Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 16: "Phaolô, "Người Của Mọi Người"



Phaolô, ‘người của mọi người’

(Rôma 16)
Phần giới thiệu
Một trong những thử nghiệm niềm tin của con người là điều chúng ta gọi là ‘thử người’. Nghĩa là, chúng ta quan hệ với người ta ở một cấp độ lớn lao thể nào, mối quan hệ ấy chỉ ra tính vững chắc và giá trị niềm tin của chúng ta. Thí dụ, tôi nghi ngờ lập tức niềm tin của một người đưa ra một câu nói như thế nầy: “Tôi ít thấy điều chi là ‘tốt lành’ về con người ở mặt tổng thể. Trong kinh nghiệm của tôi, phần lớn họ là thứ rác rưỡi” [Freud, được Jay E. Adams dẫn chứng, Competent to Counsel (Grand Rapids. Baker Book House, 1970), p. 61]. Có thể bạn thấy thích thú vì đây là câu nói đã được viết ra cho Pfister bởi Sigmund Freud. Như một kết quả của câu nói ấy, tôi sẽ lấy làm nghi ngờ bất cứ điều chi Freud đã biện hộ.
Thái độ của vị sứ đồ khác biệt dường bao đối với những bạn bè của ông. Ông là ‘người của mọi người’, ông đã gửi những lời chào thăm riêng đến 26 cá nhân và 5 gia đình sống trong thành phố Rôma — một thành phố, tôi muốn nói thêm, Phaolô chưa hề đến viếng qua. Sự thân thuộc của Phaolô với Hội thánh nầy và các thuộc viên đặc biệt của Hội thánh ấy thân mật đến nỗi một số học giả đã đề nghị thư tín nầy không thể viết ra cho một Hội thánh chưa hề được thăm viếng tại Rôma, thay vì là Hội thánh quen thuộc ở Êphêsô [Đối chiếu F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Romans (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1963), pp. 266-270].
Trước đầy tôi đã đề nghị trong câu 14 của chương 15 chúng ta đã đến với tiểu đoạn cuối của thư tín quan trọng nầy, và ở đây chúng ta được đặc ân nhận lãnh một cái nhìn thân thuộc hơn vào đời sống riêng tư của Phaolô. Thực vậy, chúng ta cũng đang đọc thư của Phaolô ở chương 16. Các câu 1-16 thiết lập lời lẽ chào thăm riêng tư; các câu 17-20 là lời lẽ sau cùng về sự cảnh cáo; các câu 21-24 chứa những lời chào thăm của những người ấy với Phaolô; và các câu 25-27 kết luận với một lời ngợi khen tạ ơn.
Lời lẽ chào thăm riêng tư (16.1-16)
Lời khen ngợi Phê-bê (các câu 1-2). Có nhiều đề nghị cho rằng Phêbê, là người chị em đến từ thành phố Xen-cơ-rê, một hải cảng của thành Côrinhtô, là người mang bức thư nầy của Phaolô. Thắc mắc thực sự dấy lên với sự nhắc nhở về phụ nữ nầy là chỗ nói tới bà là một ‘nữ chấp sự’ (câu 1) của Hội thánh. Tiểu đoạn nầy là một trong những phân đoạn Kinh Thánh được dùng để minh chứng chức vụ nữ chấp sự trong Hội thánh [Các phân đoạn Kinh Thánh khác thường được dùng để ủng hộ chức vụ nữ chấp sự là I Timôthê 3.11; 5.9, 10].
Đối với tôi, dường như có vài yếu tố kết hợp để chiến đấu chống lại một kết luận như thế [“Thường thì khi dành cho Phêbê tước hiệu “nữ chấp sự” và đề cập đến bà như đã thi hành một chức vụ trong Hội thánh tương xứng với chức vụ thuộc về nam giới, những ai đã nắm lấy chức vụ chấp sự (đối chiếu Philíp 1.1; I Timôthê 3.8-13). Mặc dù từ ngữ nói tới “tôi tớ” cũng là từ được sử dụng để nói tới chấp sự trong nhiều trường hợp đã được kể ra, tuy nhiên từ ngữ cũng được sử dụng để chỉ rõ nhân vật đang thực thi bất kỳ loại chức vụ nào. Nếu Phêbê lo phục vụ các thánh đồ, như câu 2 nói, thế thì bà sẽ trở thành một tôi tớ của Hội thánh và cũng không cần cũng không biện hộ để ủng hộ bà đã nắm lấy hay đã thực thi những gì được kể cho một chức vụ có tính truyền đạo có thể sánh với chức vụ của chức trợ tế. Nhiều chức việc được thực thi tương tự với những chức vụ được trao cho hàng chấp sự. Chức vụ của họ là chức vụ thương xót đối với người nghèo, kẻ bịnh hoạn, và kẻ bị bỏ rơi. Đây là lãnh vực trong đó người phụ nữ thực thi mọi chức năng và ơn của họ. Nhưng chẳng có một biện hộ nào cho là chức vụ trong trường hợp những đàn bà góa, trước tiên nắm lấy quyền hạn trong Hội thánh, đều đã được nói tới ở I Timôthê 5.9, 10.” John Murray, The Epistle to the Romans (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1968), II, p. 226]. Trước hết, từ Hy lạp diakonos (chấp sự) là một từ rất chung chung được sử dụng với khả năng chuyên trách một chức vụ dạy đạo hiếm khi được thấy có trong Tân Ước. Từ khoảng 30 lần xuất hiện trong Tân Ước, 27 lần trong số nầy từ ngữ diakonos được dùng không theo tính chuyên trách của một ‘chức việc’ hay ‘một người lo phục vụ’. Chỉ trong 3 trường hợp ý nghĩa chuyên trách nổi bật lên. Chúng ta sẽ mong ý nghĩa không chuyên ở những chỗ có từ ngữ nầy.
Thứ hai, văn mạch chẳng đòi hỏi điều gì hơn là ý nghĩa chung chung, chỉ ra một tôi tớ của Hội thánh tại thành Xen-cơ-rê. Ở câu 2, bà được đề cập tới như một người trợ giúp cho nhiều người, và cả cho Phaolô. Tôi không nhìn thấy một chức vụ có tính truyền giáo ở đây. Thứ ba, các nguyên tắc Kinh Thánh sẽ cấm đoán một người nữ chu toàn bất kỳ chức vụ nào có tính dạy đạo vì với chức vụ ấy bà ấy sẽ nắm lấy quyền hành trên đàn ông (đối chiếu I Timôthê 2.12; I Côrinhtô 14.34-36). Sau cùng, sự hiện hữu của một chức vụ dạy đạo như thế không xảy ra về mặt lịch sử cho tới một thời gian sau đó trong thời Tân Ước [“Bản thân từ ngữ (diakonos) thường xuyên được sử dụng trong thời buổi thư tín nầy được viết ra (12. 7), nhưng từ ngữ được sử dụng nói tới nữ giới thì không chắc lắm. I Timôthê 3. 11 mô tả các nam chấp sự, hay có thể là vợ của các chấp sự. Các nữ chấp sự được nói tới trong Thể chế Sứ đồ (2. 26, 57; 3. 7, 15), và trước đó (năm 112 SC). Pliny (Epistles, X. xcvi. 8) nói tới ancillis quae ministrae dicebantur. Trong thời Tân Ước phạm vi giữa ‘người giúp việc bán thời gian’ và Mục sư biệt riêng ra cho sự phục vụ trong Hội thánh không như ngày hôm nay, và vì lẽ đó thắc mắc Phêbê có là một ‘nữ chấp sự’ hoặc một nhân sự đắc lực trong Hội thánh hay không đã được đưa ra không đúng” C. K. Barrett, The Epistle to the Romans (New York. Harper and Row, 1957), p. 282].
Tôi muốn nói rằng công việc của người nữ Phêbê nầy là một sự phục vụ rất quan trọng cho Thân thể của Đấng Christ, và công việc đó tiếp tục phục vụ cho các thánh đồ ngày hôm nay. Mặc dù sẽ không có một chức vụ chính thức nào kết với công việc chức dịch của nữ giới, có nhu cần rất lớn cho chức dịch ấy và ích lợi lớn lắm được rút ra từ chức dịch ấy. Từ phần mô tả về Phêbê ở câu 2, tôi kết luận rằng có thể bà rất dư dật về tài chính và đã sử dụng mọi tài nguyên của mình để phục vụ cho Hội thánh rất nhiều giống như Lyđi, được mô tả trong Công vụ các Sứ đồ chương 16 (các câu 14-15) [Loại giúp đỡ được Phêbê thực hiện ít được biết rõ lắm. Có thể bà là một phụ nữ giàu có và có ảnh hưởng trong xã hội và nhờ đó đã hành động như một người bảo trợ. Mọi việc làm của bà có thể thuộc về một loại khác như chăm sóc cho người nghèo khó và kẻ khốn khổ. Dưới những hoàn cảnh nào bà là người giúp đỡ cho Phaolô thì chúng ta không biết. Nhưng sự giúp đỡ của bà đúng là loại trợ giúp mà Lyđi ở thành Philíp đã thực hiện (Công vụ các Sứ đồ 16.15)”. Murray, II, p. 227].
Vì cớ sự phục vụ của bà cho Hội thánh, Phaolô ghi lại trong thư tín của ông một lời khen ngợi riêng tư. Ông khuyên các thánh đồ tại thành Rôma phải tiếp nhận bà và phục vụ cho bà theo một phương thức có lợi cho những người mang theo danh của Đấng Christ (câu 2).
Lời chào thăm Bê-rít-sin và A-qui-la, những người La mã (vv. 3-4). Nếu các câu 1 và 2 cung ứng cho chúng ta một số thông tin đến chức vụ của một người nữ độc thân trong Hội thánh, các câu 3 và 4 cung ứng một trường hợp nói tới người nữ đã lập gia đình. Không phải là không quan trọng khi từ sáu trường hợp trong Tân Ước mà Bê-rít-sin và A-qui-la đã được kể tên, bốn lần Bê-rít-sin được nhắc tới trước tiên. Có thể Bê-rít-sin có một tính cách thân mật và thoải mái hơn chồng của mình, hoặc giả bà được ơn nhiều hơn ông. Có thể nói rằng bà ra đời là một người nữ thuộc đẳng cấp cao trong xã hội [Đối chiếu F. F. Bruce, pp. 270-271].
Từ câu chuyện của Luca trong Công vụ các Sứ đồ chương 18 (các câu 24-28), chúng ta được cho biết rằng cả hai Bê-rít-sin và A-qui-la đã truyền cho A-bô-lô đầy đủ lẽ thật về Tin lành. Đây là một đội vợ chồng rất giỏi, cùng nhau hầu việc Chúa. Rõ ràng, họ làm ấm lòng nhiều người, họ vui vẻ đem nhiều người vào lòng và về nhà họ, thậm chí khi làm vậy sẽ đưa đến nguy hiểm lớn cho cá nhân. Mặc dù chúng ta không biết những điểm đặc biệt ở đàng sau câu nói của Phaolô về sự ‘liều chết của họ’ để cứu mạng của Phaolô trong câu 4, chúng ta xem đôi vợ chồng nầy như một tấm gương sáng láng về sự hầu việc.
Giờ đây, sẽ có một sự ức đoán đối với lai lịch của những cá nhân, nhưng có ít việc chắc chắn được nói tới đối với ai bất kỳ trong phần còn lại. Tôi e chúng ta sẽ kết luận rằng những người đó đã được nhắc tới không phải là hạng người phi thường, mà là những thuộc viên kiểu mẫu trong cộng đồng Cơ đốc giống như bạn và tôi.
Tôi nghĩ rằng bạn sẽ lấy làm lạ nơi giá trị của việc ghi lại những cái tên nầy (bởi sự cảm thúc của Đức Thánh Linh) cho Cơ đốc nhân ngày hôm nay. Dường như họ có quan hệ với chúng ta như những cái tên được ghi lại trong bản gia phổ của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta (những cái tên rất có giá trị). Nhưng có vài quan sát quan trọng đã được thực hiện liên quan tới tham khảo của Phaolô đối với các cá nhân nầy trong phần kết luận của bức thư.
(1) Phaolô, ngược lại với suy nghĩ ngày hôm nay, đã đánh giá cao nữ giới và tầm quan trọng của chức vụ họ. Trong vòng những người được ghi tên lại trong chương 16, có lẽ 8 người là phụ nữ. Một lời khen ngợi đặc biệt đã được đưa ra về Phêbê. Mẹ của Ru-phu được Phaolô xưng như mẹ ruột của ông (câu 13). Bê-rít-sin được xem trọng cùng với chồng của bà. Phaolô đã xem chức vụ của nữ giới cần phải được tán thưởng và khen ngợi nhiều.
(2) Phaolô là ‘người của mọi người’. Phaolô là một người nắm giữ giáo lý của Kinh Thánh với sự quan tâm cao độ nhất, nhưng không chễnh mãng với các anh chị em của mình. Hãy hình dung Phaolô đã đề cập tới nhiều thánh đồ ở Rôma bằng tên, thế mà ông chưa hề đặt chân đến thành Rôma. Giờ đây, tôi xưng nhận rằng những đôi vợ chồng như Bê-rít-sin và A-qui-la rõ ràng rất năng động và Phaolô đã tiếp xúc với họ ở đâu đó, nhưng điều nầy không được nhắc tới.
Làm sao mà vị sứ đồ rất quen thuộc với cá nhân những Cơ đốc nhân như thế chứ? Cho phép tôi đưa ra một ít tưởng tượng và đề nghị một số việc khả thi.
(a) Phaolô đã xem sự phục vụ là một chức dịch riêng tư, không những là một chức vụ nền tảng. Bởi điều nầy, tôi muốn nói rằng Phaolô đã giao kết sâu sắc với nhiều người trong vai trò cá nhân chớ không chỉ ở ‘số đông’. Chức vụ của Phaolô gồm cả chung và riêng (Công vụ các Sứ đồ 20.20). Đây không phải là một chức vụ lạnh lùng và xa xôi đâu, nhưng gồm trong đó là những tình cảm sâu sắc nhất của ông.
“Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao. Hỡi anh em, anh em còn nhớ công lao, khó nhọc của chúng tôi; ấy là trong khi chúng tôi giảng Tin Lành cho anh em, lại cũng làm việc cả ngày lẫn đêm, để cho khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết. Anh em làm chứng, Đức Chúa Trời cũng làm chứng rằng cách ăn ở của chúng tôi đối với anh em có lòng tin, thật là thánh sạch, công bình, không chỗ trách được. Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con” (I Têsalônica 2.7-11; cũng đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 20.19)
(b) Không những Phaolô đã dạy dỗ và phục vụ theo cách riêng tư, ông đã cầu nguyện theo cách riêng và theo cách đặc biệt (đối chiếu Philíp 1.3-5; Côlôse 1.3-4; I Têsalônica 1.2-3, v.v...). Mặc dù Kinh Thánh không nói đến điều đó một cách rõ ràng, tôi tin rằng khi Phaolô cầu thay cho các thánh đồ Rôma, ông không cầu nguyện như chúng ta cầu nguyện cho các vị giáo sĩ và kẻ bị mất: “Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho các vị giáo sĩ ở khắp mọi nơi, và làm ơn cứu những kẻ nào chưa nhìn biết Ngài”. Phaolô đã cầu nguyện rất đặc biệt, tôi tin như thế.
(c) Phaolô đã viết nhiều bức thư khuyên răn và dạy dỗ nói tới những cá nhân đặc biệt, các nhu cần, và những nan đề (đối chiếu I Côrinhtô 1.12; 5.1...; 6.1..., v.v...). Mặc dù Phaolô không thể hiện diện theo phần xác với các thánh đồ, ông đã hiện diện về mặt tâm linh (I Côrinhtô 5.3; I Têsalônica 2.17).
(d) Phaolô không nghĩ tới các phần thưởng của chức vụ theo sự cân đối hàng tháng của ngân hàng, thay vì thế ông nghĩ tới sự cứu rỗi và sự nên thánh của nhiều linh hồn. Phần thưởng của Phaolô cho chức vụ là con người: “Vì sự trông cậy, vui mừng và mão triều thiên vinh hiển của chúng tôi là gì, há chằng phải là anh em cũng được đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus chúng ta trong khi Ngài đến sao? Phải, anh em thật là sự vinh hiển và vui mừng của chúng tôi vậy” (I Têsalônica 2.19-20; cũng đối chiếu Philíp 4.1).
Nguyện tôi cũng lấy lòng dạn dĩ mà nói rằng chúng ta có thể nhân rộng chức vụ của chúng ta theo gương của Phaolô. Chúng ta hãy xem xét chức vụ chúng ta có thể bằng cách viết thư. Chúng ta có thể viết thư cho các giáo sĩ ở khắp mọi nơi và nói cho họ biết về công việc của Đức Chúa Trời ở giữa vòng chúng ta. Chúng ta có thể yêu cầu họ viết hồi âm với những điều cần phải cầu nguyện cùng những bằng chứng cho những lời cầu nguyện được nhậm. Chúng ta có thể phục vụ cho nhiều người với các nhu cần thuộc linh sâu sắc bằng cách viết đôi hàng cảm tạ, hay một lời khích lệ đơn sơ. Đôi khi chúng ta cần phải đưa ra một lời quở trách hay một lời cảnh cáo nhẹ nhàng. Chúng ta có thể cầu thay cho những Cơ đốc nhân theo cách riêng, và đặc biệt cho kẻ bị hư mất. Chúng ta có thể tìm ra những cá nhân để kéo đến gần họ và nổ lực làm thoả mãn những nhu cần đặc biệt. Chúng ta có thể tìm kiếm các phần thưởng của mình nơi những đời sống được thay đổi và các anh chị em trong Đấng Christ. Chức vụ của chúng ta không nhất thiết là phải định hướng theo chương trình hoặc định hướng theo con người.
Một trong những yếu tố làm cho chức vụ từ người đến người được thuận tiện là hiện tượng trong Tân Ước về các Hội thánh tư gia (đối chiếu câu 5). Tôi không biện hộ cho việc bán đi từng ngôi nhà thờ, nhưng tôi chống lại khuynh hướng tập trung toàn bộ chương trình của Hội thánh nhắm vào các nhóm đông trong nhà thờ thay vì ở tư gia. Đây là một trong những lý do chính Community Bible Chapel đã đề xướng quan niệm chức vụ nhóm trong hội chúng của chúng ta. Không có môi trường nào tốt hơn cho chức vụ từ người đến người hơn là ở tư gia.
(3) Đã có một ý thức rất lớn (và thực tế) về sự hiệp một và thân hữu trong các Hội thánh xưa của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Phaolô khen ngợi các thánh đồ tại Rôma phải tiếp đón nồng hậu một thánh đồ đến từ Xen-cơ-rê (câu 1). Tất cả các Hội thánh đều được truyền cho phải tiếp đón các thánh đồ ở Rôma (câu 16). Một số người trong đó được nhắc tới bằng tên đã đi đó đi đây cách tự do trong các Hội thánh Cơ đốc và ý thức sâu sắc về mọi nhu cần và chức vụ của họ.
Trong vòng các Hội thánh địa phương tin theo Kinh Thánh ngày hôm nay, dường như có sự tranh cạnh nhiều hơn là cộng tác và hiệp một. Chúng ta ganh tỵ với Hội thánh khác đang có một chức vụ hiệu quả hơn chúng ta trong một lãnh vực nào đó. Đôi khi chúng ta tỏ ra sự hiệp một Cơ đốc rõ ràng bằng cách tham dự vào mối thông công và chức vụ. Chúng ta nghĩ rằng Hội thánh ở Dallas thì rộng lớn hơn địa vị thuộc viên trong Hội thánh chúng ta. Đúng là một tai vạ! Hội thánh của Đức Chúa Trời tại Dallas bao gồm từng người tín đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ, dù giàu hay nghèo, trắng hay đen, có sức lôi cuốn hay không có sức lôi cuốn, nhà thờ lớn hay nhà thờ nhỏ. Nguyện Đức Chúa Trời bước vào thành phố của chúng ta để tỏ ra sự hiệp một của hết thảy các Cơ đốc nhân bất chấp chúng ta đến nhóm ở ngôi nhà thờ nào.
Lời nói cảnh cáo long trọng (16.17-20)
Một số người cảm thấy sự chuyển biến từ câu 16 qua câu 17 là quá vội vã. Làm sao mà vị sứ đồ lại mộc mạc và có căn cứ đến như thế chứ? Lý do rất đơn giãn, ấy là có một mối nguy hiểm sắp xảy ra từ những kẻ giáo sư giả: “Hỡi anh em, tôi khuyên anh em coi chừng những kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi” (Rôma 16.17).
Bản chất của tà giáo, ấy là nó đi ngược lại với lẽ đạo đã được dạy dỗ bởi Kinh Thánh, và nó gây ra sự bất đồng (câu 17). Bản chất của những kẻ tà giáo, ấy là họ có sức thuyết phục và họ nhắm vào những ai chất phác và chưa trưởng thành (câu 18). Thêm nữa, họ là hạng người làm nô lệ cho sự tham muốn riêng của họ. Đáp ứng của chúng ta không phải là chế nhạo hay thiêu họ trên giàn hỏa, mà chỉ nên tránh xa họ. Đừng hội hiệp với những người thể ấy (câu 17).
Những tường trình mà Phaolô đã nhận được về các Cơ đốc nhân người Rôma là rất tích cực và đáng khích lệ. Tuy nhiên, họ cần phải phấn đấu để được khôn ngoan về việc lành và thanh sạch về điều ác (câu 19). Thật là dễ tự dối mình bằng cách nói rằng chúng ta phải học biết điều chi là ác để có khả năng nhận dạng và chối bỏ nó. Đừng nên như vậy. Chúng ta có thể sẽ dễ dàng sa vào điều ác bằng cách để tâm trí mình chiếu vào nó. Thay vì thế, chúng ta phải cẩn thận trong việc học biết điều chi là tốt lành và có lợi ích (đối chiếu Philíp 4.8). Khi làm như thế, chúng ta sẽ dâng mình vào những việc có tính gây dựng và bổ ích. Thêm nữa, chúng ta sẽ có khả năng phân biện đâu là giả dối thích ứng với sự quen thuộc mật thiết với lẽ thật của chúng ta.
Có một chiến trận do Satan gây ra, nhưng chiến trận nầy sẽ ngắn ngủi thôi: “Đức Chúa Trời bình an sẽ kíp giày đạp quỉ Sa-tan dưới chân anh em. Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus chúng ta ở cùng anh em!” (Rôma 16.20). Ở những điều lôi kéo sự chú ý của chúng ta vào Sáng thế ký 3.15, chúng ta đã được hứa cho là Đức Chúa Trời sẽ bắt Satan phục dưới chơn của chúng ta. Sự đắc thắng sắp xảy đến rồi!
Những lời chào thăm từ các bạn đồng sự của Phaolô (16.21-24)
Một ít người sẽ bàn bạc kết luận rằng Phaolô đã viết vào mùa xuân năm 58 SC từ thành Côrinhtô, hướng về phần cuối chuyến hành trình truyền giáo trước khi ông trở lại thành Jerusalem [Đối chiếu James M. Stifler, The Epistle to the Romans (Chicago. Moody Press, 1960), pp. 12-13]. Ở đó với Phaolô tại thành Côrinhtô là một số người đã ước ao gửi những lời chào thăm cũng như vị sứ đồ. Một trong những người nầy là Timôthê (câu 21), Tẹt-tiu, ông nầy là thư ký hay văn sĩ của Phaolô (câu 22). Mỗi người trong số nầy đã phản ảnh tình yêu thương rời rộng của Phaolô dành cho các sứ đồ tại Rôma.
Tôi được nhắc nhớ đến một sự kiện trong các câu nầy về những lời chào thăm từ các bạn bè của Phaolô, ấy là đôi khi Phaolô đã một mình lo phục vụ. Luôn luôn gần gũi với ông có một số người quen thuộc. Giờ đây, Phaolô đang nhân rộng chức vụ của ông bằng cách ‘dâng mình phục vụ cho những người trung tín’ (II Timôthê 2.2) để họ cũng phục vụ nữa. Nhưng Phaolô không những dâng mình vào chức vụ dạy đạo tạo một khuôn mẫu cho nhiều người bắt chước theo ông, mà còn tạo ra một địa vị môn đồ tìm cách làm biến đổi nhiều người khác ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ, và để khiến cho nhiều người trở thành môn đồ của Đấng Christ nữa. Để hoàn thành công việc nầy, Phaolô đã chọn làm việc với một đội nhân sự, mỗi người trong số họ đều biết phục vụ cho nhau, và mỗi người trong số họ đều biết thực thi các ân tứ thuộc linh vào sự gây dựng nhiều người khác và cho sự truyền bá Tin Lành.
Lời tạ ơn ngợi khen (16.25-27)
Khi bạn đến với phần cuối của thư tín vĩ đại như sách Rôma, có duy nhứt phần kết luận thích đáng và đó là lời tạ ơn ngợi khen. Trong những câu cuối cùng nầy, vị sứ đồ tóm tắt những lẽ đạo chính của bức thư.
(1) Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chúng ta được nhắc nhớ trong những câu nầy về sự khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Ngài đã nghĩ ra một chương trình bởi đó Ngài sẽ bắt lấy hạng người loạn nghịch và tội lỗi rồi ban cho họ sự cứu rỗi đời đời, tuy nhiên không có thiếu sót nào gán cho các thuộc tính công bình và thánh khiết của Ngài. Điều nầy Ngài đã hoàn tất bởi sự chết có tính cách thay thế của Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Thêm nữa, Ngài đã hoạch định cứu cả người Do thái cùng các dân Ngoại. Sự loạn nghịch và vô tín của người Do thái đã khiến cho việc công bố Tin Lành cho các dân Ngoại ra khả thi. Và ơn cứu rỗi của dân Ngoại sẽ kích thích người Do thái phải ghen tương, để rồi sau cùng họ sẽ xây lại cùng Đấng Mêsi của họ.
Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc cứu lấy người Do thái và các dân Ngoại không được tỏ ra đầy đủ trong Cựu Ước. Mặc dù lẽ mầu nhiệm nầy đã được các vị tiên tri nói ra, ý nghĩa của chúng không được biết rõ cho tới khi Đấng Mêsi ngự đến và sự rao giảng của sứ đồ, sự kêu gọi của họ là làm cho lẽ mầu nhiệm của chương trình Đức Chúa Trời cứu nhiều người từ mỗi nước và đưa họ vào một thân ra rõ ràng.
(2) Sự tể trị của Đức Chúa Trời. Không những Đức Chúa Trời là khôn ngoan, Ngài còn là toàn năng nữa. Đức Chúa Trời có quyền hoàn tất những gì sự khôn ngoan của Ngài đã hoạch định. Phaolô nói ở câu 25: “Ngợi khen Đấng có quyền làm cho vững chí anh em…” Nếu chúng ta đã tiếp thu điều chi từ sách Rôma, ấy là một Đức Chúa Trời có quyền cứu rỗi và làm nên thánh người ta. Tính kiên định của chúng ta là chắc chắn vì Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị.
(3) Ân điển của Đức Chúa Trời. Có lẽ cụm từ chỉ ra lẽ đạo của thư tín nầy rõ ràng hơn bất cứ từ ngữ nào khác chính là ân điển. Ân điển, như hết thảy chúng ta đều biết, đề cập tới sự ưu ái mà Đức Chúa Trời dành cho kẻ không đáng được, bởi đó Ngài đã tỏ ra cho chúng ta những ơn phước mà chúng ta không bao giờ kiếm được hay đáng được.
Để cho sứ điệp nầy của thư tín nhập tâm chúng ta, một lần nữa chúng ta hãy suy nghĩ đường lối của chúng ta qua từng chương sách và từng tiểu đoạn một.
(1) Sự xét đoán (Rôma 1-3a). Không có ân điển, con người rơi vào chỗ khốn khổ tuyệt vọng. Hết thảy con người đều là tội nhân, họ đã chối bỏ và xuyên tạc lẽ thật của Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho họ. Nhiều tri thức chỉ đem lại tội lỗi và sự phán xét. Dân Ngoại theo tà giáo là phạm tội chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Người đã chọn thờ phượng loài thọ tạo thay vì Đấng Tạo Hóa (chương 1). Người Do thái theo tà giáo còn phạm tội hơn thế nữa, vì dù họ biết Luật pháp của Đức Chúa Trời và thậm chí còn dạy luật ấy cho nhiều người khác biết, họ thất bại không sống theo các tiêu chuẩn của Luật pháp ấy (chương 2). Hết thảy đều là tội nhân, không có ai tìm kiếm Đức Chúa Trời và vì thế hết thảy đều xứng đáng với sự chết đời đời (3a).
(2) Sự xưng công bình (Rôma 3b-5). Ân điển của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra cho nhu cần quan trọng nhất của con người. Sự công bình mà Đức Chúa Trời đòi hỏi và con người không thể tạo ra được bằng mọi nổ lực riêng của mình, Đức Chúa Trời đã cung ứng cho qua tặng phẩm Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Một mình Ngài đã làm thỏa mãn mọi đòi hỏi về sự công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đã gánh lấy án phạt của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của chúng ta, và Ngài hiến cho sự công bình của chính Ngài trong chỗ rác rưỡi bẩn thỉu tự xưng công bình của chúng ta (Rôma 3b). Sự xưng công bình mà Đức Chúa Trời hiến cho con người trong Đấng Christ là bởi đức tin chớ không bởi việc làm, luôn luôn là như vậy. Điều nầy đã được minh họa trong đời sống của Ápraham (chương 4). Trái của sự xưng công bình là được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, ngay giữa những cơn thử thách và cám dỗ của cuộc sống (5a). Gốc rễ của sự xưng công bình là công việc của Đức Chúa Jêsus Christ. Giống như một người kia đã phạm tội và đưa hết thảy dòng giống của mình vào trong tình trạng tội lỗi, cũng một thể ấy một người, là Đức Chúa Jêsus Christ, bởi sự sống, sự chết và sự sống lại của Ngài, xưng công bình hết thảy những ai đang ở trong Ngài (5b).
(3) Sự nên thánh (Rôma 6-8). Ân điển của Đức Chúa Trời không những được cần đến để được cứu. Mà chính ân điển của Đức Chúa Trời đã đưa chúng ta đi xa hơn thế, chính ân điển đó cũng sẽ khiến cho chúng ta trở nên người mà chúng ta sẽ trở thành. Ở chương 6, Phaolô nói rằng sự ăn ở của chúng ta (kinh nghiệm Cơ đốc thực tiễn của chúng ta) phải tương xứng với địa vị của chúng ta (trong Đấng Christ) và sự xưng nhận của chúng ta (trong phép báptêm). Mặc dù chúng ta sẽ sống loại đời sống thánh khiết, điều nầy bất khả về mặt con người phù hợp với sự yếu đuối của xác thịt và quyền lực của tội lỗi. Những gì chúng ta muốn làm chúng ta không làm và những gì chúng ta không muốn chúng ta lại làm (chương 7). Ở điểm tuyệt vọng nầy của nhân loại, ân điển của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra và được nhìn biết qua sự tiếp trợ của Đức Thánh Linh, Ngài giúp chúng ta làm thỏa mãn mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời về sự sống tin kính (chương 8).
(4) Sự sắp đặt (Rôma 9-11). Ân điển của Đức Chúa Trời được biện hộ trong vấn nạn vô tín của người Do thái. Làm sao Đức Chúa Trời có thể giàu ơn cho được khi người Do thái với họ Đức Chúa Trời đã thiết lập nhiều lời hứa đời đời phước hạnh lại xây sang vô tín và các dân Ngoại thì được cứu rỗi? Khi Đức Chúa Trời xử lý với con người theo ân điển, Ngài ở dưới bổn phận phải cứu từng người Do thái, nhưng chỉ cho kẻ nào Ngài lựa chọn mà thôi (Rôma 9). Người nào đòi hỏi sự công bình sẽ nhận lãnh chính xác những gì mình đáng nhận, và người nào chối bỏ sự công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ bằng cách tìm cách thiết lập ý riêng của họ sẽ nhận lãnh những gì mà họ cứ khăng khăng theo đó. (Mặc dù loài người đã bị định cho khổ ải đời đời vì Đức Chúa Trời không chọn lấy họ (chương 9), họ bị hư mất tương đương vì họ đã không chọn lấy Đức Chúa Trời (chương 10).)
Những lời hứa của Đức Chúa Trời cho Israel là một sự chắc chắn trong tương lai, vì vẫn còn có số dân sót Do thái với họ hy vọng của Israel đang đặt vào đấy. Sự cứng lòng của Israel cũng không phải là hoàn toàn hay thường trực. Đức Chúa Trời đã làm cho người Do thái phải cứng lòng để cứu người dân Ngoại. Khi các mục đích của Ngài dành cho dân Ngoại đều được biết rõ, một lần nữa Ngài sẽ đem ơn cứu rỗi và sự phục hưng lại cho dân Israel (chương 11).
(5) Phần ứng dụng (Rôma 12-15). Ân điển của Đức Chúa Trời không làm vô hiệu tính trách nhiệm của con người. Ở Rôma 16.26, Phaolô nói tới sự vâng phục của đức tin. Sự vâng phục nầy là phản ứng của chúng ta đối với những điều bắt buộc và các huấn thị trong Kinh Thánh. Sự vâng phục nầy không phải là nổ lực của chúng ta để làm một việc gì đó cho Đức Chúa Trời, nhưng là sự đầu phục của chúng ta đối với sinh hoạt của Đức Chúa Trời qua chúng ta. Chúng ta được truyền cho phải làm theo những việc nhất định vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta các phương tiện (Thánh Linh của Ngài) để làm chúng. Chúng ta phải đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, làm chứng và cứ thế vì Đức Chúa Trời đã truyền dạy như vậy, và Đức Chúa Trời sẽ mặc lấy quyền phép cho chúng ta để làm công việc đó. (Tôi cũng phải nói rằng chúng ta có thể làm những việc nầy trong sức lực của xác thịt, mà chẳng được lợi ích gì hết).
Đáp ứng duy nhứt khả thi đối với ân điển của Đức Chúa Trời là vâng phục và hầu việc (Rôma 12.1-2). Ân điển của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra trong Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng ơn ấy còn được phản ảnh trong đời sống của Cơ đốc nhân. Cơ đốc nhân là những viên quản lý của ân điển thiêng liêng trong đó chúng ta mỗi người phải chiếm lấy (những ơn) thuộc linh mà chúng ta phải luyện tập để gây dựng cho thân thể (Rôma 12.3-8). Ân điển của Đức Chúa Trời cũng được phản ảnh trong các mối quan hệ con người của chúng ta (12.9-21).
Ân điển của Đức Chúa Trời đã được phản ảnh qua sự vâng phục của chúng ta đối với Luật pháp trong ‘luật đất đai’ và qua sự tỏ ra của chúng ta về ‘luật yêu thương’ (Rôma 13). Luật yêu thương cũng được tỏ ra qua việc tiếp lấy người anh em yếu đuối hơn, và qua việc tự kềm chế không thực thi bất cứ sự tự do nào sẽ ngăn trở sự tấn tới thuộc linh của họ (Rôma 14.1–15.13).
Quí bạn tôi ơi, bạn có kinh nghiệm ân điển nầy chưa? Bạn có đạt tới điểm thất vọng, nhìn biết rằng bạn không bao giờ kiếm được hay xứng đáng với ân sũng của Đức Chúa Trời? Mọi sự được đòi hỏi cho sự tha tội và sự sống đời đời đã được hoàn tất bởi Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá ở đồi Gô-gô-tha. Hãy tin cậy nơi Ngài và bạn sẽ được cứu.
Quí bạn Cơ đốc của tôi ơi, có phải bạn đang sống trong ân điển không? Có phải bạn đã đạt tới mức nhìn thấy kinh nghiệm Cơ đốc của bạn vốn là công việc của ân điển trong sự bạn trở lại đạo không? Bạn không bao giờ báo đáp được ân điển của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi, bạn cũng không thể sống đời sống Cơ đốc nếu không có ân điển thiêng liêng ấy. Nguyện Đức Chúa Trời ưng ban cho bạn sống trong ân điển của Đức Chúa Trời.
Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét