Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 1:18-32: "Người Theo Tà Giáo Không Thể Chữa Mình Được"



Người theo tà giáo không thể chữa mình được (Rôma 1.18-32)
Phần giới thiệu
Tuần vừa qua tôi được chọn vào hội đồng xét xử tại toà. Sau cả buổi sáng chờ đợi trong căn phòng đầy khói thuốc, tôi có cơ hội bước ra ngoài hưởng lấy sự ấm áp của mặt trời suốt cả giờ ăn trưa. Tôi ngồi xuống trên chiếc ghế công viên ngoài phòng xử rồi tiếp tục nghiên cứu sứ điệp nầy về Rôma 1.
Ngay khi tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh thì có một cặp ‘hiệp sĩ ngoài đường phố’ đến với chai rượu của họ rồi ngồi xuống bên cạnh tôi. Sau khi tôi từ chối ‘nhấm một chút’ một hay hai lần, họ lấy làm tò mò khi thấy tôi cứ miệt mài suy gẫm. Tôi nói với họ là tôi đang sửa soạn để giảng một bài giảng từ Rôma 1. Sau khi bàn luận một chút, tôi đọc cho họ nghe những lời nầy từ chương Kinh Thánh ấy: “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình …” (Rôma 1.18).
Ngay khi ấy, một trong hai người kia bèn quyết định đấy là lúc phải đứng dậy để đi mua một chai rượu khác, để uống như đã uống với chai đầu tiên. Bấy giờ người đó đứng dậy nói ông ta có bằng kỹ sư và có lương bổng 144.000USD một năm. Ông ta nói ông ta đã leo đến nấc thang chót của sự thành công và đã quyết định thích cuộc sống ở đáy thang hơn, và đã tiếp tục như thế kể từ dạo đó. Ông ta xử sự tốt đối với Cơ đốc giáo và nói vợ cũ của ông ta trước kia rất nổi bật trong vòng những Cơ đốc nhân.
Giờ đây với phân đoạn Kinh Thánh Rôma 1 rất quan trọng đối với hai kẻ nghiện rượu nầy, vì nó mô tả tình trạng của họ ở cấp độ ‘T’. Nhưng nó cũng rất quan trọng đối với chúng ta nữa, vì nó giải đáp cho một trong những thắc mắc thường được những người chưa được cứu đưa ra: “Làm sao Đức Chúa Trời yêu thương lại phán hình phạt đời đời cho những kẻ chưa hề nghe đến danh của Đức Chúa Jêsus Christ?”
Rôma 1 cũng rất quan trọng cho chúng ta vì kể từ khi khởi sự thuyết tiến hoá, một số nhà thần học đã áp dụng lý thuyết sai trái nầy vào tôn giáo, khiến cho tôn giáo từ chỗ nguồn gốc nguyên thủy dấy lên cao, càng được cải tiến và có ấn tượng thêm. Tôn giáo, họ rất muốn chúng ta tin theo, bắt đầu từ chất nhờn đa thần giáo và từ từ nổi lên thành độc thần giáo.
Phaolô nói chẳng phải như vậy đâu, vì trong chương đầu tiên nầy của sách Rôma, ông cung ứng cho chúng ta một bảng tóm tắt về tôn giáo trong lịch sử. Ông cho rằng tôn giáo thuộc về độc thần giáo ngay từ lúc ban đầu, và con người khi xây khỏi quan điểm của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài trong cõi sáng tạo, đã vặn cong và xuyên tạc tôn giáo thanh sạch thành những hình thức sai trái và lầm lẫn rất đa dạng.
Sự khải thị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên
Đang sẵn có cho mỗi người một sự hiểu biết nhất định về Đức Chúa Trời. Sự hiểu biết nầy có thể đạt tới được bằng cách quan sát công việc được dựng nên từ tay của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Giống như chúng ta có thể tiếp thu nhiều về một nhà văn qua cách đọc tác phẩm của ông, hay về một hoạ sĩ qua hoạ phẩm của ông ta, cũng vậy, chúng ta cũng có thể học biết về Đức Chúa Trời từ công việc do tay Ngài làm, là sự sáng tạo của Ngài. Chúng ta có thể học biết được, Phaolô nói trong câu 20, về quyền phép đời đời của Đức Chúa Trời và về bản tánh thiêng liêng của Ngài. Ai có thể nhìn vào năng lực của thác Niagara mà không xao xuyến trước quyền phép của Đấng đã dựng nên thác ấy? Ai có thể nghiên cứu năng lượng của nguyên tử mà không thấy ấn tượng với quyền phép vô song của Đấng Tạo Hoá? Và ai có thể suy gẫm về sự sáng tạo mà không kết luận rằng có Đấng trổi hơn con người hay chết là nguyên tác của mọi sự trong đó?
Như tác giả Thi thiên đã nói từ lâu: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ” (Thi thiên 19.1-2). Nhiều lý trí lỗi lạc đã từng công nhận Đấng Tạo Hoá khi chứng kiến cõi thọ tạo.
Tấn sĩ Horstmann đã làm chứng: “Lương tâm khoa học của tôi cấm tôi không tin nơi Đức Chúa Trời” [Quoted by Eric Sauer, The King of the Earth (Grand Rapids. Eerdmans, 1962), p. 154].
Pasteur bày tỏ sự đồng tình: “Chỉ vì tôi đã suy nghĩ sâu cạn, tôi là một người tin Chúa” [Ibid].
Tấn sĩ A. Nueberg đồng ý khi ông nói: “Đức Chúa Trời là gốc của muôn vật, và hễ ai nghĩ tới nhân quả, họ đang nghĩ tới ý chỉ của Đức Chúa Trời” [Ibid].
Ngay cả một người vô tín như Voltaire đã xưng nhận: “Tôi không biết phải nghĩ như thế nào về thế gian. Tôi không thể tin chiếc đồng hồ nầy hiện hữu mà không có thợ chế tạo đồng hồ” [Ibid., p. 155].
Tuy nhiên, có một số người là sinh viên nghiên cứu về sự sáng tạo, nhưng dường như họ không thể nhìn qua bên kia để thấy Đấng Tạo Hoá. Họ nhìn vào sự sáng tạo theo cách người thợ chế tạo kính phân tích gương qua tấm kính của một cánh cửa sổ. Họ chú ý tới bề dày và tình trạng chính xác của nó. Họ quan sát kích thước và chất lượng của kính và khung giá được tạo ra. Nhưng họ thất bại không nhìn qua tấm kính để thấy cái ở đàng sau nó, mục đích thực của tấm kình khi được nhìn qua. [“Một khung cửa sổ bằng kính đang được đặt trước mặt chúng ta. Chúng ta nhướng mắt lên nhìn xem tấm kính; chúng ta để ý tới chất lượng, để ý tới khuyết điểm; chúng ta nghĩ tới kết cấu của nó. Hay chúng ta nhìn xuyên qua nó nhìn thấy quang cảnh đất đai, biển cả, và bầu trời bên trên. Vì vậy có hai cách nhìn xem thế gian. Chúng ta có thể nhìn xem thế gian và và thấy mình bị cuốn hút vào những điều kỳ diệu của thiên nhiên. Đấy là cách khoa học. Hoặc chúng ta có thể nhìn thẳng vào thế gian và thấy Đức Chúa Trời ở đàng sau đó. Đấy là cách của tôn giáo.
“Cách nhìn của khoa học vào thế gian không phải là sai theo cách nhìn vào khung cửa sỗ của xí nghiệp làm kính. Cách nhìn nầy vào mọi sự có sự hữu dụng rất quan trọng của nó. Tuy nhiên, cánh cửa sổ được đặt ở đó không phải để được nhìn xem, mà phải được nhìn qua; và thế gian đã không làm tròn mục đích của nó trừ phi nó cũng được nhìn qua và con mắt không được đặt vào nó mà phải đặt nơi Đức Chúa Trời của nó. Phải, Đức Chúa Trời của nó; vì chính tầm quan trọng của cái nhìn tôn giáo vào mọi sự mà Đức Chúa Trời được nhìn thấy trong đó và trong mọi sự đã diễn ra. Vũ trụ là của Ngài, và trong mọi sự vận hành của nó đều nói tới Ngài, vì nó hiện hữu tùy theo ý chỉ của Ngài” Benjamin B. Warfield, “Some Thoughts on Predestination,” Selected Shorter Writings of Benjamin B. Warfield (Nutley, N.J.. Presbyterian and Reformed Pub. Co., 1970), Vol. I, p. 108].
Đáp ứng của con người đối với sự khải thị thiên nhiên của Đức Chúa Trời
Đáp ứng xứng đáng của con người trước sự khải thị của Đức Chúa Trời đáng phải là sự thờ phượng và công nhận với lòng biết ơn: “vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa …” (Rôma 1.21a).
Đáp ứng của con người trước sự khải thị thiên nhiên có ba phần. Thứ nhứt là hành động chối bỏ cụ thể. Con người từ chối không chấp nhận Đức Chúa Trời khi Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra. Phaolô nói cho chúng ta biết trong câu 18 rằng con người: “… dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật”. Họ từ chối không nhận Đức Chúa Trời như Ngài vốn có thực vậy. Chúng ta thường xem nan đề của người theo tà giáo là thiếu khải thị. Có khi chúng ta xem Đức Chúa Trời như đang cầm lại sự khải thị quan trọng về sự cứu rỗi cho kẻ theo tà giáo. Nhưng Phaolô mô tả kẻ theo tà giáo như đang hạn chế sự khải thị của Đức Chúa Trời trong một cái hộp do họ tạo ra, và đang chất đống cái hộp ấy với tội lỗi của họ. Nan đề của người theo tà giáo không phải là thiếu vắng sự khải thị, mà là sự khải thị bị ém nhẹm đi.
Bất cứ khi nào chúng ta từ chối một lời giải thích về các sự kiện, chúng ta phải nhất thiết phản đối với kiểu cách chọn một trong hai. Đây đặc biệt là tình huống cho người theo tà giáo. Họ đã từ chối sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và họ đã thay thế sự khải thị ấy bằng một sự khác. Từ chìa khoá ở đây là ‘đổi’ (các câu 23, 25, 26). Thay vì thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên con người theo chính ảnh tượng của Ngài, họ đã dựng nên các vị thần theo ảnh tượng của họ. Họ đã thờ lạy loài thọ tạo thay vì Đấng Tạo Hoá. Tồi tệ đủ khi cưu mang Đức Chúa Trời trong những giới hạn của con người, nhưng họ còn đi xa hơn điều nầy khi trình bày Đức Chúa Trời theo những giới hạn của các loài dã thú ở trên đất. Người Hy lạp có thần Apollo, người La mã có chim phượng hoàng, người Ai cập có con bò đực, và người Assyrians có con rắn. Phaolô rút gọn các thứ nầy là ‘các thần’.
Không những người theo tà giáo đổi lẽ thật của Đức Chúa Trời để lấy một lời nói dối, mà họ còn đổi phước hạnh của Đức Chúa Trời về điều khoản của Ngài khi đáp ứng về mặt tình dục trái tự nhiên và phạm sự xấu hổ: “… những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên, Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia …” (Rôma 1.26b-27a). Tôi tin, có ở đây một hậu quả của các sự cố. Sự chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời dẫn tới sự thờ lạy hình tượng, và sự thờ lạy hình tượng dẫn tới tình trạng phi đạo đức và sau cùng con người sa vào sự trụy lạc nặng nề nhất có thể nghĩ ra được.
Nếu bạn suy nghĩ về người theo tà giáo là kẻ thờ lạy hình tượng vì người ấy không biết điều chi tốt hơn, Phaolô khẳng định rằng người đó là kẻ thờ lạy hình tượng vì người ấy đã từ chối không chịu học biết tốt hơn, lấp liếm đi phần tự khải thị của Đức Chúa Trời.
Phản ứng của Đức Chúa Trời trước sự loạn nghịch của con người
Chúng ta biết mấy câu nầy trong Rôma chương 1 là một tiểu đoạn nói tới sự phán xét. Phaolô đang tìm cách thiết lập sự thực là hết thảy mọi người đều xứng đáng với mọi hậu quả của cơn thạnh nộ đời đời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sức ép của mấy câu nầy không chủ yếu ở chỗ Đức Chúa Trời sẽ xét đoán người theo tà giáo vì người chối bỏ lẽ thật, nhưng thay vì thế Đức Chúa Trời xét đoán người theo tà giáo vì sự sự loạn nghịch và chối bỏ của người.
Cho nên, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không những nằm ở tương lai; mà nó còn ở trong hiện tại nữa. Con người đối diện với những hậu quả dành cho tội lỗi của họ trong cõi đời đời, mà còn trong hiện tại nữa. Mục đích của Phaolô trong tiểu đoạn nầy không chú nhiều vào chỗ Đức Chúa Trời sẽ hình phạt con người vì cớ họ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức, mà chú vào chỗ thờ lạy hình tượng và phi đạo đức bản thân nó là án phạt cho sự chối bỏ phần khải thị thiêng liêng.
Phaolô viết: “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật” (Rôma 1.18).
Nếu từ chìa khoá chỉ ra sự chối bỏ và tội lỗi của người theo tà giáo là “đổi”, cụm từ chìa khoá nói tới sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong hiện tại là “phó họ” (các câu 24, 26, 28). Vì con người đã chối bỏ điều chi là bằng chứng rõ ràng về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã phó họ vào sự thờ lạy hình tượng, phi đạo đức và sự trụy lạc. Khi con người làm theo những điều nầy, họ lãnh lấy những gì họ đáng được. “Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa” (Rôma 1.24). “… và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình” (Rôma 1.27b).
Ở một phạm vi rộng lớn, sự phán xét của Đức Chúa Trời là nhận lãnh đúng những điều chúng ta mong muốn. Con người chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và Đức Chúa Trời phó con người vào sự thờ lạy hình tượng. Con người chối bỏ Đức Chúa Trời và các mục đích của Ngài dành cho con người và Đức Chúa Trời phó con người vào chỗ làm điều trái tự nhiên. Không những điều nầy rất rõ ràng trong hiện tại; mà nó còn hiển nhiên trong tương lai nữa.
Trong thời điểm của cơn đại nạn, Đức Chúa Trời sẽ để cho con người làm theo ý của họ. Ngài sẽ dời đi mọi ngăn trở. Nhưng con người sẽ học biết rằng chẳng có một sự vui mừng hay khoái lạc nào khả thi khi mỗi người tìm kiếm khoái lạc của riêng mình với chi phí của người khác. Con người muốn Đức Chúa Trời hãy để cho họ yên; họ chẳng muốn Ngài tể trị chút nào cả. Vì thế Đức Chúa Trời cất bỏ bàn tay tể trị và kềm chế của Ngài đi (Côlôse 1.16-17) và vũ trụ bắt đầu tách rời ra (Mathiơ 24.29). Con người ao ước Đức Chúa Trời để cho họ yên, và Đức Chúa Trời ban cho họ một sự phân rẽ đời đời ra khỏi chính mình Ngài (II Têsalônica 1.9).
Thật là một tư tưởng rất khủng khiếp. Địa ngục tiếp lấy chính xác những gì chúng ta mong muốn. Và ở mặt kia của đồng tiền, chúng ta những Cơ đốc nhân thật biết ơn đối với Cha chúng ta ở trên trời, Ngài đã và sẽ cầm giữ lại điều chi chúng ta cầu xin, vì ích cho chúng ta.
Mục đích của Phaolô đơn giản lắm. Đức Chúa Trời là công bình trong sự tỏ ra cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên kẻ theo tà giáo, vì họ đã chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài trong cõi thọ tạo. Bằng chứng về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được thấy có trong sự thờ lạy hình tượng, phi đạo đức và trụy lạc.
Những nguyên tắc trích ra từ phân đoạn Kinh Thánh nầy
Từ phân đoạn nầy, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc quan trọng không những áp dụng cho người theo tà giáo ở châu Phi, mà cũng áp dụng cho chúng ta nữa.
(1) Đức Chúa Trời là công bình khi xét đoán người theo tà giáo. Phaolô đã minh chứng rằng Đức Chúa Trời là công bình, ngay thẳng trong việc xét đoán người theo tà giáo, vì họ đã chối bỏ phần khải thị của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Phần khải thị mà kẻ theo tà giáo chối bỏ là không đủ để được cứu, mà nó thích đáng cho sự phán xét. Nếu tôi phải xin bạn giúp cho một đồng xu và bạn từ chối, làm sao dám hỏi năm cắc, một đôla, hay 1.000USD? Đáp ứng của chúng ta trước sự khải thị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên là bằng chứng sự đáp ứng của chúng ta trước bất kỳ một lượng tỏ ra nào. Chúa chúng ta đã phán với người giàu trong Âm phủ, về những người bà con hư mất của ông ta: “… Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy” (Luca 16.31).
Đáp ứng của chúng ta trước sự khải thị thiêng liêng tỏ ra tình trạng của lòng chúng ta đối cùng Đức Chúa Trời, và tình trạng của tấm lòng quyết định phần đáp ứng của chúng ta đối với bất kỳ khải tỏ nào mà chúng ta nhận lãnh. Các thầy thông giáo và người Pharisi đã từ chối không chịu tin theo những lời xưng nhận của Chúa chúng ta mặc dù có rất nhiều bằng chứng.
Nhưng còn về người nào đáp ứng tích cực trước phần khải thị của Đức Chúa Trời trong cõi thiên nhiên thì sao? Chúng ta sẽ đúng khi cho rằng những kẻ mà tấm lòng của họ Đức Chúa Trời mở ra sẽ được ban cho phần khải thị cần thiết về sự cứu rỗi nhờ đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đây đúng là trường hợp với một người như Cọt-nây. Thiên sứ bảo ông rằng: “Lời cầu nguyện cùng sự bố thí ngươi đã lên thấu Đức Chúa Trời, và Ngài đã ghi nhớ lấy” (Công vụ Các Sứ đồ 10.4b). Vì ông sẵn lòng đáp ứng đối với phần khải tỏ của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã ban cho phần khải thị đầy đủ dẫn tới sự cứu rỗi của Cọt-nây cùng người nhà của ông ta.
Thêm một việc nữa về kẻ theo tà giáo sẽ được trợ giúp cho. Khi Kinh Thánh dạy rằng có những cấp độ hình phạt dành cho kẻ ác, xứng với lượng khải thị mà họ đã nhận lãnh (Luca 12.47-48), vì thế đây là một hành động của ân điển mà Đức Chúa Trời chưa tỏ ra nhiều như Ngài đã tỏ ra cho người theo tà giáo.
Tôi cũng phải nói rằng mặc dù chúng ta quan tâm đến người theo tà giáo ở bên kia đại dương, một người bạn thân của tôi đã nói: “Hãy quan tâm đến người theo tà giáo bên kia bàn ăn hơn là người ở bên kia đại dương”. Nầy bạn tôi ơi, hãy có thêm sự hiểu biết để rồi vì đó mà bạn phải trình sổ với Đức Chúa Trời.
(2) Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi với tội lỗi. Chúng ta thường có thói quen suy nghĩ đến tội lỗi theo những giới hạn say sưa, phi đạo đức và trụy lạc. Bây giờ, tất nhiên đây là tội lỗi, nhưng tội lỗi gốc là tội vô tín. Thường thì tội phi đạo đức và trụy lạc trong thực tế là sự phán xét của Đức Chúa Trời trong hiện tại dành cho sự loạn nghịch của con người nghịch lại chính mình Ngài. Nếu tội vô tín kết quả trong tội phi đạo đức, chúng ta cũng sẽ công nhận rằng tình trạng đạo đức của bất kỳ người nào, bất kỳ dân nào, bất kỳ nước nào sẽ chẳng được cải thiện, sẽ chẳng có phấn hưng và biến đổi nào cả.
(3) Về mặt tôn giáo (hay bất cứ con đường nào khác), con người không hướng thượng mà chỉ hướng hạ. Phác thảo lịch sử của Phaolô về dị giáo là bằng chứng cho thấy rằng tôn giáo của con người đã bị thoái hoá khi họ chối bỏ sự khải tỏ của Đức Chúa Trời.
(4) Sự thờ lạy hình tượng và vô tín là hai người bạn xấu nằm cùng giường. Phaolô chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa vô tín và thờ lạy hình tượng (các câu 21-23). Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đúng khi suy nghĩ rằng thờ lạy hình tượng chỉ được thực thi với những hình tượng bằng đá hay bằng đất sét, vì sự thờ lạy hình tượng, ở trọng tâm của nó, là nặn hình Đức Chúa Trời theo ảnh tượng của chính chúng ta. Thờ lạy hình tượng là tội lỗi vì nó thất bại không thực thi sự công bình trong sự trọn lành của Đức Chúa Trời. Thờ lạy hình tượng mô tả không đúng về Đức Chúa Trời, thường vặn cong bản tánh của Ngài như một hoạ sĩ phim hoạt hình phác hoạ các nhân vật với nhân cách đặc biệt. Nhưng chúng ta vặn cong Đức Chúa Trời với những quan niệm và thần học sai lầm y như chúng ta vặn cong những hình ảnh không còn giống với sự thực nữa. Thần học chỉ là bức tranh bằng lời nói tới Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta sai lầm ở đây, chúng ta là hạng người thờ lạy hình tượng.
Tôi nói như vậy vì tôi thường nghe người ta nói đại loại như sau: “Tôi thích nghĩ tới Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương. Tôi không thể mang lấy loại Đức Chúa Trời nầy để gửi cho ai đang ở địa ngục”. Vì thế chúng ta đã dựng nên Đức Chúa Trời theo chính ảnh tượng của chúng ta, theo các sở thích của chúng ta. Đồng thời, chúng ta xua đi phần khải thị của Đức Chúa Trời trong cõi thọ tạo và trong Kinh Thánh. Hãy tỉnh thức về sự thờ lạy hình tượng theo thần học.
(5) Đồng tính luyến ái là bằng chứng của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên tội lỗi. Hết thảy chúng ta đều biết đến các nổ lực mới đây mở rộng suy nghĩ của chúng ta về đồng tính luyến ái. Tồi tệ hơn khi điều nầy lại được thực thi dưới ngọn cờ của Cơ đốc giáo. [Một quyển sách minh hoạ điều nầy sẽ được phát hành năm nay bởi Harper có đề tựa là: Is the Homosexual My Neighbor?(Có phải kẻ đồng tính luyến ái là hàng xóm của tôi không?) Hãy chú ý những lời bình luận trên tờ Christian Newsletter: “Các tác giả xưng đồng tính luyến ái là được phép về mặt đạo đức, thậm chí không bị phê phán, khi gắn bó với một mối quan hệ có tính giao ước, nơi hai người phải trung thành với nhau. Họ nhấn mạnh rằng các hội truyền giáo phải đối xử xứng đáng với vấn đề nầy.
“Trong việc giải thích các phân đoạn Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, các tác giả nắm lấy sự hiểu biết về mặt lịch sử của Hội Thánh về vấn đề nầy. Họ cho rằng: l) tội lỗi của Sôđôm và Gômôrơ không phải là đồng tính luyến ái mà là “thúc đẩy hoạt động tình dục” và không mến khách; 2) huấn thị của người Lêvi nghịch lại tình trạng đồng tính là vô nghĩa giống như những huấn thị nghịch lại việc ăn thịt hoặc mặc vải thô; và 3) Sự nhắc nhở của Phaolô chống lại tình trạng đồng tính là nghịch lại một loại hành vi đồng tính đặc biệt.
“Scanzoni và Mollenkott cho rằng trong khi các mối quan hệ đồng tính có thể không phải là lý tưởng của Đức Chúa Trời, một sự xét nét cần phải được thực thi trong thế giới sa ngã. Họ viết: ‘Các mối quan hệ đồng tính bền chặt có thể nói được đặt trong ý chỉ được phép của Đức Chúa Trời đối với những kẻ bất khả quan hệ tình dục với người khác giới’. Trong khi các kết luận của họ chỉ là: ‘có thể’ và ‘có lẽ’, mục đích của họ là nới lỏng định ý của Tin lành dẫn tới chỗ tình trạng ‘chấp nhận được’”. “Gleanings,” Evangelical Newsletter, Jan. 27, 1978, pp. 2-3]. Trong những giới hạn không chắc chắn, Phaolô đã nhận dạng tình trạng đồng tính là tội lỗi, và cũng đã ám chỉ rằng sự nổi bật của tình trạng đồng tính trong bất kỳ xã hội nào là một dấu chỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự phán xét trong tương lai. Về mặt lịch sử, đây là một dấu chỉ ra sự suy đồi của xã hội.
Khi tôi nghĩ tới vấn đề đồng tính nầy, tôi không thể làm chi được mà chỉ nhớ tới một bức thư gửi cho nhà xuất bản mới đây về vấn đề The Wittenburg Door (Cánh cửa Wittenburg).
Bạn thường ủng hộ lý tưởng của những người Cơ đốc theo thuyết nam nữ bình quyền với một lòng thương xót dành cho họ và sự phấn đấu của họ với Sứ đồ Phaolô. Tôi mong rằng bạn có cùng lòng thương xót ấy dành cho những người nam Cơ đốc mà chúng ta đang tiêu biểu cho. Tình trạng đồng tính có thể là tội lỗi, nhưng Cơ đốc nhân cũng có thể lâm vào tình trạng ấy. Bất cứ hình thái tình dục nào (đồng hay khác giới tính) đều có thể bị lạm dụng, nhưng nó cũng có thể được sử dụng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và phước hạnh của dân sự Đức Chúa Trời. Tôi muốn chia sẻ thêm nếu quí bạn muốn. Tôi chỉ mong rằng bạn có đôi chút thương xót dành cho những người đang vật vả với Phaolô và người nào kính mến Đức Chúa Jêsus Christ. [“Letters,” The Wittenburg Door, April-May 1977, p. 6].
Đâu là vấn đề cơ bản ở đây? Cũng y như với phong trào nam nữ bình quyền vậy. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đáp ứng với Lời Đức Chúa Trời được cảm thúc, không sai sót, có uy quyền. Sự phấn đấu của họ không phải với một mình Phaolô; mà là với Lời của Đức Chúa Trời. Sự chối bỏ Lời của Ngài mở ra cánh cửa cho từng loại tội ác. Có người đã đi quá xa trong sự dạy dỗ rằng từ khi đồng tính là sự tỏ ra cơn phán xét của Đức Chúa Trời, đồng tính nằm ở bên kia hy vọng. Điều nầy không tương xứng với những gì Phaolô đã viết ở những chỗ khác.
“Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi” (I Côrinhtô 6.9-11, phần nhấn mạnh là của tôi).
Sự việc ghê gớm và bất nhân nhất chúng ta có thể làm cho kẻ đồng tính là chối bỏ vấn đề của người ấy là một vấn đề của tội lỗi. Y khoa và tâm thần học chẳng có một hy vọng gì dành cho tình trạng đồng tính luyến ái. Nhưng Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết để chúng ta được tự do ra khỏi tội lỗi. Nếu tình trạng đồng tính là tội lỗi, vậy thì, hỡi bạn tôi, có một giải pháp chắc chắn rồi đấy. [“Trong câu 26, Phaolô nói tới tình trạng đồng tính là một “tình dục xấu hổ”, trong câu 27, là “phạm sự xấu hổ” và “lòng hư xấu” trong câu 28, hành động bất xứng của một “tâm trí bị hư hoại” và trong câu 32, tuyên bố nó là “đáng chết”. Một người không phải là đồng tính hợp pháp chẳng khác gì hơn một kẻ tà dâm hợp pháp. Đồng tính không bị xem là một thể trạng, mà là một hành động. Nó bị coi là hành động tội lỗi có thể trở thành một phương thức sống. Hành vi đồng tính, giống như hành vi tà dâm, là lý do để gọi một người là đồng tính (tất nhiên một người có thể phạm vào tội đồng tính ở trong lòng, giống như một người có thể phạm tội tà dâm ở trong lòng. Người ấy có thể tà dâm với một người nam ở trong lòng hay tà dâm với một người nữ). Nhưng vì tình trạng đồng tính, giống như tội tà dâm, bị coi là hành vi trong đó con người với bản tánh tội lỗi có khuynh hướng đi phiêu bạt, đồng tính có thể được tha thứ trong Đấng Christ. Một số người đồng tính đã mất đi hy vọng vì tình trạng miễn cưỡng của những nhà tư vấn Cơ đốc không mô tả đồng tính là tội lỗi” Quote by Jay E. Adams, Competent to Counsel (Grand Rapids. Baker Book House, 1970), p. 139].
(6) Một suy luận về những đứa trẻ ngã chết. Có trong các chương đầu tiên nầy của sách Rôma một suy luận về những đứa trẻ ngã chết trước khi chúng đối diện với những lời xưng nhận của Đấng Christ. Trong mỗi trường hợp, sứ đồ Phaolô nương theo sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc xét đoán tội nhân vì người ấy (nam hay nữ) đã có một khải tỏ nào đó và đã chối bỏ. Tôi muốn hiểu, qua sự suy luận, rằng đứa trẻ nào chưa có một khải tỏ nào về Đức Chúa Trời hay khả năng lý luận đáp ứng lại với khải tỏ đó sẽ không ngã chết dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời. Với cơ bản của Rôma 5, tôi hiểu những đứa trẻ và những kẻ khờ dại đều được che phủ bởi huyết của Đấng Christ. Chúng ta hầu việc một Đức Chúa Trời là Đấng giàu ơn và đầy lòng thương xót, một Đức Chúa Trời hay thương xót.
Chẳng có một thắc mắc nào về điều nầy trong tâm trí của Phaolô ; thậm chí kẻ theo dị giáo dốt nát bị coi là tội lỗi khi chối bỏ Đức Chúa Trời và sự khải rỏ của Ngài trong cõi thọ tạo. Nếu người không thể chữa mình được, chúng ta sẽ chẳng thể chữa mình được, và Phaolô sẽ nói rõ điều nầy ở tiểu đoạn Kinh Thánh kế tiếp đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét