Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 4: "Minh Họa Của Cựu Ước Về Sự Xưng Công Bình Bởi Đức Tin"



Minh hoạ của Cựu Ước về sự xưng công bình bởi đức tin (Rôma 4)
Phần giới thiệu
Fred Bowlby, chủ tiệm rượu địa phương The Pig and the Whistle, đã trở nên nổi tiếng vì Chiếc Ghế Phán Xét, một chiếc ghế mây với nệm vàng, bị xích cố định trong tiệm rượu ở phía Tây Luân đôn. Bất cứ ai dám ngồi lên chiếc ghế nầy sẽ được dâng rượu uống miễn phí. Một tay khéo lừa trong thành phố đã chấp nhận lời thách thức và đã gục chết ngay tại chỗ. Charlie Skinner, kẻ nát rượu trong thành phố, có lẽ đã không định ngồi trên chiếc ghế ấy, nhưng vô tình ngồi lên ‘chiếc ghế giết người’ kia, thi thể ông ta đã được thấy trong dòng sông, ông ta đã chết chìm ở đó.
Linh mục Duddleswell cho rằng không có đức tin dẫn tới sự mê tín, và vì thế ông đã bị chủ tiệm rượu kia thách thức đến ngồi lên chiếc ghế. Vị linh mục nầy tìm ra nhiều lý do, nhưng lời đề nghị hiến cho hàng trăm đồng và áp lực của công chúng khiến cho ông khó mà từ chối được. Ông đồng ý ngồi lên chiếc ghế mỗi ngày trong một tuần vào đúng giờ ấn định. Khi tuần lễ trôi qua, ông tự hào vác cái ghế về nhà rồi trưng bày nó trong phòng đọc sách của ông.
Được người cộng sự ngợi khen vì lòng can đảm ấy, vị linh mục ngần ngại xưng nhận rằng ông không có can đảm để làm việc ấy. Ông đã tìm được một cái ghế giống hệt trong một cửa hàng bán đồ cổ, và với sự giúp đỡ của vợ chủ quán, đã đổi hai chiếc ghế vào lúc giữa đêm. Chiếc ghế thật ông đã đem chôn ở trong vườn.
Tuy nhiên, sự việc chẳng được lâu trước khi Fred Bowlby, chủ tiệm rượu, đến tại nhà của vị linh mục để nói: “Cha ơi, ông biết đấy, đây không phải là Doomsday Chair”, ông ta vừa nói vừa chỉ vào chiếc ghế đặt trong phòng. “Cha ơi, ông thấy đấy, sau khi Charlie Skinner chết chìm tôi đã tìm được chiếc ghế giống hệt trong cửa hàng bán đồ cổ và đã thay cho chiếc ghế chết người kia, vì sợ có ai đó sẽ chết nữa”.
Vị linh mục hỏi: “Còn cái chết thật kia thì ông đã làm gì với nó?” “Ồ, tôi đã chôn nó trong vườn rồi, nhưng vợ tôi là người rất thích làm vườn, tôi biết bà ấy đã tìm được nó. Vì vậy tôi đưa cái ghế thật cho cửa hàng bán đồ cổ kia rồi nói cho họ biết phải gửi nó về lại một khi nó không còn thích hợp để trưng bày ở đây nữa”. Fred khen ngợi đức tin của vị linh mục nầy, mặc dù chiếc ghế kia không phải là chiếc ghế chết người, ông đã hành động với sự can đảm khi chấp nhận sự thách thức của người chủ tiệm rượu.
Khi Fred ra về, Linh mục Duddleswell ngã sụp xuống ghế salon của mình, mặt mày tái mét. Ông mau chóng bảo người cộng sự của mình đào ngay một cái hố khác trong vườn [Adapted from ‘The Doomsday Chair’ by Neil Boyd, Reader’s Digest, April, 1978, pp. 100-104].
Giờ đây, có một số người trong chúng ta sẽ muốn có loại đức tin đã được thể hiện bởi Linh mục Duddleswell. Nhưng đức tin được thể hiện trong Rôma 4 là một vấn đề khác. Đây là loại đức tin bởi đó một người được xưng nghĩa và được Đức Chúa Trời tuyên bố là công bình.
Ba chương đầu tiên của sách Rôma đã được trình bày để minh chứng rằng hết thảy mọi người đều sa vào sự phán xét của Đức Chúa Trời. Dân Ngoại: vì họ đã chối bỏ bằng chứng tỏ ra trong sự sáng tạo (1.18-20); người Do thái: vì họ thất bại không sống theo các tiêu chuẩn của Luật pháp (Rôma 2.17-29).
Các tin xấu nói tới sự xét đoán chung nhất (Rôma 3.10-18) đã bị che phủ bởi những tin tốt nói tới một sự công bình của Đức Chúa Trời được cung ứng cho hết thảy những ai tin theo Đức Chúa Jêsus Christ (Rôma 3.21-26). Điều chi con người không thể làm được bởi các nổ lực riêng của mình, Đức Chúa Trời đã làm trong Thân Vị và công tác của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Sự chết của Ngài đã làm nguôi cơn giận công bình của Đức Chúa Trời đối với hạng tội nhân. Sự chết và sự sống lại của Ngài cung ứng sự công bình mà con người cần phải được Đức Chúa Trời xưng nghĩa cho. Đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ khiến cho con người được sự công bình mà không cần phải tuân giữ Luật pháp.
Đối với người Do thái, các tin tốt của Tin Lành nghe như một việc hoàn toàn mới mẻ. Nó xuất hiện như đối kháng với Luật pháp Cựu Ước. Đây là lý do tại sao Phaolô hỏi: “Vậy, chúng ta nhân đức tin mà bỏ luật pháp hay sao? Chẳng hề như vậy! Trái lại, chúng ta làm vững bền luật pháp” (Rôma 3.31).
Sự chống báng đối với việc rao giảng Tin lành của Phaolô về sự xưng công bình bởi đức tin hoàn toàn được biệt riêng ra bởi trường hợp của Ápraham,là người được xem là tổ phụ của người Do thái. Nếu Ápraham được xưng công bình bởi đức tin, thì chắc chắn sự dạy của Phaolô chẳng có gì mới cũng chẳng có bất trung với đức tin của Israel trong kỷ nguyên Cựu Ước. Như chúng ta sẽ nhìn thấy ngay, ấy chẳng phải Phaolô là người đã dứt bỏ ‘đức tin của tổ phụ chúng ta’ bèn là người Do thái.
Ápraham được xưng công bình bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi việc làm (4.1-8)
Phaolô đã sốt sắng khảo sát tỉ mỉ tận ‘gốc rễ’ của người Do thái. Đâu là kinh nghiệm của Ápraham trong vấn đề xưng công bình nầy? Ông được xưng công bình bởi đức tin hay bởi việc làm? “Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, theo xác thịt đã được ích gì?” (Rôma 4.1). Nếu Ápraham được xem là bởi việc làm mà được cứu, thế thì ông sẽ có một việc gì đó để mà khoe mình. Và tất nhiên, bởi sự dính dáng sẽ có một việc gì đó người Do thái sẽ khoe mình. Người Do thái đã sai khi cho rằng Ápraham được cứu bởi việc làm. Mục sư A. T. Robertson cho chúng ta biết rằng “các thầy rabi có một lẽ đạo nói tới những công trạng của Ápraham đã có thừa uy tín để chuyển giao cho người Do thái” [Archibald T. Robertson, Word Pictures in the New Testament (Nashville. Broadman Press, 1931), IV, p. 350]. Nhưng Kinh Thánh nói rõ rằng Ápraham không thể khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời vì ông được xưng công bình bởi đức tin, chớ không phải bởi việc làm. “Vì Kinh Thánh có dạy chi? Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người” (Rôma 4.3).
Nếu sự xưng công bình dựa trên cơ sở mọi việc làm của chúng ta, chúng ta sẽ đối diện với một vài nan đề. Thứ nhứt, con người sẽ có cớ mà khoe mình. Chắc chắn điều nầy là sai, vì chúng ta dựng nên và được cứu để ngợi khen và làm sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, chớ không phải để khoe về bản thân mình. Thứ hai, chúng ta làm việc dưới một hệ thống bó buộc, thay vì ở dưới ân điển. Ở dưới ân điển, Đức Chúa Trời được tự do ban cho chúng ta những gì chúng ta không đáng được, trong khi ở dưới sự bó buộc, Đức Chúa Trời phải cung ứng cho chúng ta chính xác những gì chúng ta đáng được — và, ai muốn như thế? Thứ ba, điều nầy ngược lại với cả Kinh Cựu và Tân Ước, vì trong Sáng thế ký 15.6 chúng ta biết: “Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người”.
David đã đồng ý với những gì Kinh Thánh ghi lại về sự xưng công bình bởi đức tin của Ápraham, không phải bởi việc làm, vì ông viết: “Phước thay cho kẻ, lỗi mình được tha thứ, tội mình được che đậy! Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!” (Rôma 4.7-8).
Phần trưng dẫn nầy từ Thi thiên 32 nhấn mạnh mặt tiêu cực của việc dựa vào, kể đến diễn ra trong sự công bình của hạng tội nhân. Tội lỗi của người nào tin cậy nơi Đức Chúa Trời sẽ không được kể cho người nữa, mà được Đức Chúa Trời tha thứ và quên hẳn đi. Giống như sự công bình của Đấng Christ được gắn cho chúng ta vậy — nghĩa là, sự ấy được ghi vào sổ của chúng ta — để những việc làm riêng của chúng ta không đứng nghịch cùng chúng ta.
Từ ngữ “kể” là một từ có tính cách đếm và nó chỉ ra việc đếm một điều gì đó, một là bên có hoặc là bên mất của chúng ta. Khi chúng ta được xưng công bình bởi đức tin, tội lỗi của chúng ta không còn được kể nghịch cùng chúng ta nữa, như chúng đáng phải có, còn sự công bình của Đấng Christ thì được ghi vào bên có của chúng ta một cách giàu ơn.
Tôi từng biết một người ở trong nhà tù của Dallas County, là kẻ dùng cách nầy hay cách khác để xui người giữ bản thành tích viết thành tích của ông ta rằng ông ta bị tố cáo về một tội khác và sẽ được đưa ra xét xử mau chóng. Dù vậy, ông ta vẫn không bị gạt ra khỏi tình trạng chịu án phạt. Trong con mắt của luật pháp, đã có một bản án nghịch lại ông ta rồi. Án ấy được ‘kể’ cho ông ta. Nhưng trong trường hợp của David, ông chẳng có một sự cáo giác nào trong hồ sơ của ông cả, dù là một tội nhân, vì Đức Chúa Trời đã không gán tội lỗi cho ông.
Vậy, cả Ápraham và David đều đưa ra bằng chứng cho cùng một lẽ thật. Trong Cựu Ước, người ta không được xưng công bình bởi việc làm, mà bởi đức tin .
Ápraham được xưng công bình trong khi vẫn còn là một dân Ngoại (4.9-12)
Như vậy, Ápraham và David (và vì lẽ đó tất cả các thánh đồ trong thời Cựu Ước) đều được xưng công bình bởi đức tin, không phải bởi việc làm, là một viên thuốc đắng cần phải nuốt cho người Do thái. Nhưng Phaolô không bằng lòng dừng lại ở đây, vì có nhiều điều cần phải tiếp thu từ đức tin của Ápraham. Ít nhất người Do thái sẽ tự yên ủi mình trong sự thực Ápraham là một người Do thái, chớ không phải là dân Ngoại. Nếu Ápraham được cứu là một người Do thái, thế thì sao người Do thái không khẳng định mỗi người được cứu đều là người Do thái đi (đối chiếu Công Vụ các Sứ Đồ 15.1…)? Phaolô dìm hy vọng nầy xuống bằng cách chỉ ra Ápraham đã được xưng là công bình đang khi còn là một người dân Ngoại.
Ở cái nhìn đầu tiên, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng các câu 9-12 được dự trù để minh chứng rằng Ápraham đã được cứu bởi đức tin chớ không phải bởi việc làm; đặc biệt, không phải bởi nghi thức cắt bì. Mặc dù đây là sự thực, nó vẫn chưa phải là mục tiêu chính mà Phaolô đang phấn đấu để chứng minh. Mục tiêu mà Phaolô đang phấn đấu là tính phổ quát của sự xưng công bình bởi đức tin và sự xưng công bình nầy không phải chỉ dành cho người Do thái, mà còn cho dân Ngoại nữa.
Ápraham được cứu khi là người Do thái hay khi còn là dân Ngoại? Ápraham được xưng công bình là kẻ đã chịu phép cắt bì hay chưa chịu phép cắt bì? Ápraham, trong Sáng thế ký 15.6, được xưng công bình trên cơ sở đức tin 14 năm trước khi ông chịu phép cắt bì (so sánh Sáng thế ký 15.6 với 17.24). Theo từng lời thì Ápraham đã được cứu khi là một dân Ngoại, và không phải là một người Do thái, vì ông chưa bước vào Do thái giáo qua phép cắt bì, ông cũng không có Luật pháp để giữ nữa. Đúng là một trận đòn cho người Do thái nào cứ khư khư rằng một người không thể được cứu mà không trở thành một người Do thái qua phép cắt bì và tuân giữ luật pháp (Công Vụ các Sứ Đồ 15.1)!
Vậy thì, đâu là giá trị của phép cắt bì? Nếu bước vào Do thái giáo qua phép cắt bì thì chẳng có pần gì trong sự xưng công bình của một người, vậy thì tốt ở chỗ nào? Phép cắt bì không phải là nguồn của ơn cứu rỗi của chúng ta, mà chỉ là dấu hiệu của ơn ấy mà thôi. Phép cắt bì là bằng chứng biểu tượng cho những gì đã xảy ra ở bên trong người nào đã được xưng công bình bởi đức tin.
Sự hiện diện của cái nhãn kiểm định trên xe hơi của bạn không khiến cho chiếc xe đó đủ tư cách chạy trên đường, mà nó tiêu biểu cho kiểu dáng thấy được bằng mắt thường thích đáng chạy trên đường. Mặt khác, dán một cái nhãn kiểm định trên xe với mấy cái lốp xe mòn nhẵn, bộ phận giảm thanh lỗi thời, và bộ thắng không còn hữu hiệu cho việc lái xe nữa thì chẳng có ích chi hết. Phép cắt bì là một con dấu, nó chứng thực đức tin của Ápraham. Nó biểu hiện cho thấy rằng ông là công bình trong ánh mắt của Đức Chúa Trời.
Kết quả của mọi điều nầy, ấy là Ápraham là ‘tổ phụ’ của tất cả những ai được xưng công bình bởi đức tin. Ông là tổ phụ của những người nào được xưng công bình bởi đức tin và chưa gia nhập vào Do thái giáo và của tất cả những tín đồ nào cũng là người Do thái. Là người Do thái hay dân Ngoại không cần phải mang lấy sự xưng công bình của ai khác, cũng không phải tuân giữ Luật pháp và các nghi thức Cựu Ước. Yếu tố quyết định duy nhứt là đức tin của người ấy nơi Thân Vị và việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi.
Các lời hứa của Đức Chúa Trời được nhìn nhận bởi đức tin, chớ không phải bởi tuân giữ Luật pháp (4.13-16)
Ở các câu 13-17, tôi thấy có phần nhấn mạnh khá sơ nét ở đây. Người Do thái không những đang tìm kiếm sự công bình và sự xưng công bình riêng ở trước mặt Đức Chúa Trời, mà còn tìm cách dự phần vào việc kinh nghiệm các lời hứa của Đức Chúa Trời cho Israel như một dân tộc nữa. Ở các câu 13-17, Phaolô nói rõ ràng rằng giống như sự xưng công bình đạt được bởi đức tin, cũng vậy các lời hứa của Đức Chúa Trời cũng nhìn biết được bởi đức tin. Nếu tôi nhớ đúng, thì người Do thái đã tin rằng nếu có một ngày mà dân tộc chịu ở trong luật pháp, thì Đấng Mêsi sẽ ngự đến. Nếu người Do thái nghĩ như thế, họ sẽ được cứu bởi đức tin, nhưng tiếp nhận ơn phước của Đức Chúa Trời qua cách tuân giữ luật pháp, Phaolô đặt sai lầm nầy vào các câu sau đây: “Vả, ấy chẳng phải bởi luật pháp mà có lời hứa cho Áp-ra-ham hoặc dòng dõi người lấy thế gian làm gia nghiệp, bèn là bởi sự công bình của đức tin” (Rôma 4.13).
Sẽ chẳng cần gì đến đức tin nếu con người trở nên kẻ thừa tự nhờ vào Luật pháp, và lời hứa sẽ chẳng có hiệu lực và hư không, vì việc duy nhứt Luật pháp có thể tạo ra là sự giận và sự xét đoán (Rôma 4.14, 15). Cho nên Đức Chúa Trời có thể hành động phù hợp với nguyên tắc của ân điển, và để cho con người có thể tin vào việc kinh nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, nguyên tắc ấy dựa theo đức tin chớ không căn cứ vào Luật pháp (4.16). Khi ơn phước của Đức Chúa Trời căn cứ theo đức tin mà không căn cứ vào việc tuân giữ Luật pháp, chúng được bảo đảm cho những ai đang thuộc về Luật pháp (người Do thái) và những kẻ nào không phải là người Do thái (dân Ngoại), nhờ vào đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Một lần nữa, Ápraham là tổ phụ của hết thảy chúng ta, nghĩa là của chúng ta hết thảy những ai tin bởi đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ.
Đức tin của Ápraham giống với đức tin mà Tin Lành đòi hỏi (4.17-25)
Vậy chúng ta nhận rằng mọi sự chúng ta lãnh hội từ Đức Chúa Trời phải chiếu trên cơ sở đức tin, nhưng không phải đức tin của Ápraham rất khác biệt với đức tin đang bị đòi hỏi hôm nay sao? Không phải đâu, Phaolô nói cho chúng ta biết, đức tin ấy chính là điều mà ngày nay đòi hỏi đó:
“… trước mặt Đức Chúa Trời, tức là Đấng người đã tin, là Đấng ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có rồi” (4.17).
Jules Henri Poincare, khi ca ngợi ký ức của ngừoi bạn nổi bật của mình, đã thốt ra mấy câu nầy: “Người ta tin nơi Đức Chúa Trời nhiều hay ít thì chẳng quan hệ gì; đó là đức tin chớ chẳng phải Đức Chúa Trời làm ra nhiều phép lạ” [Wilbur M. Smith, Therefore, Stand (Grand Rapids. Baker Book House, 1945), p. 192].
Với câu nói nầy, Phaolô tuyệt không đồng ý, vì ông nói rất đơn giãn rằng chính đối tượng của đức tin tạo ra tất cả sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục.
Đức tin của Ápraham đã đặt vào Đức Chúa Trời là Đấng có thể dựng nên một vật từ chỗ không không. Mọi cơ hội của ông lâu nay muốn có một đứa con, đều là con số không. Ông và Sara hầu như đã chết rồi. Tuy nhiên, Ápraham đã tin cậy Đức Chúa Trời dựng nên một việc từ chỗ không không đó, một đứa con trai từ một cụ già và một phụ nữ son sẻ.
Ápraham cũng tin nơi một Đức Chúa Trời, Ngài có thể làm cho kẻ chết sống lại. Điều nầy rất rõ ràng trong đức tin của ông nơi lời hứa có một con trai từ gan ruột của ông và Sara, vì họ cả hai đều hầu như đã chết rồi không có khả năng sanh con cái được nữa: “Người thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần đầy trăm tuổi, và thấy Sa-ra không thể sanh đẻ được nữa, song đức tin chẳng kém” (Rôma 4.19). Không một chỗ nào cho thấy đức tin đặt nơi khả năng Đức Chúa Trời làm sống lại kẻ chết rõ ràng hơn nơi sự Ápraham bằng lòng dâng Y-sác con ông làm của lễ thiêu (Sáng thế ký 22).
Thêm nữa, đức tin của Ápraham là đức tin không đặt trên những trở ngại cho đức tin, mà đặt trên đối tượng của đức tin. Có một chỗ khó khăn nhỏ trong nguyên văn ở câu 19, một số bản dịch bỏ sót chữ “không”, một số bản dịch khác thì thêm chữ nầy vào. Vì thế có những bản dịch đọc là: “người không thấy thân thể mình, giờ đây hầu như đã chết rồi”. Ý ở đây là Ápraham không nhắm vào những trở ngại, mà nhắm vào Đức Chúa Trời. Các bản dịch khác đọc như sau: “người thấy thân thể mình hao mòn …”. Khi ấy chúng ta hiểu rõ phần nhấn mạnh đặt trên sự kiện Ápraham vốn biết rõ mọi khó khăn, song đức tin chẳng kém.
Dù là thế nào đi nữa, mục đích cho thấy Ápraham, dầu có những trở ngại nhiều về phía con người, đã tin cậy Đức Chúa Trời làm y như Ngài đã hứa. Đức tin của ông nhìn qua mọi chướng ngại và chú tâm vào đối tượng của đức tin, là Đức Chúa Trời. Vì cớ loại đức tin nầy, Ápraham đã được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời.
Giờ đây các kinh nghiệm của Ápraham chẳng phải là không có phần ứng dụng cho chúng ta hôm nay. Vì đấy chính là loại đức tin mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi con người ngày hôm nay. Chúng ta phải công nhận mình chỉ là vô dụng khi bước vào thiên đàng của Đức Chúa Trời bằng sự công bình riêng của mình, còn Ápraham được xưng công bình để trở thành cha của một dân lớn. Chúng ta phải tin Đức Chúa Trời cung ứng sự công bình cho chúng ta giống như Ápraham đã tin Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm lời hứa về một đứa con. Cũng vậy, chúng ta phải tin nơi một Đức Chúa Trời, Ngài có quyền phép trên sự chết và mồ mả. Ápraham đã tin nơi Đức Chúa Trời “là Đấng ban sự sống cho kẻ chết” (câu 17). Vì thế, chúng ta phải tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã sống lại từ kẻ chết.
Giờ đây chẳng phải vì cớ ông mà Kinh Thánh ghi rằng: “Điều đó được kể cho người”, mà cũng vì cớ chúng ta nữa, điều đó cũng được kể cho chúng ta, là những kẻ tin nơi Ngài là Đấng đã làm cho Jêsus Chúa chúng ta sống lại từ kẻ chết, Ngài là Đấng bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình chúng ta (Rôma 4.23-25).
Cho nên loại đức tin đòi hỏi nơi Ápraham đặc biệt chính là loại đức tin đòi hỏi nơi người ta hôm nay. Luật pháp không cứ cách nào đó được biệt riêng ra, thay vì thế, luật pháp được tái khẳng định bởi Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ. Phương thức cứu rỗi của Đức Chúa Trời không hề thực thi bởi việc làm, và luôn luôn được thực thi bởi ân điển nhờ đức tin.
Phần ứng dụng
(1) Sự cứu rỗi không có được bởi việc làm, mà chỉ bởi đức tin. Rõ ràng là con người chẳng có thể góp phần gì vào ơn cứu rỗi của mình. Mọi sự đều thuộc về Đức Chúa Trời; mọi sự đều thuộc về ân điển. Và nguyện chúng ta đừng tạo ra một nổ lực nào xưng nhận bất cứ phần nào trong ơn cứu rỗi của chúng ta bằng cách cho rằng đức tin là việc làm của chúng ta, thậm chí vì đấy là sự ban cho của Đức Chúa Trời (đối chiếu Êphêsô 2.8, 9; Công Vụ các Sứ Đồ 13.48, 16.14).
Trong tuần lễ nầy, tôi có trao đổi với một người đã cảm thấy rằng chúng ta phải đóng góp cái gì đó vào ơn cứu rỗi của chúng ta. Tôi nói cho ông ấy biết tội lỗi của con người giống như có hai bàn tay dính đầy mỡ. Khi tôi ngồi trên xe và có mỡ trên hai bàn tay của tôi, mọi sự tôi chạm đến cũng đều bị vấy bẩn với mỡ. Khi tôi bước vào nhà với hai bàn tay đầy mỡ, vợ tôi báo cho tôi biết đừng đụng đến một thứ chi cho tới chừng nào hai bàn tay tôi đã được sạch. Cũng vậy, hai bàn tay của con người bị bẩn với tội lỗi và chẳng có chi hết, nhưng huyết của Đấng Christ có thể tẩy sạch chúng. Nếu chúng ta tìm cách đến gần Đức Chúa Trời bằng phương tiện việc làm của hai bàn tay mình, những việc làm ấy sẽ bị nhuốm bẩn với tội lỗi và không đáng nhậm đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải làm theo y như lời của bài hát dạy chúng ta: “Tay tôi chẳng mang theo thứ gì; tôi chỉ có bám lấy thập tự giá của Ngài mà thôi”.
(2) Đức tin là con đường duy nhứt nhận lãnh ơn phước của Đức Chúa Trời. Không những Phaolô nói cho chúng ta biết được cứu là bởi đức tin, mà ơn phước của Đức Chúa Trời còn đến duy chỉ bởi đức tin mà thôi. Tuần vừa qua hết thảy chúng ta đều thành khẫn cầu nguyện cho người bạn yêu dấu kia được hồi phục. Câu trả lời cho sự cầu nguyện đó không dựa trên sự chúng ta làm đúng theo những luật lệ thiêng liêng đâu, mà dựa trên đức tin. Chúng ta thường quên rằng con đường cứu rỗi đó cũng là con đường hạnh phước duy nhứt.
(3) ‘Tiệc Thánh’ không vận chuyển ân điển như có người nói với chúng ta; tiệc thánh làm biểu tượng cho ân điển. Có những người cứ khư khư giữ lấy giáo lý nói tới sự tái sanh qua phép báptêm, họ khẳng định rằng một người không thể được cứu nếu không chịu phép báptêm. Sai lầm nầy chỉ cập nhật hoá sai lầm của người Do thái, họ khẳng định một người không thể được cứu nếu không chịu phép cắt bì. Phép báptêm không phải là nguồn của ơn cứu rỗi, song chỉ là một biểu tượng của ơn ấy. Đó là một hành động bề ngoài làm biểu tượng cho sự thực rằng chúng ta, bởi đức tin, đã được đồng hoá với Đấng Christ trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài.
Bàn Tiệc của Chúa, mà chúng ta giữ mỗi tuần, không có cách nào chuyển tải ân điển cho bạn được đâu, bạn tôi ơi. Nó làm biểu tượng cho ân điển của Đức Chúa Trời ra khả thi qua Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng tự mặc lấy xác thịt con người và Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân, và Ngài ban hiến sự công bình của Đức Chúa Trời cho hết thảy những ai tin nơi Ngài.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp cho bạn gạt qua một bên mọi sự tin tưởng vào bất kỳ việc làm nào mà bạn có thể làm được, và hãy hạ mình xuống tiếp nhận công việc mà Đức Chúa Jêsus Christ đã hoàn tất rồi trên thập tự giá.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét