Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 12: "Tâm Trí Mới"



TÂM TRÍ MỚI

(Rôma 12)
Phần giới thiệu
Khi là Hiệu trưởng Thần học viện Princeton, Mục sư John Mackay thường hay nói. “Phó thác mà thiếu suy nghĩ thì đúng là cuồng tín. Nhưng suy nghĩ mà thiếu phó thác là sự tê liệt của mọi hành động” [John R.W. Stott, Your Mind Matters (Downers Grove. InterVarsity Press, 1972), p. 7].
Hai thái cực nầy luôn luôn đe dọa chức vụ hiện hành của Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Có những người bằng lòng học đạo song chẳng biết chi về sự cấp bách trong việc đưa những gì họ biết vào thực tiễn cả. Mặt khác, có những kẻ theo chủ nghĩa thực dụng, họ chỉ muốn biết điều chi phải là đủ rồi. Họ rất bận rộn không suy nghĩ theo các nguyên tắc làm nền cho hoạt động của họ. Họ sống giống như một chàng thanh niên kia chưa tốt nghiệp từ Melbourne, Úc, chàng ta đến dự một hội nghị ở Thụy điển. Khi chàng sinh viên nầy học biết một sự chống báng của sinh viên đã bắt đầu tại chính trường đại học của anh ta, anh ta mất can đảm siết chặt hai bàn tay mình. Anh ta kêu lên. “Ước gì tôi đã quay về nhà, tôi đã ở trong đó. Rồi còn gì nữa không?” [Ibid., p. 8].
Có nhiều Cơ đốc nhân ngày hôm nay đang nhướng cổ của họ lên trong hoạt động và chức vụ của họ, nhưng không may thay họ có ít ý tưởng về hoạt động và chức vụ đó. Có một số anh em muốn khích lệ chúng ta nên thoát khỏi khung giáo lý khô cằn và lạnh lẽo rồi tự mình đắm chìm với kinh nghiệm. Có những Cơ đốc nhân rất thành thực và quan tâm đúng đắn với người nghèo, kẻ bị áp bức và bị đè nén trong thế gian, nhưng họ lại có ít hay chẳng suy nghĩ gì đến những vấn đề cơ bản như các nguyên tắc Kinh Thánh xứng với sự cộng tác và xác định tư cách với các hệ phái và tổ chức liên quan tới các sứ đồ trong việc làm thoả mãn các nhu cần của họ.
Khi chúng ta tiếp cận Rôma 12, chúng ta thấy rằng Phaolô lẫn tránh cả hai thái cực nầy. Ông lẫn tránh mặt suy nghĩ thiếu sự phó thác bằng cách thách thức mỗi Cơ đốc nhân đến với một đời sống phục vụ. Ông lẫn tránh mối nguy hiểm của hoạt động mà thiếu suy nghĩ bằng cách dạy cho chúng ta biết kinh nghiệm Cơ đốc là sự phát triển của một tâm trí đã được biến đổi, một quá trình tư tưởng không được nắn đúc bởi thế gian, mà bởi Lời của Đức Chúa Trời.
Rôma 12 bắt đầu tiểu đoạn chính sau cùng của thư tín nầy. Ở các chương 1-3a, Phaolô đã khởi sự bằng cách chứng tỏ nhu cần của từng người về một sự công bình lớn lao hơn sự mà người có thể dựng lên bằng các việc làm riêng của mình. Ở các chương 3b-5, Phaolô công bố rằng một kiểu công bình của Đức Chúa Trời đã được cung ứng cho qua Thân Vị và công tác của Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là một sự công bình đáng tiếp nhận đối với Đức Chúa Trời và sẵn có cho con người trên cơ sở đức tin, chớ không trên cơ sở việc làm. Các chương 6-8 dạy cho chúng ta biết về tính cần thiết của sự nên thánh. Mặc dù sự nên thánh là cần thiết về mặt địa vị (chương 6), sự nên thánh nầy rất khó về mặt con người (chương 7). Giải pháp đã được tìm thấy trong sự tiếp trợ của Ngôi Thứ Ba Đức Chúa Trời, là Đức Thánh Linh (chương 8).
Ở các chương 9-11, Phaolô đã chuyển sự chú ý của ông vào một thắc mắc thường hay có, sự giải thích thất bại của Israel theo ánh sáng giáo ước Cũ của Đức Chúa Trời với Ápraham và mọi lời hứa ơn phước giáng trên Israel. Ở chương 9, Phaolô nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời không hề hứa ơn phước cho từng dòng dõi theo phần xác của Ápraham và mọi ơn phước của Đức Chúa Trời không chiếu theo nguồn gốc dân tộc hay chiếu theo các việc làm, mà chiếu theo sự chọn lựa khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Ở chương 10, thất bại của Israel được gắn với sự vô tín của họ. Họ đã chối bỏ ơn cứu rỗi đã được hiến cho bởi Đấng Mêsi của mình, là Đức Chúa Jêsus Christ. Ở chương 11 chúng ta được yên ủi bởi thực trạng sự chối bỏ của Israel trong hiện tại không phải là toàn phần (có một số dân sót trung tín) cũng không phải là thường trực (sự phục hồi của Israel nối theo sau ‘các kỳ dân Ngoại’). Đức Chúa Trời đã sử dụng sự chối bỏ của Israel để đem dân Ngoại đến sự cứu rỗi, và Ngài sẽ dùng sự tin tưởng của dân Ngoại để đem người Do thái đến với đức tin. Vì thế, các mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử sẽ được hoàn tất theo một phương thức hoàn toàn bất ngờ và trổi hơn mọi sự suy tưởng của chúng ta.
Đáp ứng của Cơ đốc nhân đối với ân điển của Đức Chúa Trời (12.1-2)
Chương 11 kết thúc với bài ca tụng ngợi khen đối với sự khôn ngoan và thương xót của Đức Chúa Trời chúng ta. Nhưng chỉ lời lẽ không thôi thì chưa đủ đối với sự thờ lạy một Đức Chúa Trời thể ấy. Đáp ứng của chúng ta đối với ân điển của Đức Chúa Trời phải trải dài ra trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời bởi các việc làm cũng như mọi lời nói của chúng ta. Ở các câu 1 - 2 của chương 12, Phaolô tóm tắt các hành động của sự thờ phượng mà ân điển của Đức Chúa Trời sẽ cảm thúc trong đời sống của Cơ đốc nhân, phần bày tỏ thân thể vật lý của chúng ta đối với Đức Chúa Trời là loại công cụ công bình và sự biến đổi tâm trí của chúng ta từ một tâm trí bị thế gian sai khiến, ra tâm trí được công bố bởi Ngôi Lời.
Các câu 3-8 hướng sự chú ý của chúng ta vào cách sử dụng tâm trí được đổi mới nầy đặc biệt với các ân tứ thuộc linh của chúng ta. Ân điển của Đức Chúa Trời được hiến cho chúng ta cũng là ân điển đã được hiến cho qua chúng ta bởi cách sử dụng những ân tứ thuộc linh. Các câu 9-21 mở rộng mục tiêu cho tâm trí được đổi mới như nó liên quan tới sự đáp ứng của chúng ta với con người và mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Đây là ân điển của Đức Chúa Trời cần phải được suy gẫm đến trong các mối quan hệ của con người chúng ta.
Trở lại với bức tranh lớn trong một phút, các chương 1-3a cho chúng ta biết loại công bình của Đức Chúa Trời phải cần có để được cứu. Các chương 3b-5 dạy cho chúng ta biết loại công bình của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra trong Đức Chúa Jêsus Christ. Các chương 6-8 cho chúng ta biết rằng loại công bình của Đức Chúa Trời có thể được nhận biết trong đời sống Cơ đốc qua quyền phép của Đức Thánh Linh. Sự công bình của Đức Chúa Trời đã được xác nhận ở các chương 9-11, và ở các chương 12-15 sự công bình của Đức Chúa Trời cần phải được phản ảnh thực tế trong đời sống của Cơ đốc nhân.
Các đặc điểm chính trong sự kêu gọi của Phaolô đối với sự đầu phục ở Rôma 12.1-2. Thường thì gần chùa gọi bụt bằng anh và từ khi chúng ta gặp gỡ quá thường xuyên với Rôma 12.1-2, chúng ta nghĩ mình sẽ chẳng tiếp thu được điều chi mới mẻ từ mấy câu nầy. Vì chúng ta chỉ có thì giờ để nghiên cứu các đặc điểm chính của chương 12, cho phép tôi đưa sự chú ý của bạn đến với vài chiều kích trong ơn kêu gọi của Phaolô về sự dâng mình và phục vụ.
(1) Ơn kêu gọi về sự dâng mình và phục vụ ở trong phần đáp ứng đối với ân điển thiêng liêng. Phaolô thường hay dạy rằng các điểm chuyên biệt của Cơ đốc giáo là ân điển và đức tin. Sự dâng mình của Cơ đốc nhân được thúc giục ‘vì cớ’ những sự thương xót của Đức Chúa Trời đã được mô tả trong các chương đi trước. Ấy chẳng phải ‘để’ kiếm được sự ưu ái của Đức Chúa Trời, mà để tỏ ra thái độ biết ơn sâu sắc của chúng ta đối với ân điển và sự đầu phục đối với quyền tể trị tối cao của Ngài. Các từ ngữ ‘khuyên’, ‘vậy’ và ‘thương xót’ cho thấy rằng đây chẳng phải là đòi hỏi của luật pháp, mà là một lời nài xin của ân điển.
(2) Sự khuyên nhũ của Phaolô chứa đựng cả hai: sự đầu phục và hậu quả nối theo sau. Nói chung, chúng ta nghe mấy câu nầy đã được sử dụng như một lời nài nĩ tái hiến dâng đời sống của chúng ta cho Đấng Christ. Vì lời nài nĩ thường là tình cảm và không có một nền tảng thích ứng nào về giáo lý, cá nhân được thôi thúc phải tái hiến dâng đời sống mình cho Đấng Christ. Thì của động từ nguyên thể ‘dâng’ giống như thể đây là quyết định sau cùng và dứt khoát, một việc giống như sự phó thác trong hôn nhân vậy.
Trong khi câu 1 đặt nhấn mạnh trên một sự phó thác cụ thể và cả đời, câu 2 nhấn mạnh bổn phận liên tục của Cơ đốc nhân vào sự phục vụ trong sự thờ phượng mà chúng ta đang mắc nợ đối với Đức Chúa Trời. Giống như sự đầu phục trong hôn nhân cần phải được thể hiện cách bền đỗ, cũng một thể ấy sự cung hiến của chúng ta đối với Đức Chúa Trời phải được tỏ ra từng giây phút một.
(3) Sự dâng hiến tâm trí, thân thể của chúng ta cho Đức Chúa Trời là mở đầu cho sự dẫn dắt đặc biệt thiêng liêng. “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rôma 12.2). Thường thì chúng ta ao ước Đức Chúa Trời bày tỏ chương trình của Ngài ra trong đời sống của chúng ta như một đề xuất cho chúng ta, rồi khi ấy chúng ta quyết định có đồng ý hay không đối với chương trình ấy!?! Đấy chẳng thể là trường hợp đâu, vì chúng ta thấy trong những câu nầy nguyên tắc dâng hiến trước sự đề xuất. Sự dẫn dắt thiêng liêng đến như một kết quả của sự dâng hiến. Đức Chúa Trời không ‘đặt ngọc trước mũi heo’, Ngài cũng không tỏ ra ý định cho kẻ không biết vâng phục.
(4) Sự dâng hiến và phục vụ đối với Đức Chúa Trời là một hành động của sự thờ phượng [Điểm đáng chú ý là từ ngữ Hy lạp nói tới ‘phục vụ trong sự thờ phượng’ trong câu 1 là một từ kỷ thuật nói tới sự phục vụ trong vai trò tế lễ trong bản dịch Cựu Ước tiếng Hy lạp]. Chúa chúng ta phán với người đàn bà Samari rằng Đức Chúa Trời tìm kiếm những ai thờ lạy Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. Phaolô kết luận phần biện hộ của ông về sự công bình của Đức Chúa Trời trong những cách ứng xử của Ngài với cả người Do thái và dân Ngoại với bài ca tụng ngợi khen và thờ phượng. Nhưng thờ phượng còn hơn cả sự khen ngợi và sự tôn kính phục vụ nữa. Tôi có nghe nói một người chồng bảo vợ mình rằng ông ta yêu nàng nhiều đến nỗi ông ta sẽ chết vì nàng. Nàng đáp: “Điều đó chưa cần lắm đâu, chỉ cần nhấc chồng đĩa kia lên rồi rửa hộ giúp tôi thôi”. Cũng vậy đấy, sự phục vụ của Cơ đốc nhân được coi là một hành động của sự thờ phượng. “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em” (Rôma 12.1).
(5) Sự dâng mình cho Đức Chúa Trời là một hành động hy sinh. Trong hệ thống của Cựu Ước, con người tỏ ra sự thờ phượng và tôn kính đối với Đức Chúa Trời qua các phương tiện con sinh. Cũng vậy, sự dâng thân thể của chúng ta được diễn tả qua thuật ngữ có tính cách hy sinh [“Ngôn ngữ trong mệnh đề nầy mang tính cách hy sinh; không những bản thân chữ ‘của lễ’, mà còn ‘dâng’, ‘thánh’, và ‘đẹp lòng’ đều là những từ ngữ chuyên môn. Bởi ‘thân thể’ Phaolô có ý nói tới toàn bộ con người, kể cả những phương tiện tự nó tỏ ra trong đời sống hàng ngày nữa (đối chiếu 6. 6, 12). Sự ‘thương xót của Đức Chúa Trời’ ở một mặt khiến con người dâng lên Ngài những gì là của lễ quan trọng cho sự cảm tạ; ở mặt kia, chính qua sự thương xót nầy, và chẳng qua một công trạng nào của chính chúng ta, mà con người có thể đem dâng một của lễ cho Đức Chúa Trời”. C. K. Barrett, A Commentary on the Epistle to the Rome (New York. Harper and Row, 1957), p. 231]. Bản chất của lễ của chúng ta rất khác biệt với của lễ trong quá khứ ở chỗ đây là một ‘của lễ sống’ (câu 1). Mặc dù sự đầu phục của đời sống chúng ta đối với Đức Chúa Trời có thể được xác định với một điểm nào đó, sự hy sinh của chúng ta thì phải có tính liên tục. Và sự phục vụ đối với Đức Chúa Trời thực sự là sự phục vụ có tính cách hy sinh. Nghĩa là, nói “không” đối với ao ước, ưu tiên, và khuynh hướng riêng là một sự hy sinh. Phục vụ tha nhân trong sự ưu tiên cho bản thân chúng ta là một sự hy sinh. Sự dâng mình và phục vụ mà Phaolô nài nĩ ở đây, ấy là những điều đặt mọi lợi ích riêng của chúng ta thấp hơn mọi lợi ích của Đức Chúa Trời và của tha nhân. Như có người đã nói: trước hết là Đức Chúa Trời, kế đến là tha nhân; và mình là cuối cùng.
(6) Sự dâng mình của chúng ta phải gồm cả tâm thần và thân thể. Trong thế giới Hy lạp cũng như trong thế giới của chúng ta, có một nhu cần rất thực nhấn mạnh nhu cần phải dâng thân thể mình làm những công cụ sống và thánh khiết cho Đức Chúa Trời [“Không phải là không cần thiết mà ông đã đặt ở phía trước lời khuyên thực tế phần nhấn mạnh về sự dâng thân thể. Ý tưởng về mặt đạo đức là được buông tha khỏi thân thể và các ảnh hưởng suy thoái của nó. Nhận định nầy về thân thể đi ngược lại với toàn thể bằng chứng của Kinh Thánh. Thân thể là một yếu tố không thể thiếu nơi thân vị của con người từ mặt ngoài (đối chiếu Sáng thế ký 2.7, 21-23). Sự phân hủy của thân thể là tiền công của tội lỗi và vì thế không bình thường (đối chiếu Sáng thế ký 2.17; 3.19; Rôma 5.12). Sự hoàn tất của sự cứu chuộc đang trông chờ sự sống lại của thân thể (đối chiếu Rôma 8.23; I Côrinhtô 5.54-56; Philíp 3.21). Vì vậy sự nên thánh phải đem thân thể vào phạm trù của nó. Không những có một sự cần thiết cho loại khuyên nhũ nầy dấy lên từ sự đánh giá thấp về thân thể, mà còn vì sự buông thả của tật xấu gắn chặt với thân thể so với những đánh giá về mặt đạo đức” John Murray, The Epistle to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdnans, 1968), Vol. II, p. 111]. Có một nhận định rất thịnh hành cho rằng thân thể là ác và tâm thần là thiện. Kết quả, có ít quan tâm được dành cho các việc làm đã được làm trong xác thịt. Nhưng ấy chẳng phải thân thể vật lý của chúng ta hoàn toàn bị suy đồi đâu; mà là hết thảy bổn tánh cũ của chúng ta. Đời mới của Cơ đốc nhân sẽ được tỏ ra qua thân thể.
Thomas Manton, Mục sư hệ phái Thanh Giáo, có lần là tuyên úy của Oliver Cromwell, đã ví Cơ đốc nhân bất tuân với một đứa trẻ đang gánh chịu bịnh còi xương. “Chứng còi xương làm cho cái đầu to và hai chân rất yếu. Không những chúng ta không chắc về từ ngữ, trao đổi về từ ngữ, mà còn giữ lấy nó nữa. Không những lỗ tai, cái đầu, cái lưỡi mà hai chân chúng ta phải được luyện tập nữa!” [Stott, Your Mind Matters, pp. 58-59].
Trong thời của Phaolô (cũng như trong thời của chúng ta) có sự đối ngược với hình thức bề ngoài và nghi thức ở nơi mà thân thể được sử dụng mà không có tâm thần. Phaolô kêu gọi dâng hiến cả tâm thần và thân thể cho sự phục vụ thiêng liêng. Sự dâng hiến của chúng ta cho Đức Chúa Trời được dựa theo lẽ đạo [“Nếu có một tôn giáo trong thế gian tôn cao chức vụ giảng dạy, thì đúng là phải nói rằng đó là tôn giáo của Đức Chúa Jêsus Christ. Cần phải nói rằng trong các tôn giáo khác, yếu tố giáo lý chỉ ở mức tối thiểu — việc chính yếu có cần là phần trình diễn về nghi thức. Nhưng điều nầy đặc biệt ở chỗ Cơ đốc giáo tự nó phân biệt với các tôn giáo khác — Cơ đốc giáo có giáo lý. Cơ đốc giáo đến với con người bằng sự dạy dỗ rõ ràng, tích cực; Cơ đốc giáo xưng mình là chân lý; Cơ đốc giáo đặt tôn giáo trên tri thức, dù là tri thức có thể đạt được dưới những điều kiện của đạo đức. … Một tôn giáo tách ra khỏi tư tưởng đứng đắn và cao quý luôn luôn hạ thấp toàn bộ lịch sử của Hội thánh, có khuynh hướng yếu đi, tẻ nhạt và có hại; trong khi sự hiểu biết, bị tước đi mọi quyền hạn của nó trong tôn giáo, đã kiếm được sự thỏa lòng của nó mà chẳng có, và phát triển tình trạng hợp lý hóa sự bất kỉnh” James Orr, The Christian View of God and the World, pp. 20-21, as quoted by Stott, p. 20], hiểu biết và đáp ứng với theo lý trí [“Sự phục vụ ở đây được coi là sự phục vụ có tính cách thờ phượng và vị sứ đồ đánh dấu nó là ‘theo lý trí’ vì đây là sự thờ phượng có đặc điểm mà Đức Chúa Trời chấp nhận từ sự thực nó dành được lý trí, lý do, trí khôn của chúng ta. Sự phục vụ dựa theo lý trí đi ngược lại với những gì là máy móc và tự động. Phần nhiều các chức năng của thân thể chúng ta không dành được ý chí nơi phần của chúng ta. Nhưng sự phục vụ trong sự thờ phượng ở đây bắt phải đè nén ý chí khôn ngoan lại. Bài học được rút ra từ từ ngữ ‘dựa theo lý trí’ cho rằng chúng ta không ‘thuộc linh’ theo ý nghĩa của Kinh Thánh trừ phi sự sử dụng thân thể của chúng ta được đánh dấu bởi sự dâng mình cả lương tâm và trí khôn cung kính cho sự phục vụ Đức Chúa Trời. Hơn nữa, từ ngữ nầy được coi là đi ngược lại với bề ngoài và khi đối chiếu với sự thờ phượng, như H. P. Liddon nói: ‘với nghi thức bề ngoài của người Do thái và các hệ thống thờ lạy hình tượng của tà giáo’” Murray, p. 112]. Như bản Kinh Thánh NASV ghi chú ngoài lề ở câu 1, sự dâng mình của chúng ta là một hành động thờ lạy dựa theo lý trí.
Sau nầy Mục sư Rufus M. Jones thường kể lại câu chuyện nói đến một người kia hay phản kháng: “Bất cứ khi nào tôi đi nhà thờ, tôi cảm thấy như đầu tôi được nới ra và đặt nó dưới chỗ ngồi, vì trong sự nhóm lại của tôn giáo tôi chẳng hề làm chi khác hơn là cài mở khuy áo!” [Stott, pp. 29-30].
Như chúng ta có thể thấy từ tiểu đoạn Kinh Thánh nầy, sự dâng mình của Cơ đốc nhân không những dựa trên sự hiểu biết của lý trí về giáo lý (11 chương giáo lý!), nhưng đây là một quá trình cả đời phục hồi toàn bộ cái nhìn của chúng ta về cuộc sống. Chúng ta cần phải thôi đừng thúc ép theo khuôn khổ của thế gian (sử dụng thuật ngữ của J. B. Phillip), và được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm thần mình. Sự cứu rỗi bắt đầu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới hầu đến. Chúng ta có quyền công dân được đổi từ một nước của đời nầy sang một nước thiên thượng. Giờ dây chúng ta là khách lạ và lữ khách (Philíp 3.20; I Phierơ 2.11; đối chiếu Hêbơrơ 11.13).
Sự kêu gọi nầy về sự thay đổi lòng trung thành, một hệ thống mới về các giá trị. Như chúng ta sẽ tiếp thu từ chương 13, ở đây không cấp môn bài cho việc bỏ đi những luật lệ của nhà cầm quyền dân sự, mà nó buộc chúng ta phải thần phục đối với một luật pháp cao hơn, là luật yêu thương.
Cơ đốc nhân dâng mình không phải là người có những hành vi được nắn đúc bởi những sở thích hay ham muốn riêng, người cũng không làm theo các giá trị và mục tiêu của thế gian ở quanh người. Cơ đốc nhân là người có đời sống thích ứng với Lời của Đức Chúa Trời và toàn bộ quá trình tư tưởng của người đã được nắn đúc lại. Giống như tại sự sa ngã, mọi khả năng về trí khôn của con người đã bị suy thoái, cũng một thể ấy kinh nghiệm Cơ đốc sẽ trở thành quá trình của cả cuộc đời tái nắn đúc lại suy tưởng của chúng ta trong sự thích nghi với Lời của Đức Chúa Trời và ý chỉ của Ngài.
Trách nhiệm phục vụ cuộc chạy của Đức Chúa Trời cho thân thể của Cơ đốc nhân (12.3-8)
Một số nhà giải kinh đã tìm được sự kết nối giữa câu 1 và 2 và phần còn lại của chương nầy. Tôi hiểu hai câu đầu phải là phần giới thiệu và là phần tóm tắt đoạn còn lại của thư tín. Các câu 1 và 2 là lời kêu gọi dâng mình và phục vụ, trong khi những câu còn lại là phần mô tả sự phục vụ ấy. Hai câu nầy là lời khuyên tổng quát dành cho thánh đồ, trong khi các câu còn lại là rất đặc biệt.
Nhưng sự kết nối giữa các câu 1 và 2 và 3-8 thậm chí còn rõ ràng hơn. Chúng ta được khuyên bảo thôi đừng để cho thế gian ‘nắn đúc chúng ta trong khuôn khổ của nó’ và phải biến đổi trong sự đổi mới của tâm thần chúng ta. Các câu 3-8 cung ứng cho chúng ta bài tập đầu tiên của tâm thần mới mẻ nầy. Không có gì là ngẫu nhiên khi gốc rễ Hy lạp nói tới ‘tư tưởng’ [think] được thấy có bốn lần trong câu 3: “Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người” [For I say to everyone among you by means of the grace given me not to overthink beyond what is proper to think, but to think so as to think soberly and sanely, in accordance with the measure of faith God has given to each of you” (Rôma 12.3, diễn dịch của tôi).
Làm sao một người thấy được đời sống mình đã được nắn đúc lại bởi một tâm thần đã được đổi mới? Bằng cách sử dụng tâm thần ấy rồi vâng theo những điều nó xác định. Việc đầu tiên chúng ta cần phải làm với tâm thần mới của mình là suy nghĩ về các ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để phục vụ thân thể của Đấng Christ, là Hội thánh. Cho phép tôi đưa ra vài lưu ý trong các câu 3-8:
(1) Lẽ đạo nói tới các ân tứ thuộc linh là cơ bản và cốt yếu cho kinh nghiệm Cơ đốc của chúng ta. Cho nên không thể là không quan trọng khi các ân tứ thuộc linh là đề tài đầu tiên Phaolô mở ra cho Cơ đốc nhân áp dụng vào đời sống của mình. Phần nhấn mạnh đến các ân tứ thuộc linh trong thư tín I Côrinhtô cũng cho chúng ta biết đây là lẽ thật cơ bản, nền tảng cho các Cơ đốc nhân chưa trưởng thành phải nắm bắt và áp dụng.
(2) Các ân tứ thuộc linh phải được tiếp cận với một tâm thần mới. Trong việc tiếp cận với các ân tứ thuộc linh, có hai thái cực phải tránh, một là mơ tưởng và hai là sự hạ mình giả dối của kẻ vô tín. Có người nghĩ vấn đề các ân tứ thuộc linh nầy theo các giới hạn họ sẽ ra giống với ai — một Billy Graham hay người tương tự. Đấy không phải là suy nghĩ thực tế. Nhiều người khác đang khiêm nhường giả tạo hoặc là không tin, họ sẽ nói: “Tôi không nghĩ là mình có một ân tứ nào đó”. Chúng ta sẽ lấy cái nhìn thành thực, theo Kinh Thánh mà giữ một vài việc trong trí.
(a) Chúng ta phải suy nghĩ trong các giới hạn thực tế. Nếu chúng ta không có một khả năng nào truyền đạt bằng lời nói, thì không chắc chúng ta được ơn rao giảng. Nếu chúng ta không quen biết với đau khổ và tai vạ, thì tưởng mình có ơn thương xót là điều phi thực tế.
(b) Chúng ta phải suy nghĩ trong các giới hạn của ân điển. Các ân tứ thuộc linh là sự tỏ ra ân điển của Đức Chúa Trời đổ ra qua chúng ta. Phaolô nói qua ân điển (về địa vị sứ đồ) đã ban cho ông (câu 3). Ông nói trong câu 6 rằng chúng ta có “ơn đã ban cho chúng ta”. Thậm chí chữ ‘charismata’ “ơn” (câu 6) là phát sinh của chữ charis, ân điển. Điều nầy có ý nói ơn ấy không đến từ chúng ta, mà đến từ Đức Chúa Trời, không đáng được, mà được hiến cho cách rời rộng. Khi chúng ta đã nhận lãnh rời rộng các ân tứ của mình, cũng vậy chúng ta phải cung ứng chúng cho người khác cách rời rộng.
(c) Chúng ta phải suy nghĩ trong các giới hạn của sự phục vụ. Rõ ràng là các ân tứ mang hàm ý phục vụ cho tha nhân. Chúng không được ban cho chủ yếu vì ích riêng của chúng ta, mà vì ích của thân thể (các câu 4-5). Khu vực phục vụ của chúng ta, ấy là khung sinh hoạt mà vì đó các ân tứ trang bị cho chúng ta. Chúng ta không nên lấy sự phục vụ của mình phỏng theo khuôn khổ của người khác, vì mỗi người có sự đóng góp đặc biệt của mình cho thân thể (câu 4).
(d) Chúng ta phải suy nghĩ trong các giới hạn của đức tin. Đời sống Cơ đốc là một đời sống của đức tin. Ân điển không bao giờ thích ứng với hoạt động sôi nổi, mà thích ứng với đức tin. Cũng vậy, ân điển của Đức Chúa Trời đã tỏ ra trong các giới hạn của ân tứ thuộc linh thích đáng với đức tin. Mặc dù chúng ta không dám có ‘tư tưởng cao quá lẽ’ về các ân tứ, chúng ta cũng không đánh giá thấp những gì Đức Chúa Trời có thể hoàn tất qua chúng ta. Chắc chắn chúng ta hết thảy đều đồng ý rằng cần phải lấy nhiều đức tin cho chúng ta kết luận rằng Đức Chúa Trời sẽ sử dụng chúng ta để đạt được mọi mục đích của Ngài [Khi chúng ta nhìn lại cuộc đời của Ghi-đê-ôn ở Các Quan Xét 6.36, 37, cái điều mà Ghi-đê-ôn đã vật vã với không phải là sự dẫn dắt của Chúa, mà là vấn đề đức tin. Ghi-đê-ôn vốn biết rõ rằng Đức Chúa Trời đã định giải phóng dân sự Ngài ra khỏi vùng đất Ma-đi-an; cái điều ông không thể tin, ấy là Đức Chúa Trời đã làm việc ấy qua ông].
Tôi hiểu cách bày tỏ ‘y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người’ (câu 3) đề cập tới đức tin phục vụ mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng Cơ đốc nhân. Giống như Đức Chúa Trời ban đức tin phục vụ cho người không tin Chúa để tin theo (Êphêsô 2.8; Philíp 1.29), cũng vậy Ngài ban cho mỗi Cơ đốc nhân một lượng đức tin phục vụ để tin cậy Ngài vận hành qua đời sống của người để chúc phước cho nhiều người khác [“‘Đức tin’ ở đây có ý nghĩa khác biệt đối với ý nghĩa nó có trong phần đầu của thư tín; ở đây nó chỉ ra quyền phép thuộc linh được ban cho từng Cơ đốc nhân để người dốc hết trách nhiệm đặc biệt của mình; đối chiếu: ‘theo lượng đức tin’ ở câu 6 (NEB ‘theo lượng đức tin của một người’).” F. F. Bruce, The Epistle of Paul to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1963), pp. 227-228]. Nói theo cách thiêng liêng, tính hiệu quả của chúng ta được quyết định bởi Đức Chúa Cha (I Côrinhtô 12.6), nhưng nói theo con người, tính hiệu quả ấy nương trên đức tin của chúng ta (một đức tin hoàn toàn đến từ Đức Chúa Trời, câu 4).
(3) Danh sách các ân tứ thuộc linh Phaolô đưa ra là danh sách chưa hoàn chỉnh. Phaolô không cho rằng các ân tứ được liệt kê ra ở các câu 6-8 chỉ là các ân tứ sẵn có. Một sự so sánh với I Côrinhtô 12, Êphêsô 4I Phierơ 4 cho chúng ta biết bảng danh sách nầy chưa hoàn toàn. Thực vậy, tất cả các ân tứ được nhắc tới trong Tân Ước có thể không là một danh sách hoàn chỉnh. Thật là quan trọng khi các ân tứ được gọi là phong phú chưa được nhắc tới.
Trước khi chúng ta tiếp tục, chúng ta hãy xác định vắn tắt các ân tứ đã được liệt kê ra ở đây:
Lời tiên tri
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để làm chứng trực tiếp và hoàn toàn cho Đức Chúa Trời, về những thực tại trong hiện tại và tương lai.
Phục vụ
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để phục vụ các nhu cần thuộc linh của các thánh đồ qua sự phục vụ các nhu cần thuộc thể và vật chất của họ.
Dạy dỗ
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để truyền đạt các lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.
Khuyên bảo
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để khích lệ và yên ủi.
Bố thí
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để phục vụ tha nhân bằng cách làm thoả mãn các nhu cần vật chất (hay tiền bạc) của họ.
Lãnh đạo
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để tác động và vận hành dân sự của Đức Chúa Trời.
Thương xót
Khả năng Đức Chúa Trời ban cho để phục vụ cho người được thương xót.
(4) Các ân tứ thuộc linh sẽ quyết định những điều chúng ta ưu tiên. Hãy cùng xem với tôi ở câu 7 và 8a. “ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo” (Rôma 12.7, 8a). Phần nhấn mạnh ở các câu nầy, ấy là chúng ta phải dâng mình vào việc làm theo những điều chúng ta được ơn phải lo làm. Nếu ân tứ của bạn là dạy dỗ, thì hãy dạy dỗ. Khi có quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian để làm chúng, hãy dâng mình để làm những điều mà Đức Chúa Trời đặc biệt trang bị cho bạn lo làm.
(5) Mỗi ân tứ thuộc linh đều có những khó khăn đặc biệt của nó. Trong các câu nầy về những ân tứ thuộc linh, chúng ta được dạy cho phải suy ra rằng mỗi ân tứ thuộc linh đều có những khó khăn đặc biệt của nó. Tôi tóm lại rằng mối nguy hiểm của vị tiên tri là lạm dụng ân tứ nói tiên tri bằng cách đi quá những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra và các ý tưởng của ông vượt quá những điều Đức Chúa Trời đã cảm thúc, một mối nguy hiểm hoàn toàn chẳng có gì lạ đối với nhà truyền đạo.
Ai bố thí thì bố thí với sự giản dị. Tính giản dị trong Tân Ước có ý nói tới cả hai: sự thành thực của động lực và tính hào phóng. Kẻ bố thí đang ở trong mối nguy hiểm với việc sống keo kiệt với các ân tứ của mình hay trong việc bố thí vì những mục đích kín đáo, giống như sự công nhận và ngợi khen mà người sẽ được.
Ai cai trị thì phải cai trị với sự siêng năng (câu 8). Đặc biệt trong công việc của Chúa có trạng thái tâm lý cho rằng đây là công việc của Chúa, bất kỳ nổ lực nào cũng là đủ. Có thể đó là công việc tình nguyện, và bất cứ gì là tình nguyện không nhất thiết phải đặt ở hàng đầu. Tôi thường nghe câu nói: “Việc nầy đủ là việc làm của nhà nước”. Nói như thế dường như rất nguy hiểm cho cấp lãnh đạo Cơ đốc, đặc biệt khi người nào đang thiếu sự đầu phục.
Sau cùng, người nào được ơn với lòng thương xót đang ở trong mối nguy hiểm phát triển một nhân cách rất khó chịu. Chẳng có gì bị chễnh mãng và chẳng ai lưu ý tới hơn công việc giữa vòng kẻ chẳng được yêu thương. Thường thì công việc không được ban thưởng nằm trong những giới hạn thành đạt hay những lời nói cảm tạ trong sự biết ơn. Có nhiều lúc giống như chúng ta có thể làm một việc cho Đức Chúa Trời nhưng với một thái độ bực bội. Một việc làm như thế sẽ không đạt tới cứu cánh đáng mong ước của nó.
Với sự tôn kính đối với các ân tứ thuộc linh chúng ta phải hiểu rằng chúng là một sự tỏ ra của ân điển thiêng liêng, được làm cho thích đáng bởi đức tin, được ban cho từng thánh đồ để tấn tới và trưởng dưỡng trong thân thể của Đấng Christ. Chúng ta cần phải khám phá ra các ân tứ của mình qua sự luyện tập tâm thần mới rồi đặt các ân tứ của chúng ta vào sử dụng, chú ý những mối nguy hiểm kèm theo với từng ân tứ. Theo cách nầy, ân điển của Đức Chúa Trời góp phần đưa Cơ đốc nhân vào phục vụ trong Thân và trong thế gian.
Ân điển của Đức Chúa Trời được phản ảnh trong các mối quan hệ (12.9-21)
Không có một chỗ nào đối chiếu giữa phương thức suy tưởng của thế gian và tâm thần được biến đổi trở nên rõ ràng hơn ở các câu 9-21. Ở đây chúng ta thấy tâm thần mới được minh họa trong những dòng diễn giải của Phaolô cho các mối quan hệ của con người.
Yêu thương thành thực (các câu 9-10). Tình yêu của thế gian dường như ngoài phạm vi luân lý, thường là phi đạo đức. Tình yêu mà chúng ta thấy được phản ảnh trên màn hình TV là thứ tình cảm không chung thủy. Đây chẳng phải là yêu thương thành thực chi hết. Yêu thương thành thật không được tách rời khỏi đạo đức. Yêu thương thành thật bám vào điều chi là thiện và ghét điều chi là ác. Trạng thái đạo đức cho chúng ta biết tình dục tiền hôn nhân là tốt nếu được thực thi trong tình yêu. Loại suy tưởng theo Kinh Thánh cho chúng ta biết sẽ chẳng phải là tình yêu nếu nó ở ngoài ràng buộc của hôn nhân.
Tình yêu thương tự tỏ ra trong Hội thánh qua sự tin kính với nhau. Tình yêu ấy nắm lấy người khác trong sự tôn trọng, và cung ứng cho người kia chỗ được ưa thích. Yêu thương thành thật tìm kiếm sự tốt đẹp của anh em mình, thậm chí với sự tốn kém của chính mình. Tình yêu của thế gian tìm kiếm sự vừa lòng riêng tư, thậm chí với phí tổn của người khác.
Nhịn nhục và siêng năng (các câu 11-12). Bản tánh Cơ đốc được đối chiếu với bản chất của thế gian, trong đó nó chịu đựng sự khó nhọc và những khó khăn: “…Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa. Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện” (Rôma 12.11,12). Phải có một sự siêng năng và sốt sắng trong đời sống chúng ta không giống mẫu của những người khác. Trong khi Cơ đốc nhân hầu việc Đức Chúa Trời với lòng sốt sắng, quan điểm rộng rãi trong thế gian nhận định họ là cuồng tín. Cơ đốc nhân được đánh dấu bởi sự hy vọng; còn thế gian được đánh dấu bằng sự thất vọng. Cơ đốc nhân vững chãi trong những cơn thử thách và hoạn nạn; còn người chưa được cứu thì bó tay. “Nếu bạn không thể đánh họ, thì hãy tham gia với họ” là phương châm của thế gian. Cơ đốc nhân phải siêng năng trong đời sống cầu nguyện của mình, trong khi người chưa tin Chúa suy nghĩ làm thế chỉ để mất thì giờ.
Ý thức đến người khác và mọi nhu cần của họ (các câu 13-16). Đường lối của thế gian là tìm kiếm nhân vật số 1. Như trong câu chuyện nói tới Người Samari Nhơn Lành, thế gian bước qua một bên người đang có cần, vì người ấy chỉ tiêu biểu cho cái “nợ”, một đòi hỏi về thì giờ và tiền bạc của chúng ta. Thế gian đề nghị chúng ta tiêu pha tiền bạc và thì giờ của chúng ta với những kẻ nào có thể giúp cho mọi lợi ích riêng của chúng ta. Nhưng hãy chú ý đường lối của Cơ đốc nhân.
“…Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách. Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa. Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan” (Rôma 12.13-16).
Cơ đốc nhân quan sát một nhu cầu về vật chất và làm thỏa mãn nhu cần ấy (câu 13). Cơ đốc nhân mở rộng cửa nhà mình cho những người cần được tiếp đãi. Đường lối của thế gian được tỏ ra qua phương châm nầy: “Một vị khách giống như một con cá. Sau ba ngày người ấy bốc mùi”.
Cơ đốc nhân đáp ứng với sự chết nhạo và chối bỏ bằng cách thốt ra một lời nói ân hậu, thay vì là rủa sả. Cơ đốc nhân rất thoải mái với những kẻ nói năng khiêm nhường và không phụ giúp cho kẻ giàu có. Cơ đốc nhân biết rõ bản thân mình, tình trạng tội lỗi của mình và sự lạc sai của tấm lòng mình. Cơ đốc nhân không kiêu ngạo, song phải khiêm nhường.
Không báo thù (các câu 17-21). Đường lối của thế gian hết thảy đều rất rõ nét trong các giới hạn đáp ứng của chúng ta với những kẻ gây tổn thương cho chúng ta. Hãy bỏ chúng đi!
“Chúng tôi, những người Cộng sản có nhiều việc phù hợp với những sự dạy của Đức Chúa Jêsus Christ”, Nikita Krushchev, cựu thủ tướng của nước Nga, từng phát biểu với giới báo chí Mỹ. Ông nói tiếp: “Điểm khác biệt duy nhứt của tôi với Đấng Christ, ấy là khi có ai đánh vào má phải của tôi, tôi đánh lại vào má trái của hắn mạnh đến nỗi đầu hắn sẽ rớt ra”.
Như Tấn sĩ MacIver, giáo sư khoa chính trị học ở Đại học đường Columbia, đã nói: “nguyên tắc trong chiến tranh là phải làm cho kẻ thù giống như hắn làm cho bạn, mà phải làm việc ấy trước”.
Như Augsburger bình luận: “Đấy chỉ là luật ăn miếng trả miếng: ‘Hãy trả cho người ta giống như họ đã làm cho bạn’. Hoặc thậm chí tệ hại hơn: ‘Hãy làm cho người khác giống như bạn mong họ làm cho bạn vậy’”.
Chẳng có chỗ nào cho loại suy tưởng nầy trong đời sống Cơ đốc. Chúng ta cần phải phấn đấu để đạt tới tầm cỡ hòa thuận tối đa (câu 18). Chúng ta cần phải công nhận rằng sự báo thù là đặc quyền của Đức Chúa Trời, chớ không phải là đặc quyền của chúng ta (câu 19). Đáp ứng của chúng ta là lấy thiện báo ác, không phải để cho kẻ thù của chúng ta phải đau khổ, mà là đem cho hắn sự ăn năn và phục hồi lại.
Phần ứng dụng
Một vài lẽ thật gây ấn tượng vào tâm trí của chúng ta từ chương quan trọng nầy:
(1) Ân điển của Đức Chúa Trời rất rõ ràng trong Rôma 1-11 sẽ tác động và buộc chúng ta phải dâng tâm trí mình. Có bao giờ bạn quyết dâng mọi sự bạn hiện hữu và có cho Đức Chúa Trời chưa? Sau khi trở lại đạo, đấy là điểm khởi sự của đời sống Cơ đốc. Sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và kinh nghiệm sự sống dư dật đều nương vào điểm ấy. Nếu bạn chưa bao giờ phó thác mọi sự bạn đang sống và có cho Đức Chúa Trời với thái độ biết ơn vì sự cứu rỗi đời đời và vì sự khôn ngoan và ân điển vô hạn của Ngài, tại sao không làm việc ấy ngay bây giờ?
(2) Lẽ đạo về các ân tứ thuộc linh là lẽ đạo rất quan trọng và rất cơ bản không thể xem nhẹ được. Bạn có biết rõ ân tứ thuộc linh của mình không? Có phải thứ tự ưu tiên của bạn đã được quyết định bằng ân tứ của bạn không? Có phải bạn là một công cụ của ân điển và phước hạnh khi bạn luyện tập ân tứ của mình?
(3) Kinh nghiệm Cơ đốc là kinh nghiệm có quan hệ với cả thân thể và lý trí. Tình cảm của chúng ta đáng vai trò quan trọng trong sự thờ phượng của chúng ta, nhưng nếu sự thờ phượng và sự phục vụ của chúng ta là được đẹp lòng ở trước mặt Đức Chúa Trời, thì đó là thông minh đấy. Trong Cơ đốc giáo, chúng ta đừng bao giờ gục đầu xuống và đặt chúng trên cái kệ cái gì cũng biết. Chúng ta phải có suy tưởng của mình được biến đổi bởi Lời của Đức Chúa Trời, và chúng ta sẽ sử dụng tâm trí mình theo một phương thức mà chưa hề kinh nghiệm trước đây.
(4) Sự đổi mới của tâm thần chúng ta diễn ra khi chúng ta dầm thấm Kinh Thánh. Phaolô đã viết từ chương 12, câu 3, nói cho chúng ta biết cách thức tâm trí chúng ta sẽ suy tưởng trong các giới hạn của cuộc sống Cơ đốc. Bạn sẽ không bao giờ làm cho tâm trí mình được ra mới bằng cách đọc báo chí hàng ngày hay xem truyền hình.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp chúng ta sống đời sống của chúng ta theo một phương thức đẹp lòng Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét