Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 5: "Đối Tượng Của Đức Tin"



Đối tượng của đức tin

(Rôma 5)
Phần giới thiệu
Cha tôi, ông có mặt ở đây sáng hôm nay, thuật lại câu chuyện lúc tôi đến dự đám cưới của dì tôi. Đám cưới được tổ chức tại Giảng đường Hội Thánh First Methodist. Hai người em của tôi còn nhỏ và chúng cùng đến dự với bố mẹ tôi tại nhà thờ, còn tôi đã lớn rồi, được phép lái xe với dì Helen lớn hơn tôi nhiều tuổi. Phải, chúng tôi đến với tiệc cưới, nhưng hôm ấy trời sương mù nhiều đến nỗi dì Helen phải đi lạc, vì thế chúng tôi không đến tại nhà thờ nầy mà đến tại giảng đường Perkins, ở đó cũng có tổ chức một đám cưới nữa. Chúng tôi bước vào và ngồi suốt cả đám cưới và dì Helen không nhận ra có gì sai. Sau đó, chúng tôi trở về lại nhà ông bà ngoại của tôi để dự tiệc. Ở đó, cha tôi nghe dì Helen nói. “Ồ, em nhận ra cha của cô dâu rồi. Cô dâu chắc chắn là khác lắm, nhưng đám cưới ấy cũng đẹp lắm mà?”
Việc tình cờ hóm hỉnh nầy minh hoạ cho cách hóm hỉnh mà một số người đang tìm phương đến gần Đức Chúa Trời. Họ biết rằng trông họ rất thành thật và có đức tin, nhưng họ dường như quên mục tiêu của đức tin, cũng như đối tượng của đức tin họ. Đặt đức tin nơi ai đó khác hơn Đấng Christ là chẳng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn là đến dự đám cưới không đúng, bạn đã bỏ qua đám tiệc của một cô dâu đúng nghĩa.
Phaolô, ở Rôma 1-4, đã thiết lập sự kiện con người được cứu bởi đức tin. Giờ đây, ở chương 5, Phaolô nhắm thẳng vào đối tượng của đức tin đó. Ở các chương 1- 4 các hình thức động từ và danh từ của từ ngữ đức tin đã được sử dụng 36 lần, nhưng sau Rôma 5.2 từ ngữ nầy không được dùng mãi cho đến chương 9. Tuy nhiên, danh của Đấng Christ, đã được sử dụng 5 lần giữa phần giới thiệu sách và Rôma 4.24, bây giờ đột nhiên được sử dụng 10 lần trong chương nầy. Phần bàn bạc nhấn mạnh rõ nét từ ý nghĩa của đức tin cho đến đối tượng của đức tin đó. Chúng ta hãy quay trở lại và lần theo sự bàn bạc của chúng ta cho đến điểm nầy để đặt đối tượng của đức tin vào đúng viễn cảnh.
Mục đích của Phaolô trong bốn chương đầu tiên của sách Rôma là để chứng minh cho độc giả của ông thấy cách duy nhứt một người được xưng công bình và nhơn đó có được sự cứu rỗi và sự sống đời đời là nhờ vào đức tin. Phaolô nói, thật là khó cho một người được cứu bởi mọi nổ lực riêng của mình. Sau khi cho biết tình trạng nầy, Phaolô xử lý với 3 đối tượng khả thi.
Nắm lấy vai trò trạng sư bên nguyên của Đức Chúa Trời, ông đối mặt với đối tượng thứ nhứt, kẻ ngoại đạo hay con người tự nhiên. Con người nầy luận như sau: “Tôi không chấp nhận sự kiện con người phải được xưng công bình bởi đức tin vì tôi chẳng nhìn biết Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời là bất công khi xét đoán tôi chỉ vì tôi đi theo đường riêng mình và không có đức tin nơi Đấng Mêsi. Tôi đáng được tha thứ và được ban cho sự sống đời đời vì tôi không biết”. Phaolô trả lời cho vấn đề nầy: “Bạn không nhìn biết Đức Chúa Trời vì mọi loài thọ tạo đang xưng ra thực tại của Ngài. Bạn phải bị xét đoán trên cơ sở những gì bạn đã làm với tri thức ít ỏi mà bạn có. Bạn đã chối bỏ ít nhất những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho bạn. Vì thế, Đức Chúa Trời là công bình trong việc xét đoán bạn. Tội lỗi bị kết án”.
Giờ đây, bị cáo thứ hai bước tới. Hắn là một người Do thái và là một con người đạo đức. Hắn luận như sau: “Tôi chối bỏ vấn đề cho rằng sự xưng công bình phải nhơn theo đức tin. Tôi không cần các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời để được cứu. Tôi sống đạo đức và thích ứng với mọi tiêu chuẩn riêng mà tôi nghĩ tôi phải theo. Tôi có thể kiếm được ơn cứu rỗi trên cơ sở tôi sống đạo đức và tuân giữ các tiêu chuẩn mà tôi biết”. Phaolô trả lời cho sự bàn luận nầy: “Đức Chúa Trời sẽ xét đoán bạn theo các tiêu chuẩn của riêng bạn. Tuy nhiên, bạn phải tuân giữ trọn vẹn các tiêu chuẩn đó để được Đức Chúa Trời chấp nhận một khi con đường của bạn chẳng có khoản nào dành cho sự tha tội. Nhưng bạn không cần phải sống nhơn đức như bạn có thể sống vì bạn đã phạm những việc bạn xét đoán người khác đang phạm phải. Vì thế, Đức Chúa Trời là công bình trong việc xét đoán bạn. Tội lỗi bị kết án”.
Bây giờ, Phaolô xây sang bị cáo thứ ba, người Do thái tôn giáo. Người nầy luận như sau: “Tôi chối bỏ sự kiện cho rằng chúng ta phải được xưng công bình bởi đức tin. Là một người Do thái, tôi có nhiều lợi thế. Vì tôi là công cụ được chọn của Đức Chúa Trời, tôi phải được cứu. Đức Chúa Trời sẽ là bất công trong việc xét đoán những ai Ngài sử dụng như loại công cụ trong thế gian”. Đối với hạng người nầy, Phaolô nói: “Luật pháp đã được viết ra cho người Do thái. Nhưng bạn không tuân giữ luật pháp. Khi bạn từ chối công cụ của Đức Chúa Trời theo ý định Ngài đã được tỏ ra rồi, bạn đánh mất quyền được cứu trên cơ sở nầy. Đức Chúa Trời là công bình trong việc xét đoán bạn. Tội lỗi bị kết án”.
Vì vậy trong hai chương đầu tiên của sách Rôma, Phaolô đã tuyên bố rằng một người phải được xưng công bình bởi đức tin và người ấy phải tỏ ra rằng sự thiếu hiểu biết, đạo đức hay luật pháp không thể cung ứng một nền tảng để người ta được cứu.
Sau khi tỏ ra cho người ta thấy được nội dung tình trạng hư mất của họ trong các chương 1-2, Phaolô, ở chương 3, mô tả vẻ đẹp ơn cứu của Đức Chúa Trời bởi đức tin. Phaolô tỏ ra trong chương 3 rằng khi con người sống tồi tệ đủ và hoàn toàn không thể xưng mình là công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời bèn sai Con của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, đến chịu chết trên thập tự giá. Sự chết nầy Đức Chúa Trời đã chấp nhận như một sự trả giá đầy đủ cho tội lỗi của hết thảy loài người. Ở chỗ nầy Đức Chúa Trời vừa là công bình vừa là Đấng xưng công bình cho hết thảy những ai đặt đức tin của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Phaolô ở đây tỏ ra rằng sự trông cậy duy nhứt của con người để được vào trong thiên đàng là phải để cho Đức Chúa Trời cung ứng con đường. Con đường đó, Phaolô nói, là bởi đức tin. Con người, trong tình trạng vô vọng của mình, có thể đặt đức tin mình vào điều khoản dành cho tội lỗi và phải hoàn toàn được xưng công bình bởi đức tin nơi Đấng Christ.
Thế nhưng người Do thái sẽ nói: “Há đây chẳng phải là con đường mới về sự cứu rỗi sao?” Ở chương 4 Phaolô nói: “Không, vì nguyên tắc của sự xưng công bình bởi đức tin là chất keo giữ Giao Ước cũ lại với nhau”. Ở chương 4, Phaolô đưa ra bốn lý do tại sao Cựu Ước sẽ trở thành một mớ dối trá nếu không có nguyên tắc của sự xưng công bình bởi đức tin. Phaolô nòi: “Trước tiên, Ápraham trong Cựu Ước đã được xưng công bình bởi đức tin. Thứ hai, phép cắt bì là một dấu hiệu của đức tin và chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta được xưng công bình bởi đức tin. Thứ ba, lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho Ápraham được coi là tốt lành bởi đức tin. Sau cùng, sự cứu rỗi trong Luật pháp là bởi đức tin”.
Vì vậy, Phaolô trong bốn chương đầu tiên của sách Rôma đã trình bày nguyên tắc cho thấy con đường duy nhứt mà một người sẽ được xưng công bình là bởi đức tin. Ông đã chỉ ra rằng các phương tiện dốt nát, đạo đức, và tôn giáo là chưa đủ để được cứu. Ông nói rất rõ ràng rằng đức tin là con đường duy nhứt mà hạng người tội lỗi sẽ được cứu và minh hoạ rằng loài người trong mọi thời đại đều được cứu bởi chính nguyên tắc nầy.
Bây giờ ở chương 5, Phaolô nhấn mạnh từ đức tin đến đối tượng của đức tin chúng ta, để chỉ ra cho chúng ta thấy ơn cứu rỗi của chúng ta bởi đức tin đã được hoàn tất như thế nào!?! Ở các câu 1-11, Phaolô tỏ ra rằng chúng ta đã được đưa vào mối giao thông với Đức Chúa Trời qua Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Ở các câu 12-21, Phaolô tỏ ra rằng công tác của Đấng Christ trên thập tự giá là phương tiện hợp lý duy nhứt của sự xưng công bình và mọi tiện ích của sự cứu rỗi đã được chu cấp cho nhân loại qua hành động nầy. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào các câu 1-11.
Công tác của Đức Chúa Jêsus Christ đã mang lại cho chúng ta sự hoà thuận và mối giao thông với Đức Chúa Trời (5.1-11)
Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời
Nếu có ai đến hỏi bạn: “Sau khi tìm kiếm, thì đâu là của cải quí giá nhất trong thế gian”, bạn sẽ trả lời sao? Có người sẽ nói là tiền bạc, có người sẽ nói là sự khôn ngoan, có người sẽ nói vẽ đẹp hay được lòng người. Nhưng nếu bạn cần phải phân tích những điều nầy, tôi nghĩ bạn sẽ thấy rằng ấy chẳng phải là tiền bạc mà người ta cần đâu, thay vì thế họ sẽ nghĩ tiền bạc đang bắt lấy họ. Chẳng phải là sự khôn ngoan hay vẽ đẹp hoặc sự được lòng người, mà đó là sự an ninh và bình an mà người ta tin những thứ nầy sẽ đem lại. Nhưng có phải những thứ nầy thực sự đem lại những điều chúng đang quảng bá không? Vua Fasel là người giàu có nhất trên thế gian, nhưng ngày nay thi thể ông đang nằm trong một mộ địa không được đánh dấu. Marilyn Monroe là nữ hoàng xinh đẹp của Hollywood, nhưng nàng đã tự tử. Leonardo Da Vinci là con người lỗi lạc nhất của thời kỳ Phục Hưng, nhưng ông ấy ngã chết như một con người thất vọng đã thất bại trong việc tìm ra mục đích của cuộc sống.
Bạn thấy đấy, ấy chẳng phải là tiền bạc, sự khôn ngoan, vẽ đẹp hay được lòng người mà người ta cần nhất đâu! Chỉ cần hỏi hạng người đang sở hữu những điều nầy thì bạn sẽ thấy họ chẳng thoả lòng đâu. Thay vì thế, cái cần tìm nằm ở đàng sau mọi sự trong thế gian là sự bình an và an ninh ở bên trong. Đây mới là nhu cần thực của từng con người. Sự bình an ở bên trong không phải là sự kết thúc của các nan đề ở ngoài mặt. Thay vì thế, đây là khả năng để giữ lấy sự kiên định vì bạn có thể nhìn thấy tận cùng của mọi nan đề và biết rằng bạn sẽ không lên tới đỉnh đâu. Chúng ta là những cá nhân phải đối mặt với nan đề, ấy là chúng ta không thể điều khiển mọi hoàn cảnh một cách trọn vẹn được. Hơn nữa, có ai đó đang nắm lấy quyền điều khiển mọi hoàn cảnh của chúng ta — chính Đức Chúa Trời, và nếu Ngài nghịch lại chúng ta, chúng ta chẳng có cơ hội nào để có được sự bình an ở trong lòng. Phương thức duy nhứt chúng ta có thể có được sự bình an ở trong lòng là phải làm hoà lại với Đức Chúa Trời, nhưng làm sao con người là hạng tội nhân và đang đứng trong cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời có thể làm hoà lại, thay đổi, tới mức độ Đức Chúa Trời sẽ làm hoà với họ cho được? Phaolô nói cho chúng ta biết trong Rôma 5.1-2 rằng Chúa Jêsus đã làm điều nầy cho chúng ta. Ngài đã chịu chết và đã trả giá cho mọi tội của chúng ta. Khi ấy chúng ta đã được xưng công bình, như đã được minh chứng ở chương 1-4, bởi tin nơi Ngài. Giờ đây, Phaolô nói, người nào tin, có thể và đang có sự hoà thuận với Đức Chúa Trời nhờ những gì Chúa Jêsus đã làm.
Câu 2 cung ứng cho chúng ta một bức tranh chỉ ra sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời đã hình thành như thế nào khi nó chép: “ là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy”. Ấy chẳng phải chúng ta đến với Đức Chúa Trời đâu, mà thay vì thế Chúa Jêsus đã mang chúng ta đến với Ngài và làm cho chúng ta được hoà thuận lại, làm cho chúng ta ra ngay thẳng ở trước mặt Đức Chúa Trời bởi sự chết của Ngài. Sự chúng ta hoà thuận lại với Đức Chúa Trời không phải tiếp nhận được trên cơ sở những gì chúng ta làm đâu, mà trên cơ sở những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Chính trong công tác của Ngài, chớ không phải việc làm của chúng ta, mà chúng ta nhận được sự sống và vì vậy sự chúng ta hoà thuận lại với Đức Chúa Trời không thể bị mất đi vì công tác của Đấng Christ đã được làm ra rồi và sẽ không bao giờ thay đổi.
Vì cớ chúng ta chắc chắn được cứu, chúng ta có thể khoe trong ba việc:
(1) Ở câu 2, Phaolô nói chúng ta có thể khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ở chương 3, Phaolô đã tỏ ra rồi sự khoe mình hay đặt lòng trông cậy vào công việc của con người là ở ngoài lề. Còn ở đây, ông nói cho chúng ta biết chúng ta có thể đặt lòng tin của mình vào sự trông cậy về vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bây giờ, phần định nghĩa theo Kinh Thánh về sự trông cậy là: “tính toán trên một tương lai đã được bảo đảm cho chúng ta”. Tương lai ấy như đã được lý giải ở Rôma 8.30, ấy là chúng ta sẽ được vinh hiển, chúng ta sẽ được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ. Ở đây, Phaolô đang nói rằng chúng ta có thể khoe mình về điều nầy vì ơn cứu đã đạt được bởi Đấng Christ chớ không nương theo các việc làm của con người. Cũng vậy, chúng ta có thể hả hê hay khoe mình trong địa vị của chúng ta vì chúng ta đang ở trong sự hoà thuận với Đức Chúa Trời và được bảo đảm cho một tương lai vinh hiển.
(2) Ở các câu 3-10, Phaolô nói cho chúng ta biết chúng ta có thể khoe mình hay hả hê trong nghịch cảnh của chúng ta. Từ ngữ Hy lạp nói tới tribulation [hoạn nạn] là “cảnh quẩn bách”. Đây là một thế lực ở bề ngoài đang thúc đẩy vào bạn và ép áp lực vào bạn để bạn phải đầu hàng và tuân theo nó. Phaolô nói cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể hả hê trong những cảnh ngộ nầy trong vai trò tín đồ vì những điều chúng tạo ra. Mọi áp lực của cuộc sống, Phaolô nói, đã được Đức Chúa Trời sử dụng để tạo ra sự nhịn nhục. Đây là đức tính của một người khi đối diện với các nan đề mà người không làm chủ được và đối với chúng người chỉ có đáp ứng: một là chịu đựng với giận dữ hoặc chịu đựng với nhịn nhục, hãy chọn chịu đựng với nhịn nhục. Phaolô tiếp tục nói rằng luyện tập sự nhịn nhục ở dưới áp lực tạo ra trong chúng ta đức tính đã được chứng minh. Nhịn nhục trong những cơn thử thách minh chứng rằng các đức tính tin kính chúng ta tập luyện là những điều mà chúng ta thực sự phải giống với, dù mưa hay nắng. Minh chứng nầy về sự tiến bộ của chúng ta hướng tới sự tin kính khi ấy khích lệ chúng ta đủ để tin tưởng trong sự trông cậy của chúng ta — mọi chương trình của chúng ta về vinh hiển trong tương lai mà Đức Chúa Trời bảo đảm cho chúng ta.
Nhưng có người sẽ thắc mắc: “Làm sao chúng tôi biết mình sẽ không rơi vào chỗ thất vọng? Làm sao chúng tôi biết Đức Chúa Trời sẽ đưa chúng tôi qua những cơn thử thách để được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ và được cứu cho đến đời đời?” Câu trả lời của Phaolô là: “Chúng ta biết vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta”. Các câu 6-10 bao gồm một phân đoạn quan trọng không đủ thì giờ để thừa nhận trong một thời gian ngắn. Làm ơn lắng nghe khi chúng ta cùng nhau đọc chúng và nhập tâm lời của Đức Chúa Trời đưa lẽ thật nầy về nhà với bạn nhé!
“Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!” (Rôma 5.6-10).
(3) Câu 11 cung ứng cho chúng ta lý do thứ ba để mà khoe mình — chúng ta đã nhận lãnh sự phục hoà với Đức Chúa Trời nhờ vào sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ. Từ ngữ reconciliation [hoà thuận], có nghĩa là: “đã được thay đổi”. Ở đầu sách nầy, chúng ta đã tiếp thu, vì cớ tội lỗi chúng ta là thù nghịch với Đức Chúa Trời. Nhưng sự chết của Chúa Jêsus đã làm thay đổi con người đến tận chỗ mà Đức Chúa Trời mong muốn. Giờ đây, Đức Chúa Trời thoải mái hoà thuận lại với con người mà chẳng có gì làm hại tới bổn tánh thánh khiết và công bình của Ngài. Thật là quan trọng khi chú ý thấy hiệu quả sự chết của Đấng Christ đối với con người được gọi là sự phục hoà — nghĩa là, tác dụng làm thay đổi con người trong ánh mắt của Đức Chúa Trời. Tác dụng sự chết của Đấng Christ đối với Đức Chúa Trời được gọi là sự làm nguôi, có nghĩa là sự công bình của Đức Chúa Trời đã được thoả mãn hoàn toàn. Sự phục hoà, phương diện đối với con người trong sự chết của Đấng Christ, không hề tuyên bố cứu bất cứ ai. Nó chỉ đề cập tới mọi người có thể được cứu. Mặc dù như câu 10 nói cho chúng ta biết, sự phục hoà đã xảy ra khi chúng ta còn là kẻ nghịch thù, đã chết trong tội của chúng ta, II Côrinhtô 5.20 chỉ ra rằng chúng ta phải tiếp nhận sự phục hoà đó để thưởng thức mọi phước hạnh của nó. (Hãy đọc II Côrinhtô 5.20).
Cho nên ở các câu 1-11, Phaolô đã tuyên bố rằng vì cớ đối tượng của đức tin chúng ta — Đức Chúa Jêsus Christ, cùng những gì Ngài đã làm — chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và chúng ta có thể khoe mình trong tình trạng, trong nghịch cảnh, và trong của cải của sự phục hoà của chúng ta.
Sự xưng công bình cho mọi người đến qua sự công bình của một người, là Đức Chúa Jêsus Christ (5.12-21)
Giờ đây, chúng ta đến với các câu 12-21. Chúng ta biết từ Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời, trước khi sáng thế, đã quyết trên một chương trình cứu chuộc đặc biệt và đã thiết lập các nguyên tắc cần thiết cho sự cứu rỗi. Một trong các nguyên tắc mà Ngài đã thiết lập là cần thiết cho chương trình nầy là nguyên tắc của chức năng làm đầu, làm đại biểu. Bởi cụm từ nầy, làm đầu làm đại biểu, chúng ta muốn nói rằng các hành vi của một người được gắn vào, đưa vào câu chuyện, của những kẻ mà người ấy làm đại diện cho. Chúng ta thực hành nguyên tắc nầy mỗi ngày. Nguyên tắc có cả những kết quả tốt và xấu cho chúng ta và chúng ta có khuynh hướng muốn tận hưởng điều tốt trong khi tìm cách từ chối điều xấu. Ở Hoa kỳ, chính quyền liên bang đại diện cho chúng ta. Nếu họ tuyên chiến với nước khác, chúng ta trở thành kẻ thù của quốc gia đó dù chúng ta bất đồng với sự tuyên chiến của chính phủ. Chúng ta hưởng nhiều phúc lợi từ mọi hành động của chính phủ. Chúng ta có luật pháp và trật tự, chúng ta có hàng rào phòng thủ chống lại các quốc gia gây hấn, chúng ta có những chiến tuyến, các hố cá nhân và mọi sự. Nhưng khi ngày 15 tháng 4 qua đi, hết thảy chúng ta sẵn sàng không xưng mối quan hệ của chúng ta với chính phủ của mình. Tuy nhiên, chúng ta có sự hợp lý và công nhận nó. Nguyên tắc đại diện hay đứng đầu liên bang nầy cũng là một phần trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Chính bởi lẽ thật nầy mà Phaolô đặt phần luận lẽ chính của ông cho rằng sự cứu rỗi đến qua hành động công bình của một người, là Đức Chúa Jêsus Christ. Phaolô sẽ nói như thế bằng cách trước tiên chứng minh nguyên tắc đại diện từ những tác dụng xấu của nó và sau cùng trong ánh sáng của nó phần kết luận rất hợp lý cho rằng ơn cứu rỗi đến qua một người.
Khi chúng ta bắt đầu tiểu đoạn nầy có hai việc thoạt đến trong trí. Thứ nhứt, Phaolô đã dùng bốn chương thiết lập sự cần thiết của đức tin để được cứu. Từ ngữ, đức tin, không được sử dụng mãi cho đến chương 9. Vì lẽ đó, không một câu nào trong tiểu đoạn nầy được xem là hữu hiệu nếu không có sự luyện tập của đức tin.
Thứ hai, thật là quan trọng khi chú ý phần nhấn mạnh của phân đoạn nầy. Chữ “một” đã được sử dụng 12 lần trong tiểu đoạn nầy và từ ngữ “mọi” đã được sử dụng 8 lần. Ý chính trong phân đoạn, ấy là các phúc lợi hay hậu quả nhất định đến qua một cá nhân cho đến nhiều cá nhân. Đây là lý do tại sao Phaolô sử dụng từ “mọi”. Vấn đề quan trọng về từ ngữ nầy không phải là số lượng hay nội dung của những chữ ấy mà là có nhiều hơn một người trong đó — nhiều người. Bây giờ, rõ ràng là “nhiều người” nằm trong chỗ “mọi người” vài lần trong phân đoạn, nhưng đây không phải là mục đích đâu. Mục đích, ấy là hành động của một đại biểu đã được gắn cho nhiều cá nhân.
Bây giờ, chúng ta hãy mở phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta ra. Ở các câu 12-21, chúng ta sẽ thấy hai điểm quan trọng đã được đưa ra. Phaolô chỉ ra nguyên tắc làm đầu làm đại biểu là nguyên tắc theo Kinh Thánh. Trước tiên, Phaolô chỉ ra tấm gương của Ađam cho thấy rõ nguyên tắc làm đầu làm đại biểu là nguyên tắc theo Kinh Thánh. (Hãy đọc các câu 12-14).
Trước nhứt, Phaolô chỉ ra tội lỗi vào trong thế gian qua một người. Ấy chẳng phải qua Satan là kẻ phạm tội đầu tiên trong cõi thọ tạo. Phaolô cũng không gán tội lỗi cho người đàn bà, người đầu tiên đã phạm tội, mà gán cho Ađam, một người đàn ông, vì như chúng ta sẽ thấy hành động tội lỗi của Ađam đã được gắn cho toàn thể nhân loại. Khi ấy Phaolô mới lưu ý rằng sự chết bước vào thế gian qua một tội đó và lan rộng cho mọi người vì hết thảy đều đã phạm tội.
Giờ đây thắc mắc phát sinh: “Làm sao mà hết thảy đều đã phạm tội?” Câu trả lời của Phaolô rất là rõ ràng. Ông cho rằng đây không phải là tội cá nhân vì tội cá nhân không được gắn vào câu chuyện của loài người cho tới khi có luật pháp Môise. Tuy nhiên, con người đã chết vì cớ tội lỗi của họ. Tội lỗi Phaolô nói tới là tội được gắn cho hết thảy loài người vì cớ Ađam, trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời, là đầu đại biểu của toàn thể nhân loại.
Phaolô đang nói: “Có một nguyên tắc hợp lý về sự làm đầu trong Kinh Thánh. Điều nầy rất rõ ràng vì chúng ta biết sự chết là kết quả của tội lỗi; hết thảy loài người trước khi có luật pháp đều chết không phải vì tội riêng của họ. Vì lẽ đó, họ đã chết vì tội lỗi được gắn cho họ từ Ađam”. Vì vậy, Phaolô đã thiết lập nguyên tắc làm đầu làm đại biểu là nguyên tắc vận hành trong Kinh Thánh.
Thứ hai, Phaolô chỉ ra rằng nền tảng của đức tin chúng ta là hợp lý vì nói chung sự cứu rỗi của chúng ta tương xứng với sự xét đoán của chúng ta. Cả hai, bạn thấy đấy, đều là kết quả của hành động của một người được gắn vào câu chuyện nói tới nhiều người.
Qua một sự phạm tội:
+ Sự chết xảy đến cho nhiều người (câu 15)
+ Sự phán xét đến (câu 16).
+ Sự chết cai trị (câu 17)
+ Mọi người bị phán xét (câu 18)
+ Mọi người đều là tội nhân (câu 19)
Một hành động được gắn cho nhiều người.
Qua một hành động công bình
+ Ân điển đến cho nhiều người (câu 15)
+ Sự công bình đến (câu 16)
+ Sự công bình tể trị (câu 17).
+ Mọi người đều được xưng công bình (câu 18).
+ Mọi người đều được sự công bình (câu 19)
Một hành động được gắn cho nhiều người.
Giờ đây, chúng ta có thể thấy thể nào các câu 12-21 thích ứng với sự bàn bạc của sách Rôma. Trong các chương 1- 4, Phaolô tuyên bố và chứng minh rằng sự xưng công bình là bởi đức tin trong Đấng Christ. Ở chương 5.1-11, Phaolô nói khi có sự xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, vì lẽ đó, chính Ngài đã mang chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Sau cùng, ở các câu 12-21, Phaolô nói khi chúng ta được xưng công bình bởi đức tin và được Ngài mang tới cùng Đức Chúa Trời, vì lẽ đó, Ngài là đầu của chúng ta giống như Ađam vậy. Mọi hàm ý của vấn đề nầy cho thấy mọi sự Ngài đã làm, chúng ta đã làm và đây là nền tảng của chương 6 mà chúng ta sẽ nghiên cứu vào tuần tới.
Phần kết luận
Cho nên, chương 5 trình bày cho chúng ta về Đức Chúa Jêsus Christ, là đối tượng của đức tin chúng ta và tuyên bố cho chúng ta biết mọi phước hạnh của ơn cứu rỗi hoàn toàn là kết quả của sự hy sinh công nghĩa của Ngài là đầu đại biểu của chúng ta. Hàm ý của chương 5, ấy là đức tin là tốt lành giống như đối tượng của nó vậy.
Năm ngoái, tôi đã thuật cho bạn nghe câu chuyện nói đến tên cướp đã bị kết án tử hình vì tội ác của mình. Trong khi ở trong ngục chờ hành quyết, hắn lo liệu với viên cai ngục qua đó hắn hy vọng tránh được án phạt. Tên cướp đã giả vờ chết vì bịnh ở trong xà lim của mình. Viên cai ngục khi ấy sẽ đem chôn hắn, nhưng sau đó quay trở lại và đào hắn lên rồi cả hai người sẽ chia chác số tiền đánh cướp được. Mọi sự đều diễn tiến như kế hoạch. Những người lính đã đến, đặt tên cướp vào trong chiếc hòm với thi thể khác là cách làm của nhà tù để bảo toàn công việc và tiền bạc, và chiếc hòm được chôn xuống đất. Tên cướp rất hân hoan khi thấy mình thoát được cách dễ dàng. Khi hắn nằm ở đó cười thầm, tính tò mò của hắn khiến hắn đẩy tấm vải liệm qua một bên để nhìn xem coi người bạn cùng nằm trong quan tài với mình là ai. Trước sự kinh khủng của hắn, hắn khám phá ra đó là thi thể của viên cai ngục, là kẻ sẽ đào hắn lên!
Bây giờ, tôi muốn hỏi bạn, quí bạn ơi, khi sự chết bắt lấy bạn, bạn tin điều chi sẽ cứu bạn tránh khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời? Có phải bạn tin tiền bạc, vẽ đẹp, sự khôn ngoan, thiếu hiểu biết, đạo đức, tôn giáo, các việc lành? Bạn thấy đấy, không một điều gì trong số nầy sẽ giúp được chi cho bạn. Chúng sẽ bị chôn chung với bạn. Thứ có giá trị nhất cho đức tin của bạn, bạn thấy đấy, phải là một người trở lại từ mồ mả và chỉ có một người duy nhứt đã làm được điều nầy, là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi mời bạn sáng nay hãy tiếp nhận sự phục hoà lại với Đức Chúa Trời của bạn bằng cách đặt trọn đức tin của mình vào công átc của một người, là Đức Chúa Jêsus Christ. Khi ấy, bạn cũng được xưng công bình bởi đức tin, bạn sẽ được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét