pháp là một ông chủ rất khắc nghiệt. Chúng ta được tự do để trở thành tôi mọi của Đức Chúa Trời.
Một biện hộ của Luật pháp (7.7-12)
Nhưng có phải Phaolô đã đi quá xa không? Có phải Phaolô không có ý nói rằng Luật pháp chẳng phải là một việc tốt, mà là một việc xấu không? Phải chăng đây là điều mà các đối thủ người Do thái đã tố cáo ông về việc làm không (Công vụ Các Sứ đồ 21.28)? Lường trước sự kết án như thế nầy, Phaolô đưa ra câu hỏi cho các đối thủ của ông ở câu 7: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao?” Đáp ứng của Phaolô là một trong những điều đáng kinh ngạc nhất: “Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi…” (Rôma 7.1b).
Suy nghĩ về luật pháp để biết tội lỗi thì giống như gọi tia X quang là độc ác vậy, chỉ vì nó có một loại quan hệ với ung thư. Tia X quang rất tốt và có ích chỉ vì nó tỏ ra điều chi là tai vạ cho con người nếu không điều trị. Cũng vậy, luật pháp cũng tỏ ra tội lỗi nơi con người, là thứ phải xử lý với bằng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ.
Trong mấy câu nầy, Phaolô đưa ra phần minh hoạ rất đặc biệt từ kinh nghiệm của chính ông. Nếu như Luật pháp không cấm sự tham lam, Phaolô sẽ không nhận tội tham lam ở trong chính lòng mình. Tội lỗi tìm cách vận dụng, lôi kéo trong đời sống của Phaolô qua điều răn nầy: “Ngươi chớ tham” (Xuất Êdíptô ký 20.17). Tội lỗi nắm lấy cơ hội được cung ứng cho bởi cửa ngõ Luật pháp [Từ ngữ “dịp” ở câu 8 được sử dụng trong Hy lạp cổ theo ý nghĩa quân sự nói tới một ‘căn cứ hành quân’ và theo ý nghĩa văn chương: ‘đưa ra lời gợi ý’. Luật pháp cung ứng cho tội lỗi cơ hội mà nó đang chờ đợi. Đối chiếu William Sanday và Arthur Headlam, The Epistle to the Romans (Edinburgh. T & T Clark, 1902), p. 179].
Phaolô mô tả từ chính kinh nghiệm riêng của mình thể nào tội lỗi đã tận dụng cơ hội mở ngõ của Luật pháp. Có vài cách để hiểu rõ những điều mà Phaolô đang mô tả, nhưng phần giải thích tự nhiên nhất dường như là Phaolô đang gắn kinh nghiệm của ông là một thiếu niên Do thái khi ông trở thành đứa ‘con của điều răn’ ở tuổi 13. Cho đến thời điểm nầy, Phaolô chưa nhìn nhận tội lỗi của chính mình, nhưng ông từng nhìn biết đòi hỏi của Luật pháp: “Ngươi chớ tham lam”, mọi thứ ác đang khao khát bung ra ở trong ông.
Tách ra khỏi Luật pháp, “tội lỗi chết đi” (câu 8), không phải trong nhận định nó không tồn tại, mà nó không hoạt động, cho tới khi bị Luật pháp thúc giục. Tôi từng có những hột giống đậu Hà lan nguyên xuất thân từ giống đậu Hà lan được thấy có trong lăng mộ của Vua Tut. Giờ đây các hột giống xuất thân từ lăng mộ đó vốn không hoạt động từ bao nhiêu ngàn năm, nhưng khi chúng được đặt vào đúng môi trường đất và nước, chúng liền bung sự sống ra ngay. Cũng một thể ấy đối với tội lỗi. Tội lỗi đã tồn tại trong tấm lòng của Phaolô, nhưng chính khi ông nhận biết về Luật pháp cùng mọi đòi hỏi công bình của nó, thì tội lỗi nầy liền nở hoa. Luật pháp tỏ ra tội lỗi.
Ở các câu 7-12, chúng ta thấy ba mối liên hệ giữa tội lỗi và Luật pháp: (1) Luật pháp xác định tội lỗi; (2) Luật pháp xét đoán tội lỗi; và (3) Luật pháp kích động tội lỗi.
Khi Dan Tarbox lâm trọng bịnh trong một thời gian khá lâu, hết thảy chúng ta đều biết rõ có điều chi đó sai trái, song chẳng ai biết đó là điều gì. Cái điều có cần là tìm thấy việc gì tỏ ra một số triệu chứng hay một dấu hiệu chắc chắn nào đó cho thấy nguồn gốc của căn bịnh. Chính tia X quang sau cùng chỉ cho thấy sự tấn triển quanh hai lá phổi của anh ta. Giờ đây sự điều trị đã bắt đầu. Chứng ung thư tội lỗi sẽ chẳng bao giờ bị phát hiện nếu không có Luật pháp, và vì vậy Luật pháp được tỏ ra là thánh, công bình và tốt lành (câu 12).
Thủ phạm thực bị chỉ ra (7.13-25)
Nếu Luật pháp không phải là kẻ chịu trách nhiệm thực sự trong câu chuyện, vậy là thì cái gì chứ? Ở các câu 13-25, Phaolô theo đuổi thủ phạm thực rồi tỏ nó ra. Trong quá trình gắn trách nhiệm cho điều ác chỗ mà nó thuộc về, Phaolô cũng tiếp tục binh vực Luật pháp là thánh khiết và tốt lành. Câu 13 đưa ra chính thắc mắc cơ bản với hình thức có thay đổi chút ít: “Vậy thì điều lành trở làm cớ cho tôi chết sao?” Cốt lõi của thắc mắc ấy là đây: Được rồi, vì Luật pháp không phải là điều ác theo bản chất. Tuy nhiên, nó chịu trách nhiệm về sự chết, có phải không? Câu trả lời ngắn gọn của Phaolô, ấy là tội lỗi nhân điều lành đem lại sự chết càng minh chứng sự cực ác của tội lỗi.
Khi tôi dạy học trong một trại cải tạo nhân phẩm thuộc tiểu bang ở Washington, tôi có một cộng sự trẻ nói cho tôi biết rằng anh ta quyết chắc nghiên cứu về tâm lý học sẽ giúp ích cho anh ta rất nhiều, ngay cả khi phạm tội. Thực vậy, chàng thanh niên nầy lo chuẩn bị dàn dựng một buổi tham vấn về tội ác. Anh ta học biết mọi sự mà anh ta có thể trong khi ở trong tù để anh ta có thể mở một cơ sở sẽ bày ra những vụ cướp ngân hàng và tương tự cho những tội phạm khác. Và trong các dịch vụ ấy, anh ta tất nhiên sẽ được trả thù lao. Giờ đây, anh ta sẽ không nói sự học hỏi ấy là thủ phạm thực sự nữa, thay vì thế sự lạm dụng những gì cơ bản là tốt lành chỉ ra anh ta thực sự là một tên côn đồ.
Năng lượng nguyên tử về cơ bản là tốt lành, và nó được sử dụng để giải cứu vô số sinh mạng và có ích lợi cho hàng triệu người. Song khi nó bị lạm dụng thì nó hủy diệt nhiều sinh mạng mau chóng và hiệu quả hơn người ta mơ trước đó, điều nầy nói cho chúng ta biết về tình trạng khốn khổ đang ở bên trong con người, chớ không phải bất cứ điều ác nào nơi năng lượng nguyên tử. Tình dục là thánh khiết và tốt lành trong những giới hạn của những mục đích mà vì đó nó được Đức Chúa Trời dựng nên. Con người đã lạm dụng và sử dụng nó không đúng, và điều nầy tỏ ra cho chúng ta thấy sự gian ác của con người.
Cũng vậy, Luật pháp là thánh, công bình và tốt lành, và lạm dụng nó chỉ minh chứng sự gian ác cực kỳ của tội lỗi.
Khi chúng ta đến với vấn đề nên thánh, hay tỏ ra sự công bình của Đức Chúa Trời trong đời sống của Cơ đốc nhân, vấn đề gốc không phải là chính Luật pháp, mà là điều làm cho Luật pháp ra yếu đuối, đó là xác thịt. Vấn đề nên thánh của chúng ta không phải được tìm thấy nơi Luật pháp, mà nơi chính bản thân con người. Các câu 13-25 chỉ cho chúng ta thấy: (1) tình trạng của Cơ đốc nhân; (2) sự xung đột trong Cơ đốc nhân; và (3) những kết luận trong sự bàn bạc của Phaolô. Chúng ta hãy xem kỹ mấy điều nầy hơn:
Tình trạng của Cơ đốc nhân [Phần phân tích có ba mục trong tiểu đoạn nầy đã được sử dụng từ chỗ giải thích rất hay Rôma 5-8 bởi Mục sư John R. W. Stott, Men Made New (Downers Grove. InterVarsity Press, 1966), pp. 75-76]. Vấn đề của Cơ đốc nhân, ấy là người mang trong mình hai bổn tánh, mỗi bổn tánh lôi kéo người theo chiều hướng khác nhau. Bổn tánh tội lỗi Phaolô gọi là ‘người cũ’ (Rôma 6.6) hay ‘xác thịt’ (Rôma 7.14,18). Bổn tánh nầy đối kháng trực tiếp với người mới, là tạo vật mới trong Đấng Christ (II Côrinhtô 5.17), và Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Galati 5.17). Mặc dù ‘bản ngã cũ’ về địa vị đã bị đặt vào sự chết ở trong Đấng Christ, song về thực tế nó sống mạnh giỏi ở trong thánh đồ, thúc giục người cứ tiếp tục ở trong tội lỗi. Kinh nghiệm Cơ đốc bình thường là lột bỏ mọi tính cách của bản ngã cũ nầy rồi mặc lấy mọi cá tánh của con người mới trong Đấng Christ (Côlôse 3.10...). Phần thách thức của các thư tín trong Tân Ước là phải mặc lấy những gì đáng phải có, và lột bỏ những gì đã có.
Xung đột trong Cơ đốc nhân. Tình trạng chẳng đặng đừng của Cơ đốc nhân, ấy là người thấy chính mình bị xé toạc theo hai chiều hướng đối nghịch. Trong từng quyết định, có hai sự chọn lựa, hai khao khát đối nghịch nhau. Cơ đốc nhân là bãi chiến trường trên đó hai thế lực đối nghịch đang sống mái với nhau. Người bề trong hay tạo vật mới khao khát muốn phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng lại thấy mình thất bại bởi sự thực xác thịt, con người cũ, bị tội lỗi cai quản và tràn ngập. Những gì người khao khát muốn làm, người không thể làm được. Những gì Phaolô xem khinh là Cơ đốc nhân, ông đang làm mọi sự ấy.
Nhiều người đã tìm cách tránh né sự thực hiển nhiên bằng cách khẳng định mấy câu nầy đang mô tả cuộc xung đột to lớn ở bên trong vị sứ đồ trước khi người trở lại đạo. Cho phép tôi nhắc lại vài sự thực không có chỗ trong sự giải thích nầy.
(1) Đoạn văn nầy nói tới sự nên thánh, chớ không nói tới sự cứu rỗi. Phần mô tả sự xung đột trước khi trở lại đạo của Phaolô có mục đích gì khi tỏ ra sự công bình của Đấng Christ trong vai trò một Cơ đốc nhân? Đoạn văn nầy đòi hỏi rằng cuộc xung đột của Phaolô phải là cuộc xung đột của thánh đồ, khi tìm cách sống một đời sống tin kính.
(2) Có một cuộc xung đột. Xung đột và đau đớn cực độ trong tinh thần đối với việc phạm tội không phải là kinh nghiệm của người chưa tin Chúa. Phaolô nhất trí với Luật pháp; ông ao ước muốn làm điều chi là phải lẽ và đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đây không phải là ao ước của người không tin Chúa. Phaolô rất ghét điều ác mà ông đã làm. Há đây là có phải là trường hợp đối với người chưa được cứu không? Phần giải thích khả thi duy nhứt cho cuộc xung đột nầy, ấy là Phaolô đã vật vã trong vai trò Cơ đốc nhân.
(3) Sự thay đổi trong căng thẳng ủng hộ sự vật vã của Phaolô trong vai trò Cơ đốc nhân. Khi Phaolô nói tới phương thức đến với Luật pháp làm thức tỉnh tội lỗi, giống như một gã khỗng lồ đang nằm ngủ trong các câu 7-11, các thì của động từ đều là quá khứ. Nhưng trong phần mô tả của ông về sự xung đột với tội lỗi, hết thảy các động từ ấy đều ở trong thì hiện tại: “…luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt…” (Rôma 7.14). Lý do duy nhứt cho một sự thay đổi khi căng thẳng, nói đơn giản là Phaolô giờ đây nói tới sự xung đột theo vấn đề nên thánh.
(4) Kinh nghiệm của chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân tương đương với kinh nghiệm của Phaolô. Tôi không biết về Cơ đốc nhân nào chưa tìm ra lai lịch thực với vị sứ đồ trong cuộc xung đột với những gì ông đang mô tả. Kinh nghiệm của chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân là đang tìm cách sống đời sống tin kính một cách trọn vẹn thích ứng với đời sống tin kính của Phaolô trong mấy câu nầy.
Có người đã thử giải thích khác để tránh đi việc nhìn nhận Phaolô là một Cơ đốc nhân trưởng thành có thể có những cuộc xung đột thuộc linh thể ấy với tội lỗi. Họ công nhận rằng Phaolô là một tín đồ ở đây, nhưng là một tín đồ xác thịt. Đây là Phaolô trong những ngày đầu sớm sủa trong vai trò một Cơ đốc nhân. Họ sẽ cho rằng mỗi Cơ đốc nhân phải trải qua Rôma 7 để đạt được đắc thắng ở chương 8. Giờ đây tôi nhất trí rằng trước khi chiến thắng thì xung đột đến, nhưng tôi phải khư khư rằng cuộc xung đột nầy không hề kết thúc trong đời nầy, và những chiến thắng đạt được còn rất xa xôi. Tôi sẽ đồng ý với Mục sư Stott khi ông nói:
“… đây là cuộc xung đột của một người Cơ đốc, người ấy biết rõ ý chỉ của Đức Chúa Trời, yêu mến, mong muốn, khao khát muốn làm theo ý chỉ đó, nhưng người cũng thấy rằng bản thân mình không thể làm theo ý chỉ ấy. Toàn bộ sự sống của người (lý trí và ý muốn của người) phải đặt trên ý muốn và Luật pháp của Đức Chúa Trời. Người khao khát muốn làm lành. Người ghét làm theo điều ác — ghét nó với sự thù ghét thánh khiết. Và nếu người phạm tội, sự ấy chống nghịch lại lý trí, ý muốn, sự bằng lòng của người; sự ấy chống lại toàn bộ lề thói hàng ngày trong đời sống của người. Ở đây nhắc tới sự xung đột của Cơ đốc nhân”. [Stott, p. 76. Cũng hãy chú ý phần trưng dẫn câu nói nầy của Tấn sĩ Alexander Whyte, ông nói: “Tôi tán thưởng phần chú giải khác về sách Rôma, ngay lập tức tôi quay sang chương 7. Và nếu nhà giải kinh dựng lên thằng bù nhìn ở chương 7, ngay lập tức tôi đóng quyển sách lại. Tôi liền cất quyển sách đi rồi nói: ‘Không, cảm ơn. Đấy không phải là quyển sách cho đồng tiền mà tôi kiếm rất khó nhọc” Quoted by F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Romans (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1963), p. 151].
Quí bạn tôi ơi, bạn và tôi sẽ không hề thoát được Rôma 7 trong đời nầy. Hy vọng rằng, con người cũ rồi đây sẽ bị đánh bại, song hắn sẽ không mọc rễ cho tới khi nào chúng ta rời khỏi đền tạm bằng đất nầy. Tôi e rằng hầu hết chúng ta đã hình dung ra điều nầy cho chính mình rồi. Đấy là lý do tại sao Phaolô kết luận với một lời đắc thắng, kết hợp với phần mô tả cuộc xung đột liên tục ở trong câu 25: “Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi”.
Lời hứa của Rôma 8.1 không phải là lời hứa cho rằng chẳng có tội lỗi nữa, mà chẳng còn bị phán xét nữa. Không có ai vui thích hơn tôi trong sự không mọc rễ hoàn toàn của tội lỗi trong đời nầy, mà không ai tin rằng điều đó không xảy ra, và theo Lời của Đức Chúa Trời, nó sẽ không xảy ra. Không có một sự xét đoán nào cả. Đấy là lời hứa mà chúng ta có thể sống với!
Phần kết luận
Có những kết luận chính thức mà Phaolô nói thẳng ra ở chương 7:
(1) Luật pháp là thánh, công bình và tốt lành. Luật pháp là tốt lành vì nó tỏ ra sự công bình của Đức Chúa Trời và tình trạng tội lỗi của con người. Luật pháp đưa chúng ta đến với Đấng Christ. Luật pháp cũng là tốt lành, vì tôi trong người bề trong của tôi đồng ý với Luật pháp và muốn tôn trọng nó.
(2) Luật pháp không hề làm nên thánh Cơ đốc nhân vì cớ sự yếu đuối của xác thịt. Luật pháp không thể và không bắt phục bổn tánh tội lỗi của chúng ta; luật pháp kích động bổn tánh ấy. Phương thuốc duy nhứt cho xác thịt là sự chết, và điều nầy đã diễn ra rồi trên thập tự giá. Sức lực để sống đời sống Cơ đốc không được thấy ở trong tôi đâu, mà ở nơi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Đây là sứ điệp của chương 8.
Phần ứng dụng
(1) Chúng ta phải đạt tới mức hiểu biết sự nên thánh, như sự xưng công bình, là công việc của Đức Chúa Trời. Nhu cần quan trọng nhất của tội nhân là nhận ra tình trạng hư hoại hoàn toàn và sự thực mình bị hư mất trong vô vọng. Sự xưng công bình là công việc của Đức Chúa Trời vì ích cho con người, là điều được nhận lãnh bởi đức tin, không phải bởi việc làm. Nhu cần quan trọng nhất của thánh đồ, ấy là người hoàn toàn bất khả sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng sức lực của xác thịt. Người phải đạt tới mức nhận biết rằng trong Đấng Christ, người đã chết đối với tội lỗi và đã sống lại trong đời mới, và Đức Chúa Trời làm cho điều nầy ra khả thi qua công tác của Đức Thánh Linh.
(2) Chúng ta phải nhìn biết rằng con đường dẫn tới quyền lực thuộc linh phải đi qua sự tự thất vọng [30 Stott, p. 74]. Giống như Mục sư Stott đã nói, nan đề quan trọng của con người là một quan niệm quá cao vời về chính mình. Mặc dù vậy, nhiều người ngày hôm nay đang khẫn khoản yêu cầu các Cơ đốc nhân phải sống đời sống Cơ đốc theo sức riêng của họ. Phần nhấn mạnh đều nhắm vào cái tôi. Sự nên thánh đã được trình bày như kết quả nhất định của việc đi theo mấy bước đơn giản. Theo đánh giá của tôi, ấy chẳng phải là sự dạy của Lời Đức Chúa Trời đâu. Đời sống Cơ đốc là một đời sống phấn đấu liên tục, về những lần đắc thắng và thất bại, và sự đắc thắng Cơ đốc chỉ đến khi chúng ta hoàn toàn không tin cậy bản ngã, và nương cậy vào sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Chúng ta thường ném bỏ việc làm ra trước ngưỡng cửa của sự xưng công bình, rồi mời mọc họ ở cửa sau của sự nên thánh.
(3) Chúng ta sẽ kiếm được từ Rôma 7 một sự hiểu biết theo Kinh Thánh về Luật pháp. Luật pháp không phải là xấu, mà là tốt lành. Luật pháp có một vài chức năng. Luật pháp không hề được ban ra để giải cứu hay để làm nên thánh đâu, thay vì thế nó được ban ra để tỏ ra tội lỗi của chúng ta và để đưa chúng ta đến với Đấng Christ. Ngày nay luật pháp có giá trị và là tiêu chuẩn của sự công bình như nó vốn có trong thời buổi Cựu Ước. Nó tỏ ra cho chúng ta thấy sự công bình và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 12.18, 29; Phục truyền luật lệ ký 28.58). Trong Tân Ước, cả động lực cho việc tuân giữ Luật pháp, và phương pháp làm theo đều đã thay đổi. Động lực cho việc tuân giữ Luật pháp không nằm trong trình tự để được cứu hay được nên thánh, mà ở trong trình tự đem lại sự tôn kính và vinh hiển cho Đức Chúa Trời mà chúng ta phục sự. Phương pháp của việc tuân giữ Luật pháp không phải là phương pháp tự làm, mà do sự tiếp trợ của quyền phép Đức Thánh Linh. Sự tự do đối với ông chủ Luật pháp chẳng có nghĩa Luật pháp là xấu đâu; nó chỉ có ý nói Luật pháp là vô quyền vì sự yếu đuối của xác thịt. Luật pháp đưa chúng ta đến với Đấng Christ, và Đấng Christ giải phóng chúng ta ra khỏi tội lỗi.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét