Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Xuất Êdíptô ký 1-4: "Bụi Gai Cháy"



BỤI GAI CHÁY
XUẤT ÊDÍPTÔ KÝ 1-4

PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong xã hội quá căng của chúng ta, “tiêu nuốt” là một trong những thuật ngữ rất thông dụng ở nước Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sử dụng từ nầy có lẽ quá thường xuyên, thế nhưng từ nầy đang có chỗ của nó. Tôi nghĩ chúng ta thường xuyên dùng từ ấy khi công ăn việc làm, chức vụ, hoặc ngay cả sự kêu gọi của chúng ta dường như trở nên nặng nề và vô nghĩa. Tất nhiên, chúng ta có thể lần trở lại với tội lỗi của Ađam để thấy sự vô nghĩa đó. Trong sách Sáng thế ký, chúng ta học biết rằng bất kỳ một công việc nào chúng ta đang bắt tay đều làm trở thành một gánh nặng, hoặc một sự rủa sả, khi mục đích của việc làm ấy không phù hợp với các mục đích của Đức Chúa Trời. Nếu mục đích chính của chúng ta trong công việc là kiếm tiền hay làm giàu hoặc là một nổ lực để đạt được mục đích của chúng ta, thì việc làm ấy sẽ không bao giờ phu phỉ sự tìm kiếm ý nghĩa nơi chúng ta. Không một việc làm hoặc thậm chí một sự kêu gọi bước vào chức vụ nào khả dĩ làm phu phỉ 100% hết. Hết thảy chúng ta đều có "sự khô hạn” vào lúc nầy hay lúc khác. Nếu tôi phải xác định từ “tiêu nuốt”, tôi sẽ dùng cách xác định của Gerald Mann. Ông nói: "Tiêu nuốt là kết quả của sự đánh giá quá cao về lượng thế giới mà tôi có thể làm thay đổi". Trong khi tìm kiếm từ Kinh thánh cho những người thân, họ đã kinh nghiệm sự tiêu nuốt và đã lãnh hội sự tiêu nuốt đó, có rất nhiều. Êli đã trốn tránh vào cái hang thất vọng sau khi giấc mơ của ông dường như thất bại. David đã đâm ra buồn bực và bị mất phương hướng. Còn Môise có lẽ là tấm gương tốt nhất và là người mà chúng ta sẽ xét qua hôm nay. Trong Xuất Êdíptô ký 1 – 4, Môise cung ứng cho chúng ta một chiến lược để phục hồi trở lại từ sự tiêu nuốt kia. Chúng ta sẽ gọi đấy là “Gương của Môise”. Môise đã làm bốn việc rất quan trọng để khởi động lại bộ máy sốt sắng đã bị hư mất đi của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét các việc đó hôm nay.
Chúng ta hãy cầu nguyện
Mô tả ngắn gọn đời sống của Môise: Khi Môise còn trẻ; ông đã có một giấc mơ cùng những công cụ để biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Ông là một người Hêbơrơ được nuôi dạy trong triều đình Pharaôn như một hoàng tử vậy. Ông đã nhìn thấy đồng bào mình bị áp bức và ông đã quyết định giải phóng cho họ. Trong sự nóng nảy, tiêu nuốt của thời son trẻ, ông đã cố khởi động một cuộc cách mạng, ông đã giang tay mình ra giết chết một tên cai nô lệ người Ai cập. Vấn đề duy nhất ấy là các anh em người Hêbơrơ đã không hiệp với lý tưởng của ông và ở tuổi 40 Môise đã thất vọng trốn tránh vào "phía sau đồng vắng”. Ông đã trở thành một người chăn chiên ẩn dật, ở đó ông đã có kinh nghiệm bụi gai cháy, đã tiếp nhận một sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời để phục hồi lại giấc mơ đã mất của mình cùng phần còn lại của lịch sử, như đã có vậy.
Như tôi đã nói ở trên, Môise đã làm bốn việc tối quan trọng để khởi động lại bộ máy sốt sắng đã bị hư mất của chúng ta.
1. Môise đi đến chỗ chẳng hành động gì nữa hết.
A. Thay vì tìm kiếm sự phấn khích mới và một giấc mơ khác, ông đã đi đến một địa điểm mà ở đó ông sẽ không bị quẩn trí bởi các áp lực và đòi hỏi của thế giới ở quanh ông.
1./ Phía sau của đồng vắng là một nơi rất vắng vẻ. Việc chăn chiên là một bài tập ở nơi vắng vẻ. Ở đó, một người có thì giờ để suy gẫm, nghỉ ngơi, và phục hồi lại sự nhịp nhàng cho đời sống của mình.
2./ Lyle Schaller, vị tư vấn về mở mang Hội thánh cho các vị Mục sư từng phát biểu như sau: “Những thay đổi quan trọng nhất của cuộc sống hầu đạt tới chỗ tốt đẹp hơn, gần như luôn luôn xảy ra trong một bối cảnh mà ở đó mọi lề thói hàng ngày của cuộc sống đều được thay đổi”.
3./ Tôi dám tin chắc rằng một số sự tiêu nuốt có thể được chữa lành qua tình trạng ở riêng một hay hai ngày mỗi tuần và có nhiều giờ để ngủ nghỉ.
B. Quí vị biết ai là bậc thầy của việc đi đến chỗ mà ở đó không có hành động chi hết chăng? Đó là Chúa Giêxu!
1./ Các sách Tin Lành chúng ta đọc nhiều lần thấy Chúa Giêxu đã đi lên núi hoặc đi vào ngôi vườn, tách ra khỏi đoàn dân đông cùng các áp lực của chức vụ.
Mathiơ 14.13: "Đức Chúa Jêsus vừa nghe tin ấy liền bỏ đó xuống thuyền, đi tẻ ra nơi đồng vắng".
Mác 6.46: "Ngài lìa khỏi chúng rồi, thì lên núi mà cầu nguyện".
Luca 4.42: "Vừa rạng ngày, Ngài ra đi đến nơi vắng vẻ".
Giăng 6.15: "Bấy giờ Đức Chúa Jêsus biết chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua, bèn lui ở một mình trên núi".
Giăng 12.36: "Đức Chúa Jêsus phán như vậy, rồi đi, và ẩn mình cách xa họ".
2./ Chúa Giêxu vốn hiểu rõ chúng ta phải tiếp thu điều gì. Quí vị phải có thì giờ cho bản thân mình để quí vị có thể được phục hồi và được hưng phấn. Quí vị cần thì giờ để ở ngoài những vụ việc và để nghỉ ngơi.
3./ Quí vị có thể chạy cuộc đua lâu dài trước khi quí vị bước vào giờ giải lao. Chúng ta không nên chờ đợi cho tới chừng nào chúng ta bị nung nấu phải tiếp lấy cuộc đua nầy. Tôi nghĩ chúng ta cần dự cuộc đua nầy trên cơ sở hàng tuần nếu chỉ khoảng mấy giờ đồng hồ thôi.
4./ Chúng ta chạy, và chạy suốt tuần lễ rồi lấp đầy ngày nghỉ cuối tuần với những sinh hoạt, và qua sáng thứ hai, chúng ta nhận biết chúng ta chẳng có nghỉ ngơi chút nào và cả tuần lễ mới đang ở trước mặt chúng ta.
5./ Sau khi Chúa Giêxu đã sai các môn đồ đi ra từng đôi một để chứng đạo và làm ra nhiều phép lạ, họ đã trở về rồi lắng nghe sự trao đổi nầy ở Mác 6.30-32: "Các sứ đồ nhóm lại cùng Đức Chúa Jêsus, thuật cho Ngài mọi điều mình đã làm và dạy. Ngài phán cùng sứ đồ rằng: Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút. Vì có kẻ đi người lại đông lắm, đến nỗi Ngài và sứ đồ không có thì giờ mà ăn. Vậy, Ngài và sứ đồ xuống thuyền đặng đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ". Vô luận việc làm của quí vị có quan trọng ngần nào – đôi khi quí vị phải dừng lại rồi nghỉ ngơi hầu cho quí vị có thể giữ vững việc làm theo những gì quí vị đang lo làm.
2. Môise không hề đánh mất sự chuyên tâm của mình khi ông sống phiêu bạt.
A. Môise mạo hiểm bước vào một địa phận mới – ông đã sống phiêu bạt, nhưng ông không hề mất đi cảm xúc tò mò và trông đợi. Ông vẫn còn rộng mở với những gì Đức Chúa Trời và cuộc sống đã hiến cho ông.
1./ Truyện tích nói về Môise chuyên tâm nhận lãnh sứ mệnh mới cho cuộc sống tùy theo kinh nghiệm bụi gai cháy, là một minh hoạ của việc sống phiêu bạt.
2./ Bụi gai cháy không phải là hiếm có trong đồng vắng đâu! Hơi nóng và sự phản chiếu của ánh mặt trời chiếu trên các vầng đá thường đốt cháy các bụi gai.
3./ Môise vẫn còn tò mò đủ và vẫn còn tìm kiếm đủ đến nỗi ông đã bước tới xem thử bụi gai đặc biệt nầy. Và chưa thoả mãn, cho tới chừng ông dừng lại rồi suy gẫm về bụi gai nầy, thế rồi Đức Chúa Trời đã phán cùng ông. Xuất Êdíptô ký 3.4: "Đức Giê-hô-va thấy người tẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây!”
B. Thường thì trong những lúc căng thẳng và tiêu nuốt, hoặc trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, người ta không còn nhận thức được điều chi là mới mẻ hết.
1./ Môise đã tưởng sứ mệnh của ông đã hoàn tất, vì mới lần đầu tiên thì nó đã thất bại rồi. Môise đã tưởng ông quá già rồi nên không cố gắng nữa mà chi.
2./ Nhưng thay vì Môise phải rộng mở đối với những gì Đức Chúa Trời đã dành cho ông thực thi, ông đã lưỡng lự. Chúng ta phải trông đợi cơ hội cùng những lần mạo hiểm mới, nhưng chúng ta phải đáp ứng với tâm trí thật rộng mở.
3./ Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt quí vị và tôi vào trong những sự kêu gọi hay chức vụ khác nhau trong các thời điểm nầy, nhưng chúng ta phải rộng mở đối với những gì Ngài đang có trong trí. Có thể Ngài mong muốn làm mới lại chúng ta cho sự kêu gọi mà chúng ta đang có sẵn đây rồi, nhưng chúng ta phải rộng mở đối với bất kỳ việc gì.
4./ Khi Êsai vào trong Đền Thờ ở Êsai 6, ông đã sống phiêu bạt vì Nhà Vua đã chết và ông không biết điều chi sẽ xảy ra. Ông cũng tìm kiếm một câu trả lời từ phía Đức Chúa Trời – ông vẫn có lòng trông đợi và Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài ra trong thời điểm đó rồi ban cho ông một sự kêu gọi mới, Êsai đã nhận lãnh sự kêu gọi nầy. Êsai 6.8, 9: "Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi. Ngài phán: Đi đi! nói với dân nầy rằng…”
C. Hết thảy chúng ta đều biết Simôn Phierơ đã chối bỏ Chúa ba lần. Sau đó Phierơ đã bỏ đi phiêu bạt. Ông lên một chiếc thuyền rồi đi đánh cá lại.
1./ Nhưng ông đã không để mất đi sự chuyên tâm của mình. Ông vẫn tìm kiếm điều chi đó từ Đức Chúa Trời và khi ông nhìn thấy Chúa Giêxu trên bờ biển sáng hôm đó, ông đã đáp ứng lại phần hành mà Chúa Giêxu đã để dành cho ông.
2./ Vô luận quí vị sinh sống ở đâu trên đời, vô luận những sự việc có tồi tệ thể nào đi nữa, vô luận quí vị đang vướng vào một hoàn cảnh mà quí vị chẳng có thế làm chi được, hãy để cho tâm trí rộng mở với những điều Đấng Christ đã phán dạy. Sự ấy sẽ làm thay đổi đời sống của quí vị cho xem.
3./ Nhiều lần Đức Chúa Trời sử dụng các hoàn cảnh trong đời sống chúng ta để kéo chúng ta đến gần Ngài và sự yên nghỉ của Ngài. Có nhiều lần chúng ta phải rơi vào chỗ tận cùng của hoàn cảnh trước khi chúng ta chịu nhìn xem Ngài và nương cậy Ngài. Mathiơ 11.28-30: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”.
3. Môise đã mượn một thái độ “không thể”.
A. Điều nầy nghe ngược lại hoàn toàn với những gì chúng ta thường hay nghe. Chúng ta thường nói chúng ta cần một thái độ “có thể”.
1./ Môise đã phải học tập nhận lãnh các giới hạn nầy. Ông phải học biết rằng ông không thể làm được mọi sự theo sức riêng của ông.
2./ Là một thanh niên, ông đã nhìn thấy bản thân mình là tay đấm nhất hạng trên thế giới. Giờ đây ông nói cho Đức Chúa Trời biết ông không thể lãnh đạo một ai hết. Xuất Êdíptô ký 3.11: "Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô?”
3./ Tôi là một tín đồ vững vàng với lối suy nghĩ tích cực, và tôi thực sự tin có một thái độ tích cực về mặt lý trí thì rất là quan trọng, thế nhưng khi biết rõ những điều quí vị không thể làm và làm việc trong các giới hạn mới là chìa khoá cho cuộc sống.
B. Có người đã nói như thế tại Mỹ:
Chúng tôi thờ lạy việc làm của chúng tôi.
Chúng tôi chơi đùa trong lúc thờ phượng.
Chúng tôi làm việc khi đang chơi đùa.
1./ Đấy là phép chẫn đoán cho sự tiêu nuốt – chúng ta đánh giá cao lượng thế giới mà chúng ta có khả năng tạo ra sự thay đổi.
2./ Quí vị có thể tạo ra sự khác biệt trên thế gian nầy, nhưng quí vị không thể thay đổi CẢ THẾ GIỚI.
3./ Chúng ta phải hiểu những giới hạn của chúng ta là gì và hãy làm việc trong vòng chúng. Tôi thấy quí vị không thể dồn mọi sự trong cộng đồng, trong Hội thánh, trong hệ phái của quí vị vào một lúc được, đây là một việc khó. Sự thật cho thấy rằng chúng ta không thể thay đổi mọi sự ở mọi nơi, vô luận người ta có nói cái gì đi nữa.
C. Một trong những bài học hay nhất quí vị có thể tiếp thu là hãy nói “không”!
1./ Con người không luôn luôn thích và không luôn luôn hiểu được bài học ấy, nhưng nếu quí vị cố gắng, quí vị phải khởi sự bằng cách lui lại trước một số việc và chịu bỏ đi một số việc và đừng đụng đến nhiều việc nữa.
2./ Đặc biệt điều nầy rất khó trong Hội thánh, vì ở đây người ta mong mỏi quí vị có khả năng đảm đương nhiều việc trong một lúc và khi quí vị nói “không”, họ sẽ không thể hiểu được.
3./ Cho phép tôi nói ra ngay bây giờ và tôi sẽ khai triển vấn đề trong một giây đồng hồ, Đức Chúa Trời có thể làm được mọi sự trong và qua chúng ta, nhưng ngay cả Đức Chúa Trời cũng không mong chúng ta làm mọi sự cho dù với quyền phép của Ngài. I Côrinhtô 12.4-11: "Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người. Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. Vả, người nầy nhờ Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh; người thì được làm phép lạ; kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phân biệt các thần; kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy. Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người”.
4./ Đức Chúa Trời đã ban cho hết thảy chúng ta một khả năng và ân tứ khác nhau để sử dụng vì sự vinh hiển của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta nhiều người bên cạnh chúng ta và giúp đỡ chúng ta hoàn thành phần việc. Đấy là lý do tại sao thực thi phần hành của mình là quan trọng cho hết thảy chúng ta, nhơn đó những người khác sẽ không cố gắng làm phần của họ và phần của quí vị.
4. Môise tìm được một đồng sự mới.
A. Môise đã cố gắng lo làm phần việc theo sức riêng của mình và đã thất bại.
1./ Lần nầy ông quay trở lại với Đức Chúa Trời như người bạn đồng sự với ông và ông là một phần của giấc chiêm bao Chúa ban cho, một sự kêu gọi.
2./ Ông đã cầm lấy cây trượng của người chăn chiên và một sự kêu gọi đến từ Đức Chúa Trời và đã đạt được những điều mà không một đoàn quân nào có thể đạt được.
3./ Điểm khác biệt không nằm ở sức lực hay lòng sốt sắng của riêng ông, mà ở Đấng đồng sự với ông. Ngài phải lớn lao hơn ông và ông phải nương cậy vào Đức Chúa Trời nếu muốn đích thân làm công việc ấy.
B. Chúng ta nên đến với cùng một kết luận nầy. Vô luận chúng ta có ơn hay ta-lâng nào mà chúng ta nghĩ mình đang có, vô luận người ta có nói tốt cho chúng ta thể nào, vô luận chúng ta có đạt được cấp độ thành công nào, chúng ta phải biết rõ rằng chúng ta không thể làm việc gì mà không có Đức Chúa Trời.
1./ Không có một việc gì đơn giản đến nỗi chúng ta không cần quyền phép của Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta.
2./ Không có một việc gì nhỏ đến nỗi chúng ta không phải nương cậy nơi Ngài. Không có một việc gì dễ đến nỗi chúng ta có thể làm chủ được việc ấy mà không có Đức Chúa Trời.
3./ Nếu quí vị hoạch định làm việc chi đó cho Đức Chúa Trời, quí vị nên khởi sự bằng cách để cho Ngài trở thành bạn đồng sự với quí vị, hoặc giống như nổ lực đầu tiên của Môise, việc ấy sẽ thất bại ngay.
C. Tôi mong quí vị sẽ tiếp thu từ kinh nghiệm của tôi và không phải kinh nghiệm tự mình tiêu nuốt và ngã lòng, vì tôi chưa hề kinh nghiệm một điều chi tệ hại trong đời mình.
1./ Và nếu quí vị chưa có mặt ở đó, đừng nghĩ mình có thể hiểu sự việc ấy khi có ai đó đang nếm trải nó.
2./ Tôi chưa hiểu tự tử là gì!?! – làm sao người ta dám cất đi mạng sống của chính họ, nhưng hôm nay tôi có thể thành thật nói cho quí vị biết rằng nếu tôi không có Chúa, không có những lời cầu nguyện cùng sự hỗ trợ của nhiều người khác, tôi sẽ không có mặt ở đây đâu!
3./ Tôi không cảm thấy giống như tôi đã cảm thấy cách đây hai tháng – tôi không nếm trải thời gian ấy đủ nếu tôi không tự mình nếm trải nó.
4./ Tôi mong mỏi hôm nay, quí vị sẽ khởi sự áp dụng những điều nầy cho đời sống của quí vị và chắc sẽ tránh được cùng một việc. Hãy làm mọi sự quí vị có thể làm cho Đức Chúa Trời, nhưng hãy nhìn biết các giới hạn của mình và chỉ tin cậy vào một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Thi thiên 37.4, 5: "Cũng hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước. Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy”.
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lời mời gọi: Hôm nay, quí vị sẽ tìm kiếm những giải đáp về đời sống của quí vị. Đời sống của quí vị sẽ chẳng có ý nghĩa hay mục đích gì và quí vị muốn biết quí vị có một nguyên nhân để tồn tại. Cho phép tôi nói cho quí vị biết điều nầy – Đức Chúa Trời yêu thương quí vị và có một chương trình kỳ diệu dành cho đời sống của quí vị. Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy quí vị chu toàn chương trình đó đến nỗi Ngài đã sai Con Ngài đến chịu chết trong chỗ của quí vị hầu cho quí vị có một cơ hội để thực thi chương trình đó. Ngài hiến cho quí vị sự sống đời đời và sự tự do không còn nợ tội như một ơn rời rộng vậy – nhưng quí vị phải nhận lãnh ơn ấy. Nếu quí vị chưa tiếp nhận Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa và Chúa của quí vị, hãy làm điều đó ngay hôm nay.
Hỡi Cơ đốc nhân, quí vị có mặt ở đây ngày hôm nay và quí vị có thể mất đi lòng sốt sắng và nhiệt thành trong sự phục vụ Chúa. Quí vị đã cố sức làm điều đó theo sức riêng của mình mà không có lòng tin cậy Ngài và nương cậy nơi Ngài. Quí vị đã cố gắng, đã thất bại, và giờ đây quí vị không còn cố gắng nữa. Bây giờ là thời điểm để yên nghỉ trong ân sũng và trong sự thương xót của Ngài và cần có một bạn đồng sự mới cho một phần việc mới. Hãy để cho Ngài dẫn dắt quí vị bước vào chức vụ mà quí vị cần phải thực thi.
Quí vị nên đến ngay hôm nay, nên lột bỏ một số gánh nặng và để túi hành trang xuống. Quí vị hãy để nó lại đây ngay bàn thờ nầy. Quí vị có thể đến đây rồi cầu nguyện cho bất cứ nhu cần chi mà quí vị đang có.
Nếu muốn nói về phép báp-têm hay địa vị thuộc viên trong Hội thánh, tôi rất vui lòng đón tiếp quí vị ở phía sau nhà thờ.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét