Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 2: "Người Do Thái Không Thể Chữa Mình Được"



Người Do thái không thể chữa mình được (Rôma 2)
Phần giới thiệu
Khi tôi còn nhỏ trong một trường mẫu giáo, tôi có kinh nghiệm đặc biệt khi đến một ngôi trường mà cha tôi là một giáo viên ở đó. Tôi nghĩ trong ánh mắt của mấy đứa bạn cùng lớp có thể nhận ra được tôi là một điều gì đó cao siêu lắm. Mấy đứa bạn học chắc không dám đánh tôi, dù là tôi đáng bị đánh, vì chúng sợ đối diện với cơn giận của cha tôi.
Ít nhất là trong tâm trí tôi, có những lúc khi cha tôi là một giáo sư, điều nầy cung ứng cho tôi một loại lợi thế đối với các vị giáo sư khác. Một số trong họ đều là bạn thân của cha tôi và nhờ đó tôi biết họ trên cơ sở tên tuổi, ít nhất là vậy cho tới chừng nào tôi được họ đứng dạy ở lớp.
Một lần nữa tôi biết rõ các vị giáo sư đều là con người và thậm chí họ cũng có đôi điều yếu đuối. Tôi nhớ có gặp một phụ nữ hãy còn trẻ, là một giáo viên trong năm dạy đầu tiên của cô ấy. Cô là giáo viên tập sự. Không may, tôi chưa đủ khôn hay tư cách để làm phụ tá cho cô ấy, và thực vậy, là đầu sỏ trong việc làm cho cô ấy phải bối rối mà thôi. Một vài năm sau tôi có cơ hội phải quay về lại thị trấn quê hương và cha tôi đứng lớp với một vài cựu giáo sư. Họ nói cho tôi biết cứ mỗi giờ ăn trưa họ sẽ chuẩn bị cho cô ấy về mặt tình cảm để đối mặt với tôi trong khoảng thời gian hầu đến. Tôi e người phụ nữ đáng thương nầy sẽ bỏ nghề dạy học, khi gặp phải ảnh hưởng của tôi.
Nhưng một bài học mà tôi đã tiếp thu rất mau chóng về việc làm con của một vị giáo sư; điều nầy không gây ấn tượng cho cha tôi. Một người bạn và tôi đã được chọn làm người điều khiển máy chiếu cho ngôi trường của chúng tôi, công việc nầy có thể giúp chúng tôi di động tự do khắp cả trường. Có một việc chúng tôi không dự tính làm là ở trong cánh gà của trường. Ngày nọ, chúng tôi quyết định phải làm việc ấy và cùng nhau chạy xuống hành lang. Tôi mau chóng nhảy vào một góc rồi đụng phải viên giám thị cùng chiếc xe chỉ để chạy tới gần cha tôi mà thôi. Ngay khi ấy tôi mới hay rằng cha tôi chẳng có ấn tượng với sự thực tôi là con của ông ấy. Tôi có thể đoan chắc với bạn là hình phạt của tôi sẽ nhận được gấp bảy lần so với bất cứ học sinh nào khác. Thực vậy, cha tôi nghĩ rằng là con của ông ấy tôi cần phải làm cho ông ấy được tôn kính nhiều hơn các học sinh khác.
Người Do thái đã sai lầm khi lạm dụng thân thế đặc biệt của họ là một dân giống như tôi vậy. Họ tưởng rằng địa vị được ơn của họ khiến cho họ được miễn trừ đối với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Họ tưởng sự cứu rỗi đời đời của họ là chắc chắn, chỉ căn cứ trên cơ sở quốc tịch của họ, vì họ là dòng dõi của Ápraham.
Đọc Rôma 1 sẽ không làm cho người Do thái phải bối rối; chương ấy làm cho họ vui sướng lắm. Họ thích thú tư tưởng của người theo tà giáo, lãnh lấy sự công bình của mình rồi ở trong cõi đời đời không có Đức Chúa Trời. Điều nầy sẽ không bao giờ xảy ra cho người Do thái cho tới chừng quá trễ trong chương 1, Phaolô đang gài một cái bẫy cho hạng độc giả người Do thái tự mãn thiển cận của ông.
Phải, người theo tà giáo xứng đáng lãnh lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, vì họ đã phạm tội chối bỏ và ém kín sự khải thị của Đức Chúa Trời bằng chứng hiển nhiên trong cõi thọ tạo (Rôma 1.18-20). Sự khải thị nầy chưa đủ để được cứu, nhưng nó đủ để xét đoán. Bởi việc chối bỏ sự khải thị về quyền phép đời đời và thần tánh của Đức Chúa Trời, người theo tà giáo đã tỏ ra tình trạng của tấm lòng họ đối cùng Đức Chúa Trời. Và tình trạng của tấm lòng quyết định đáp ứng của chúng ta đối với bất cứ cấp độ khải thị nào.
Tình trạng hiện tại của con người như đã được mô tả ở các câu 29-31 không những là kết quả của sự chối bỏ Đức Chúa Trời của cá nhân họ, mà còn là một sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tất cả nhân loại vì từ thời điểm sa ngã của con người, con người đã chối bỏ sự tự khải thị của Đức Chúa Trời rồi đổi sự khải thị ấy để lấy phần đánh giá riêng của họ về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã phó con người cho những cảm xúc tội lỗi của chính họ. Vì thế con người là sản phẩm của sự chối bỏ các tổ phụ của họ cũng như đáp ứng riêng của họ đối với sự tự khải thị của Đức Chúa Trời (Rôma 1.21-28).
Trong 16 câu đầu tiên của chương 2, Phaolô không liệt kê ra đối thủ của ông, mà thiết lập các nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng bởi đó người Do thái bị xét đoán cách rõ ràng. Ở các câu 17-29 người Do thái đứng dưới ánh đèn pha phán xét của Đức Chúa Trời và được thấy là phạm tội.
Các nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng (2.1-16)
Như chúng ta có thể phân biệt dễ dàng, Phaolô không chỉ ngón tay tức khắc vào người Do thái là đối tượng chú ý của ông. Nhưng rõ ràng là ở câu 17 đây là mục đích của ông ngay từ lúc bắt đầu của chương nầy. Có người hiểu 16 câu đầu tiên của chương hai như nhắm thẳng vào nhà đạo đức học dân Ngoại. Đây không phải là trường hợp đâu, vì Phaolô chỉ tiếp tục đặt ra nền tảng cho những lời tố cáo của ông ở phần cuối của tiểu đoạn nầy nhắm vào sự xét đoán. Các câu 1-16 cung ứng một nền tảng cho việc đánh giá sự công bình của người Do thái. Chúng ta sẽ tập trung vào 5 nguyên tắc của sự phán xét thiêng liêng vì bởi 5 tiêu chuẩn nầy sự công bình của người Do thái sẽ được định liệu.
(1) Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với loài người căn cứ theo các tiêu chuẩn riêng của chúng ta (Rôma 2.1). Người Do thái sốt sắng bằng lòng xét đoán các dân Ngoại. Thậm chí họ rất thích thú trong sự xét đoán ấy nữa. Người Do thái vui thích khoác lấy ngai của sự xét đoán. Họ công bố dân Ngoại là phạm tội xứng với cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời. Họ kết án dân Ngoại phải chịu hình khổ cho đến đời đời. Ở chỗ nầy người Do thái đã tự xét đoán mình rồi, vì họ tự đặt mình dưới những tiêu chuẩn riêng của họ. Chúa chúng ta dạy: “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét. Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy” (Mathiơ 7.1, 2).
Bởi điều nầy, Chúa chúng ta có ý nói rằng khi chúng ta tự đặt mình trên kẻ khác giống như quan án của họ, chúng ta đã tự đặt mình dưới cùng tiêu chuẩn xét đoán ấy. Trong thời buổi xử thế theo địa vị và tương đối của chúng ta, có người nói cho chúng ta biết rằng họ không cảm thấy phạm tội tà dâm hay ăn cắp là sai trái. Chúng ta có thể rộng rãi dùng lý trí đối với cách xử sự của chính chúng ta, nhưng nếu chúng ta khăng khăng như thế thì chúng ta phải nhất trí chấp nhận cho người khác lấy cắp của chúng ta hoặc vi phạm sự thánh khiết của mối hôn nhân chúng ta có.
Đức Chúa Trời không chiều theo những tiêu chuẩn chúng ta đặt cho bản thân mình giống như các tiêu chuẩn chúng ta đặt ra cho người khác đâu. Chính bởi những tiêu chuẩn nầy khiến cho chính chúng ta phải chịu lấy sự phán xét của Đức Chúa Trời. Rất ít người trong chúng ta muốn bị xét đoán bởi các tiêu chuẩn nầy, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết đây là trường hợp.
Khi người Do thái sốt sắng xét đoán các dân Ngoại, họ phải kể chính những tiêu chuẩn ấy cho bản thân họ. Nói ngắn gọn, Phaolô sẽ gánh lấy các tiêu chuẩn nầy.
(2) Sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với con người là tùy theo việc làm của họ (Rôma 2.5-11). Hết thảy chúng ta sẽ thích chịu xét đoán phù hợp với những gì chúng ta xưng nhận hơn là những gì chúng ta làm. Có một thế giới khác biệt giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm. Nếu có bất kỳ một sự hồ nghi nào trong lý trí của bạn, chỉ cần hỏi con cái của bạn thôi. Người Do thái rất thích bị xét đoán bằng những câu nói theo đạo lý của họ; thực vậy, đấy là những gì họ đã nương cậy vào.
Hơn nữa, người Do thái mong bị xét đoán theo địa vị của họ là dòng dõi của Ápraham. Họ tưởng rằng là dòng dõi của Ápraham thì mọi sự có cần là được vào trong Nước Thiên Đàng.
Phaolô đã phá vỡ những sự trông mong giả dối của hạng độc giả Do thái của ông khi ông viết:
“Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm: ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ. Sự hoạn nạn khốn khó giáng cho mọi người làm ác, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc; nhưng vinh hiển, tôn trọng, cùng sự bình an cho mọi người làm lành, trước cho người Giu-đa, sau cho người Gờ-réc. Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu” (Rôma 2.5-11).
Nhưng với mọi sự nhấn mạnh trong Kinh Thánh về đức tin, tại sao một người bị xét đoán tùy theo các việc họ làm chứ? Dù người ta được cứu trên cơ sở đức tin, họ bị xét đoán trên cơ sở các việc họ làm. “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy” (Khải huyền 20.12).
Bạn thấy đấy, khi một người nam hay một người nữ chối bỏ sự công bình mà Đức Chúa Trời đã chu cấp như một ơn rời rộng trong Đức Chúa Jêsus Christ, người ấy, quả thực, đang chọn thiết lập sự công bình riêng của mình, và điều nầy sẽ bị xét đoán chỉ trên cơ sở bề ngoài. Vì vậy Phaolô thiết lập một nguyên tắc căn cứ vào sự xét đoán quyết rằng sự công bình của một người được đánh giá bởi những việc làm của người ấy.
Chúng ta sẽ nói trong sự nhất trí với Giacơ, sự đánh giá đức tin của một người chiếu theo các việc làm của người ấy. Như Giacơ đã viết: “…đức tin không có việc làm là vô ích” (Giacơ 2.20b). Sự chơn thật của đức tin chúng ta được tỏ ra bởi tính chất các việc làm của chúng ta. Cũng vậy, một người bị xét đoán tùy theo các việc làm của người. Nguyên tắc thứ hai về sự xét đoán con người, ấy là con người bị xét đoán tùy theo các việc làm của họ.
(3) Sự phán xét của Đức Chúa Trời căn cứ theo sự tỏ ra chúng ta đang có (Rôma 2.12). Nếu sự xét đoán của Đức Chúa Trời là công bằng, thì nó phải chiếu theo số lượng khải thị mà một người có. Sự khải thị sẵn có cho người theo tà giáo rất hiển nhiên trong cõi thọ tạo, làm chứng cho quyền phép và bổn tánh thiêng liêng đời đời của Đức Chúa Trời (1.20). Mặt khác, người Do thái có Cựu Ước là sự khải thị thành văn. Không những bổn tánh của Đức Chúa Trời đã được mô tả, mà những đòi hỏi của Ngài về mặt đạo đức cũng đã được liệt kê ra rồi, và con đường cứu rỗi đã được công bố. Đức Chúa Trời xét đoán từng người tùy theo những gì người ấy biết rõ về sự khải tỏ thiêng liêng: “Phàm những kẻ không luật pháp mà phạm tội, cũng sẽ không luật pháp mà hư mất; còn những kẻ có luật pháp mà phạm tội, thì sẽ bị luật pháp đoán xét” (Rôma 2.12).
(4) Sự Đức Chúa Trời phán xét con người là công bằng (Rôma 2.3, 11). Không cứ cách nào thì người Do thái đã có điều nầy trong lý trí, họ cho rằng Đức Chúa Trời hay thiên vị. Người Do thái tưởng Ngài có một góc trong siêu thị khi đến mức phải cứu rỗi. Phaolô tuyên bố rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là công bằng và người Do thái không nên trông đợi một cách đối xử đặc biệt.
“Hỡi người đoán xét kẻ phạm những việc dường ấy mà mình cũng phạm kia, vậy ngươi tưởng rằng chính mình ngươi sẽ tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời sao?” (Rôma 2.3).
“Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu” (Rôma 2.11).
Đức Chúa Trời không hề thiên vị; sự thực cho thấy rằng ai là người Do thái sẽ chẳng có tác động gì đới với sự kết án của Đức Chúa Trời. Chẳng một người nào vào trong thiên đàng vì Ápraham là tổ phụ của người ấy, không ai bị giữ ở ngoài vì người không phải là dòng dõi của Ápraham. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là công bằng.
(5) Sự phán xét của Đức Chúa Trời không nhầm lẫn với sự nhơn từ, nhịn nhục khoan dung của Ngài (Rôma 2.4-5). Trong khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời rất là rõ ràng giáng trên dân Ngoại theo tà giáo (Rôma 1.17, 27), người Do thái có thể bị cám dỗ mà hiểu lầm rằng sẽ không có sự phán xét tức thời giáng trên người Do thái. Việc chưa phán xét tức thì dành cho tội lỗi không nên hiểu là Đức Chúa Trời bỏ qua tội lỗi của tuyển dân Ngài. Đức Chúa Trời không nhìn xem tội lỗi của người Do thái, rồi lắc đầu, và phán: “Trẻ con vẫn chỉ là con trẻ” đâu.
Sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời bị chậm trễ vì ơn thương xót và nhịn nhục của Đức Chúa Trời. Sự trì hoãn là để ban cho loài người cơ hội để ăn năn, chớ không phải khích lệ họ cứ giữ việc phạm tội đâu. Thất bại không chịu ăn năn là hất bỏ ơn thương xót của Đức Chúa Trời và chất chứa cho mình sự phán xét ngày sau.
“Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao. Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chấp chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời” (Rôma 2.4-5).
Cho nên, đây là các nguyên tắc quản trị sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên con loài người, và đây là những tiêu chuẩn bởi đó người Do thái cũng như dân Ngoại, sẽ bị đánh giá. Ở các câu 17-29, Phaolô áp dụng các tiêu chuẩn nầy và thấy người Do thái phạm tội tương đương với các dân Ngoại ở trước mặt Đức Chúa Trời.
Người Do thái được thấy là tội lỗi (2.17-29)
Phaolô đề ra những câu cuối cùng nầy của chương 2 để chỉ ra mọi sự mà người Do thái đã nương theo để đạt sự công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Ông chỉ ra rằng những điều nầy chứng minh chẳng có một điều chi cung ứng sự công bình, thay vì thế lại trở làm cái thớt cối đeo trên cổ họ, làm cho họ ra phạm tội hơn những kẻ theo tà giáo mà họ sốt sắng xét đoán.
(1) Người Do thái và luật pháp (Rôma 2.17-24). Nếu có một việc mà người Do thái nhắm vào để mà tự hào, ấy chính là cơ nghiệp Luật pháp của họ. Luật pháp nầy đã được trao cho người Do thái, qua người Do thái. Luật pháp ấy được dành giữ và được chuyển giao bởi người Do thái. Người Do thái cảm thấy rằng cơ nghiệp Luật pháp thiết lập ra sự công bình.
Các câu 17-20 nhận rằng người Do thái không những sở hữu Luật pháp, mà còn hiểu rõ luật ấy cách đầy đủ đến nỗi họ có thể truyền đạt luật pháp ấy cho nhiều người khác. Tuy nhiên, sự công bình của một người không kết quả từ chỗ sở hữu luật pháp; sự công bình ấy đến từ việc thực thi Luật pháp. Vì vậy Phaolô xây tấm bảng về hướng khán thính giả của ông khi ông viết: “vậy ngươi dạy dỗ kẻ khác mà không dạy dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn cắp, mà ngươi ăn cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà dâm, mà ngươi phạm tội tà dâm! Ngươi gớm ghét hình tượng mà cướp lấy đồ vật của hình tượng!” (Rôma 2.21-22).
Luật pháp đề ra những tiêu chuẩn công bình cho loài người. Chỉ sở hữu Luật pháp ấy không làm cho con người ra công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Là người canh giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời thực sự là một đặc ân rất lớn, nhưng Phaolô nhắc cho người Do thái nhớ rằng với đặc ân nầy cũng đến với trách nhiệm hiểu biết càng thêm nữa.
Sự kiêu ngạo của người Do thái về Luật pháp được thấy là bịnh hoạn lắm, vì họ không tuân giữ những đòi hỏi của luật pháp. Không những họ đã thất bại không sống bởi Luật pháp, họ đã thất bại không sống cách công bình ở trước mặt các dân Ngoại nữa. Họ mau mắn xét đoán các dân Ngoại, lại chậm xưng nhận rằng vì cớ tình trạng tội lỗi và sự loạn nghịch của họ danh của Đức Chúa Trời đã bị nói phạm giữa vòng các dân Ngoại (Rôma 2.24).
Phần trưng dẫn nầy từ Êsai 52.5 là một tham khảo đến sự thực trong suốt cuộc lưu đày qua Babylôn của người Do thái, sự nhục nhã của quốc gia Israel, làm cho dân Ngoại chế giễu Đức Chúa Trời của họ. Đấng mà họ tưởng đến lại chẳng có khả năng giải phóng dân sự của Ngài. Phần ứng dụng cho tình trạng hiện tại của Israel là tương tự thế. Sự loạn nghịch của Israel chống lại Đức Chúa Trời một lần nữa đem lại bàn tay kỷ luật của Đức Chúa Trời đến với tầm cỡ người Do thái và Đức Chúa Trời của họ đã bị xem nhẹ, thậm chí một sự chế giễu giữa vòng các nước nữa. Israel phải đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, nhưng sự loạn nghịch của Israel và sự trừng phạt đã biến họ thành một sự chế giễu. Danh của Đức Chúa Trời, là danh mà dân Do thái đánh giá rất cao đến nỗi họ chẳng dám nói ra danh ấy, là một ngạn ngữ giữa vòng dân Ngoại vì cớ tội lỗi của Israel.
(2) Người Do thái và phép cắt bì (Rôma 2.25-27). Có nhiều người qua lịch sử của nhân loại họ đã xem tôn giáo là vấn đề chính cho lễ nghi và nghi thức. Nghi thức trên đó người Do thái đặt chỗ đứng của họ trước mặt Đức Chúa Trời là phép cắt bì. Nghi thức nầy đã được Phaolô bàn bạc rất đầy đủ trong chương 4, còn ở đây Phaolô đánh dấu phép cắt bì là một hành động ở bên ngoài làm đặc trưng thực tại ở bên trong. Nghi thức chẳng có một giá trị gì hết nếu không có thực tại.
Phép cắt bì là dấu cho giao ước Cũ giữa Đức Chúa Trời và tuyển dân của Ngài. Các bổn phận trong giao ước của người Do thái đã được luật pháp kê ra trước rồi. Nhưng khi thất bại không tuân giữ luật pháp, người Do thái bày ra sự họ chối bỏ giao ước, rồi vì thế nghi thức cắt bì là một việc làm vô nghĩa. Giống như một người kia mặc lấy áo cưới khi thực hiện giao ước thành hôn với cô dâu của mình. Bản thân chiếc nhẫn chẳng là gì hết mà chỉ là một biểu tượng. Nó có giá trị rất lớn nếu các lời thề được tuân giữ, nhưng nó là một sự giả vờ trống rỗng nếu các lời thề bị vi phạm và bị gạt bỏ ra ngoài.
Giống như một người thành hôn mà không có sự hiện diện của chiếc nhẫn, cũng một thể ấy người ta có thể ở trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà không có phép cắt bì vậy. Bất kỳ người dân Ngoại nào có thể tuân giữ mọi đòi hỏi của Luật pháp sẽ được kể là người đã nhận lãnh nghi thức cắt bì vì thực tế có mặt mà không có biểu tượng. Nhưng biểu tượng tách ra khỏi thực tại thì chẳng có giá trị gì hết.
(3) Sự thuộc linh đối với hình thức bề ngoài (Rôma 2.28-29). Toàn bộ vấn đề với người Do thái có thể được tóm tắt lại bằng những giới hạn thuộc linh và bề ngoài. Người Do thái đã nương vào những sự ở bề ngoài để kiếm chỗ đứng công bình của họ ở trước mặt Đức Chúa Trời. Họ nương vào mối quan hệ theo phần xác với Ápraham, về cơ nghiệp luật pháp và về cách thực hành mọi nghi thức như phép cắt bì chẳng hạn. Nhưng Đức Chúa Trời không xét đoán trên cơ sở những sự ở bề ngoài. Sự công bình là một vấn đề của tấm lòng. Như Chúa chúng ta đã phán với những người Do thái tự xưng công bình trong thời của Ngài: “Vậy, Ngài phán: Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm dơ dáy người! Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng” (Mác 7.20-22).
Phần ứng dụng
Quí bạn của tôi ơi, bạn đang nương vào điều gì để có chỗ đứng công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời? Khi bạn đứng trước mặt Ngài, bạn muốn qua cõi đời đời trong thiên đàng của Ngài trên cơ sở nào?
Bằng cách tuân giữ một bộ luật đạo đức chăng? Bạn sẽ thất bại đấy! Loại công bình cần thiết để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là sự công bình trọn vẹn. Nếu bạn cố gắng tuân giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời, bạn phải giữ luật pháp ấy theo từng chi tiết hoặc bạn hoàn toàn thất bại (Giacơ 2.10). Có phải bạn có tiêu chuẩn công bình nào khác không? Bạn sẽ không tiếp tục mãi với tiêu chuẩn ấy đâu, vì không ai trong chúng ta có thể sống bằng các tiêu chuẩn mà chúng ta đặt ra cho người khác.
Có phải bạn đang tin theo một số nghi thức để kiếm được chỗ đứng phải lẽ trước mặt Đức Chúa Trời không? Hết thảy chúng đều vô nghĩa chẳng có sự công bình ở bên trong, tỏ ra bởi các việc làm của chúng ta. Bạn đã chịu phép báptêm chưa? Như một người bạn của tôi nói: “Bạn có thể chịu phép báptêm cho tới chừng nào bầy nòng nọc nhìn biết số An Sinh Xã Hội”. Phép ấy không hề đưa bạn vào thiên đàng đâu! Có phải bạn đã rửa tội, dự lễ kiên tín, chịu cắt bì, được phong thánh chăng? Không một nghi thức nào trong số nầy sẽ đưa bạn đến gần thiên đàng được một cm. Địa vị thuộc viên Hội Thánh, dự tiệc thánh, hết thảy những điều nầy đều có ích nếu bởi đức tin chúng làm biểu tượng cho mối quan hệ của bạn đối với Đức Chúa Jêsus Christ.
Quí bạn tôi ơi, nếu người Do thái với hết lòng tuy sốt sắng nhưng sai lệch của mình không thể được xưng công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời, thì tôi và bạn cũng vậy thôi. Sứ điệp Tin lành, những tin tức tốt lành, là những điều bạn và tôi không bao giờ kiếm được, Đức Chúa Trời đã cung ứng như một tặng phẩm. Nếu bạn đã đạt tới mức mà ở đó bạn công nhận rằng bạn chẳng có gì để tiến cử với Đức Chúa Trời, không có gì xứng đáng với sự đời đời của bạn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi ấy hãy tiếp nhận sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin. Hãy tin cậy nơi sự hy sinh của Ngài trong chỗ của bạn, và tin cậy vào sự công bình của Ngài trong chỗ của bạn, thì bạn sẽ được sự sống đời đời.
Có một lời cảnh cáo đặc biệt liên quan trong phân đoạn Kinh Thánh nầy cho những ai trong chúng ta đã bị phơi ra trong sự dạy của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời chẳng quan tâm đến những gì chúng ta biết về giáo lý cũng như Ngài chẳng quan tâm với những gì chúng ta đang làm với những gì chúng ta biết. Chúng ta không nên tự đắc về tri thức chúng ta đang có rồi nhìn người khác kém thuộc linh dọc theo sóng mũi thuộc linh của chúng ta, giống như người Do thái, bị Đức Chúa Trời xem là tội lỗi.
“Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều” (Mathiơ 7.24-27).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét