Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Đồn lũy tha thứ



Đồn lũy tha thứ
Một thời gian ngắn sau khi được tuyên bố trắng án, Tổng Thống Bill Clinton đã bước lên bục đặt ngay ở bên ngoài Nhà Trắng và đưa ra một vài lời bình. Rồi ông quay trở lại bên trong và lúc ông đang đi thì có người đứng trong chỗ dành cho các phóng viên lớn tiếng hỏi: "Thưa Tổng Thống Clinton, Ngài có thể tha thứ không?” Tổng Thống quay trở lại bục gỗ kia đáp: "Người nào cầu xin sự tha thứ phải bằng lòng ban nó ra”.
Chúa Giêxu khi dạy cho các môn đồ Ngài cầu nguyện, Ngài dạy họ rằng khi họ xin được tha thứ họ phải bằng lòng tha thứ.
Mathiơ 6.12: “Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi”.
Sau khi nghe tiếng “Amen” thốt ra, Chúa Giêxu ban ra phần huấn thị sâu sắc hơn về sự tha thứ, cốt lõi của sự tha thứ ấy là . . .đừng mong sự tha thứ nếu quí vị không tha thứ.
Mathiơ 6.14-15: “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
Sau khi nghe lời dạy của Chúa Giêxu, có những thắc mắc đã dấy lên . . .
Quí vị đã được tha thứ chưa?
Quí vị có thể tha thứ không?
Quí vị có thể tha thứ cho ai?
Quí vị đã tha thứ chưa?
Trong Mathiơ 24, Chúa Giêxu cảnh cáo rằng trong những ngày sau rốt có nhiều người sẽ bị tổn thương, bị phản bội, và thù ghét lẫn nhau. Vì tình trạng phi luật pháp, không có lời Đức Chúa Trời trong tấm lòng của nhiều người nam và người nữ, tình yêu thương sẽ nguội dần.
"Nếu chúng ta đạt tới mức tình yêu cao cả nầy, chúng ta sẽ liên tục bị buộc phải đưa ra sự lựa chọn giữa sự thương xót và sự không tha thứ. Nếu chúng ta không ăn ở trong một thái độ luôn tha thứ, chắc chắn chúng ta sẽ trở thành con mồi cho một tâm linh cay đắng" -- Francis Frangipane
Sự tha thứ dường như là một trong những kinh nghiệm vừa ngọt vừa đắng ở chỗ nó ngọt ngào khi nhận lãnh sự tha thứ, nhưng cay đắng ở những thời điểm khi chúng ta phải ban ra sự tha thứ. Muốn có khả năng yêu thương và tha thứ, điều nầy đặt chúng ta vào Đồn Lũy Tha Thứ. Còn từ chối không tha thứ cho người khác đặt chúng ta vào Đồn Lũy Không Tha Thứ của ma quỉ.
1. ĐỒN LŨY KHÔNG THA THỨ:
Mathiơ 5.15: “Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
Đối ngược với sự tha thứ là . . .
Sự tức tối – muốn bịnh khi có việc gì sai trái, sĩ nhục, hay tổn thương.
Đỗ thừa – hiểu trách nhiệm
Phê phán – tìm thấy lỗi lầm
1a. Tù túng về mặt thuộc linh:
Mathiơ 18.33-35: “Ngươi há lại chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao? Chủ nổi giận, phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy”.
Từ chối không tha thứ là tự áp đặt cho mình sự tù túng. Bao lâu chúng ta từ chối không tha thứ, một phần trong chúng ta bị tù túng đối với quá khứ, là chỗ mà chúng ta được nhắc nhớ về nỗi đau thương của mình.
Chúng ta đang ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời “ở đây và ngay bây giờ”. Thế nhưng khi chúng ta từ chối không tha thứ, chúng ta không đang sống ở đây hoặc ngay bây giờ, mà đang sống trong quá khứ, và chúng ta tự dứt bỏ đối với những gì Đức Chúa Trời muốn thực thi trong đời sống của chúng ta ngay hôm nay. Chúng ta tự bỏ tù mình cùng với mọi cảm xúc đau thương và cay đắng của sự không tha thứ.
Cho tới chừng nào chúng ta có thể tha thứ như Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta, chúng ta chưa được buông tha trọn vẹn hầu tiếp tục sống với đời sống của chúng ta.
2b. Sự chết về mặt thuộc linh:
Có những người trong đời sống chúng ta mà chúng ta không tha thứ và chúng ta không yêu thương họ. Sự chết thuộc linh sinh ra từ đời sống từ chối không chịu tha thứ. Về mặt thuộc linh, chúng ta chết ngay điểm mà chúng ta đánh mất khả năng yêu thương giống như Đức Chúa Trời yêu thương.
Bất cứ ai nói: "Cuộc sống không công bằng!" thì luôn luôn đúng! Nhưng chúng ta khao khát sống trong điều chi là “công bằng” đối cùng chúng ta khi điều chi là công bằng chỉ có thể phán đoán trong con mắt của cõi đời đời. Luôn luôn nhận thấy mình như bị đối xử “bất công” sẽ đẩy chúng ta đi xa hơn, vào trong sự tự tù túng, đến chỗ chúng ta mất tập trung vào Đức Chúa Trời, là nguồn sự sống, và chúng ta đang chết khi cỡi trên lưng con ngựa báo thù.
Đồn lũy không tha thứ là đồn lũy không có sự thương xót.
2. ĐỒN LŨY THA THỨ:
Mathiơ 6.14: “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi”.
Sự tha thứ:
Bằng lòng thôi không tức tối nghịch lại kẻ gây mích lòng.
Bằng lòng thoải mái khi trả một món nợ.
Bằng lòng chấp nhận lý cớ sai lầm hay yếu đuối.
Đức Chúa Trời rất sốt sắng khi tha thứ. Ngài khao khát bày tỏ ân điển đối cùng chúng ta. Ngài khao khát muốn tha thứ và hủy bỏ món nợ.
Dân số ký 14.18: “Đức Giê-hô-va vốn chậm nóng giận và đầy ơn; hay xá điều gian ác và tội lỗi; nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời”.
Tha thứ cho ai đó là quá nhiều đối với quí vị một khi đó là người mà quí vị sẽ tha thứ.
1a. Sự tự do thuộc linh
Mathiơ 18.1-22: “Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy”.
Chúa Giêxu đang dạy điều gì ở đây? Phải chăng đây là sự tha thứ theo kiểu toán học hay sự tha thứ không giới hạn? Sự tha thứ theo kiểu toán học nói về sự xúc phạm lần thứ 491 tôi không nên tha thứ. Sự tha thứ không giới hạn nói tôi sẽ tha thứ không dứt vì tôi không bị gò bó hay tù túng bởi sự xúc phạm. Về mặt thuộc linh, tôi sống tự do để tha thứ và cứ tiếp tục sống.
Khi tôi được kêu gọi để bắt đầu học tập để bước vào chức vụ, Đức Chúa Trời đã hành động trên tấm lòng của tôi để bắt đầu quá trình tha thứ cho cha tôi. Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho tôi thấy rằng sự tôi tha thứ cho ông ấy là rất quan trọng nếu tôi sắp sửa bắt tay phục vụ cho tha nhân. Tôi đã đấu tranh với sự tha thứ cho ông trong nhiều lần tổn thương mà ông đã áp đặt trên tôi, mẹ tôi, anh chị em tôi.
Nhưng Đức Chúa Trời cứ tiếp tục hành động trong tấm lòng của tôi cho tới một ngày kia, tôi biết mình phải đi gặp cha tôi để tha thứ và cầu xin được tha thứ. Ngày ấy thật là gay go và rất khó chịu. Tôi đã đến gần cha tôi và cầu xin ông tha thứ cho tôi vì đã tức tối, cay đắng, và tâm thần chỉ trích, phê phán đối cùng ông. Ông nói ông đã tha cho tôi rồi. Kế đó tôi nói với ông tôi đã tha thứ cho ông, và ông nhìn tôi rồi nói: "Ta cần con tha thứ cho ta vì những điều ta đã làm cho con". Hết thảy những năm tháng tức tối và cay đắng tự lưu đày mình đã khởi sự biến mất trong tôi. Tôi cảm thấy những chấn song đóng lại trong tôi một lần nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã nhắc cho tôi nhớ tôi sẽ được tự do nếu tôi chịu tha thứ. Những chấn song lìa khỏi tôi và tôi nói với cha tôi: "Bố ơi, con không có mặt ở đây để nói tới những gì bố đã làm cho con, nhưng để tha thứ và được tha thứ hầu cho con có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Con yêu bố và con tha thứ cho bố". Tôi ra về như một con người tự do và được tha thứ không còn bị ràng buộc bởi đồn lũy không tha thứ nữa.
2b. Sự sống thuộc linh:
Ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho để sống vượt cao lên trên, trổi hơn kẻ làm sự xúc phạm và sự xúc phạm, từ đó có sự tự do. Sức khoẻ lành mạnh và sự tấn tới về mặt thuộc linh trong cuộc sống khi có sự tha thứ.
Nằm giữa sự cầu nguyện xin được tha thứ và sự lựa chọn để tha thứ trong Mathiơ 6 là niềm hy vọng và sự khao khát của Cơ đốc nhân được dẫn ra khỏi những giờ cám dỗ.
Mathiơ 6.13: “Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! [Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.]”
Có những lúc khi chúng ta bị cám dỗ không tha thứ cho ai đó. Chúng ta phải tin cậy Đức Chúa Trời vì quyền phép của Ngài lớn hơn sự cám dỗ.
I Côrinhtô 10.13: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”.
Đời sống thuộc linh dẫn tôi vào sự tự do thoải mái phục vụ vì tôi tha thứ không giới hạn.
Mathiơ 5.44-45: “Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác”.
Tự do để tha thứ giờ đây nói Ta được tự do để…
Làm lành cho họ
Cầu nguyện cho họ
Yêu thương họ
Tha thứ cho họ
"Mỗi lần quí vị nói: 'Lạy Cha, con chọn yêu thương; con chọn tha thứ; con chọn quên đi mà không giữ sự cay đắng và không tha thứ đối cùng con người đó', quí vị đang nắm lấy bổn tánh của Đấng Christ. Hãy vui mừng đi! Chúa Giêxu đang ngự trên tấm lòng của quí vị! Quí vị đang bước vào đồn lũy của Đức Chúa Trời " -- Francis Frangipane
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét