Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 15: "Đọc Thư Của Phaolô"



Đọc thư của Phaolô

(Rôma 15)
Phần giới thiệu
Một phương pháp không đúng trong việc tiếp thu điều chi đó về người khác là đọc thư từ của họ. Bây giờ tôi biết rõ có nhiều lần khi tôi đọc các thư tín của Phaolô, tôi nghi rằng ông đã đọc thư từ của chúng ta. Nhưng Rôma 15 và 16 là một trường hợp trong đó Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang vùa giúp chúng ta đọc thư từ của Phaolô, và nói riêng tôi rất thích việc đọc đó.
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên chút ít về điều nầy, khi có khuynh hướng suy nghĩ ngược lại. Các học viên Kinh Thánh nhắc cho chúng ta nhớ rằng ở câu 14, chúng ta đã đi qua phần dạy dỗ của thư tín và đã đạt tới một số kết luận riêng. Ở bề mặt của vấn đề, chúng ta có khuynh hướng nhất trí với những nhà giải kinh rồi lùi lại nghỉ một chút cho tới khi chúng ta đến với thư tín khác, xét nét các phần giới thiệu và kết luận về mặt hình thức, về những lời chào thăm vô nghĩa hay có của chúng ta: “Hi!” “Mạnh khỏe không?” hoặc “Rất vui khi gặp bạn”.
Song đây không phải là trường hợp với tiểu đoạn kết luận nầy của thư tín Rôma từ ngòi viết của vị sứ đồ lỗi lạc là Phaolô. Không dám đâu! Bạn thấy đấy, chúng ta học biết rất nhiều về Phaolô từ việc đọc phần thân của các thư tín của ông giống như chúng ta tiếp thu về nhà truyền đạo khi lắng nghe các bài giảng của ông vậy. Những điều hết thảy chúng ta muốn biết rõ, thực sự thì ông giống với điều gì? Bạn học biết nhiều về nhà truyền đạo bằng cách mời ông ấy đến nhà dùng bữa tối, hay bằng cách viếng thăm ông ấy tại tư gia. Bạn và tôi có thể học biết điều chi tạo ra cái vỏ bọc sứ đồ Phaolô bằng cách xem kỹ các tiểu đoạn ‘riêng tư’ nầy trong các thư tín của ông. Ở đây, như tôi đã nói rồi, thực sự chúng ta đang đọc thư từ của Phaolô. Ở đây, chúng ta sẽ học biết nhiều về giáo lý Cơ đốc được áp dụng vào những thực tại trong cuộc sống như thế nào! Đây là chỗ có cần nhất.
Ở các chương 1-3a, Phaolô đã tỏ ra nhu cần về một kiểu cách công bình của Đức Chúa Trời. Sở dĩ như vậy là vì tất cả mọi người đều là tội nhân, họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời, và họ đã chối bỏ và sửa đổi lại bất cứ hiểu biết nào mà họ đã có về Ngài. Sự công bình đã được Đức Chúa Trời chấp nhận (và là điều con người không thể kiếm được hay xứng đáng với) đã được Đức Chúa Trời cung ứng cho qua đời sống, sự chết có tính cách hy sinh, và sự sống lại của Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Sự công bình là thích đáng với đức tin chớ không thích đáng với việc làm (Rôma 3b-5). Địa vị mới của Cơ đốc nhân ‘trong Đấng Christ’ đòi hỏi một đời sống mới, một đời sống không thể đem sống với sức lực của xác thịt (mọi khả năng tự nhiên của con người), nhưng chỉ nhờ vào sự tiếp trợ của Đức Thánh Linh (Rôma 6-8).
Cái điều được đóng trong ngoặc đơn, nhưng rất quan trọng trong sự bàn bạc của trong thư tín nầy, là phần giải thích sự thất bại của người Do thái không đạt được sự cứu rỗi trong khi sốt sắng về tôn giáo, còn người Ngoại bang thì tìm được ơn ấy, dường như thậm chí chẳng tìm kiếm ơn ấy nữa. Câu trả lời của Phaolô, ấy là đang khi Israel trông mong được cứu bởi phẩm giá mọi nguồn gốc chủng tộc và việc làm của họ, Đức Chúa Trời ưng ban sự cứu rỗi trên cơ sở thương xót, chớ không phải sự công bình, và trên cơ sở đức tin, chớ không trên cơ sở các việc làm. Không những Israel đã thất bại vì Đức Chúa Trời không chọn từng người Do thái, mà vì họ không chọn Ngài. Tất cả mọi sự nầy đã được hoạch định để ban ơn cứu rỗi cho dân Ngoại, và bởi sự trở lại đạo của họ để kích thích Israel một lần nữa trở lại với Đức Chúa Trời của họ (Rôma 9-11).
Rôma 12.1 đến 15.13 Phaolô xử lý với những bổn phận Cơ đốc đối với Đức Chúa Trời và con người theo quan điểm ơn thương xót thiêng liêng mà ông đã nhận được. Bổn phận của chúng ta đối với Đức Chúa Trời là một đời sống tận hiến cho sự thờ phượng. Sự phục vụ đã được tỏ ra trong Hội thánh qua sự thực thi ân tứ thuộc linh của chúng ta và trong các mối quan hệ của con người chúng ta bằng cách thể hiện tình yêu thương (Rôma 12). Chúng ta buộc phải tuân theo các luật lệ về đất đai và phải sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời (chương 13). Luật yêu thương phải được thể hiện ra đối với anh em yếu đuối hơn bằng cách để cho họ nắm giữ các nhận thức riêng của họ về các vấn đề thuộc sự tự do Cơ đốc, và bởi việc hạn chế sự thực thi bất cứ sự tự do Cơ đốc nào tạo ra sự vấp ngã của một thành đồ kém trưởng thành hơn (chương 14).
Ở 13 câu đầu của chương 15, Phaolô chỉ ngón tay của ông vào vấn đề chính, về trách nhiệm của kẻ mạnh đối với kẻ yếu trong đức tin. Kế đó, ông đưa ra ba lời động viên dành cho Cơ đốc nhân mạnh mẽ phải từ bỏ các quyền hạn của mình vì ích cho kẻ yếu. Từ câu 14 trở đi, chúng ta được ơn đọc thư riêng của Phaolô để có cái nhìn thấu suốt vào những gì tạo nên một người lỗi lạc của Đức Chúa Trời khác biệt với Cơ đốc nhân ‘đang chạy như chiếc cối xay’.
Lời lẽ sau cùng về kẻ mạnh và kẻ yếu (15.1-13)
Vấn đề chính (các câu 1-2). Mặc dù thư I Côrinhtô đã được viết ra cho những người rõ ràng là yếu ớt trong đức tin Cơ đốc của họ, đấy chẳng phải là trường hợp trong thư Rôma, vì ở đây Phaolô nói tới bản thân ông và các độc giả của ông là những kẻ ‘mạnh’: “Vậy chúng ta là kẻ mạnh, phải gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức, chớ làm cho đẹp lòng mình” (Rôma 15.1) [Cũng đối chiếu Rôma 15.14, ở đây Phaolô chào thăm các độc giả của mình trong quá trình của họ trong đức tin].
Vấn đề chính trong hai câu đầu tiên nầy, ấy là chúng ta phải tự đặt mình vào chỗ làm đẹp lòng anh em yếu đuối hơn là bản thân mình. Ở trọng tâm của sự va chạm đang tồn tại giữa kẻ mạnh và kẻ yếu là tình trạng ích kỷ. Phaolô không buộc kẻ yếu phải ‘xoay theo’, mà buộc kẻ mạnh phải ‘gánh vác’ với những kẻ kém trưởng thành hơn. Hơn cả điều nầy, kẻ mạnh phải bằng lòng gạt qua một bên những sự tự do cá nhân, những điều không giúp kẻ mạnh được mạnh hơn, mà là điều làm ngăn trở cho kẻ yếu.
Ở trọng tâm của vấn đề là nan đề tự kỷ luật và tự chối bỏ. Điều nầy rất hiển nhiên trong thư tín I Côrinhtô (đặc biệt đối chiếu 9.24-27; 10.1-13). Lý do duy nhứt tại sao một Cơ đốc nhân mạnh mẽ lại từ chối không nhường bước trước những sự ngại ngùng mà kẻ yếu nhận thức được là vì người ấy cứ mãi lo làm cho thỏa lòng mình.
Giờ đây việc nhượng bộ các sự tự do Cơ đốc đối với anh em yếu đuối hơn không nhất thiết là không có điều kiện. Trước hết, đó là việc nhượng bộ các sự tự do Cơ đốc, chớ không phải quyền tự do Cơ đốc. Nghĩa là, chúng ta cần phải nhượng bộ cách sử dụng các quyền hạn của chúng ta, những thứ khiến cho một anh em yếu đuối hơn phải vấp ngã, chớ không phải nhượng bộ quyền tự do mà chúng ta đang có từ Luật pháp, hình thái thiên về với luật pháp khăng khăng phải thêm việc làm vào đức tin thì mới được cứu. Thứ hai, chúng ta cần phải nổ lực làm đẹp lòng kẻ lân cận mình trong đó có cả ích cho họ, và để gây dựng cho họ nữa: “Mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt” (Rôma 15.2).
Giống như một người cha khôn ngoan từ chối không nhượng bộ từng ý định chợt nảy ra của con cái mình, cũng một thể ấy Cơ đốc nhân khôn ngoan từ chối không nhượng bộ từng ý định chợt nảy ra của người chưa trưởng thành. Chỉ khi ấy việc nhượng bộ các sự tự do của chúng ta làm gây dựng cho anh em yếu đuối hơn và khi ấy là vì ích cho người ấy nữa, chúng ta nhượng bộ đối với sự yếu đuối của người ấy. Ở đây, nhưng trong từng lãnh vực kinh nghiệm Cơ đốc, chẳng có một công thức nào cho chúng ta phải noi theo, những công thức nói cho chúng ta biết khi nào phải nhượng bộ và khi nào phải trụ lại. Đây là một quyết định của đức tin, chúng ta phải cầu hỏi sự khôn ngoan thiêng liêng để có quyết định đó.
Ba động lực dành cho sự nhượng bộ Cơ đốc
Ở các câu 3-12, có ba động lực đặc biệt cho việc nhượng bộ các sự tự do của chúng ta đối với anh em yếu đuối hơn. Trong câu 3, là động lực chúng ta thấy có trong tấm gương của Chúa chúng ta. Trong các câu 4-6, có động lực chúng ta nhận được trong sự khuyên dạy của Kinh Cựu Ước. Ở các câu 7-12, có động lực chúng ta tìm thấy từ sự hiện hữu của chương trình thiêng liêng hòng cứu dân Ngoại y như cứu người Do thái.
(1) Tấm gương của Đấng Christ (câu 3). Yếu tố đầu tiên trong chương trình động viên của Phaolô là một sự nhắc nhở đến tấm gương đã đề ra bởi Đức Chúa Jêsus Christ của chúng ta [Cũng đối chiếu phần nhắc nhở tương ứng ở Philíp 2.1-8, đặc biệt các câu 5-8]. Chúa chúng ta không chọn làm đẹp lòng Ngài, nghĩa là, làm thoả mãn mọi tiên vị của xác thịt, thay vì thế gánh chịu sự nguyền rủa và bắt bớ của con người để chúc phước cho chúng ta với ơn cứu rỗi. Phần lớn dường như nhấn mạnh đến hoàn cảnh của chúng ta tương tự với hoàn cảnh của Đấng Christ. Vì thế, chúng ta cần phải chọn làm đẹp lòng người khác bằng cách tự chối bỏ mình, giống như Đức Chúa Jêsus Christ đã tìm cách làm đẹp lòng chúng ta bởi sự Ngài chối bỏ mình.
Mặc dù phải chú trọng vào điều nầy, tôi muốn nhất trí với [“Tính thường xuyên mà Thi thiên nầy ám chỉ đến trong Tân Ước cùng các chi tiết của nó được xem là đã ứng nghiệm trong Đấng Christ đánh dấu đây là Đấng Mêsi. Phần được trưng dẫn cần phải hiểu theo ánh sáng của những gì đi trước trong Thi thiên: “sự sốt sắng về nhà Chúa tiêu nuốt tôi”. Ấy chẳng phải những sự nguyền rủa của chúng ta đang có ở đó, mà những lời nguyền rủa của những kẻ bất kỉnh nghịch lại Đức Chúa Trời. Những lời nguyền rủa nầy đã được trút ra nghịch lại Đức Chúa Trời bởi kẻ bất kỉnh úp đổ trên Đấng Christ. Cần phải nói rằng mọi sự thù nghịch của con người chống lại Đức Chúa Trời đã được nhắm vào Đấng Christ; Ngài là nạn nhân của cuộc công kích nầy. Đối với điều nầy, Phaolô minh họa xác định rằng Đấng Christ “không làm đẹp lòng Ngài”. Chúng ta có thể thắc mắc: hình ảnh hạ mình của Chúa chúng ta mang lấy bổn phận làm đẹp lòng kẻ lân cận của chúng ta trong hoàn cảnh mà Phaolô có trong nhận thức? Có sự khác nhau rõ ràng khi chỉ ra tấm gương của Chúa Jêsus. Có một sự khác nhau rất quan trọng giữa những gì Đấng Christ đã làm và những điều kẻ mạnh được thôi thúc phải lo làm. Ngài “không làm đẹp lòng mình” với cấp độ không thể so sánh trong việc mang lấy sự thù nghịch của con người chống lại Đức Chúa Trời và Ngài đã gánh lấy lời nguyền rủa nầy vì Ngài sốt sắng với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngài không lẫn tránh một lằn đòn nào. Liệu chúng ta là kẻ mạnh, cứ mãi mê lo làm đẹp lòng mình trong vấn đề ăn và uống có phương hại đến các thánh đồ của Đức Chúa Trời và sự gây dựng cho thân thể của Đấng Christ? Đây là sự đối ngược hoàn toàn giữa hoàn cảnh của Đấng Christ và hoàn cảnh của chúng ta đang nâng cao sức mạnh của lời kêu gọi”. John Murray, The Epistle to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1968), II, pp. 198-199], rằng phần nhấn mạnh ở đây có lẽ rơi vào nét tương phản cố hữu giữa sự tự chối bỏ mình của Chúa chúng ta và của chúng ta. Chúa Jêsus chúng ta bằng lòng gánh chịu những nguyền rủa và bất kỉnh đối với Đức Chúa Trời, những lời rủa hoàn toàn bất công và bất xứng. Chúng ta bắt đầu so sánh sự hy sinh những ước muốn của xác thịt với sự hy sinh của Chúa chúng ta như thế nào đây?
(2) Lời khuyên của Kinh Cựu Ước (các câu 4-6). Sau khi đã đưa ra lời tiên tri về Đấng Mêsi trong Thi thiên 69.9, Phaolô cơi rộng phần bàn luận của ông bằng cách khẳng định rằng đúng là ở đây giá trị của kinh Cựu Ước đã được công nhận.
Những gì chúng ta tìm thấy trong Kinh Cựu Ước không phải là không có tầm quan trọng trong đời sống của chính chúng ta. Không những đây là bản tường trình lại những cách đối xử của Đức Chúa Trời với con người đã lâu lắm rồi, đây cũng không phải là sự nhắc nhớ về ‘đời xửa đời xưa’; mà đây là một nguồn của sự khích lệ và hy vọng: “Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy” (Rôma 15.4).
Kinh Thánh tạo ra sự trông cậy như thế nào? Thậm chí còn phức tạp hơn, sự trông cậy có mối quan hệ nào với vấn đề hiện tại về việc nhượng bộ các sự tự do của Cơ đốc nhân? Thứ nhứt, chúng ta phải bắt đầu bằng cách xác định từ ngữ ‘trông cậy’. Tự điển Webster cho sự trông cậy là: “ … ước muốn được đính kèm với sự tán thưởng hay trông mong” [Webster’s New World Dictionary College Edition (Cleveland. The World Publishing Company, 1957), p. 699]. Theo Kinh Thánh, chúng ta còn muốn chính xác hơn định nghĩa nầy. Sự trông cậy Cơ đốc là sự bảo đảm việc nhìn biết một mục tiêu, tuy còn ở tương lai, nhưng mục tiêu ấy là chắc chắn vì nó đã được Đức Chúa Trời hứa cho và sẽ được Ngài hoàn tất [“(c) Trông cậy trong Tân Ước là một sự tin tưởng kiên nhẫn, có kỷ luật trong sự trông đợi Chúa là Cứu Chúa của chúng ta. Trông cậy là biết nhắm vào mục tiêu ở trước mặt, chờ đợi từng phút đối với mục tiêu. Nó bày tỏ bản chất sống động của nó trông đợi với tính kiên định, … bằng việc cưu mang kiên nhẫn sự căng thẳng giữa hoàn cảnh, khi chúng ta bước đi (từng giây phút) …, bởi … đức tin (II Côrinhtô 5.7), và kiểu cách cuộc sống trong tương lai của chúng ta (đối chiếu Rôma 8.25; I Têsalônica 1.3). Sự chờ đợi nầy là một việc rất năng động, vì nó có quan hệ với sự đắc thắng. Mặc dù sự trông đợi có thể là đau đớn lắm, điều nầy cũng được kể là tích cực như “đau đẻ” chỉ ra “sự sanh lại” (Mathiơ 24.8). Vì lẽ đó người nào có lòng trông cậy được yên ủi và tin quyết (II Côrinhtô 5.8; II Têsalônica 2.16; I Têsalônica 4.18). Trông cậy là sự chờ đợi có kỷ luật. Vì thế, trong I Phierơ 1.13 lời cảnh cáo: “lấy sự trông cậy trọn vẹn đợi chờ ơn …”, có câu nầy đi trước: “bền chí như thể thắt lưng”, nghĩa là, phải sẵn sàng cho cuộc tấn công dữ dội. Nội dung nầy thuộc về sự từ bỏ cơ bản mọi tính toán về tương lai, hạ mình nhìn nhận các giới hạn đề ra cho tri thức của chúng ta, đem mọi ước muốn của chúng ta đầu phục các đòi hỏi của chiến trận cho cuộc sống mà chúng ta đã được chỉ định vào đó. Mục tiêu sự trông cậy ấy kêu gọi chúng phải “tỉnh thức và cầu nguyện”. Người nào đua tranh để được mão triều thiên hay hư nát, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ (I Côrinhtô 9.25). Trông cậy trở thành động lực để làm cho cá nhân được thanh sạch (I Giăng 3.3), khích lệ chúng ta phải phấn đấu để được nên thánh (Hêbơrơ 12.14) không có sự trông cậy ấy chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Đầy dẫy với ao ước sự trở về quê hương với Chúa của mình, vị sứ đồ tìm kiếm sự vinh hiển của Ngài trong việc làm đẹp lòng Ngài (II Côrinhtô 5.8...). Trông cậy đòi hỏi chúng ta phải cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay (Hêbơrơ 10.23) và phải sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho bất cứ ai thắc mắc về điều trông cậy đó (I Phierơ 3.15). Sau cùng, trông cậy trong Tân Ước là một sự chờ đợi với sự vui mừng (Rôma 12.12) … Nó cung ứng lòng dạn dĩ và sức lực. Nó bảo hộ người bề trong như mão trụ bảo hộ cho cái đầu (I Têsalônica 5.8). Giống như chiếc tàu được an toàn khi ở bên cái neo, đời sống của chúng ta được bảo đảm bằng sự trông cậy buộc chúng ta chặt vào Đấng Christ, là Thầy Tế Lễ Chí Cao của chúng ta là Đấng đã bước vào nơi thánh (Hêbơrơ 6.18...).” E. Hoffman, “Hope,” The New International Dictionary of New Testament Theology, Colin Brown, General Editor (Grand Rapids. Zondervan, 1975), II, pp. 243-244].
Sự bảo đảm nầy về ơn phước tương lai tuyệt đối là quan trọng cho đối tượng. Phaolô đang khích lệ anh em mạnh quên đi việc tận hưởng các sự tự do trong thì hiện tại vì nó có thể làm dịp cho anh em yếu đuối hơn phải vấp ngã. Trông cậy là điều làm cho Cơ đốc nhân ra phân biệt với những ai thuộc ‘thế hệ bây giờ’ họ nghĩ họ ‘chỉ đi vòng quanh’ và vì thế phải ‘nắm lấy mọi tận hưởng mà họ có thể tiếp lấy’. Cơ đốc nhân không phải ‘nắm lấy mọi tận hưởng’ như quảng cáo trên truyền hình đề xuất vì chúng ta không đi lòng vòng đâu. Lòng tin cậy ơn phước lớn lao hơn trong tương lai giúp chúng ta quên đi những khoái lạc vô nghĩa mà các sự tự do Cơ đốc hiến cho. Giống như vận động viên có sự chú tâm vào việc đoạt được vòng hoa chiến thắng và vì vậy tự chối bỏ mọi xa hoa trong hiện tại, cũng vậy Cơ đốc nhân với đôi mắt nhìn vào sự trông cậy đặt ở trước mặt mình nói “không” với những gì ngăn trở sự tấn tới thuộc linh của anh em mình (đối chiếu I Côrinhtô 9.24-27).
Vậy nên, trông cậy rất quan trọng trong việc quên đi các khoái lạc nơi những sự tự do Cơ đốc trong thì hiện tại. Nhưng Cựu Ước giúp sản sinh ra sự trông cậy như thế nào? Hết chương nầy đến chương khác trong Cựu Ước nhắc cho chúng ta về hạng người cao trọng có đức tin, vì sự trông cậy đặt trước mặt họ, họ đã chối bỏ các khoái lạc đời nầy để kinh nghiệm sự trông cậy mà Đức Chúa Trời đã hứa cho.
“Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng. Bởi đức tin, người lìa xứ Ê-díp-tô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được” (Hêbơrơ 11.24-27).
Thật là ngạc nhiên khi từ ngữ “trông cậy” thường được sử dụng trong chương nầy. “Vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông cậy, làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ và mọi điều bình an trong đức tin, hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy!” (Rôma 15.13). Trông cậy khiến chúng ta chú ý nhiều đến các ơn phước trong tương lai sâu sắc hơn các khoái lạc mau qua của kỷ nguyên nầy, và Kinh Cựu Ước thu hút sự chú ý của chúng ta vào sự trông cậy Cơ đốc.
Với sự bảo đảm nầy vị sứ đồ lên cao từ sự khuyên nhũ của câu 4 đến lời nài xin trong lời cầu nguyện ở các câu 5-6. Ông cầu xin rằng Đức Chúa Trời, Ngài là nguồn của sự nhịn nhục và yên ủi sẽ làm vinh hiển chính mình Ngài bởi sự ngợi khen thốt ra bởi một miệng, sự ngợi khen hiệp lại từ kẻ mạnh và kẻ yếu.
(3) Sự hiện hữu của người thuộc về Đức Chúa Trời từ giữa vòng người Do thái và dân Ngoại (các câu 7-12). Ở câu 7, chúng ta được đưa trở lại với lẽ đạo chính đã được giới thiệu trong chương 14, sự tiếp lấy nhau bởi kẻ mạnh và kẻ yếu: “Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển” (Rôma 15.7). Sự tiếp nhận của các cá nhân trong thân của Đấng Christ sẽ chẳng khác gì hơn sự Đức Chúa Trời tiếp nhận những ai là dân sự của Ngài. Chính ‘trực giác’ của riêng tôi (và còn hơn thế nữa!) cho rằng nguồn va chạm thực trong Hội thánh tại Rôma có việc phải làm với những khác biệt phát sinh giữa Cơ đốc nhân người Do thái và các tín hữu dân Ngoại. Nếu có lẽ thật nào trong vấn đề nầy, có lẽ là người dân Ngoại có khuynh hướng trở thành hạng Cơ đốc nhân mạnh mẽ (không có một sự cân nhắc nào của người Do thái về ngày giờ, hay thức ăn nhất định nào đó) trong khi kẻ yếu, sẽ là người Do thái. Sự kiêu ngạo thuộc linh khi ấy sẽ bị pha trộn với sự tự hào về chủng tộc rồi tạo ra một sự bất hòa trong sự hiệp một Cơ đốc.
Khi Phaolô nhấn mạnh ơn cứu rỗi của dân Ngoại, ở các câu 8-12, ông làm thế với một ý đồ đặc biệt trong lý trí. Bằng cách nhắc cho những tín hữu dân Ngoại ‘mạnh mẽ’ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã chọn cứu dân Ngoại, ông giục giã một nhận thức về sự biết ơn cảm nhận tận đáy lòng. Nhưng khi Phaolô nhắc cho các dân Ngoại nầy nhớ rằng mục đích chính của Đức Chúa Trời trong lịch sử là để cứu lấy dân Israel, ông kêu gọi một thái độ hạ mình. Nếu các dân Ngoại muốn lấy làm tự hào là họ mạnh mẽ hơn người anh em Do thái yếu đuối thì họ phải nhớ rằng sở thích chính của Đức Chúa Trời nằm ở chỗ giữ các lời hứa của Ngài cho người Do thái. Đức Chúa Trời có ý định rằng người Do thái và các dân Ngoại đồng vui mừng trong sự hiệp một, và họ phải như vậy: “Lại có chép rằng: Hỡi dân ngoại, hãy đồng vui cùng dân Chúa” (Rôma 15.10).
Phaolô kết luận tiểu đoạn nầy với một lời cầu nguyện khác, lời cầu nguyện xin cho có sự trông cậy, vui mừng, bình an, từ Đức Chúa Trời qua Đức Thánh Linh: “Vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông cậy, làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ và mọi điều bình an trong đức tin, hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy!” (Rôma 15.13).
Một cái nhìn vào đời sống của Phaolô (15.14-33)
Công việc dạy dỗ của Phaolô đã được hoàn tất với câu 13, nhưng ở phân nửa sau của chương 15, chúng ta đến với mặt thân mật hơn của vị sứ đồ vì ở đây chúng ta có được cái nhìn riêng tư vào nhà truyền giáo Phaolô. Ở các câu 14-21, chúng ta học biết triết lý của Phaolô về chức vụ. Trong các câu 22-29, chúng ta đọc thấy chương trình của Phaolô cho công cuộc truyền giáo. Ở các câu 30-33, chúng ta kết thúc với lời của Phaolô xin cầu nguyện cho chức vụ của ông.
Triết lý của Phaolô về chức vụ (các câu 14-21)
(1) Đánh giá của Phaolô về sự trưởng thành của người Rôma (các câu 14-15). Các thánh đồ người thành Rôma đã sống khác biệt nhiều với những tín hữu ở thành Côrinhtô, vì Phaolô chẳng có một lời quở trách nào dành cho họ, trừ ra một lời khen ngợi chân thành: “Hỡi anh em, về phần anh em, tôi cũng tin chắc rằng anh em có đầy lòng nhân từ, đủ điều thông biết trọn vẹn, lại có tài khuyên bảo nhau” (Rôma 15.14). Những Cơ đốc nhân nầy đã trưởng thành và được trang bị tốt cho chức vụ. Họ có đủ tư cách để mưu luận và khuyên bảo nhau.
Phaolô không viết cho họ vì có nhiều mặc khải mà họ không biết, mà vì họ, giống như chính mình chúng ta, có khuynh hướng quên các lẽ thật kia rất quan trọng cho việc thực thi đời sống Cơ đốc. Có một bài học thực sự ở đây cho nhiều người chúng ta, là những ai ao ước được dạy dỗ một số lẽ thật mới, khi Đức Chúa Trời quan tâm đến phần ứng dụng những gì chúng ta đã học biết trước đây.
(2) Phần đánh giá của Phaolô về chính chức vụ của ông (các câu 16-21). Một trong những việc mà Phaolô thấy cần thiết phải nhắc cho người Rôma nhớ về chính chức vụ và địa vị sứ đồ của ông. Sự kêu gọi của ông phải trở thành một chức việc của Đức Chúa Jêsus Christ cho dân Ngoại. Giống như Phaolô đã khuyên mỗi một người chúng ta phải dâng chính mình cho Đức Chúa Trời làm một hành động hy sinh trong sự thờ phượng, cũng thế, Phaolô xem chức vụ của ông là chức vụ của thầy tế lễ, trước tiên là dâng mình cho Đức Chúa Trời trong sự phục vụ, và kế đó dâng mình cho các dân Ngoại (câu 16).
Phaolô là một người vốn biết rõ phải nắm chắc sự thành công như thế nào!?! Có nhiều điều trong chức vụ của ông cần phải khoe khoang. Nhiều lãnh đạo Cơ đốc ngày nay tìm được nhiều điều để khoe mình, còn việc khoe mình của Phaolô thuộc về một loại khác. Phaolô biết rõ rằng sự thành công là kết quả của ân điển thiêng liêng. Chức vụ của ông được đánh dấu bằng ân điển thiêng liêng. Ông đã được chỉ định làm một sứ đồ bởi nhiều phép lạ và dấu kỳ (câu 19), nhưng đây là công việc của Đức Thánh Linh.
Chức vụ của Phaolô được đánh dấu không phải bởi chỉ quyền phép, mà còn được đánh dấu bằng sự khải tỏ quan trọng nữa. Ai trong chúng ta dám xưng mình đã rao giảng Tin lành đầy đủ, thậm chí như Illyricum (xứ sở Yugoslavia hiện đại ngày nay). Khải tỏ của Phaolô là phải trở thành một nhà tiền phong, không xây dựng trên nền của người khác, mà là đi đầu với Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ: “Nhưng tôi lấy làm vinh mà rao Tin Lành ở nơi nào danh Đấng Christ chưa được truyền ra, để cho khỏi lập lên trên nền người khác” (Rôma 15.20).
Khi nói như vậy, Phaolô thấy chính mình dang làm tròn những điều mà tiên tri Êsai đã nói: “như có chép rằng: những kẻ chưa được tin báo về Ngài thì sẽ thấy Ngài, những kẻ chưa nghe nói về Ngài thì sẽ biết Ngài” (Rôma 15.21; Êsai 52.15).
Các chương trình của Phaolô về tương lai (các câu 22-29)
Sự cao trọng của sứ đồ Phaolô có thể được thấy rõ qua lòng sốt sắng nóng cháy của ông. Ông không bằng lòng ‘yên nghỉ với những vòng nguyệt quế của mình’, nhưng giờ đây ao ước muốn sang Tây ban Nha ở phía Tây cùng với Tin lành. Phaolô có thể không thành thực với triết lý về chức vụ của mình và đến viếng thành Rome khi các phần còn lại của thế giới chưa được nghe giảng Tin lành. Nhưng bây giờ chẳng có một khu vực nào mà Tin lành chưa chạm đến (câu 23), ông có thể nhìn qua Tây ban Nha, và trên đường đi của mình, ông có thể viếng thăm các thánh đồ ở Rôma.
Có một phần việc còn lại sẽ giữ Phaolô không rời thành Rome. Ở đầu chức vụ, Phaolô đã được khuyên bảo bởi Phierơ, Giacơ và Giăng phải nhớ đến người nghèo (Galati 2.10). Các thánh đồ ở Ma-xê-đoan và Achai, ý thức bổn phận của họ đối với chức vụ cốt yếu với những người nào đã đem Tin lành đến với họ, họ thích thực hiện một sự đóng góp rời rộng cho những người sống trong thành Jerusalem và gửi phần đó cho Phaolô (câu 26). Không bao lâu phần việc nầy đã hoàn tất Phaolô sẽ rời Rome rồi hướng sang Tây ban Nha [“Phaolô ở đây đang xin một hay nhiều anh em ở thành Rôma cùng đi với ông sang Tây ban Nha. (Xem Công vụ các Sứ đồ 15.3; 20.38; 21.5; I Côrinhtô 16.6, 11; II Côrinhtô 1.16; Tít 3.13; III Giăng 6.) Thuật ngữ nguyên gốc được sử dụng duy nhứt tham khảo đến việc cùng đi nầy” James M. Stifler, The Epistle to the Rome (Chicago. Moody Press, 1960), pp. 239-240].
Phaolô xin cầu thay cho (các câu 30-33)
Tự nhiên chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ rằng sự cao trọng trong chức vụ của Phaolô có thể được luận ra từ những gì chúng ta đã đọc rồi. Nghĩa là, sự cao trọng của Phaolô là kết quả của sự tỏ ra của Đức Thánh Linh qua vị sứ đồ và cũng của chiều rộng và cường độ mặc khải truyền giáo của Phaolô. Nhưng có thêm một yếu tố cung ứng, với một tầm cở lớn lao hơn, chìa khóa cho sự thành công của Phaolô trong vai trò phát ngôn viên của hội truyền giáo. Chìa khoá đó được thấy ở các câu 30-33.
Phaolô vốn tin chắc rằng chức vụ của ông sẽ là một chức vụ thất bại hoàn toàn nếu không có sự cầu thay đắc thắng, và không những các lời cầu xin của chính ông, mà còn những lời cầu xin của các thánh đồ trong nhiều Hội thánh khác nhau vì ích cho ông nữa: “Vậy, hỡi anh em, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, và nhờ sự yêu thương sanh bởi Đức Thánh Linh, tôi khuyên anh em phải cùng tôi chiến đấu trong những lời cầu nguyện mà anh em vì tôi trình cùng Đức Chúa Trời” (Rôma 15.30).
Những lời cầu nguyện nầy rất đặc biệt và nhắm thẳng vào tình huống đặc biệt của Phaolô. Ông vốn nhận thức rõ về các mối nguy hiểm có trước mặt tại thành Jerusalem, và đặc biệt về sức mạnh của các đối thủ người Do thái. Phaolô không những xin được giải cứu khỏi sự chống đối ấy, mà còn xin được có hiệu quả trong khi phục vụ các thánh đồ (câu 31). Nếu Đức Chúa Trời buông tha Phaolô khỏi kẻ thù và ban cho ông một chức vụ hiệu quả giữa vòng các thánh đồ, ông sẽ đến tại Rôma trong sự vui mừng, sốt sắng ở lại với họ cách vui vẻ (câu 32).
Phần kết luận và những ứng dụng
Một câu nói sau cùng nhắm vào kẻ mạnh và kẻ yếu. Thái độ của Cơ đốc nhân mạnh mẽ phải là thái độ của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta, một sự bằng lòng gạt qua một bên khoái lạc cá nhân vì sự sống thuộc linh của kẻ yếu. Nhưng bổn phận của chúng ta trong tình yêu Cơ đốc là phải tránh những điều gây vấp phạm cho ai đó và để thực hành những gì sẽ gây dựng và trợ giúp cho anh em yếu đuối hơn trong đức tin. Chúng ta không nên đối xử với Cơ đốc nhân yếu đuối hơn như một cậu bé hỗn xược mà như một anh em yếu đuối hơn.
Thiết lập chức vụ tin kính
Tôi muốn chúng ta tập trung vào những phẩm chất của chức vụ Phaolô, nói theo con người, là những điều khiến ông trở thành người của Đức Chúa Trời, và chức vụ của ông, mọi nổ lực tạo ra lịch sử mà Tân Ước đang cho chúng ta biết.
(1) Phaolô có một chức vụ đặt nền trên các nguyên tắc của Kinh Thánh. Đây là một chức vụ được tác động theo mẫu mực của Kinh Thánh. Phaolô đã tự xem mình, như hết thảy chúng ta sẽ tự xem mình, là một chức vụ tế lễ dâng đời sống ông vào sự phục vụ Đức Chúa Trời và dâng hiến giống như những người khác, đời sống họ ông đã chạm đến bằng Tin lành, như một của lễ ngợi khen Đức Chúa Trời (câu 16).
Thêm nữa, chức vụ của ông là một chức vụ đặt nền trên phương pháp luận theo Kinh Thánh. Thật nhiều lần ngày nay, tôi đã gặp gỡ nhiều người trong chức vụ, họ đã đặt chức vụ của họ trên hình thức thực dụng hơn là trên các nguyên tắc của Kinh Thánh. Phaolô đã có một nhận thức về chức vụ theo Kinh Thánh. Ông biết rõ rằng chức vụ của ông, cũng như mọi sự, đều thuộc về Đức Chúa Trời, qua Đức Chúa Trời, và cho Đức Chúa Trời (Rôma 11.36). Chức vụ của ông không do ông lựa chọn — ông được chỉ định bởi sự kêu gọi thiêng liêng (các câu 15, 16). Chức vụ của ông là qua Đức Chúa Trời, nghĩa là, chức vụ ấy được thể hiện ra qua quyền phép trợ giúp của Đức Chúa Trời, bởi những dấu kỳ và phép lạ và quyền phép của Đức Thánh Linh (câu 19). Đây là một chức vụ chuyên ngợi khen Đức Chúa Trời. Phaolô không khoe khoang về những gì ông đã làm, mà khoe về những điều mà Đức Chúa Trời đã hoàn tất qua ông. Lẽ đạo nói tới chức vụ của Phaolô là, nguyện vinh hiển đều thuộc về Đức Chúa Trời.
(2) Vì chức vụ của Phaolô là một chức vụ theo Kinh Thánh, đây cũng là một chức vụ rất cân đối. Phaolô đã phục vụ cho cả người Do thái và dân Ngoại. Ông đã phục vụ cho cả người mạnh và kẻ yếu. Ông đã phục vụ không những cho kẻ bị mất, mà còn cho người được cứu nữa. Ông đã phục vụ không những cho các nhu cần thuộc linh của con người, mà còn cho các nhu cần về thuộc thể của họ nữa.
Tôi phải dẫn giải ở đây, có một nhu cần quan trọng về sự cân đối hôm nay trong vấn đề các nhu cần về thuộc thể và thuộc linh. Có người ngày nay nói cho chúng ta biết, chúng ta chỉ nên tìm cách cứu kẻ bị mất, trong khi nhiều người khác, đang tìm cách nhắm vào nhiều hoàn cảnh hơn, phục vụ nhiều cho các nhu cần về thuộc thể. Một chức việc theo Kinh Thánh sẽ không loại trừ chức vụ về ‘thuộc thể’ hay ‘thuộc linh’ với phí tổn của người khác [Nói chính xác theo Kinh Thánh, phân biệt giữa các nhu cần ‘thuộc linh’ và ‘thuộc thể’ là không đúng. Tại sao các ‘chấp sự’ trong Công vụ các Sứ đồ chương 6 có đủ tư cách về mặt thuộc linh (đối chiếu câu 3) nếu chức vụ của họ cho những người góa bụa chỉ là ‘thuộc thể’?]. Điều nầy không những được minh họa chỉ bởi Phaolô và các vị sứ đồ, mà còn trong đời sống của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ nữa.
(3) Những câu nầy phản ảnh triết lý về chức vụ của Phaolô. Vị sứ đồ có ý định rao giảng Tin lành ở nơi chưa được rao giảng. Ông không chỉ trích người khác, những ai đã làm như thế, nhưng ông đã có tâm tình của người đi tiên phong. Ông là người tiên phong đi đầu.
(4) Chức vụ của Phaolô là chức vụ của nhiều ưu tiên. Không những Phaolô có những nguyên tắc theo Kinh Thánh và triết lý riêng tư về chức vụ — ông có nhiều thứ tự ưu tiên. Ông sẽ không đi Rôma hay Tây ban Nha cho tới chừng nào ông đã rao giảng đủ Tin lành trong các khu vực mục tiêu ưu tiên của ông. Khi tấm lòng ông hướng tới Rôma và Tây ban Nha, ông sẽ không đi cho tới chừng nào ông đã trao món quà của người Ma-xê-đoan và người A-chai cho thành Jerusalem.
(5) Chức vụ của Phaolô kết hợp với kế hoạch. Các nguyên tắc và những điểm ưu tiên sẽ chẳng có giá trị bao nhiêu nếu không có chương trình. Thế mà có nhiều Cơ đốc nhân ngày hôm nay dường như xem sự ‘dẫn dắt của Đức Thánh Linh’ ngang bằng với tính tự phát. Họ cảm thấy rằng những Cơ đốc nhân thuộc linh phải luôn luôn ‘bay phần phật đến chỗ ngồi của họ’ Với sứ đồ Phaolô thì không phải như thế đâu. Ông là một con người với những chương trình xác định hẳn hòi. Giờ đây tôi phải nói thêm rằng các chương trình của Phaolô rất linh động và đề tài hay thay đổi. Phaolô có thể hoặc không thể đến được Tây ban Nha. Phaolô không đến thành Rôma như ông mong muốn. Hoạch định chẳng có gì là sai; quá tự tin về tương lai mới là sai (đối chiếu Giacơ 4.13...).
(6) Chức vụ của Phaolô ràng buộc với sự cầu nguyện. Không một ai tin vào sự tể trị của Đức Chúa Trời hơn Phaolô, nhưng Phaolô cũng là một tín đồ sốt sắng trong trách nhiệm của con người. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu người được chọn và làm chai cứng những người khác (Rôma 9.15, 18, 22-23), nhưng không một người nào sẽ được cứu nếu không nghe rao giảng Tin lành (Rôma 10.14-15). Cũng vậy, mạng lịnh đời đời của Đức Chúa Trời đã được quyết định từ lâu rồi, nhưng Đức Chúa Trời đã ấn định mọi mục đích của Ngài sẽ đạt được qua trách nhiệm của con người, và một bổn phận trong trách nhiệm ấy chính là sự cầu nguyện.
Phaolô, bản thân ông là một nhân vật quan trọng trong sự cầu nguyện, nhưng ông khao khát những lời cầu nguyện của các thánh đồ vì ích cho ông. Quí bạn tôi ơi, nếu sứ đồ Phaolô cần những lời cầu nguyện của các thánh đồ, chúng ta cần đến chúng rất nhiều ngày hôm nay. Không những bạn phải cầu nguyện cho các nhu cần của riêng mình và nhu cần của những người đang phục vụ tại gia và khắp mọi nơi, bạn cũng cần đến những lời cầu nguyện của các thánh đồ đồng sự của mình nữa.
Vì thế đây là một vài dấu chỉ riêng về một chức vụ thành công. Chức vụ ấy phải dựa trên các nguyên tắc của Kinh Thánh. Chức vụ ấy phải dựa trên triết lý riêng và được lèo lái bởi các trình tự ưu tiên. Chức vụ ấy bao gồm cả việc kế hoạch và cầu nguyện. Hầu hết chức vụ ấy phải nương vào ân điển thiêng liêng. Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp mỗi một người chúng ta biết phục vụ theo phương thức nầy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét