Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 14: "Kẻ Mạnh Và Kẻ Yếu"



Kẻ mạnh và kẻ yếu

(Rôma 14)
Phần giới thiệu
Một người đến hỏi vị bác sĩ: “Tôi đã ăn ở bậy bạ, thưa Bác sĩ, và lương tâm tôi đang làm cho tôi phải bối rối”, ông ta than phiền.
Vị bác sĩ hỏi: “Và ông muốn điều gì đó sẽ làm cho ý chí ông mạnh lên à?”
Người kia đáp: “À không, tôi đã nghĩ tới việc gì đó sẽ làm cho lương tâm tôi yếu đi” [Bits and Pieces, Vol. C, No. II, p. 5].
Rôma 14 sứ đồ Phaolô đang xử lý với những vấn đề thuộc lương tâm Cơ đốc và những nhận thức tội lỗi của cá nhân, đặc biệt khi chúng gắn bó với những mối quan hệ của kẻ mạnh và kẻ yếu. Đơn thuốc của Phaolô trong chương nầy ngược lại với điều mà người kia vừa nhắc đến. Ông không ngợi khen lương tâm quá nhạy cảm của kẻ yếu, ông cũng không xét đoán nó. Ông muốn chỉ ra Cơ đốc nhân họ đã ở chỗ nào trong chuyến lữ hành đức tin của họ rồi nài xin chúng ta cũng sống y như thế.
Ray Stedman đã nói rằng môn thể thao trong nhà mà Cơ đốc nhân ưa thích là cố gắng làm thay đổi nhau. Ở Rôma 14, Phaolô nói chúng ta không ra sức thay đổi nhau để phù hợp với thứ tự ưu tiên của chúng ta, mà thay vì thế chúng ta sẽ thay đổi cách ăn ở của mình sao cho không làm phiền anh em yếu đuối hơn. Các câu 1-12 xử lý với trách nhiệm của chúng ta phải tôn trọng những điều tin quyết của nhau thay vì sửa lại chúng. Các câu 13-23 dạy chúng ta phải ráng nhịn đừng thực thi sự tự do của chúng ta khi chúng sẽ làm hại cho Cơ đốc nhân khác.
Nhận thức tội lỗi cá nhân sẽ không cản được sự hài hòa giữa vòng Cơ đốc nhân (14.1-12)
Vấn đề trong tầm tay: Hiểu biết chương 14 là rất quan trọng đối với chúng ta, chương nầy phải thực rõ ràng tuyệt đối giống như vấn đề đang ở trong tầm tay vậy. Vấn đề mà Phaolô đang nói tới là vấn đề nhận thức tội lỗi của cá nhân. Những Cơ đốc nhân thường nhận định khác biệt về các vấn đề lương tâm và về những sự tự do theo cách cá nhân. Những điểm khác biệt mà Phaolô nói tới không phải quá tuyệt đối hay những lẽ đạo cơ bản nói tới đức tin. Đặc biệt, Phaolô nhắc tới vấn đề ăn thịt hay chỉ ăn rau (câu 2), về sự tuân giữ những ngày thánh (câu 5), và về việc uống rượu (câu 21).
Trong khi hai Cơ đốc nhân có thể bất đồng về việc Cơ đốc nhân có nên uống rượu hay chỉ ăn rau hay không, không một Cơ đốc nhân nào sẽ bàn cãi trước sự thực nói dối, trộm cắp, và gian dâm là tội lỗi. Đây là những điểm tuyệt đối của Kinh Thánh về đạo đức. Hai Cơ đốc nhân sẽ chẳng có gì khác biệt về sự giáng sinh qua nữ đồng trinh và thần tính của Đấng Christ, sự sống lại theo phần xác của Chúa chúng ta hay sự chuộc tội có tính thay thế. Đây là những giáo lý rất chắc chắn.
Khi chúng ta hiểu Phaolô đang nói với sự quan tâm đến những sự tự do Cơ đốc, quyền lợi của Cơ đốc nhân, cùng những nhận thức về tội lỗi của cá nhân, khi ấy thật là dễ nhìn ra sự khác biệt trong thái độ của Phaolô ở Rôma 14 khi được đem sánh với Galati 5Côlôse 2. Có những người dạy rằng thật khó được cứu khi tách ra khỏi việc tuân giữ luật pháp: “Vả, có mấy người từ xứ Giu-đê đến, dạy các anh em rằng: Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se, thì không thể được cứu rỗi” (Công Vụ các Sứ Đồ 15.1).
Với những kẻ theo Do thái giáo như thế nầy, Phaolô rất nghiêm ngặt, vì giáo lý của họ là giả dối. Những kẻ ở Rôma mà về họ Phaolô nói đến không thuộc vào loại nầy. Họ không nói rằng họ phải tránh ăn thịt hầu cho họ sẽ được cứu; họ chỉ cảm thấy là sai lầm cho Cơ đốc nhân khi ăn thịt, giống như nói dối và trộm cắp là sai vậy.
Cái khác biệt giữa đáp ứng của Phaolô với sự yếu đuối trong Rôma 14 và sự bội đạo nơi những người thành Galati có thể được minh họa hay nhất bởi các hành động của ông liên quan tới phép cắt bì của Timôthê và Tít. Trong Công Vụ các Sứ Đồ 16.3, Phaolô đã làm phép cắt bì cho Timôthê để không làm phật lòng những người ở đó và tục lệ (và có lẽ những thành kiến) của những kẻ biết rõ cha của Timôthê là một người Hy lạp. Nhưng ở Galati 2.3-5, Phaolô từ chối không làm phép cắt bì cho Tít vì ở đó những kẻ dị giáo đã khăng khăng rằng phép cắt bì là rất quan trọng để được cứu.
Đặc biệt Phaolô rất giàu ơn và tử tế trong những sự dạy của ông về các anh em yếu đuối trong Rôma 14, và sở dĩ như thế là vì chẳng có kẻ dị giáo nào ở đây, chỉ có khác biệt về sự hiểu biết trong vấn đề nhận thức tội lỗi của Cơ đốc nhân và những sự tự do Cơ đốc mà thôi. Mặc dù Phaolô xử lý cương quyết với tội lỗi về đạo đức và sự lệch lạc về lẽ đạo trong Tân Ước, ông kêu nài về sự hiểu biết và tình yêu thương khi có người chưa trưởng thành trong vấn đề sự tự do của Cơ đốc nhân.
Ai đây? Kẻ mạnh và kẻ yếu
Câu chuyện thường được thuật lại về những bị cáo đã lẽn vào cửa hàng của chung cư lúc ban đêm và chẳng lấy cắp thứ gì — họ chỉ thay đổi mấy cái bảng giá mà thôi. Tủ lạnh được treo bán có $9.95 trong khi mấy thanh kẹo bán tới $500.
Trong khi tôi đến thăm thần học viện cách đây mấy năm, sự nhận biết đáng kinh ngạc nhất trong phần nghiên cứu của tôi về Tân Ước, ấy là có người đã đổi cái nhãn của kẻ mạnh và kẻ yếu. Tôi luôn dạy rằng Cơ đốc nhân mạnh mẽ là người biết mình không mạnh mẽ. Người [nam] không thể hút thuốc, uống rượu, khiêu vũ hay đi xem xi nê. Và người [nữ] không thể thoa son môi hay trang điểm. Cơ đốc nhân mạnh mẽ là “ … người sống với nỗi lo sợ có ai đó, ở đâu đó...” [Ray C. Stedman, “On Trying to Change Others,” an Exposition of Rome 14:1-12, Cat. No. 3534, pp. 2-3]. Cơ đốc nhân yếu đuối là người hay nói về sự tự do.
Nếu đây là sự hiểu biết của bạn về sự ‘mạnh’ và sự ‘yếu’, thế thì bạn cần phải xem xét cho thật kỹ chương nầy. Người anh em yếu đuối nghĩ ăn thịt là sai, và vì thế người ấy chỉ ăn rau mà thôi. Người mạnh về thực chất chẳng thấy gì là tội lỗi khi ăn thịt (câu 2). Kẻ yếu (chúng ta giả định) kể một số ngày là thánh hơn, trong khi người mạnh kể từng ngày đều như nhau (câu 5). Khi tôi còn trẻ, tôi có thể nhớ những người bạn Cơ đốc bố mẹ của họ nghĩ bơi lội và chơi trượt nước là sai (hay chơi cái gì vui vui) vào ngày Chúa nhựt. Người mạnh biết mình được tự do uống rượu trong sự tiết độ (câu 21, đối chiếu I Timôthê 5.23), trong khi kẻ yếu cảm thấy mình phải kiêng rượu hoàn toàn [“Nếu lý thuyết là đúng, thì sự giải thích của chúng ta về phân đoạn Kinh Thánh có khác biệt với những gì thường được chấp nhận, và chúng ta mạo nghĩ, tự nhiên hơn. Khi Thánh Phaolô nói ở câu 2: ‘người kia là kẻ yếu đuối, chỉ ăn rau mà thôi’, ông không có ý nói có một nhóm đặc biệt chuyên ăn chay ở thành Rôma; nhưng ông lấy trường hợp tỉ mỉ cực độ. Một lần nữa, khi ông nói ‘Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác’ ông không có ý nói nhóm chuyên ăn chay nầy cũng là nhóm chuyên giữ ngày sa-bát rất nghiêm ngặt, nhưng chính nhóm ấy có thể đắc thắng trong các vấn đề khác. Khi ông nói đến oJ qronw'n thVn hJmevran, oJ mhV ejoqivwn, ông không nghĩ tới một bộ phận con người chuyên biệt nào, mà nói tới những nhóm đặc biệt. Một lần nữa khi ở câu 21 ông nói: ‘Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chi làm dịp vấp phạm cho anh em mình’, ông không có ý nói rằng nhóm chuyên ăn chay và chuyên giữ ngày sa-bát nầy cũng là nhóm kiêng rượu hoàn toàn; ông có ý nói: ‘ngay cả hành vi chối bỏ bản ngã cực độ thì tốt hơn là đừng làm tổn thương lương tâm của anh em khác’. Ông đã nói tương tự thế khi viết thư cho người thành Côrinhtô: ‘Cho nên, nếu đồ ăn xui anh em tôi vấp phạm, thì tôi sẽ chẳng hề ăn thịt, hầu cho khỏi làm dịp vấp phạm cho anh em tôi’ (I Côrinhtô 8.13). Bàn bạc về lời lẽ cho rằng kiêng cử từ xác thịt là một trong những phẩm chất trong các nhóm ở thành Côrinhtô là không cần thiết; cũng chẳng cần thiết khi bàn bạc theo một tư thế tương tự ở đây”. William Sanday and Arthur Headlam, The Epistle to the Rome (Edinburgh: T & T Clark, 1902), pp. 401-402].
Tôi phải tiếp tục nói rằng Cơ đốc nhân yếu đuối không những là một người tin một việc gì đó mà thực ra sự tự do Cơ đốc đã cấm đoán, nhưng người nầy là kẻ có khuynh hướng đi trước và noi theo gương của kẻ mạnh mà không cần phải cân nhắc. Vậy thì, Cơ đốc nhân yếu đuối không những là người xét đoán việc uống rượu, nhưng là người cũng uống rượu nghịch lại với lương tâm mình vì bạn hay tôi đang làm việc đó. Theo đánh giá của tôi, người nào giảng về tội ác của rượu rất kịch liệt không làm cho anh em yếu đuối hơn [Có người cố gắng dùng từ ‘lo buồn’ hay ‘tổn thương’ ở câu 15 để ủng hộ luận điểm của họ là nếu có anh em nào bị vấp ngã bởi sự tự do của chúng ta, chúng ta nên bỏ sự tự do đó. Từ “lo buồn” ở đây không thể có một ý nghĩa như Murray chỉ ra (Vol. II, pp. 190-191). Murray kết luận: “Khi một tín đồ yếu đuối ‘lo buồn’ lúc người vi phạm nhận thức tội lỗi trong tôn giáo của mình rồi bị khổ sở với phiền toái trong lương tâm, ý thức về hậu quả dằn vặt luôn. Chính kết quả thê thảm nầy dành cho tín đồ yếu đuối mà người tín đồ mạnh phải cân nhắc đến. Khi sự thực thi quyền tự do của mình khuyến khích kẻ yếu xúc phạm lương tâm của họ, khi ấy, xuất phát từ ống dẫn mọi sở thích tôn giáo của kẻ yếu, người cần phải kềm chế không thực thi những gì là quyền hạn của mình. Không một kết án nào nặng nề hơn: ‘Thế thì ngươi lấy sự hay biết mình mà làm hư mất kẻ yếu đuối, là người anh em mà Đấng Christ đã chết thế cho!’ (đối chiếu I Côrinhtô 8.11).” John W. Murray, The Epistle to the Rôma (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1968), II, p. 191].
Kẻ ‘yếu’ và kẻ ‘mạnh’ có vài điểm phân biệt:
(1) Họ yếu đuối trong đức tin. Đúng ra, họ yếu đuối ‘trong đức tin’ hay ‘trong đức tin của họ”. Tôi e rằng cả hai yếu tố đều là thực cả. Nghĩa là, kẻ yếu đuối là những người chưa đạt đến sự nhận biết đầy đủ về sự tự do và quyền tự do là một phần của đức tin. “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8.32).
(2) Đồng thời họ yếu đuối trong đức tin cá nhân của họ. Một sự hiểu biết hạn chế về bản chất và phạm trù của ân điển đang hạn chế đức tin chủ quan.
(3) Kẻ yếu đuối có khuynh hướng xét đoán mọi hành vi của kẻ mạnh. Khi họ chưa đạt tới chỗ hiểu biết sự tự do Cơ đốc, họ không chấp nhận sự tự do đó nơi người khác. Kẻ yếu đuối ngay lập tức có thể được nhận ra qua nét cau mày khinh miệt trên gương mặt của họ, và nét “Ồ, không!” nhìn thấy trong ánh mắt của họ.
(4) Kẻ mạnh là người ý thức đầy đủ hơn về bản chất của ân điển và của những sự dạy trong Lời của Đức Chúa Trời. Họ có một cái nắm bắt khá hơn về đức tin (lẽ đạo khách quan) và vì thế đức tin của họ (cá nhân khách quan) là mạnh mẽ hơn.
(5) Kẻ mạnh có thể chịu đựng đối với tội thiển cận mà tự mãn và kiêu căng. Họ có thể thấy được sự khinh miệt và làm cao dễ dàng nơi những kẻ chưa nắm bắt được đầy đủ ân điển. Trên gương mặt của họ người ta có thể thấy được nụ cười cao ngạo, mà lại hạ cố, nụ cười của sự bất chấp. Ánh mắt họ cho thấy câu nói: “Ồ, thực vậy sao!”
Lời cảnh cáo. Đối với mỗi nhóm trong các nhóm nầy, kẻ mạnh và kẻ yếu, Phaolô có một lời cảnh cáo và dạy dỗ. Sự dạy dỗ là thôi đừng đưa ra lời phán xét trên nhận thức tội lỗi của người khác, và phải tiếp đón họ vào mối tương giao và tiếp nhận ấm áp: “Hãy bằng lòng tiếp lấy kẻ kém đức tin, chớ cãi lẫy về sự nghi ngờ” (Rôma 14.1).
Ở các câu 1-12, Phaolô cung ứng cho chúng ta vài lý do rất hay tại sao là sai đối với những Cơ đốc nhân đang ra sức chỉnh đốn các nhận thức của những tín hữu khác.
(1) Nhận thức cá nhân là đặc điểm riêng tư. Phaolô viết ở câu 5: “ai nấy hãy tin chắc ở trí mình”. Một lần nữa ở câu 22 Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Ngươi có đức tin chừng nào, hãy vì chính mình ngươi mà giữ lấy trước mặt Đức Chúa Trời…”. Mục đích của Phaolô rất là rõ ràng. Hãy lo liệu công việc của chính mình! Các nhận thức Cơ đốc là đặc điểm riêng tư. Chúng ta chịu trách nhiệm đối với mọi nhận thức của chính mình, nhưng không chịu trách nhiệm đối với nhận thức của người khác.
(2) Sự chúng ta tiếp nhận người ta vào mối tương giao không nên hạn chế hơn sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời. Kẻ mạnh hiển nhiên là sai khi hiệp với kẻ yếu chỉ để làm cho họ ‘được mạnh thêm’. Tác dụng của vấn đề, ấy là các Cơ đốc nhân mạnh và yếu không hiệp với nhau, hay chấp nhận họ được. Chúng ta không thể đòi anh em kia phải thích nghi với các nhận thức của chúng ta trước khi chúng ta tương giao với người ấy chỉ vì người nầy sẽ trước sau không như một với sự tiếp nhận mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra: “Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người” (Rôma 14.3). Nếu Đức Chúa Trời đã tiếp lấy anh em của chúng ta, y như hiện có đây, thế thì chúng ta phải không làm kém hơn được. Chúng ta không nên cố gắng làm thay đổi người mà Đức Chúa Trời đã tiếp lấy như vậy.
(3) Tôi tớ chịu trách nhiệm với chủ mình. Cách đây một thời gian, có người đến yêu cầu tôi phải giảng ở một nhà thờ tại bang Washington. Có lẽ tôi đã chọn một đề tài không được khéo lắm, tôi biết có thể minh chứng đề tài ấy quá khó một số người sẽ không thể tiếp lấy được. Tôi nói với vị mục sư chủ tọa trước khi giảng rằng sứ điệp của tôi sẽ cho thấy có một ít khó khăn. Tôi không bao giờ quên đáp ứng của người thuộc về Đức Chúa Trời đó: “Ông là tôi tớ của Chúa, chớ không phải của tôi, ông ạ”.
Đấy là những gì Phaolô đang ra sức chuyển cho chúng ta trong câu 4: “Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó; -song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng” (Rôma 14.4). Nếu chúng ta cứ mãi bận bịu lo xét đoán anh em của chúng ta, chúng ta đang gánh trên mình các đặc quyền của Đức Chúa Trời, vì một mình Ngài là chủ của họ.
Trong các câu 6-12, phần nhấn mạnh trong lời lẽ của Phaolô, ấy là cuộc sống mà chúng ta đang sống, chúng ta đang sống ở trước mặt Đức Chúa Trời. Khi Phaolô nói trong câu 7: “Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết”, ông không có ý nói (ở đây) tới cái chạm chúng ta đang có trên người khác bằng mọi hành động của chúng ta. Thay vì thế, ông nhấn mạnh rằng chẳng có một việc gì chúng ta làm được làm ra cách độc lập đối với Đức Chúa Trời, dù chúng ta sống hay chết, chúng ta làm mọi việc là cho Chúa.
“Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Đức Chúa Trời; kẻ chẳng ăn cũng chẳng ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Đức Chúa Trời ... vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả” (Rôma 14.6, 8).
Nếu chúng ta cứ bận bịu với công việc đưa ra sự xét đoán, chúng ta hãy tập trung vào bản thân mình, thay vì vào kẻ lân cận mình, vì ở tại ngai phán xét của Đức Chúa Trời chúng ta sẽ bị xét đoán vì mọi hành động của chính mình: “Nhưng ngươi, sao xét đoán anh em mình? Còn ngươi, sao khinh dể anh em mình? Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời” (Rôma 14.10).
Sức mạnh trong bàn luận của Phaolô có sự hấp dẫn rất mạnh mẽ. Cơ đốc nhân không việc gì phải ra sức làm thay đổi anh em mình với các nhận thức riêng của mình, khi các nhận thức ấy là đặc điểm riêng tư, khi Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người y như thế, và khi mỗi tôi tớ đều phải chịu trách nhiệm chỉ với chủ của mình mà thôi.
Việc thực thi các nhận thức riêng tư không nên làm tổn thương cho một anh em (14.13-23)
Lời lẽ của Phaolô ở điểm nầy có chút đau đớn, song ông không nói với chúng ta đâu. Chưa phải là đủ khi đình chỉ mọi nổ lực để nắn đúc anh em chúng ta theo chính ảnh tượng của chúng ta và chuyển các nhận thức của người thành của mình. Chúng ta phải vượt qua điều nầy đến một chuổi hành động tích cực, tìm cách gây dựng anh em yếu đuối kia trong đức tin của người. Những gì Phaolô đang nói ra là chúng ta không gây dựng anh em mình bằng cách buộc người ấy phải đạt được mọi nhận thức của chúng ta, mà bằng cách phải hạn chế những sự tự do của mình vì cớ anh em mình.
Quyết định đúng đắn. Sự dạy của Phaolô cho chúng ta được thấy ở câu 13, ông viết ở đây như sau: “Vậy chúng ta chớ xét đoán nhau; nhưng thà nhất định đừng để hòn đá vấp chân trước mặt anh em mình, và đừng làm dịp cho người sa ngã” (Rôma 14.13).
Thật khó phát hiện ra cách chơi chữ của vị sứ đồ trong câu 13, nhưng trong bản văn Hy lạp, các chữ ‘xét đoán’ và ‘nhất định’ là cùng một từ ngữ Hy lạp. Chúng ta phải diễn dịch câu nầy đại loại như sau: “Vậy chúng ta chớ chuyển sự phán xét lên nhau, nhưng chúng ta hãy đến với nhận định nầy — đừng đặt một sự ngăn trở hay vầng đá vấp phạm nào trên đường lối của anh em mình”.
Vấn đề tối hậu không phải là ai đúng hay sai. Cơ sở cho lời khuyên dạy của Phaolô ở các câu 13-23 ấy là việc thực thi sự tự do Cơ đốc cũng như việc ăn kiêng không hẳn là tốt hay xấu. Cái đúng hay sai trong những sự tự do nầy được quyết định bởi thái độ của chúng ta đối với chúng: “Tôi biết và tin chắc trong Đức Chúa Jêsus rằng, chẳng có vật gì vốn là dơ dáy; chỉn có ai tưởng vật nào là dơ dáy, thì nó là dơ dáy cho người ấy mà thôi” (Rôma 14.14).
Tôi muốn bạn lưu ý rằng Phaolô, ở câu 14, sử dụng từ ‘dơ dáy’ mà không sử dụng từ ‘xấu’ hay ‘sai’. Từ ‘dơ dáy’ nầy ám chỉ mạnh mẽ cho tôi thấy rằng vấn đề cơ bản ấy là một sự thay đổi từ hệ thống Cựu Ước sang Tân Ước. Một người Do thái không thể ăn bánh kẹp thịt và cà chua dưới hệ thống Cựu Ước, nhưng có thể dưới hệ thống Tân Ước. Đối với Cơ đốc nhân người Do thái, chưa được giải phóng trọn vẹn khỏi sự tuân giữ những luật lệ về thức ăn của Cựu Ước, việc ăn thịt và trứng là không thể tưởng tượng được, và, trong ánh mắt của người, đó là tội lỗi. Các luật lệ và truyền thống theo nghi thức, đây là những vấn đề mang lại nhiều đổ vỡ trong sự hiệp một của thân thể tại Rôma.
Do thái giáo có khuynh hướng gắn sự thánh khiết hay sự dơ dáy với đồ vật thay vì với con người. Một ngày nào đó là ‘thánh’ trong khi ngày khác là thường. Một thức ăn nào đó là thanh sạch trong khi thức ăn khác là bất khiết. Nhưng Chúa chúng ta dạy rằng chẳng phải sự gì làm dơ hay làm sạch người; mà sự gì ở trong người ra mới là vấn đề (Mác 7.1-15, xem câu 15).
Tôi phải trụ lại trong một phút để làm sáng tỏ một điểm rất quan trọng. Vì chính ở đây tôi phải tách ra những phương thức với kẻ nhắm theo tình huống. Các quy cách theo tình huống quyết rằng thái độ mới đáng kể. Nếu bạn nghĩ điều đó đúng, thì nó đúng. Nếu bạn thực hiện sự đồi bại trong một phương thức yêu thương, thì nó đúng. Thắc mắc trở thành: Có phải đó là một việc đáng yêu nên làm không? Có phải bạn cảm thấy đúng về việc làm ấy không?
Có hai khác biệt chính ngay lập tức rõ ràng giữa các quy cách của tình huống và quy cách Cơ đốc: Thứ nhứt, các quy cách theo tình huống được áp dụng cho mọi lãnh vực xử sự. Các quy cách theo tình huống áp dụng ở chỗ Kinh Thánh nói là có thẩm quyền. Kinh Thánh gọi tình dục trước hôn nhân là tội lỗi (Hêbơrơ 13.4), nhưng kẻ theo tình huống thường gọi đấy là thanh sạch và lành mạnh. Bất luận chúng ta cảm thấy thế nào về một việc mà Kinh Thánh gọi là tội lỗi, thì đấy vẫn là tội lỗi. Cho nên, các quy cách theo tình huống áp dụng trên mọi lãnh vực, trong khi các quy cách Cơ đốc áp dụng cho những việc nào là sự tự do cho Cơ đốc nhân. Trong khi các quy cách theo tình huống nằm lấy toàn bộ chuổi xử sự của con người và áp dụng các tiêu chuẩn cân xứng, chỉ nên nắm lấy mảng những sự việc có thể được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng có sự dè dặt trong ánh mắt của một số Cơ đốc nhân chưa trưởng thành.
Thứ hai, các quy cách theo tình huống tác động cả hai chiều của con đường, trong khi các quy cách Cơ đốc không như vậy. Các quy cách theo tình huống nói, nếu bạn nghĩ việc ấy đúng với bạn, thì việc ấy đúng. Chúng cũng nói, nếu bạn nghĩ điều nầy là sai, thì đối với bạn việc ấy là sai. Phaolô không hề nói rằng uống rượu là đúng vì chúng ta nghĩ uống rượu là đúng. Việc uống rượu là đúng vì Đức Chúa Trời phán uống rượu là đúng. Hình thái tình huống duy nhứt được trình bày trong Rôma 14 cho rằng một việc gì đó thực sự là một sự tự do cho chúng ta là sai bất cứ khi nào chúng ta nghĩ việc ấy là sai. Nếu chúng ta thành thực tin ăn kem là tội lỗi đối với Cơ đốc nhân, thì ăn kem là sai, không phải vì Đức Chúa Trời phán như vậy, mà vì chúng ta nghĩ như thế. Phaolô, trong I Côrinhtô 9.22 chép: “tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người”.
Vấn đề hạ thấp ưu tiên. Nếu việc thực thi những sự tự do Cơ đốc không phải là vấn đề tuyệt đối đúng và sai, đấy cũng không phải là vấn đề quan trọng lớn lao đâu. Phaolô đang đưa chúng ta đến với câu 17 để tiếp thu vấn đề những thứ tự ưu tiên của chúng ta: “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy” (Rôma 14.17). Trọng tâm của Cơ đốc giáo không nằm ở chỗ uống hay không uống rượu hoặc ăn hay không ăn thịt. Trọng tâm của Tin Lành không cốt ở chỗ ăn và uống, mà cốt ở chỗ công bình, bình an và vui mừng.
Nếu sự công bình, bình an, vui mừng và sự hiệp một Cơ đốc (đối chiếu câu 19; Rôma 15.5, 6) là cốt lõi của Vương quốc sáng láng mà người ta được gọi vào đó, thì ăn thịt và không ăn là một ưu tiên thứ yếu có thể bị bỏ qua mà không có bất kỳ một của lễ thực sự nào, khác hơn khẩu vị, thèm muốn và những ưu tiên của chúng ta.
Không phải là vấn đề đúng và sai — vấn đề là tình yêu thương. Giờ đây chúng ta quay lại với luận điểm của Phaolô. Khi các sinh hoạt đáng thắc mắc không nằm trong chỗ xấu xa nào và tự bản thân chúng, chẳng có một lợi ích nào trong việc tận hưởng hay kiêng cử chúng. Vấn đề thực sự là vấn đề của sự yêu thương. Tình yêu thương tìm cách gây dựng, không hề phá tán hay hủy diệt: “Vả, nếu vì một thức ăn, ngươi làm cho anh em mình lo buồn, thì ngươi chẳng còn cư xử theo đức yêu thương nữa. Chớ nhân thức ăn làm hư mất người mà Đấng Christ đã chịu chết cho” (Rôma 14.15). Chúng ta đừng quá bận tâm với những sự tự do Cơ đốc của chúng ta, thay vì thế hãy bận tâm đến tình yêu thương. Tình yêu thương không hề gây cho một anh em phải vấp ngã, nhưng tìm cách làm cho kẻ yếu đuối được mạnh mẽ hơn.
Lời dành cho kẻ mạnh (các câu 21-22). Lời khuyên của Phaolô cho kẻ mạnh được thể hiện trong các câu 21 và 22: “Điều thiện ấy là đừng ăn thịt, đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chi làm dịp vấp phạm cho anh em mình. Ngươi có đức tin chừng nào, hãy vì chính mình ngươi mà giữ lấy trước mặt Đức Chúa Trời. Phước thay cho kẻ không định tội cho mình trong sự mình đã ưng!” (Rôma 14.21-22). Cơ đốc nhân mạnh mẽ không nên thực thi những vấn đề thuộc sự tự do Cơ đốc (tỉ như ăn thịt hay uống rượu) rồi vì cớ đó khiến cho anh em khác yếu đuối hơn noi theo các dấu chơn của mình rồi sa vào tội lỗi. Anh em yếu đuối hơn đi uống rượu, không phải vì người tin đấy là sự tự do của mình, mà còn ở trong sự hồ nghi và duy nhứt vì Cơ đốc nhân khác đang làm như vậy, do đó phạm tội nghịch lại lương tâm mình và Đức Chúa Trời mình.
Cơ đốc nhân mạnh mẽ có bổn phận không những kiêng cử không thực thi những sự tự do của mình, mà còn không nổ lực để biến đổi anh em yếu đuối hơn theo quan điểm nhận định của mình. Nếu bạn có những nhận thức về tội lỗi, các nhận thức ấy là riêng tư, vậy hãy giữ chúng cho bản thân mình (câu 22a). Và hãy cẩn thận về những điều bạn xưng nhận là một sự tự do đấy (câu 22b).
Lời của kẻ yếu đuối (câu 23). Kẻ yếu bị cảnh báo đừng bao giờ làm gì khi có sự nghi ngờ, vì Cơ đốc nhân khác đang làm điều đó: “Nhưng ai có lòng nghi ngại về thức ăn nào, thì bị định tội rồi, vì chẳng bởi đức tin mà làm; vả, phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (Rôma 14.23). Khi hành động ngoài đức tin, nghĩa là, hành động theo sự nhận thức chân thành và tin cậy rằng bạn đang làm điều đáng chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời, là hành động trong tội lỗi.
Các ứng dụng và khải tỏ
Quan điểm của sự khải tỏ
Vài việc cần phải được trình bày theo cách sáng sủa để tránh bất cứ một sự hiểu lầm nào trong sự dạy của Phaolô trong chương thứ 14 nầy của sách Rôma. Mục đích chính trong sự dạy của Phaolô, ấy là mỗi Cơ đốc nhân được tự do nắm lấy những nhận thức riêng căn cứ theo các vấn đề của sự tự do Cơ đốc, nhưng chẳng phải Cơ đốc nhân nào cũng được tự do thực thi các sự tự do nầy với phí tổn lợi ích thuộc linh của anh em mình.
Hậu quả tàn phá dành cho Cơ đốc nhân yếu đuối hơn mà Phaolô nói tới không phải là việc mất đi ơn cứu rỗi của người ấy, vì đấy là sự an ninh đời đời. Cái mất mát là sự phân rẽ hay sự xa lánh khỏi Đức Chúa Trời được kinh nghiệm như kết quả của tội lỗi. Khi người anh em yếu đuối hơn uống rượu với một lương tâm không ổn định và chỉ vì người anh em trưởng thành hơn đang làm như thế, người ấy đang hành động trong sự nghi ngại và vì thế mà phạm tội (câu 23). Sự lo buồn hay tổn thương (câu 15) của người anh em yếu đuối hơn là những sự ray rứt của lương tâm cứ ám ảnh luôn thích ứng với việc xúc phạm lương tâm mình và vì thế mà phạm tội.
Sự dạy của Phaolô, ấy là dứt khoát chẳng có gì sai với những vấn đề thuộc sự tự do và quyền tự do Cơ đốc. Lấy một minh họa đặc biệt: chẳng có gì sai khi đi vào nhà hát để xem hình ảnh chuyển động (nghĩa là xem xi nê). Hành động đi xem phim không phải, trong và tự bản thân nó, là sai lầm. Giờ đây đi xem phim ‘X-rated’ là một con ngựa có màu sắc đặc biệt. Ấy chẳng phải sự kiện đó là một cuốn phim khiến cho việc xem nó là sai, mà kỳ thực cuốn phim đó đang quyến dụ một người phải suy nghĩ và phạm vào những tư tưởng phi đạo đức. Bản thân việc đi xem xi nê không phải là sai, mà là việc đi xem loại phim nào đó nằm trong nghi ngại của sự tự do; đây là một vấn đề rõ ràng xử lý với cơ sở những nguyên tắc theo theo Kinh Thánh.
Thưởng thức một bữa ăn ngon lành không phải là sai, mà là sai khi hủy diệt thân thể vật lý của mình qua việc ăn uống quá độ. Uống một ly rượu không phải là sai (trừ phi là uống nhiều quá, thứ nầy có thể dẫn tới phạm tội), nhưng say sưa là sai. Có thể chẳng là sai khi hút thuốc, nhưng là sai khi làm cho cuộc sống gặp nguy hiểm với chứng ung thư, hay khiến cho thân thể chúng ta phải trở thành hạng nô lệ cho thức ăn, thức uống, hay nicotine, hoặc aspirin, hay bất cứ thứ gì khác. Những gì dứt khoát không thể là sai có thể là sai căn cứ theo cơ sở của một hay nhiều nguyên tắc theo Kinh Thánh.
Những ứng dụng
Trước hết, cho phép tôi nói với bất cứ ai ưa thích những điều tôi đã nói vì họ nhận định mối quan hệ thuộc linh của một người với Đức Chúa Trời là một vấn đề riêng tư. Họ nói với chúng ta: “Mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời là một vấn đề riêng tư, rất riêng tư”. Trong đó có một lối nói rất lịch thiệp: “Tôi không muốn nói về mối quan hệ ấy, và hơn nữa, đấy chẳng phải là việc của bạn!”
Bạn sẽ được vào trong thiên đàng chỉ khi bạn làm theo đường lối của Đức Chúa Trời, bởi đức tin riêng tư nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Thay Thế của Đức Chúa Trời là Đấng đã gánh lấy án phạt tội lỗi của bạn, và Đấng ấy là sự tiếp trợ về sự công bình của Đức Chúa Trời, là điều bạn đang thiếu sót để được sự sống đời đời. Và nếu bạn không muốn nói về điều đó, chắc chắn có việc gì đó sai lầm, vì Phaolô đã viết trong Rôma 10.9-10: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi”.
Cái riêng tư mà Phaolô đề ra là sự riêng tư trong mọi nhận thức của một người về những sự tự do cá nhân, chớ không phải sự riêng tư miễn cho bạn không bàn bạc về phương thức cứu rỗi của Đức Chúa Trời, hay sự bạn chấp nhận Ngài.
Thứ hai, tôi thấy từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, có một nhu cần giữa vòng Cơ đốc nhân về những nhận thức về tội lỗi. Khi Phaolô nói ở câu 5: “ai nấy hãy tin chắc ở trí mình”, ông đã dạy mỗi Cơ đốc nhân phải có những nhận thức riêng của mình. Thường thì trong Cơ đốc giáo tân tín hữu không được khích lệ phải nghĩ đến bản thân mình theo như Kinh Thánh dẫn dắt, mà chỉ thôi đừng làm theo thế gian và khởi sự làm theo những luật lệ và giá trị của Hội thánh và cộng đồng Cơ đốc. Chúng ta cần những người nam người nữ có nhận thức!
Tôi e là mình chưa nói đủ, các nhận thức nầy không phải là cảm xúc (“tôi cảm thấy đúng về điều đó”) nhưng các nhận thức đã bắt rễ trong lý trí, chớ không bắt rễ trong cảm xúc. “Ai nấy hãy tin chắc ở trí mình”.
Thứ ba, chúng ta thấy phần hướng dẫn trong những lãnh vực xử sự còn nghi ngại: Nếu điều nầy còn nghi ngại, thì điều nầy là ô uế. Thường thì lớp người trẻ thắc mắc nếu Đức Chúa Trời để cho họ làm điều nầy hay điều kia, khao khát bước đi gần gũi với đường biên giới của tội lỗi mà không chính xác các hậu quả của nó. Hành động nghi ngại Phaolô kêu lên: “vả, phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (câu 23).
Thứ tư, chúng ta mong Cơ đốc nhân phải sống khác. Hoặc, nói cách khác, sự hiệp một Cơ đốc không phải là cùng kiểu. Có người dường như nghĩ rằng sự hiệp một trong thân của Đấng Christ cần phải được thể hiện bởi sự nhất trí. Phaolô nói rằng sự hiệp một Cơ đốc thực được rút ra từ sự nhất trí trên các cơ sở và sự tiếp nhận yêu thương chỗ mà những yếu tố không cần thiết được quan tâm đến.
Nhận thức riêng của tôi cho rằng có nhiều sự phân rẽ giữa vòng Cơ đốc nhân căn cứ trên những vấn đề không phải là nền tảng của đức tin Cơ đốc. Những dị biệt về giáo lý không phải là những nền tảng của đức tin sẽ không làm phân rẽ Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Chính bản thân sứ đồ, một người có nhiều nhận thức lớn lao, ông viết: “Vậy, hễ những người trọn vẹn trong chúng ta, phải có ý tưởng đó; và nếu anh em tưởng đàng khác, Đức Chúa Trời cũng sẽ lấy sự đó soi sáng cho anh em” (Philíp 3.15). chúng ta thường lầm lẫn “vì đạo mà tranh chiến” (Giu-đe 3) với việc tranh chiến với người trung tín.
Thứ năm, nguyên tắc của đức tin cần phải sẵn sàng áp dụng cho nhiều người khác giống như nó đã được áp dụng cho chính đời sống của chúng ta. Những gì chúng ta thực sự nghi ngại khi chúng ta nổ lực làm biến đổi người khác theo các nhận thức riêng của chúng ta là khả năng của Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của nhiều người khác. Nhưng Phaolô viết: “Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó; -song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng” (Rôma 14.4).
Hỡi người vợ Cơ đốc, quí vị có tin cậy Đức Chúa Trời hành động trong đời sống của chồng mình theo cùng một cách thức ban cho người sự trưởng thành và sáng suốt mà quí vị đang có không? Hỡi người chồng Cơ đốc, quí vị có thể tin như thế không? Đức tin của Cơ đốc nhân là đức tin tin cậy Đức Chúa Trời soi sáng các Cơ đốc nhân khác theo khung thời gian của Ngài và phù hợp với chương trình của Ngài dành cho mỗi cá nhân.
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một lượng ân điển của Ngài trong việc xử sự với các thánh đồ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét