Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 6: "Tính Cần Thiết Của Sự Nên Thánh"



Tính cần thiết của sự nên thánh

(Rôma 6)
Phần giới thiệu
Chương 6 trong sách Rôma và phần lý giải thích ứng của nó không những là bắt buộc cho sự nên thánh, mà còn cho sự minh mẫn của bạn nữa đấy. Cách đây mấy năm tôi đến thăm một phụ nữ nằm điều trị ở khu tâm thần của bịnh viện Dallas. Khi chúng tôi ngồi ở cái bàn đặt phía sau những cánh cửa khoá kín dưới sự quan sát thật kỹ lưỡng của các nhân viên chuyên nghiệp, tôi hỏi phụ nữ nầy nan đề của bà là gì!?! Bà ta công nhận mình hoàn toàn thất bại trong nổ lực làm theo sự dạy của Rôma 6. Bà ta đã phấn đấu để làm theo công thức mà nhiều người đã đề nghị từ chương nầy: biết, kể, nộp. Bà nói rằng bà biết rõ mình đã chết với Đấng Christ đối với tội lỗi, và bà đang ra sức để kể như vậy và nộp mình cho Đức Chúa Trời. Nhưng không biết sao điều nầy luôn luôn kết quả trong thất bại. Sự thất bại của bà ta dẫn tới một sự suy sụp thần kinh hoàn toàn. Phần lớn nan đề của bà ta, tôi tin, đều nằm trong thất bại không hiểu chương nầy trong mối quan hệ thích ứng với các chương 7 và 8. Và vì thế, khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu Rôma 6, tôi khuyên bạn nên nghiên cứu chương ấy một cách cẩn thận, không những vì cớ sự nên thánh mà còn vì sự minh mẫn của bạn nữa đấy.
Khi tôi nhớ tới các trường hợp giống như trường hợp của phụ nữ nầy, dù rất cực đoan, tôi được nhắc nhớ tới gánh nặng trách nhiệm lớn lao mà người dạy Kinh Thánh có. Có người thực sự nghe theo những gì tôi giảng rồi cố gắng làm theo. Bất cứ ai giải thích chương 6 như phương pháp kinh nghiệm đời sống Cơ đốc bình thường buộc phải gặp rắc rối theo ý kiến của tôi, vì chương 6 nầy là phần giới thiệu tiểu đoạn của Phaolô nói về quá trình nên thánh. Nó không cung ứng cho chúng ta toàn bộ giải pháp cho vấn đề nên thánh; nó chỉ giới thiệu nhu cần của sự nên thánh mà thôi. Khi đặt vấn đề nầy bằng cách diễn đạt khác, nó không xử lý với phương pháp nên thánh (biết, kể, nộp), mà xử lý với động lực cho sự nên thánh.
Vì vậy chương 6 nầy trong sách Rôma, chúng ta chuyển vấn đề khải thị công bình của Đức Chúa Trời trong đời sống của Cơ đốc nhân, với sự nổi bật không nhắm vào chỗ ‘làm thế nào’ để sống đời sống thuộc linh, mà nhắm vào lý do ‘tại sao’ kìa.
Định nghĩa sự nên thánh
Khi chúng ta nói tới sự nên thánh trong các chương 6, 7, và 8; sẽ không có một nhận định đủ hết về sự nầy chỉ trong một mình chương 6, thật là khôn ngoan khi dừng lại ngắn thôi để định nghĩa sự nên thánh. Sự xưng công bình là Quá Trình bởi đó Đức Chúa Trời tuyên bố một người là công bình trên cơ sở đức tin nơi Thân Vị và công tác của Đấng Christ. Sự xưng công bình là hoạt động của Đức Chúa Trời giải phóng một người ra khỏi tình trạng tội lỗi. Sự nên thánh là hoạt động của Đức Chúa Trời giải phóng Cơ đốc nhân ra khỏi quyền lực của tội lỗi. Sự xưng công bình gắn sự công bình của Đức Chúa Trời cho con người. Sự nên thánh truyền đạt sự công bình của Đức Chúa Trời qua con người.
Nói chung, sự nên thánh được sắp xếp thành ba phương diện:
(1) Nên thánh theo địa vị, là tình trạng thánh khiết được gắn cho Cơ đốc nhân ngay thời điểm họ quay trở lại với Đấng Christ. Nó không biểu hiện tình trạng thuộc linh của một người như địa vị thuộc linh của người ấy. Các tín hữu thành Côrinhtô có thể được gọi là ‘thánh đồ’ mặc dù họ đã sống trong tình trạng xác thịt (I Côrinhtô 1.2).
(2) Nên thánh tiệm tiến, đề cập tới quá trình trong đời sống hàng ngày bởi đó chúng ta được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ. Đây là quá trình trở nên những gì chúng ta đang có trong Đấng Christ. Điều nầy gồm có sự lột bỏ các thói tật cũ như nói dối, trộm cắp, nói xấu, v.v..., rồi mặc lấy những đức tính giống như Đấng Christ như lương thiện, thương xót, và yêu thương (đối chiếu Côlôse 3.1-10…).
(3) Nên thánh trọn vẹn, là tình trạng thánh khiết mà chúng ta sẽ không đạt được trong đời nầy, nhưng sẽ nhận ra lúc sau cùng chúng ta đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy” (I Giăng 3.2). Sự nên thánh, lột bỏ con người cũ, rồi mặc lấy sự công bình của Đấng Christ, là ba sự nên thánh có chiều kích theo địa vị, tiệm tiến và trọn vẹn. Sự bàn luận của sứ đồ Phaolô ở Rôma 6, ấy là chúng ta bị bắt buộc phải kinh nghiệm sự nên thánh tiệm tiến vì cớ sự nên thánh theo địa vị kèm theo với thập tự giá ở đồi Gôgôtha.
Thắc mắc dấy lên (6.1-2)
Chương 6 bắt đầu với một thắc mắc: “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng?” (Rôma 6.1). Thắc mắc nầy không cứ cách nào đó đã được câu nói của Phaolô nhắc tới ở chương 5: “ … nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (Rôma 5.20b). Thắc mắc nầy có lẽ được hiểu rõ hơn hết khi có trọn tiểu đoạn đứng trước nói tới sự xưng công bình chỉ bởi một mình đức tin. Thắc mắc nầy chắc chắn sẽ nảy ra cho những đối thủ về Tin Lành của Phaolô: “Nếu ơn cứu rỗi là mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời, mọi ân sũng, và được dành riêng trên cơ sở một mình đức tin, không có một nổ lực nào về phía con người; nếu mọi tội của chúng ta đòi hỏi phải có và sự thúc đẩy của ân điển Đức Chúa Trời — thế thì tại sao không tiếp tục sống như chúng ta đã sống (trong tội lỗi), hầu cho ân điển của Đức Chúa Trời cứ tiếp tục dư dật luôn?”
Câu trả lời tóm tắt của Phaolô có ở câu 2: “Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?” (Rôma 6.2). Khi cụm từ “Chẳng hề như vậy” xảy ra trong sách Rôma, đây là phản ứng rất kịch liệt của Phaolô đối với phần kết luận không thích đáng dựa trên một lời hứa thích đáng. Ân điển của Đức Chúa Trời quá dư dật đối với tội lỗi của con người. Tội lỗi của con người tạo cơ hội cho sự tỏ ra của ân điển. Nhưng chúng ta không nên tiếp tục cuộc sống được đánh dấu bởi tội lỗi ngay trước sự biến đổi của chúng ta. Lý do là vì lối sống ấy sẽ không thích nghi với địa vị của chúng ta trong Đấng Christ. Trong Đấng Christ, chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Vậy thì, làm thế nào chúng ta cứ tiếp tục sống trong tội lỗi cho được? Cách sống ấy sẽ chối bỏ địa vị của chúng ta.
Sống trong tội lỗi — cấm đoán về địa vị (6.3-14)
Nếu bạn đến với Rôma 6 để tìm kiếm nước, bạn sẽ thất vọng ngay, vì Phaolô trình bày địa vị của Cơ đốc nhân giống như địa vị đã đạt được qua phép báptêm bằng Đức Thánh Linh, như một lý do tại sao Cơ đốc nhân không thể sống trong tội lỗi như trước kia như người đã sống. Phaolô bắt đầu: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao?” (Rôma 6.3). Chúng ta không mong tìm được nước mỗi lần từ ngữ báptêm xảy ra, vì có vô số trường hợp về ‘phép báptêm không có nước’.
Giăng Báptít công bố: “Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp-tem cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa” (Mathiơ 3.11).
Phaolô viết: “Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa” (I Côrinhtô 12.13).
Trong tiếng Hy lạp, động từ ‘baptizo’ không những có ý nói ‘nhúng’ hay ‘dìm’ xuống nước, mà còn nói tới “làm cho chết” (bằng cách dìm chết một người hay chiếc tàu bị chìm) [Colin Brown, ed., The New International Dictionary of New Testament Theology (Grand Rapids. Zondervan Publishing House, 1975), Vol. I, p. 144]. Công tác làm báptêm của Đức Thánh Linh gắn chúng ta với Thân Vị và công tác của Đấng Christ theo một phương thức chúng ta cùng dự phần trong công việc của Ngài trên thập tự giá. Chúng ta đồng chết với Ngài.
Sự xưng công bình của chúng ta có liên quan sâu xa khi chúng ta được hiệp với Thân Vị và công tác của Đấng Christ hầu cho chúng ta dự phần trong sự chết của Đấng Christ vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ngài đã chịu chết trong chỗ của chúng ta như sự thay thế cho chúng ta. Nhưng khi tham khảo đến sự nên thánh, Đấng đã chết đối với tội lỗi. Trong công tác xưng công bình của Đấng Christ, Ngài giải phóng chúng ta ra khỏi án phạt của tội lỗi; nhưng trong sự chết của Đấng Christ cũng đạt được sự nên thánh của chúng ta, bởi đó Ngài giải phóng chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi. Đây là mục đích mà Phaolô đang đưa ra trong các câu 3-11.
Phép báptêm bằng nước không đạt được vừa sự xưng công bình hay sự nên thánh, song nó làm biểu tượng cho việc ấy. Khi chúng ta bị nhúng vào phép báptêm bằng nước, chúng ta làm biểu tượng cho sự thực chúng ta đã chết và được chôn với Đấng Christ. Giống như chúng ta đã dự phần vào tội lỗi của Ađam cùng mọi hậu quả của nó cách đây nhiều năm, cũng vậy bởi phép báptêm bằng Đức Thánh Linh, chúng ta đã dự phần trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ.
Bản ngã cũ của chúng ta, những gì chúng ta là con cái của Ađam, đã chết đối với tội lỗi. Nghĩa là, tội lỗi không còn đòi hỏi hay quyền hành gì trên chúng ta. Giống như Luật pháp chẳng có quyền hành gì trên một con người đã chết, giống như sở rác chẳng phiền hà gì khi thu nhặt một thi thể, cũng vậy tội lỗi không còn đòi hỏi gì trên một người đã chết.
Là người mang lấy tội lỗi của thế gian, tội lỗi có một sự đòi hỏi đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Tội lỗi có một món nợ phải truy đòi. Nhưng khi Chúa chúng ta bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã chết đối với tội lỗi. Từ khi tội lỗi chẳng đòi gì được nơi Đấng Christ, tội lỗi chẳng đòi gì được nơi chúng ta, là những người đã chết đối với tội lỗi trong Đấng Christ. Vì thế, sự chúng ta dự phần trong sự chết của Đấng Christ đối với tội lỗi hủy phá mọi đòi hỏi mà tội lỗi từng có trên chúng ta.
Nhưng sự đồng hoá của chúng ta với Đấng Christ không kết thúc trong sự chết đối với tội lỗi; nó kéo dài trong sự chúng ta dự phần vào sự sống lại của Ngài đến một mẫu sự sống mới. Không những tội lỗi chẳng đòi gì được nơi chúng ta, mà trong sự hiệp một của chúng ta với Đấng Christ, chúng ta được trưởng dưỡng trong một đời mới. Tội lỗi không còn quản trị trên chúng ta và giờ đây chúng ta có một mẫu sự sống mới, một cuộc sống có khả năng tỏ ra sự công bình của Đấng Christ. Về địa vị, chúng ta đã chết đối với tội lỗi và sống cho Đức Chúa Trời. Về mặt thực tế, chúng ta không dám đặt mình dưới sự quản trị của tội lỗi nữa, mà phải tỏ ra một đời mới (đối chiếu Côlôse 3.1-13).
Trên cơ sở địa vị của chúng ta trong Đấng Christ, Phaolô không những gạt qua một bên bất kỳ trao đổi nào về việc liên tục sống trong tội lỗi, mà khuyên chúng ta phải chứng tỏ địa vị của mình bằng cách thực thi sự công bình của cá nhân.
“Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó. Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình” (Rôma 6.12-13).
Giống như Phaolô sẽ làm sáng tỏ trong mấy câu đầu của chương 7 tội lỗi không còn cai trị trên chúng ta, vì chúng ta không còn ở dưới Luật pháp nữa, mà ở dưới ân điển (câu 14).
Sống trong tội lỗi — cấm đoán thực tế (6.15-23)
Không những có các lý do về thần học hay về địa vị cho thấy tại sao Cơ đốc nhân không thể tiếp tục sống trong tội lỗi — có những lý do thực tế nữa. Một lý do như thế được bàn bạc trong các câu 15-23. Thắc mắc cũng quan trọng giống như thắc mắc ở câu 1. “Vậy thì làm sao! Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển, thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? Chẳng hề như vậy!” (Rôma 6.15).
Phaolô đề ra một nguyên tắc rất quan trọng ở câu 16, nghĩa là chúng ta trở thành hạng nô lệ của bất cứ điều chi chúng ta chọn vâng theo. Nếu chúng ta nhượng bộ đối với tội lỗi và phục theo nó, chúng ta là hạng nô lệ cho tội lỗi. Nếu chúng ta phục theo Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài, chúng ta đã trở thành hạng nô lệ của Ngài.
Khi chúng ta chưa được cứu, chúng ta không có một sự lựa chọn nào hết, nhưng đã sống bởi chính bổn tánh của chúng ta là hạng nô lệ cho tội lỗi. Bông trái của sự hầu việc như thế không xứng đáng cho sự ngợi khen, vì những việc chúng ta đã làm giờ đây chúng ta thấy xấu hổ lắm (câu 21). Khi chúng ta quay sang Đức Chúa Trời bởi đức tin nơi Đấng Christ và đã tiếp nhận Tin Lành, chúng ta được buông tha ra khỏi tình trạng phục theo tội lỗi và trở nên tôi tớ của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không tự dối mình bằng cách giả định hai điều khả thi nầy — nô lệ cho tội lỗi, hay nô lệ cho Đức Chúa Trời — chỉ có hai vấn đề cho Cơ đốc nhân. Trong thực tế, chúng ta phải là điều nầy hay là điều kia. Chúng ta thực sự chưa hề được tự do, nhưng chỉ được tự do chọn lựa một là nô lệ cho tội lỗi hoặc nô lệ cho Đức Chúa Trời mà thôi.
E chúng ta sẽ đưa ra tư tưởng về sự phục vụ cho tội lỗi, Phaolô đối chiếu hai loại nô lệ kia. Có sự phục theo Đức Chúa Trời và có sự phục vụ cho tội lỗi. Trong khi nô lệ cho tội lỗi tạo ra sự bất công và nó gây ra sự xấu hổ, còn phục theo Đức Chúa Trời tạo ra bông trái công bình và sự nên thánh. Kết quả sau cùng của tội lỗi là sự chết, đang khi kết quả của sự công bình là sự sống đời đời.
Vì vậy, không những tiếp tục sống trong tội lỗi đi ngược lại với địa vị của chúng ta trong Đấng Christ là chết trong tội lỗi và sống cho Đức Chúa Trời, và chúng ta xưng nhận điều nầy qua phép báptêm, mà sống như thế còn phạm vào từng nguyên tắc của nhận thức chung, từ lúc nó xác lập chúng ta là hạng nô lệ cho tội lỗi, tạo ra sự bất công đáng xấu hổ, và đi theo con đường dẫn đến chốn sự chết.
Những gì chúng ta nhìn thấy trong chương 6 không phải là phương pháp của sự nên thánh mà là động lực cho sự nên thánh đó. Chúng ta phải bỏ lối sống tội lỗi ở sau lưng rồi tìm cách dâng thân thể mình cho Đức Chúa Trời hầu cho sự công bình của Ngài sẽ được thể hiện ra qua chúng ta.
Chúng ta đang tiếp thu từ chương 6 nền tảng cho sự nên thánh của chúng ta sẽ được tìm thấy ở cùng một chỗ mà chúng ta tìm thấy điều khoản cho sự xưng công bình của chúng ta — tại thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Giống như Chúa chúng ta đã chịu chết vì tội lỗi và đã sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta, cũng vậy Chúa chúng ta đã chết đối với tội lỗi và đã được sống lại để sống đời sống của Ngài cho Đức Chúa Trời.
Chẳng có một việc làm nào mà bạn và tôi có thể hoàn thành sẽ kiếm được ơn cứu rỗi. Việc làm ấy đã được hoàn tất trên thập tự giá của đồi Gôgôtha. Chẳng có việc làm nào mà bạn và tôi có thể hoàn thành hầu đạt tới sự nên thánh. Sự nên thánh của chúng ta đã đạt được chỉ bởi sự chúng ta đồng hoá với Đấng Christ trong sự chết của Ngài đối với tội lỗi và trong sự sống lại của Ngài trong đời mới.
Cái điều làm cho tôi phải bối rối là sự giải thích chương nầy, rồi xem nó là phương pháp để đạt tới sự nên thánh, thay vì là động lực của chúng ta để đạt tới sự nên thánh. Những gì chúng ta tiếp thu được từ chương 7, ấy là mặc dù sự nên thánh tuyệt đối là cần thiết, vì vậy tuyệt đối khó mà đạt được qua sự phấn đấu và nổ lực của con người. Sự nên thánh không thể được tạo ra qua sự thức tỉnh, sự phong thánh và cung hiến. Sứ điệp đẹp đẽ trong Rôma 8 ấy là những gì bản thân chúng ta không thể làm được, Đức Chúa Trời đã hoàn tất rồi qua công tác của Con Ngài, và điều nầy đã đạt được qua Đức Thánh Linh bởi đức tin.
Phần ứng dụng
Chắc chắn chúng ta phải công nhận trước hết tính cần thiết của sự nên thánh dành cho Cơ đốc nhân. Hết thảy chúng ta thường trình bày Tin Lành giống như một sự thay đổi hay điều gì đó vô nghĩa thêm vào đời sống của một Cơ đốc nhân. Nó giống như một hồ sơ đầu tư khác chúng ta thêm vào chiếc cặp giấy của chúng ta, hay sự bảo hiểm khi các hợp đồng khác của chúng ta thất bại.
Sứ điệp của Tin Lành đòi hỏi phải có một sự thay đổi cuộc sống ở tận gốc. Sự kêu gọi của Tin Lành là sự kêu gọi phải ăn năn — phải thay đổi. Tiếp nhận điều khoản của Đức Chúa Trời về sự công bình trong Đấng Christ đòi hỏi phần tỏ ra sự công bình trong đời sống của chúng ta và gạt bỏ tội lỗi đi. Cái thiếu sót lớn trong sự làm chứng của Cơ đốc giáo là đời sống của những người đã thất bại không công nhận rằng Tin lành đòi hỏi một sự thay đổi tận gốc rễ. Không phải một sự thay đổi mà chúng ta đang khởi xướng, mà là một sự thay đổi với nó chúng ta đồng cộng tác.
Thứ hai, chúng ta phải công nhận sự sai lầm của những người hiểu chương nầy dạy rằng một người từng kết hiệp với Đấng Christ trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài, người ấy (nam hay nữ) không có khả năng phạm tội. Không những chương 7 và nhiều phần Kinh Thánh từ chối điều nầy, mà kinh nghiệm của chúng ta cũng thế nữa. Phần thách thức chắc chắn của Tân Ước, ấy là lối sống của chúng ta sẽ thích ứng với địa vị của chúng ta.
Sau cùng, chúng ta đừng tìm kiếm loại công thức — biết, kể, nộp — rất dễ bị dùng sai thành một loại công việc mà chúng ta hoàn thành để được nên thánh. Chương nầy không nhắm vào sự chú ý của chúng ta về cách thức đạt được sự nên thánh nhiều cho bằng chương nầy nhắm vào lý do tại sao. Ở đây, chúng ta tìm thấy không phải phương pháp của sự nên thánh, mà là động lực của sự nên thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét