Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Đồn lũy Cảm Tạ



Đồn lũy Cảm Tạ
"Tính cách đời sống của bạn, dù bạn thích hay ghét cuộc sống đó, dựa theo thái độ cảm tạ mà bạn dành cho Đức Chúa Trời. Thái độ của chúng ta quyết định sự sống đối với chúng ta là một nơi sướng hay khổ" -- Franis Frangipane
Cảm tạ là một phần trạng thái của tấm lòng. Những người có đời sống được nâng đỡ bằng sự cảm tạ sẽ thấy đời sống khấm khá hơn, trong khi người nào không biết cảm tạ sẽ thấy cuộc sống càng lúc càng tệ hại hơn.
Mỗi một người chúng ta đều có cùng một cơ hội như nhau khi tận hưởng các đoá hoa hồng hoặc than phiền về các mũi gai. Đối với người nào chọn tận hưởng và biết cảm tạ, họ được chuẩn bị tốt để đứng vững trong ngày gian nan hơn hạng người chỉ biết than phiền.
Thi thiên 9.9: “Đức GIÊHÔVA sẽ làm nơi náu ẩn cao cho kẻ bị hà hiếp, một nơi náu ẩn cao trong thì gian truân”.
Đối với chúng ta, chính tư tưởng sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời trong lúc gian nan làm cho tấm lòng phải thốt lên một lời cảm tạ.
1. MỐI NGĂN TRỞ SỰ CẢM TẠ:
Đối với nhiều người đây không phải là câu nói cảm tạ, mà là câu nói thất vọng và than phiền: "Nếu Đức Chúa Trời thực sự yêu thương tôi, Ngài sẽ không để điều nầy xảy ra cho tôi!"
Trong lời lẽ của tác giả Thi thiên: . . . “Nguyện người ta ngợi khen Đức GIÊHÔVA vì sự nhơn từ Ngài, và vì các công việc lạ lùng Ngài làm cho con loài người!" – Thi thiên 107:8,15,21,31
Nhiều khi chúng ta rất giống với Giôna chỉ cảm tạ có một phút thôi, nhưng sau đó tức khắc chúng ta nổi cơn giận dữ và chao đảo.
Giôna 4.6-9: “Vả, Đức GIÊHÔVA sắm sẵn một dây giưa cao lên bên trên Giôna, đặng phủ bóng trên đầu người, và cứu người khỏi sự khổ cực. Giôna rất vui vì cớ dây ấy. Nhưng bữa sau, vừa lúc hừng đông, Đức Chúa Trời sắm một con sâu, sâu chích dây ấy đến nỗi héo. Đoạn, đến khi mặt trời mọc, Đức Chúa Trời sắm gió cháy thổi từ phương đông, và mặt trời giọi xuống trên đầu Giôna, đến nỗi ngất đi, và cầu chết mà rằng: Về phần tôi, chết còn hơn sống! Đức Chúa Trời bèn phán cùng Giôna rằng: Ngươi nổi giận vì cớ dây nầy có nên không? Người thưa rằng: Tôi giận cho đến chết cũng phải lắm”.
Nhiều đoàn dân đông trong xứ chúng ta đã trở thành hạng chuyên gia về khoa đau khổ" – (Francis Frangipane). Con người là chuyên gia tiên đoán mọi việc và mong mỏi cái thế giới bất toàn nầy đối xử đàng hoàng với họ. Chúng ta đã trở thành một dân vô ơn bạc nghĩa . . . khi tinh thần không biết cảm tạ đang cai trị tấm lòng của chúng ta.
Trong một số nơi ở Mexico các dòng nước nóng và dòng nước lạnh được thấy song hành với nhau – và vì sự thuận lợi của hiện tượng thiên nhiên nầy mà nữ giới thường đem quần áo ra giặt và đun sôi chúng trong các dòng nước nóng, rồi kết đó đem xả chúng trong các dòng nước lạnh. Một du khách, ông nầy đang quan sát cách làm nầy đã lên tiếng phê bình với hướng dẫn viên người Mexico của ông như sau: "Tôi tưởng rằng họ nghĩ Đức Chúa Trời quá rời rộng khi cung ứng cả dòng nước giặt nóng và lạnh ở đây song hành với nhau cho họ sử dụng miễn phí?" Người hướng dẫn viên kia đáp: "Không đâu, thưa ông, có nhiều tiếng lằm bằm vì Ngài không cung cấp xà phòng kìa”.
Chúng ta khám phá ra điều gì cho cuộc sống khi chúng ta than phiền? Kẻ hủy diệt!
I Côrinhtô 10.10-11: “Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt. Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời”.
Con cháu Israel đã thường than phiền khi phiêu bạt trong đồng vắng. Nếu đấy không phải là nước, thì đấy là mana và lòng ham muốn có thịt ăn, và nếu không phải như thế thì đấy là tư dục muốn thờ lạy giả dối. Họ là hạng người chỉ biết than phiền hơn là biết dâng lên lời cảm tạ. Thế rồi Côrê đã lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại Môise và Arôn, là những nhà lãnh đạo của họ và Đức Chúa Trời đã có đủ sự than phiền cay đắng của họ, và Ngài đã sai một trận dịch đến giữa vòng họ đặng hủy diệt họ (Dân số ký 16.41-50).
Hãy lưu ý Phaolô đã nói gì về nổi khổ của họ khi không biết thốt ra lời cảm tạ. Sự ấy đã nêu gương cho chúng ta để chỉnh sửa chúng ta. Chúng ta cần phải tự sửa lấy mình bằng cách nhìn xem đời sống của họ. Mối ngăn trở sự cảm tạ của họ không nên có trong đời sống chúng ta.
2. KHIÊM NHƯỜNG CẢM TẠ:
Nếu chúng ta nghĩ tới cách sống ấy, thì đấy là lối sống duy nhất mà chúng ta phải sống trước khi bước qua cõi đời đời. Phaolô cảnh cáo chúng ta trong những ngày sau rốt có nhiều người sẽ trở nên đủ thứ “không biết cảm tạ” (II Timôthê 3.2). Liệu chúng ta sẽ bước vào cõi đời đời với thái độ không biết cảm tạ sao? Đó là một tư tưởng khiêm nhường, nó dẫn chúng ta bước vào đồn lũy dâng lên lời cảm tạ.
Thi thiên 100.1-5: “Hỡi cả trái đất, Hãy cất tiếng reo mừng cho Đức GIÊHÔVA! Khá hầu việc Đức GIÊHÔVA cách vui mừng, Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài. Phải biết rằng GIÊHÔVA là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài. Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài. Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài. Vì Đức GIÊHÔVA là thiện; sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi, và sự thành tín Ngài còn đến đời đời”.
Thái độ cảm tạ làm bật ra hành động.
- Cất tiếng reo mừng - Hầu việc cách vui mừng - Hát xướng - Vào các cửa Ngài với sự cảm tạ và ngợi khen - Cảm tạ Chúa
Cuộc sống thực không dựa trên những gì chúng ta có, mà dựa trên những gì chúng ta có thể vui mừng. Hãy chú ý tác giả Thi thiên nói chúng ta không tự dựng nên mình, còn Đức Chúa Trời đã chủ ý dựng nên chúng ta để dâng lên Ngài sự cảm tạ. Tại sao vậy?
- Vì Đức GIÊHÔVA ... Đấng đã tể trị đời sống chúng ta, Ngài là tốt lành. - Sự thương xót của Ngài còn đến đời đời ... người tin Chúa nhận lãnh sự thương xót, còn người không tin Chúa nhận lãnh sự công bình. - Lẽ thật của Ngài còn đến muôn đời ...Hôm qua, ngày nay cho đến đời đời Đức Chúa Trời vẫn y nguyên.
Henry Ward Beecher đã nói: "Kiêu ngạo luôn luôn giết chết sự cảm tạ . . . một người kiêu ngạo có lúc lại là một người rất biết ơn, vì hắn nghĩ hắn đang nhận lãnh đúng y như hắn đáng được". Chúng ta phải biết cảm tạ, chúng ta không nhận lãnh những gì chúng ta đáng được, vì chúng ta thực sự đáng ở trong địa ngục.
Đây là những gì chúng ta cần phải làm để bước vào đồn lũy cảm tạ.
I Têsalônica 5.15-18: “Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ. Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy”.
Bạn có thấy chìa khoá không? "Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa!" “Phàm việc gì”, có nghĩa gì nào? Những lúc hanh thông chăng? Hay những lúc tốt và xấu? Đức Chúa Trời không bảo chúng ta phải tận hưởng những lúc tồi tệ trong cuộc sống, mà bảo chúng ta phải cầu nguyện và phải cảm tạ luôn.
Lần kia, có một vị Mục sư, ông luôn luôn dâng lời cảm tạ Chúa trong mọi sự. Thái độ cảm tạ của ông đã làm cho vài thuộc viên Hội Thánh bực bội. Vào một ngày Chúa nhật lạnh giá, họ cố tình làm cho vị Mục sư không tìm được một việc gì trong ngày đó đáng phải cảm tạ. Khi buổi thờ phượng bắt đầu với sự khó chịu của mà các tín hữu kia tỏ ra, vị Mục sư đã cầu nguyện: "Ôi lạy Chúa, cảm tạ Ngài vì không phải luôn luôn giống như vậy".
Đồn lũy cảm tạ . . . bạn đã vào đấy chưa? Hãy ở lại nơi đó! Trong mọi sự hãy dâng lời cảm tạ.
Nahum 1.7: “Đức GIÊHÔVA là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài”.
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét