Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 3: "Tin Tức Xấu, Tin Tức Tốt"



Tin tức xấu, tin tức tốt

(Rôma 3)
Phần giới thiệu
Tôi có một người bạn, ông ấy hay nói: “Tôi đã nhận được một số tin xấu và một số tin tốt đây. Tin tốt, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ sẽ trở lại với đất. Bạn ơi, còn tin xấu là: Ngài làm bộ đấy!”
Giờ đây, sứ đồ Phaolô đã không sử dụng thành ngữ ‘tin tốt, tin xấu’ trong thời của chúng ta ở Rôma 3, thế nhưng chương nầy chắc chắn được mô tả như đang chứa một số tin tốt và một số tin xấu. Tin xấu không được giới thiệu trong chương 3, mà trong chương 1. Tin xấu, ấy là ai nấy đều thất bại không thoả mãn được mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời về sự công bình, rồi vì vậy, mọi người đều phải gánh chịu sự phán xét của Chúa. Ở chương 3, Phaolô kết luận rất mạnh mẽ phần bàn bạc của ông, ông nói rằng chẳng ai có thể thoả mãn được mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời, tóm tắt và đặt trường hợp ông nói vào các câu 9-20.
Không giống với các bản tin mà chúng ta đã đọc và xem trên vô tuyến truyền hình, có một mặt rất tích cực. Mặc dù con người không thể tạo ra sự công bình đủ để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã cung ứng một sự công bình sẵn có cho mọi người trên cơ sở đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là những tin tức tốt lành của Tin Lành mà Phaolô giới thiệu trong nửa phần sau của chương 3. Vì thế, trong chương nầy chúng ta chuyển từ những tin xấu về sự phán xét sang các tin tốt nói tới sự xưng công bình.
Những vấn đề đã được trả lời (3.1-8)
Trước khi Phaolô hạ xuống bức màn sau cùng trong phần giới thiệu của ông về tình trạng tội lỗi của con người, ông xử lý với hai vấn đề mà các đối thủ người Do thái có thể dấy lên. Một, xử lý với các đặc ân của người Do thái; phần kia xử lý với sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc xét đoán người Do thái.
Các đối tượng người Do thái đang nằm ở tư thế nầy trong sự bàn luận của Phaolô: “Từ những gì ông đã nói trong chương hai, Phaolô ơi, chẳng có ích gì thực tiễn cho người Do thái cả”. Chúng ta phải trông đợi Phaolô trả lời “đúng thế” cho vấn đề nầy. Đặc biệt là như thế nếu chúng ta tán thành thần học giao ước [covenant theology], là môn học không thích phân biệt giữa Israel và Hội Thánh. Nếu Israel và Hội Thánh được nối kết đời đời trong một thực thể, và nếu tất cả lời hứa của Đức Chúa Trời cho Israel được ‘ứng nghiệm về mặt thuộc linh’ trong Hội Thánh, Phaolô gần như phải đồng ý rằng Do thái giáo chẳng cung ứng ích lợi gì cho người Do thái nữa.
Sẽ là không thoả đáng cho Phaolô khi cho rằng trở thành một người Do thái sẽ là một đặc ân vì họ trước kia là những người canh giữ sự khải thị của Đức Chúa Trời. Vậy thì đâu là lợi ích cho người Do thái trong lúc bây giờ? Lợi thế của việc trở thành một người Do thái, ấy là Đức Chúa Trời vẫn có những lời hứa, tuy chưa ứng nghiệm, cho quốc gia Do thái và chúng sẽ được hoàn thành theo từng chữ một. Chúng ta nhìn thấy điều nầy với đầy đủ chi tiết hơn trong Rôma chương 11.
Vì thế, người Do thái đã được giao trách nhiệm với sự khải thị thiêng liêng, một số trong đó đã được ứng nghiệm, nhưng phần nhiều trong số đó vẫn còn sắp xảy đến. Dù vậy, trong chính những lời hứa chưa được ứng nghiệm nầy, người Do thái phải để vào lòng.
Những lời hứa nầy bảo đảm như thế nào, đặc biệt với nhận định về sự bất trung của Israel? Chúng ta hãy đối diện với vấn đề nầy, Israel đã từ chối Đấng Mêsi của họ nơi lần đến đầu tiên của Ngài. Họ đã kết án tử hình Ngài. Sự chối bỏ và sự vô tín như thế không làm vô hiệu các lời hứa còn ở tương lai sao (câu 3)? Không đâu, vì Đức Chúa Trời cần phải thành thực đối với chính mình Ngài, cho dù mỗi con người là kẻ nói dối. Đức Chúa Trời phải thành tín, cho dù mỗi con người là bất trung (các câu 4-5). Cho nên người Do thái thật có thể khoe về các ơn phước trong tương lai của Đức Chúa Trời giáng trên dân Israel và có thể tin cậy vào sự thành tín của Đức Chúa Trời, tình trạng tội lỗi của con người sẽ không có tác động gì cả.
Nếu Tội Lỗi Của Con Người Làm Vinh Hiển Cho Đức Chúa Trời, Tại Sao Đức Chúa Trời Lại Trừng Phạt Con Người? (3.5-8)
Nếu tội lỗi của con người cung ứng cơ sở làm bật lên sự công bình của Đức Chúa Trời, thế thì Đức Chúa Trời được tôn vinh và được vinh hiển bởi tội lỗi của con người. Điều nầy là thực, như tác giả Thi thiên đã viết: “… Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa” (Thi thiên 76.10a).
Phaolô khép nép nơi phần đề nghị tư tưởng khá lạ lùng nầy, song lại biết rõ đây chính là tâm ý của đối thủ mình. Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại hình phạt tôi vì cớ tội lỗi tôi, khi thực sự tôi đang làm cho vinh quang Ngài soi toả ra? “Song nếu sự không công bình của chúng ta tỏ ra sự công bình của Đức Chúa Trời, thì sẽ nói làm sao? Khi Đức Chúa Trời giáng cơn giận thì Ngài không công bình sao? (Tôi nói như cách người ta nói)” (Rôma 3.5).
Phaolô mau chóng lướt qua lối suy nghĩ ảo tưởng nầy. Người Do thái đã nhất trí với sự tận tụy của họ về sự thực Đức Chúa Trời sẽ phán xét tội lỗi của dân Ngoại. Phaolô đưa đối thủ của ông đến với phần kết luận bất hợp lý trong chỗ tự biện bằng cách chỉ ra rằng nếu Đức Chúa Trời phải noi theo nguyên tắc nầy, Ngài sẽ chẳng xét đoán ai hết, thậm chí cả dân Ngoại. Và không một người Do thái nào bằng lòng đi xa như vậy hết. Có nhiều lý do khác Phaolô có thể tiếp tục diễn giải, nhưng lý do nầy là đủ để làm câm nín đối thủ của ông rồi.
Người Do thái đã nhấn mạnh quan điểm nầy thậm chí còn đi xa hơn bằng cách cho rằng tin lành cứu rỗi của Phaolô tách rời ra khỏi luật pháp đã kích động người ta phạm điều ác để rồi Đức Chúa Trời sẽ được khen ngợi. “Vậy thì, sao chúng ta không làm sự dữ cho được sự lành, như kẻ gièm pha đã cáo và quyết rằng chúng ta dạy điều ấy?… Sự đoán phạt những người đó là công bình” (Rôma 3.8).
Một lời vu cáo như thế rất khó mà tin được nên Phaolô đã từ chối không để cho người ta phải chú ý đến trong một phút đồng hồ. Bất cứ ai nói ra một câu như thế đang chứng minh sự thực họ đáng phải sa vào sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
Tin Xấu: Mọi Người Đều Ở Dưới Tội Lỗi (3.9-18)
Vậy nên, người Do thái có được những lời hứa có một không hai, chưa ứng nghiệm trong vai trò một quốc gia. Các đặc ân nầy dù cách nào đi nữa không cung ứng cho sự trông cậy giả dối về ân huệ chỗ đứng của họ trước vành móng ngựa phán xét của Đức Chúa Trời. Về vấn đề sự công bình riêng ở trước mặt Đức Chúa Trời, người Do thái công bình bị hư mất, giống như người dân Ngoại bị xét đoán vậy.
Để tóm tắt và nhấn mạnh sự xét đoán cả người Do thái và dân Ngoại, Phaolô vạch ra một loạt những dẫn chứng, chủ yếu là từ Thi thiên, tất cả những điều nầy chứng minh luận điểm của ông cho rằng không một người nào có thể nhận được sự tán thưởng của Đức Chúa Trời bằng phương tiện công bình riêng của mình.
Các câu 10-12 cung ứng quan điểm chung về tình trạng băng hoại của con người, nhấn mạnh tính phổ quát sự xét đoán của Đức Chúa Trời đối với con người. Vì thế mới có phần nhấn mạnh cụm từ “chẳng có một người”: “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không” (Rôma 3.10-12).
Sức mạnh của các câu nầy, ấy là con người không thể xưng công bình ở trước mắt Đức Chúa Trời. Họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời; họ bất khả trong việc nhìn biết Đức Chúa Trời, và họ không làm lành.
Hết thảy mọi điều nầy được nhìn thấy từ nhận định thiêng liêng. Nói như vầy không phải là nói con người không hề làm điều chi tốt đẹp và tử tế cho đồng loại của mình. Phaolô không nói rằng con người chẳng có các tư tưởng tốt đẹp hay khát vọng nào như có nhiều người xét nét. Ông đang nói rằng con người chẳng có gì để tự khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. Con người không có khả năng làm điều chi đẹp lòng Đức Chúa Trời để kiếm được sự tán thưởng của Ngài, vì con người sanh ra đã là kẻ thù của Đức Chúa Trời.
Có nhiều người bề ngoài rất tôn giáo và được xem là kỉnh kiền, thành kính lắm, song họ không thực sự tìm kiếm Đức Chúa Trời. Họ đang tạo ra một vị thần theo cách riêng của họ. Họ đang thờ lạy tạo vật thay vì Đấng Tạo Hoá (Rôma 1.18...). Có những người phấn đấu để tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có người nào giữ được chúng dù là một điểm, và vì thế mà phạm cả thảy (Giacơ 2.10). Thu nhỏ lại tình trạng tội lỗi của con người là ra sức trở nên giống như Đức Chúa Trời, mà lại không có Đức Chúa Trời (Êsai 14.14).
Các câu 13-18 đi từ cái chung chung đến cái đặc biệt, mô tả tình trạng băng hoại của con người như đã được chứng kiến qua các chi tiết trong phần mổ xẻ của ông. Từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, con người được đánh dấu bởi tội lỗi.
“Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Rôma 3.13-18).
Sự đồi bại của tấm lòng đã làm ô uế miệng lưỡi chúng ta. Lời nói của chúng ta đùa chúng ta đi; nó tỏ ra sự chúng ta thù nghịch với Đức Chúa Trời. Israel đã lằm bằm, oán trách, họ chống nghịch Môise và Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 16.2...). Trong Dân số ký 21 chúng ta đọc thấy sự than phiền của dân Israel. Đức Chúa Trời sai một trận dịch rắn lửa giáng trên họ, Tôi tin, để dạy cho họ biết rằng cái lưỡi có thể giống như hàm răng của con rắn đang phun ra chất độc chết chóc. Với điều nầy, tác giả Thi thiên và Phaolô dường như đã nhất trí.
Với cái miệng, chúng ta đang phun ra chất độc và với hai bàn chân, chúng ta đang chạy tới điều ác. Sự hủy diệt và khốn khổ là công việc của hai bàn tay chúng ta. Chúng ta chẳng biết tới lối bình an. Chắc chắn nhiều thế kỷ chiến tranh đã làm cho điều nầy ra rõ ràng. Nhân loại chủ yếu đang nằm trong cái khuôn xấu xí; chỉ có kẻ lạc quan với cặp mắt màu hồng mới chối bỏ điều nầy. Thế nhưng con người chẳng có một điều kiện nào để đứng trước mặt một Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết mà xưng ra một sự công bình xứng đáng với sự sống đời đời.
Vai Trò Của Luật Pháp (3.19-20)
Một người Do thái thận trọng phải ra sức làm cho cùn nhụt quan điểm của phần Phaolô luận bàn bằng cách đưa ra phần thuật ngữ chuyên môn. Phần lớn những dẫn chứng trong Cựu Ước nguyên có phần tham khảo đến dân Ngoại chớ không tham khảo đến dân Do thái. Mọi thứ đều tốt đẹp và mỹ mãn cả. Nhưng Luật pháp, là những phần Cựu Ước kinh, trực tiếp nhắm vào những kẻ ở dưới luật pháp, nghĩa là, người Do thái. Bất luận tham khảo nào nhắm đến dân Ngoại, chắc chắn nó cũng được áp dụng tương đương với người Do thái. Vì vậy, người Do thái và dân Ngoại đều bị xét đoán như nhau bởi các phần kinh Cựu Ước.
Người Do thái đã vặn cong mục đích của Luật pháp. Luật pháp không hề được định cho phải khen ngợi một ai ở trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng chỉ để xét đoán con người mà thôi. Giống như chất liệu dùng để thử xem người ta có say rượu hay không, cũng một thể ấy luật pháp đã được ấn định để xác minh con người là tội nhân, ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Luật pháp cung ứng tiêu chuẩn về sự công bình, chớ không phải con người sẽ đạt tới sự công bình theo ý họ, để chứng tỏ rằng họ bất khả xưng công bình theo cách con người mà phải tìm kiếm một nguồn công bình ở ngoài họ. Đây là mục đích của tất cả các thứ của lễ trong thời Cựu Ước. Khi Luật pháp tỏ ra tội lỗi của một người, Đức Chúa Trời đã cung ứng một phương thức tế lễ hầu cho con người không phải mang lấy sự xét đoán của Đức Chúa Trời.
Luật pháp không hề được ban ra để cứu người nào, mà để cho người ấy thấy rõ rằng mình cần một Cứu Chúa: “Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Rôma 3.20).
Giải Pháp Cho Nan Đề Của Con Người. Một Sự Công Bình Theo Khuôn Mẫu Của Đức Chúa Trời (3.21-31)
Thi sĩ người La mã là Horace, đề ra đôi dòng hướng dẫn cho các tác giả viết bi kịch trong thời của ông, phê phán người nào thường hay viện đến deus ex machina [kẻ đóng vai thần linh trong kịch cổ Hy lạp quyết định sự kết thúc], để giải quyết các vấn đề gút mắc đã phát sinh trong cốt truyện: ‘Đừng đem thần linh lên sân khấu’, ông nói: ‘trừ phi nan đề là sự việc đáng để cho một thần linh giải quyết nó’ (nec deus intersit, nisi dignus uindice nodus inciderit).
Chắc chắn nan đề của con người theo như Phaolô đã tóm tắt, chính là nan đề cần đến Đức Chúa Trời giải quyết nó. James Stifler đề xuất trong phần chú giải của ông về sách Rôma rằng có ‘tiếng thở ra nhẹ nhõm khi có thể nghe thấy được’ trong giới từ ‘nhưng’ giới thiệu câu 21. Chắc chắn đây là trường hợp, vì đúng là nhẹ nhõm khi nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã cung ứng cho một giải pháp cho tình thế tội lỗi chẳng đặng đừng của con người.
Tình thế chẳng đặng đừng của con người, ấy là họ bất khả phóng thích mình ra khỏi xiềng xích của tội lỗi. Họ phải được cứu bởi ai đó khác hơn chính mình họ và bởi ai đó không gánh chịu cùng một chứng nan y. Một kẻ đang chết đuối không thể giúp được ai khác. Những gì con người không thể làm (cung ứng một sự công bình đáng nhận cho Đức Chúa Trời), Đức Chúa Trời đã làm trong thân vị của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là những tin tức tốt lành mà chúng ta đã từng trông đợi.
Một Định Nghĩa Sơ Bộ Về Sự Công Bình. Sự công bình mà Phaolô ghi ra ở các câu 21-26 có thể được định nghĩa như sau: “Tặng phẩm ban cho người nào đem lòng tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ có khả năng giúp đỡ cho người ấy đứng trước mặt Đức Chúa Trời Thánh Khiết, không bị xét đoán và ở trong ân sũng của Ngài”. Sự công bình nầy của Đức Chúa Trời đã được mô tả ở các câu 21-26.
(1) Nguồn Của Sự Công Bình Chính Là Đức Chúa Trời. Phaolô viết: “Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp” (Rôma 3.21, cũng đối chiếu câu 22). Sự công bình nầy do Đức Chúa Trời cung ứng cho, chớ không phải do mọi nổ lực của con người đâu. Đây là sự công bình của Đức Chúa Trời.
(2) Sự Công Bình Nầy, Dù Không Do Luật Pháp Tạo Ra, Đã Được Hứa Cho Bởi Chính Luật Pháp. Từ chính câu nầy (câu 21), chúng ta có thể thấy rằng theo một ý nghĩa sự công bình của Đức Chúa Trời nầy có quan hệ với luật pháp Cựu Ước, và theo một ý khác thì nó rất là khác biệt. Nó có quan hệ trong những gì nó đã được toan liệu trước trong các lời tiên tri của Cựu Ước về Thân Vị và Công Tác của Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Thêm nữa, luật pháp Cựu Ước là một tiêu chuẩn cứng rắn về sự công bình, vì vậy khi Chúa chúng ta đến với trần gian như một con người, luật pháp công bố Ngài là công bình, theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Không một án phạt nào về tội lỗi có thể được lập ra để nghịch lại Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, theo luật pháp của Cựu Ước (Giăng 8.46).
Thế nhưng sự công bình nầy của Đức Chúa Trời, là những điều Phaolô viết về sự độc lập hoàn toàn đối với Luật pháp, con người và mọi nổ lực hư không của họ hòng làm thoả mãn mọi đòi hỏi của luật pháp đều không thể đạt tới được. Cho nên sự công bình của Đức Chúa Trời không đến do tuân giữ luật pháp, theo như người Do thái đã suy tưởng một cách sai lầm.
(3) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Có Hiệu Lực. Sự công bình của Đức Chúa Trời có hiệu lực ở chỗ nó đầy đủ cho mọi tội lỗi của những ai từng sinh sống trong các thời đại trước: “…Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia” (Rôma 3.25). Phần bàn luận của Phaolô về tính hiệu lực của sự công bình của Đức Chúa Trời hủy bỏ ngay sự trông cậy giả dối của người Do thái trong việc đạt tới sự công bình qua việc tuân giữ luật pháp. Từ khi sự công bình của Đức Chúa Trời có hiệu lực và cứu những ai có đức tin nơi Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước, tuân giữ Luật pháp không những thất bại trong thời hiện tại; mà nó cũng chẳng cứu được ai nữa.
(4) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Chứng Minh Ngài Đang Tồn Tại. Stifler viết: “Thắc mắc chính trong việc cứu con người không phải là con người được kể công bình như thế nào, mà là Đức Chúa Trời cứ giữ sự tha thứ bằng cách nào đấy thôi”.
Với phần tham khảo bổn tánh của Đức Chúa Trời dưới hệ thống Cựu Ước, Đức Chúa Trời dường như ‘nhìn chỗ khác’ khi con người phạm tội. Sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời ít công bình hơn khi xử lý dứt khoát với tội lỗi của con người. Khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đổ ra trên Con của Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, không có một cái bóng nghi ngờ nào chỉ ra Đức Chúa Trời đã cảm nhận như thế nào về tội lỗi.
Cách đây mấy năm, tôi là giáo sư dạy học với tiếng tăm kỷ luật, khó chịu nhất trong trường học. Một tài xế xe bus nữ ít nhất đã nghĩ thế và dẫn hai học sinh nam đến phòng tôi, chúng đã ném đá vào xe bus. Tôi đối diện với hai học sinh nầy, nhưng đã được báo cho biết rằng một bị cáo không bị đưa ra xét xử, và cậu nầy là con trai của thầy hiệu trưởng. Tôi đã trao đổi thật lâu với thầy hiệu trưởng, ông cho rằng con ông được miễn vì mắt nó có đeo kính. Vì vậy, tôi đến phòng của nó rồi xử lý luôn. Cho đến khi cậu nầy bị xử lý, có một đám mây hồi hộp vây kín trên cả trường. Thầy Deffinbaugh xét xử con trai của thầy hiệu trưởng, hay nó sẽ có một ngoại lệ? Đám mây tan đi ngay khi có tiếng roi quất lên.
Cũng một thể ấy với bổn tánh của Đức Chúa Trời. Bổn tánh của Đức Chúa Trời đang nằm trong chỗ bị thắc mắc. Trong mấy trăm năm, Đức Chúa Trời đã cho qua những tội lỗi đã phạm trước đó. Ngài không thể bất công và bỏ sót tội lỗi cho đến đời đời được. Tội lỗi phải bị hình phạt. Khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên Con Ngài, sự công bình của Đức Chúa Trời đã được xác nhận một lần đủ cả. Điều nầy không những nhắm tới các tội lỗi trong quá khứ, mà còn những tội lỗi trong hiện tại nữa. Đức Chúa Trời không thể bỏ qua tội lỗi được. Nếu Ngài cần công bố loài người là công bình mà không cần phải trả giá cho tội lỗi, Ngài sẽ mâu thuẫn với chính bổn tánh, sự thánh khiết và sự công bình của Ngài. Sự công bình của Đức Chúa Trời đòi hỏi một sự trả giá cho tội lỗi. Cho nên, sự công bình của Đức Chúa Trời nơi Đức Chúa Jêsus Christ xác minh bổn tánh của Đức Chúa Trời bằng cách làm thoả mãn mọi đòi hỏi về sự công bình và sự thánh khiết.
(5) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Hoàn Tất Sự Cứu Rỗi Của Con Người. Khải thị về sự công bình của Đức Chúa Trời không những xác minh Đức Chúa Trời, mà còn cứu rỗi con người nữa. Sự cứu rỗi nầy đã được mô tả theo ba chiều kích trong các câu 21-26.
Thứ nhứt, ‘sự chuộc tội’ trong câu 24 mô tả ơn cứu rỗi theo giới hạn của chợ nô lệ. Sự chuộc tội đề cập tới việc trả giá rồi mua để phóng thích kẻ nô lệ. Khi một người đến với chợ nô lệ rồi trả giá mua một nô lệ, người ấy đã chuộc kẻ nô lệ kia. Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá và sự đổ huyết Ngài ra là giá phải trả để chuộc lấy chúng ta. Chúng ta, giống như dân Israel đã được chuộc ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập, đã được chuộc ra khỏi vòng nô lệ của tội lỗi.
Thứ hai, ‘của lễ chuộc tội’ đưa chúng ta đến đền thờ. Cụm từ nầy đã được sử dụng trong bản Kinh Thánh 70 (bản dịch Hy lạp về Cựu Ước) nói tới ‘chỗ dâng của lễ chuộc tội’ hay ‘ngôi thương xót’ đậy hòm giao ước trong Nơi Chí Thánh. Theo ý nghĩa nầy, tội lỗi chúng ta đã được che đậy hay bôi xoá bởi huyết đã đổ ra của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng của lễ chuộc tội cũng mang ý tưởng làm khuây khoả. Cơn giận của Đức Chúa Trời dậy lên là do tội lỗi của con người. Cơn giận nầy đã được làm cho khuây khoả bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá. Cơn giận thánh khiết của Đức Chúa Trời đã được thoả trong công tác của Đấng Christ.
Sau cùng, ‘sự xưng công bình’ đưa chúng ta đến chỗ xét xử. Đây là từ ngữ của luật pháp có ý nói tới việc công bố ra sự công bình. Nếu Đức Chúa Trời xét đoán chúng ta theo cách công bình riêng của chúng ta, Ngài phải tuyên bố chúng ta là không công bình và gian ác. Nhưng khi chúng ta công nhận Đức Chúa Jêsus Christ là sự thay thế cho chúng ta — là Đấng đã chịu chết trong chỗ của chúng ta và Ngài ban hiến sự công bình của Ngài trong chỗ khốn khổ của chúng ta — thế là Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình trên cơ sở việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ.
Bởi thuật ngữ nói tới chợ nô lệ, đền thờ và phòng xử án, chúng ta thấy sự công bình nầy của Đức Chúa Trời được mô tả theo những giới hạn chỉ ra tác dụng của nó trên tội nhân có lòng tin.
(6) Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Đang Sẵn Có Cho Mọi Người, Và Bởi Đức Tin Mà Có. Sự công bình của Đức Chúa Trời là rất thực đối với bổn tánh của Đức Chúa Trời, sự công bình ấy đang sẵn có cho mọi người mà chẳng có một sự phân biệt nào hết. Giống như chẳng có một sự phân biệt nào đối với Đức Chúa Trời trong sự xét đoán chung hết mọi người là tội nhân, cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời không tỏ ra thiên vị khi hiến sự công bình ấy chỉ cho người Do thái.
Giống như sự công bình của Đức Chúa Trời không được phân cho con người trên cơ sở chủng tộc của họ, cũng một thể ấy con người không xứng đáng hay không kiếm được sự công bình đó. Sự công bình ấy được ban cho bởi ân điển như một tặng phẩm rời rộng: “và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 3.24). Ơn cứu rỗi của bạn không phải là không có giá phải trả đâu, vì ơn ấy buộc Đức Chúa Trời phải trả giá bằng sự chết của Con Ngài, nhưng ơn ấy bạn không thể trả nổi đâu vì bạn không thể làm gì để kiếm được ơn ấy. Tặng phẩm sự công bình của Đức Chúa Trời phải được tiếp nhận bởi đức tin, chớ không kiếm được bởi việc làm: “tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin …” (Rôma 3.22).
Vấn đề đối với hầu hết mọi người: không phải trở thành một Cơ đốc nhân là quá khó đâu, việc ấy rất dễ thôi. Không cứ cách nào đó, chúng ta muốn góp phần vào sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta rằng những việc làm công bình của chúng ta giống như những miếng dẻ rách bẩn thỉu trong cái nhìn của Đức Chúa Trời (Êsai 64.6). Chúng ta càng hiến nhiều việc lành của mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta làm mất lòng Ngài càng nặng nề thêm.
Bạn đang nương cậy trên mẫu việc lành nào để được cứu rỗi đời đời vậy? Những miếng dẻ rách việc lành riêng của bạn, hay sự giàu có trong công trạng của Đấng Christ. Bạn không phải bước đi giữa hành lang nhà thờ hoặc giơ tay lên để trở thành một Cơ đốc nhân. Mọi sự bạn cần phải làm là công nhận tình trạng khốn khổ về sự công bình của mình và tin cậy nơi sự công bình mà Đức Chúa Jêsus Christ đã ban hiến trong chỗ của nó — một sự công bình theo khuôn mẫu của Đức Chúa Trời, sự công bình đó kết quả trong sự sống đời đời. Hãy thôi đừng tin cậy vào bản ngã mình nữa, mà hãy nương cậy duy một mình Ngài. Đấy là những tin tức tốt lành của Tin Lành. Hãy đến mà suy gẫm về điều nầy, không một chỗ nào trong Rôma 3 là tin xấu cho Cơ đốc nhân cả.
HAI HÀM Ý CỦA SỰ CÔNG BÌNH THEO KHUÔN MẪU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương thứ ba kết thúc với hai hàm ý về sự công bình nầy theo khuôn mẫu của Đức Chúa Trời. Trước hết, không có một cơ sở nào cho việc khoe mình nơi phần của người Do thái, vì ơn cứu rỗi được tiếp nhận như một tặng phẩm, chớ chẳng phải là một phần thưởng. Người Do thái cũng không thể khoe mình vì ơn cứu rỗi được ban hiến cho cả người Do thái và dân Ngoại trên cùng một cơ sở — ấy là đức tin.
Thứ hai, Tin lành về sự công bình của Đức Chúa Trời không tiêu trừ luật pháp, vì luật pháp vẫn còn là tiêu chuẩn hợp lệ về sự công bình, và luật pháp không hề được dự trù làm một phương tiện cho sự cứu rỗi. Luật pháp tỏ ra sự phán xét chúng ta, và sự phán xét chúng ta buộc chúng ta phải từ chối những miếng dẻ rách công bình bẩn thỉu của chúng ta và đem lòng tin cậy nơi Đấng Christ.
Câu sau cùng của chương 3 thực sự là một quá độ sang chương 4, ở đây Phaolô sẽ chỉ ra tin lành của ông là nhất mực với sự dạy của Cựu Ước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét