Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Mác 15:1: "Trói Tay Chúa Jêsus"



“Trói tay Chúa Giêxu”
Mác 15.1


PHẦN GIỚI THIỆU: Trong Mác 15.1, chúng ta đọc thấy thể nào kẻ thù của Chúa Giêxu đang lục đục sửa soạn giao Ngài sang cho Philát: “Vừa lúc ban mai, các thầy tế lễ cả bàn luận với các trưởng lão, các thầy thông giáo cùng cả tòa công luận; khi đã trói Đức Chúa Jêsus rồi, thì giải nộp cho Phi-lát”. Khi quí vị đọc mấy lời nầy, tấm lòng của quí vị sẽ dậy lên nỗi buồn rầu, và chắc chắn có một cái chạm của “sự phẫn nộ công bình” vì đám dân đông ấy đã trói Chúa Giêxu theo một cung cách như thế. Một kẻ có tội mới bị trói tay. Hai bàn tay Ngài không thể cử động khi bị trói như vậy. Điều đáng buồn khi người vô tội lại bị ngược đãi như thế. Đây là một cách bôi bác Đấng Công Bình. Tuy nhiên, để cần thiết cho sự chuộc tội linh hồn chúng ta, điều nầy phải xảy có (Êsai 53.5-7).
Và có một số người ngày nay chưa phạm vào tội trói tay Chúa Giêxu theo một hình thức bóng bẩy. Vì cớ tội lỗi và tư kỷ, quyền phép, sự hiện diện và mục đích của Đức Chúa Trời đã bị hạn chế trong đời sống chúng ta. Thực ra, khi chúng ta phạm tội, chúng ta đang “Trói Tay Chúa Giêxu” lại. Để tra xét điều tôi đang nói, hôm nay chúng ta hãy xem qua 5 phương thức chúng ta có thể phạm vào tội “Trói Tay Chúa Giêxu” …..
(1) BỞI CÁCH TỪ CHỐI KHÔNG VÂNG THEO TIN LÀNH
Hêbơrơ 10.29: “huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?”
*Khi người ta chối bỏ sự ban hiến ơn cứu rỗi của Đấng Christ, họ đang chối bỏ tặng phẩm cao quí nhất của Đức Chúa Trời. Họ gạt bỏ công việc của Đức Thánh Linh, là Đấng đang truyền đạt cho chúng ta tình yêu cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Không có một của lễ nào khác đáng tiếp nhận thay cho tội lỗi hơn sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá.
A. Trong tình yêu cao sâu của Ngài dành cho chúng ta, Chúa Giêxu đã giang rộng hai cánh tay của Ngài và đã chịu chết thay vì cớ tội lỗi của chúng ta …
MINH HOẠ. Giống như sự rực rỡ của món nữ trang được bày ra trên chiếc thảm màu đen, tình yêu của Chúa Giêxu đã được bày ra trên nền tội lỗi đen tối kia, và sự ô uế của xác thịt (1).
1. Hôm nay, nhờ Tin Lành, Ngài nài xin mọi người có cơ hội thuận tiện nên nắm lấy sự thương khó của Ngài.
2. Ngài không muốn chúng ta phải chịu khổ vì cớ tội lỗi của chính chúng ta…đấy là lý do tại sao Ngài bằng lòng thế chỗ cho chúng ta (Hêbơrơ 2.9-10).
MINH HỌA. Ở Ái nhĩ Lan, một chiếc xe bus trên đó chở đầy các thợ mỏ đang trên đường từ khu mỏ trở về nhà. Trời hôm ấy lộng gió thật lạnh, với mưa đá đủ làm cho con đường chạy xuống núi rất nguy hiểm. Các thợ mỏ hết thảy đều đã sẵn sàng cho một tô súp nóng và một ít bia ngon. Tuy nhiên, người tài xế xe bus đó, ông ta rất bực bội vì thời tiết và điều kiện ông phải lái xe trên nước đá trong cơn gió lộng như thế. Họ đang chạy xuống một con đường hẹp loanh quanh ngọn đồi, một bên là dốc núi, còn bên kia là thung lũng.
Khi tài xế cho xe đến chỗ quẹo, một khoảng xa xa ở trước mặt ông ta, ngồi giữa đường là một thiếu niên, đang chơi với tuyết, lưng nó quay về phía xe bus. Tài xế xe bus chỉ có một vài giây để đưa ra quyết định những điều ông ta phải làm. Nếu ông ta lách đủ để tránh thằng bé kia, ông ta sẽ làm cho chiếc xe bus thành một vật trượt trên làn băng, một là lao thẳng xuống thung lũng, hai là va vào vách đá núi, chắc chắn sẽ làm chết vài người, hoặc giả sẽ làm chết hết thảy mấy người thợ mỏ trên xe. Nếu ông sử dụng thắng chỉ đủ làm chậm xe lại mà không trượt, thì ông ta sẽ để cho chiếc xe đụng thẳng vào thằng bé, chắc chắn nó sẽ chết ngay. Tài xế xe bus phải quyết định thôi.
Khi chiếc xe bus bị gài thắng chạy chậm dần lại, người tài xế nhón người lên khỏi chỗ ngồi của mình rồi lao mình phóng ra cửa. Một số thợ mỏ lao theo ông. Ở trong tuyết mấy thước ở đàng sau, thi thể đứa nhỏ nằm bất động. Nó đã chết. Tài xế xe bus trườn tới ôm lấy cái xác, lật ngửa nó lên, ông ôm choàng lấy đứa con trong hai cánh tay của mình. Mấy người thợ mỏ tụ tập lại xung quanh rồi cùng dở nón của họ ra, không ai nói một lời nào hết.
Đứa nhỏ ấy là con trai của ông tài xế xe bus. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy sự gian ác của con người. Ngài bằng lòng chọn sai phái Con của Ngài là Chúa Giêxu đến chịu chết vì tội lỗi của cả nhân loại! Tiền công của tội lỗi là sự chết và sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá làm phu phỉ mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời Toàn Năng!
3. Lời mời gọi dịu dàng của Chúa Giêxu ở Mathiơ 11.28-30 hiện vẫn còn vang vọng hôm nay. Hãy đến dù quí vị là ai. Hãy đến dù quí vị có ở tình trạng gì gì đi nữa. Hãy đến và tìm kiếm sự yên nghỉ, tìm kiếm sự bình an trong Đức Chúa Giêxu Christ! Lời mời của Chúa Giêxu cho hết thảy và cho tất cả mọi người!
B. Còn khi người ta từ chối không chịu vâng theo Tin Lành …..
Giăng 5.40: “Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!”
1. Hai bàn tay của Chúa Giêxu đã bị trói. Ngài không thể làm chi được nữa. Ngài đã làm mọi sự mà Ngài có thể làm. Ngài đã phó mạng sống của Ngài. Ngài đã đổ huyết ra vì QUÍ VỊ! Ngài đã ban ra Lời của Ngài và ban ra Đức Thánh Linh. Nhưng nếu quí vị từ chối không chịu vâng theo Tin lành …quí vị đang trói chặt hai bàn tay của Ngài (Êsai 59.1-2).
2. Một người như thế không còn có phương thức nào để nhận lãnh mọi lợi ích nơi sự chết của Chúa Giêxu!
3. Đối với người thể ấy, sự chết của Chúa Giêxu đã rơi vào chỗ hư không!
C. Điều nầy có thực đối với quí vị không?
1. Còn…nếu quí vị không tiếp nhận Tin Lành bằng cách bất chấp mọi đòi hỏi của Chúa Giêxu - Giăng 3.16; 5.2
2. Nếu đúng như thế, thì quí vị một ngày kia phải đối mặt với sự phẫn nộ công bình của chính mình Chúa Giêxu - II Têsalônica 1.7-10
MINH HỌA. Khi Chúa Giêxu ngự đến giữa những đám mây “trong ngọn lửa hừng”, Ngài sẽ trừng phạt những kẻ nào phạm tội không biết chi hết về Đấng Christ; nhưng với sự thạnh nộ càng hơn Ngài sẽ trừng phạt những kẻ phạm tội chống nghịch lại sự sáng và sự hiểu biết mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho họ về Con yêu dấu của Ngài. Kế đó, chúng ta đọc: “Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài” (II Têsalônica 1.9). Đúng là một câu nói rất nghiêm trọng! Đúng là những lời cảnh cáo rất kinh khủng mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho loài người hầu cho họ biết đối diện với tình trạng tội lỗi của họ mà ăn năn quay trở lại với Ngài! Giống như các tấm biển báo nguy ở các ngã tư đường, Ngài đang phán: “Hãy dừng lại! Hãy coi chừng! Hãy lắng nghe!” (2)
Đức Chúa Trời truyền cho hạng tội nhân phải ăn năn (Công vụ Các Sứ Đồ 17.30); chối bỏ Đấng Christ là bất tuân. Khi người bị hư mất đứng trước mặt Đấng Quan Án Công Bình, họ sẽ gánh chịu địa ngục đời đời vì hai lý do: 1) Họ không đạt tới mức nhận biết Đức Chúa Trời (cố ý không hiểu biết), và 2) họ không vâng theo Đức Chúa Trời (cố ý bất tuân) (3).
Đúng là một sự phân cách nghiêm trọng sẽ xảy có “trong ngày đó”. Nhóm lại quanh Đấng Christ sẽ là những người chịu tin theo sứ điệp, tin cậy Ngài làm Cứu Chúa, và giữ lấy một sự làm chứng cho Ngài ở trên đất, còn bị hiểu lầm và bắt bớ vì cớ danh Ngài; những người nầy sẽ vui mừng hớn hở với Ngài trong ngày quyền phép của Ngài.
Mặt khác, những kẻ nào chối bỏ thái độ nhơn từ của Ngài sẽ kinh nghiệm sự kinh khủng của cơn đại nạn thiêng liêng (4).
*Còn những ai vâng theo Tin Lành phạm vào việc “trói tay Chúa Giêxu”. SẼ RA THỂ NÀO? Có một cách, ấy là……..
(2) BẰNG CÁCH TỪ CHỐI KHÔNG CHỊU BIẾN ĐỔI
Romans 12.1-2: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bước sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.
A. Ý chỉ Đấng Christ muốn chúng ta được biến đổi….
1. Từ ngữ ‘biến đổi’ có nghĩa là “thay đổi, biến hoá, và biến chất”. Từ ngữ Hy lạp là Metamorphoo, từ đó chúng ta có chữ metamorphosis theo tiếng Anh. Sự thay đổi nầy bắt đầu giây phút chúng ta tiếp nhận Đấng Christ làm CHÚA và Cứu Chúa. Nhưng sự thay đổi ấy sẽ tiến triển chỉ khi nào chúng ta biết dâng mình phục theo NGÀI - ý chỉ và Lời của Ngài!
2. Sự biến đổi nầy bao gồm một sự đổi mới của tâm thần như Roma 12.2 cho chúng ta biết. II Côrinhtô 3.18 cho chúng ta biết chúng ta được biến đổi khi chúng ta để cho Đức Thánh Linh bày tỏ Đấng Christ ra qua Lời của Đức Chúa Trời (5).
3. Cho nên chúng ta cần phải đổi mới trong tâm thần mình theo như chúng ta đọc, học và suy gẫm Lời của Đức Chúa Trời - I Phierơ 1.23 – 2.2; Philíp 4.8
B. Nhưng có nhiều Cơ đốc nhân không chú ý tới công cụ bởi đó chúng ta sẽ được đổi mới!
1. Chúng ta không “đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng…” (Giacơ 1.21b).
2. Chúng ta để cho mọi việc khác chiếm ưu thế trong đời sống của chúng ta, vì vậy chúng ta đang “trói tay Chúa Giêxu” đến nỗi chúng ta không thay đổi được!
C. Có phải chúng ta đang phạm phải điều nầy?
1. Chúng ta đang phạm phải, nếu chúng ta chễnh mãng không nghiên cứu Kinh Thánh nơi phần của mình.
MINH HỌA. Đại đa số các Cơ đốc nhân đã được sanh lại đều đọc Kinh Thánh một hay hai lần trong tuần lễ, hoặc không đọc chi cả. Phần nghiên cứu đã tìm thấy chỉ có 18% trong Cơ đốc nhân cho biết họ đã đọc Lời Chúa mỗi ngày, trong khi 18% khác đã đọc Kinh Thánh một tuần ba bốn lần, 37% Cơ đốc nhân đọc Kinh Thánh một hay hai lần một tuần, và 23% nói họ không đọc gì trong Kinh Thánh. Giữa vòng những kẻ không phải là Cơ đốc nhân, 70% không đọc Kinh Thánh. Có phải như vậy là vì nhiều người không có riêng một quyển Kinh Thánh chăng? Không. Phần nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 93% những người Mỹ đều có riêng ít nhất một quyển Kinh Thánh, và phần lớn đều có nhiều hơn một quyển.
2. Chúng ta đang phạm phải, nếu chúng ta thất bại không biết tận dụng cơ hội để nghiên cứu với người khác!
3. Khi chúng ta chối bỏ quyền phép biến đổi của Lời Đức Chúa Trời, chúng ta đang phạm tội “trói tay Chúa Giêxu” giống như những kẻ kia đã giao nộp Ngài cho Philát vậy.
*Chúng ta cũng có thể phạm vào việc “trói tay Chúa Giêxu” …..
(3) BẰNG CÁCH TỪ CHỐI KHÔNG CẦU NGUYỆN
Philíp 4.6: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn và trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời”.
MINH HỌA. Cách đây mấy năm có một thanh niên đến gặp viên quản đốc thợ đốn gỗ rồi xin vào làm việc. Viên quản đốc đáp: "Việc ấy còn tùy. Chúng tôi còn phải xem anh hạ cây nầy như thế nào đã". Anh thanh niên kia bước tới trước rồi khéo léo hạ xuống một cây lớn. Viên quản đốc thấy có ấn tượng bèn hô lên: "Ngày thứ hai bắt đầu làm!"
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm trôi qua, và trưa Thứ Năm viên quản đốc đến gặp anh thanh niên nầy rồi nói: "Anh có thể nhận lấy tờ ngân phiếu rồi rời khỏi đây ngay hôm nay". Giật mình, anh ta đáp: "Tôi tưởng ông trả công cho ngày Thứ Sáu chứ!". Viên quản đốc đáp: "Chúng tôi thường làm như thế, nhưng chúng tôi để cho anh ra đi ngày hôm nay vì anh đã tuột dốc trong việc đốn hạ. Biểu đồ đốn hạ mỗi ngày của chúng tôi cho thấy anh bị tuột dốc không còn đứng vị thế thứ nhứt vào ngày Thứ Hai xuống hạng chót vào ngày Thứ Tư".
Anh thanh niên kia khống chế: "Nhưng tôi là một công nhân rất chịu khó. Tôi đến trước hết, ra về sau cùng, và đã làm việc qua giờ giải lao nữa!"
Viên quản đốc, vốn nhận ra tính thẳng thắn của anh thanh niên nầy, ông suy nghĩ trong một phút rồi hỏi tiếp: "Anh có mài cây búa chưa?" Anh kia đáp: "Tôi đã chịu khó làm việc đến nỗi không có thì giờ".
Còn quí vị thì sao? Quí vị có bận quá, chịu khó làm việc quá đỗi đến nỗi không mài được búa của mình chăng? Cầu nguyện là cục đá mài làm cho lưỡi búa được bén thêm. Không có sự cầu nguyện, quí vị càng làm việc, quí vị càng thấy mình bị lui lại càng thêm mà thôi—[William D. Boyd]
A. Chúa Giêxu đã trở thành “THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM” của chúng ta…
1. Hiện nay Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Trong Cựu ước, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Người sẽ dâng con sinh theo luật pháp và cầu thay trước mặt Đức Chúa Trời vì tội lỗi của dân sự. Chúa Giêxu đã trả giá một lần đủ cả hình phạt tội lỗi thay cho chúng ta bằng cái chết hy sinh của Ngài, và Ngài liên tục cầu thay vì ích cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời (6).
2. Ngài đã thực thi nhiệm mạng ấy cho chúng ta khi dạn dĩ đến gần ngôi ơn phước của Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện – Hêbơrơ 4.14-16.
3. Là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta…..
a. Ngài có quyền cứu những ai nhờ Ngài mà đến với Đức Chúa Trời - Hêbơrơ 7.25a
Ngài có quyền cứu, thực sự có ý nghĩa như thế nào? Không một ai có thể thêm điều chi khác vào những gì Chúa Giêxu đã làm để cứu chúng ta; tội lỗi trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta hết thảy đều được tha, và Chúa Giêxu đang ở với Đức Chúa Cha là một dấu hiệu chỉ ra tội lỗi chúng ta đã được tha (7).
b. Ngài “hằng sống” để thực hiện sự cầu thay cho chúng ta - Hêbơrơ 7.25b. Là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta, Đấng Christ là trạng sự biện hộ, là Đấng Trung Bảo giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trong Cựu ước đến trước mặt Đức Chúa Trời mỗi năm một lần để nài xin sự tha thứ mọi tội lỗi của xứ sở; Đấng Christ thực thi sự cầu thay vĩnh viễn trước mặt Đức Chúa Trời cho chúng ta. Sự hiện diện của Đấng Christ ở trên trời với Đức Chúa Cha bảo đảm cho chúng ta thấy rằng mọi tội lỗi của chúng ta đã được trả giá và đã được tha thứ (8).
B. Khi chúng ta không cầu nguyện chúng ta sẽ…..
1. Chúa Giêxu không thể là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Đấng cầu thay của chúng ta.
2. Nói theo nghĩa bóng, chúng ta nắm lấy “bàn tay cầu nguyện” của Chúa Giêxu và “trói” chúng lại ở sau lưng Ngài! Ngài không thể làm việc được vì chúng ta không cầu nguyện! Mathiơ 7.7-8
C. Phải chăng chúng ta đang làm như thế?
1. Nếu thực vậy, việc làm nầy đúng là một tai hoạ!
2. Vì đây là Chúa Giêxu …………
a. Là Đấng “hằng sống” để cầu thay cho chúng ta.
b. Nhưng Đấng ấy không thể, vì chúng ta ngăn trở Ngài không cầu thay được là do chúng ta thất bại không cầu nguyện!
*Có một phương thức khác phạm phải việc “trói tay Chúa Giêxu”………..
(4) BẰNG CÁCH TỪ CHỐI KHÔNG LO LÀM PHẦN CỦA MÌNH TRONG HỘI THÁNH: I Côrinhtô 12.12-27
A. Hội Thánh được mô tả là “Thân Thể của Đấng Christ” – Êphêsô 1.22-23
1. Là Thân Thể của Ngài, chúng ta mỗi cá nhân là thuộc viên của nhau - I Côrinhtô 12.27
Không nên có sự phân rẽ trong thân thể, hết thảy chúng ta đều cùng dự phần vào một sự sống qua Đức Thánh Linh.
2. Là thuộc viên của nhau, chúng ta cần phải chăm lo cho nhau – Êphêsô 4.15-16.
Nhưng tránh sự chia rẽ chưa phải là đủ; chúng ta còn phải chăm sóc nhau, tìm cách gây dựng Hội Thánh và làm cho thân thể được vững mạnh (9).
3. Chính là nhờ sự gây dựng cộng quan với nhau mà Đấng Christ cung ứng nhiều sự vùa giúp của Ngài cho các chi thể trong Thân của Ngài!
B. Nhưng khi chúng ta thất bại không làm được phần của mình, một lần nữa Chúa Giêxu lại bị trói buộc!
1. Giống như cái đầu theo phần xác của chúng ta có thể làm ít việc nếu các chi thể trong thân của chúng ta không chịu làm theo sự dẫn dắt của nó, cũng một thể ấy với Chúa Giêxu và Hội Thánh! Khi sử dụng phần phân tích thân thể, Phaolô nhấn mạnh tầm quan trọng của từng thuộc viên trong Hội Thánh (I Côrinhtô 12.14-22). Mỗi thuộc viên phải sử dụng các ân tứ đã ban cho họ và khích lệ người khác biết sử dụng ân tứ của họ nữa. Nếu chúng ta không lo làm phần của mình, chúng ta đang trói buộc Chúa Giêxu!
2. Chúa Giêxu có thể làm nhiều việc hơn nữa cho Hội Thánh và qua Hội Thánh, nếu từng thuộc viên biết lo làm phần của mình!
C. Có bao giờ quí vị xem xét theo cách nầy chưa?
1. Do thất bại không chu toàn phần việc của mình, chúng ta “đang ngăn trở” thân thể của Đấng Christ? Sự thật nầy sẽ tác động chúng ta trở thành thuộc viên mạnh mẽ nhất mà chúng ta đáng phải trở thành. Từng chi thể trong thân thực thi một phần đóng góp cho sự tấn tới của Hội Thánh.
MINH HOẠ. Tôi chưa hề dựng lên một nhà kho chứa thóc, nhưng Herman Ostry, một nông dân ở Bruno, Nebraska, lại có. Một thời gian ngắn sau khi mua một mãnh đất nhỏ và một kho chứa lúa, một trở ngại liền có và và nhà kho bị ngập dưới 29 inches nước. Ông ta nói bông đùa với gia đình mình: "Bố cuộc, nếu chúng ta có đủ người, chúng ta sẽ nhấc cái nhà kho nầy lên rồi đem nó đến chỗ đất cao hơn". Trước sự kinh ngạc của ông, một trong mấy người con trai của ông là Mike, đã khởi sự suy nghĩ tới việc ấy, rồi sau khi đếm số ván, gỗ, và đinh, anh ta cho rằng cái nhà kho nặng khoảng 19.000 cân Anh. Mike hình dung 344 người, mỗi người sẽ nhấc lên khoảng 55 cân Anh để đưa cái nhà kho ra chỗ đất cao hơn.
Nhưng số người đó làm sao nhấc được cái nhà kho kia? Mike đã phác thảo khéo léo một hệ thống ống thép rồi gắn nó vào phía trong lẫn phía ngoài của nhà kho. Điều nầy cung ứng lợi thế cho “những người nhấc nhà kho lên”. Khi thị trấn Bruno dự tính tổ chức kỷ niệm mọi hoạt động trăm năm có một lần, Herman đề xuất việc “nhấc nhà kho lên” làm một phần trong kỳ lễ. Khi kỳ lễ tới gần, câu nói "nhấc nhà kho lên" đã lan rộng khắp Bruno. Vào buối sáng nhấc nhà kho ấy lên đó, ngày 30 tháng 7 năm 1988, gần 400.000 người từ 11 tiểu bang có mặt tại đó. Khi mọi sự đã sẵn sàng, Herman đếm: "một, hai, ba". 344 người đã nhấc cái nhà kho lên, và họ đã nhấc được nó lên. Đám dân đông đã cổ vũ và vỗ tay tán thưởng khi họ đem cái nhà kho 9 tấn đi khoảng 50 m lên một ngọn đồi chỉ trong vòng có 3 phút mà thôi.
Họ đã làm điều đó như thế nào? Họ tìm đủ người để làm việc nhắm vào một mục tiêu chung, trang trải gánh nặng ra cho đều, và cùng một lúc, với một tấm lòng, một lý trí, một mục đích, một hướng và hai bàn tay họ đã hoàn thành được một việc khó.
2. Vì cớ chúng ta chễnh mãng, hay hờ hững, hoặc hâm hẩm……
a. Cả thân thể Đấng Christ sẽ phải chịu khổ…
b. Hoặc người khác buộc phải “gánh gấp đôi” hầu tạo ra sự khác biệt?
*Phải, có nhiều cách chúng ta phạm vào việc “Trói Tay Chúa Giêxu” hôm nay giống như các cấp lãnh đạo tôn giáo đem giao Chúa Giêxu cho Philát vậy! Nhưng hãy xét thêm một lần nữa…..
(5) BẰNG CÁCH TỪ CHỐI KHÔNG CHIA SẺ TIN LÀNH VỚI KẺ BỊ HƯ MẤT
Thi thiên 107.2: “Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói đều đó”.
MINH HOẠ. George Sweeting, trong quyển “Hướng Dẫn Làm Chứng Không Phạm Sai Lầm”, ông nói về một người có tên là John Currier, vào năm 1949 bị phác giác đã phạm tội giết người rồi bị kết án tù chung thân. Sau đó, ông được chuyển đi và cam kết lao động trong một nông trại gần Nashville, Tennessee. Đến năm 1968, bản án của Currier chấm dứt, và một bức thư đem các tin tức tốt lành đã được gửi đến cho ông. Nhưng John không hề đọc bức thư ấy, cũng chẳng có ai nói với ông về bức thư đó nữa. Cuộc sống trong nông trại rất khó nhọc và chẳng có một sự hứa hẹn gì hết cho tương lai. Thế mà John đã giữ khư khư việc làm theo những gì người ta bảo ông làm, thậm chí sau khi người chủ nông trại thuê ông đã qua đời rồi nữa.
Mười năm trời trôi qua. Khi ấy có một viên chức trong tiểu bang hay được về cảnh ngộ của Currier, đã đến tìm ông, rồi nói cho ông biết bản án của ông đã kết thúc rồi. Ông là một người thật tự do.
Câu chuyện ấy kết thúc bằng câu hỏi: "Có thành vấn đề đối với quí vị không, khi có ai đó gửi cho quí vị một thông điệp quan trọng – quan trọng nhất trong cuộc đời của quí vị – rồi hết năm nầy sang năm khác thông điệp cấp bách ấy chưa hề được rao ra?" Chúng ta là những người đã nghe giảng các tin tức tốt lành và nhờ Đấng Christ đã kinh nghiệm sự tự do, chúng ta phải chịu trách nhiêm công bố sự tự do đó cho nhiều người khác hiện vẫn còn làm nô lệ cho tội lỗi. Có phải hết thảy chúng ta đang làm việc chúng ta có thể làm để bảo đảm người ta sẽ nhận lãnh được sứ điệp chứ?
A. Chúa Giêxu biến các môn đồ Ngài trở thành “bàn tay” của Ngài trong việc đem tin lành đến với người bị hư mất ….
1. Hãy xem Mathiơ 28.19-20; Mác 16.15-16; I Phierơ 2.9.
2. Trong mỗi trường hợp trở lại đạo trong sách Công vụ Các Sứ Đồ, Chúa Giêxu đã sử dụng một môn đồ để thuật lại các tin tức tốt lành.
3. Chúa Giêxu cũng làm như thế cho hôm nay! Chúng ta là những khâm sai của Ngài. Những sứ giả của Ngài! Chúng ta không cần phải cầu xin về sự làm chứng hay không làm chứng, chúng ta phải làm chứng đạo!
MINH HOẠ. Norman Cates đã chia sẻ câu chuyện hài hước nói về một gã kia, anh ta đã thốt ra lời cầu nguyện nầy mỗi sáng: “Lạy CHÚA, nếu Ngài muốn con làm chứng cho ai đó hôm nay, làm ơn ban cho con một dấu lạ chỉ cho con biết người ấy là ai!?!”. Ngày kia, anh ta đương ngồi trên chiếc xe bus khi một người to con, vạm vỡ đến ngồi kế bên hắn. Chiếc xe bus gần như là trống trơn, song người nầy lại đến ngồi sát bên người bạn hay cầu nguyện của chúng ta. Anh Cơ đốc nhân nhút nhát kia chờ cho xe bus đến trạm thì anh ta mới ra khỏi chiếc xe được. Nhưng trước đó, anh ta đã lên thần kinh về người ngồi kế bên mình, kẻ to xác ấy bật khóc thật to. Hắn ta đã gào lên với một giọng thật lớn: “Tôi cần được cứu. Tôi là một tội nhân bị hư mất và tôi cần CHÚA. Không có ai nói cho tôi biết cách nào để được cứu sao?” Hắn ta quay sang Cơ đốc nhân rồi nài nỉ: “Anh có thể chỉ cho tôi biết làm cách nào để được cứu không?” Người tín đồ ngay lập tức cúi đầu xuống rồi cầu nguyện: “Lạy CHÚA, có phải đây là một dấu lạ không?” Phải chăng quí vị đang tìm kiếm một “dấu lạ” mới khởi sự làm chứng? Dấu lạ ấy có thể tìm gặp trong Mathiơ 28.19-20 hay trong Công vụ Các Sứ Đồ 1.8 (10).
B. Còn ở một cấp độ, chúng ta chỉ giữ “các tin tức tốt lành” cho chính bản thân mình…..
1. Chúng ta đã “trói tay” Chúa Giêxu một lần nữa rồi! Chúng ta là hai bàn tay, hai bàn chân, và môi miệng của Ngài!
2. Khi chúng ta từ chối không chịu chia sẻ Tin Lành, chúng ta đang ngăn trở Chúa Giêxu không nói cho tha nhân biết Ân Điển kỳ diệu của Ngài!
C. Phải chăng chúng ta đang “trói tay Chúa Giêxu” theo cách nầy?
1. Mỗi ngày có vô số linh hồn ngã chết mà chẳng có hy vọng chi về sự sống đời đời. Cứ mỗi 2 giây đồng hồ, có 3 linh hồn bị hư mất trong cõi đời đời.
2. Điều nầy không nhất thiết phải có, nếu có thêm nhiều người thực hiện công tác chia sẻ Tin Lành có sự quan tâm trong đời sống của họ!
3. Đáng buồn thay, trong nhiều trường hợp mối quan tâm chính của Cơ đốc nhân là theo đuổi khoái lạc và thu thập của cải đời nầy!
PHẦN KẾT LUẬN: Phải, một người không “trói tay Chúa Giêxu” theo nghĩa đen là phạm phải cùng một loại mất lòng mà chúng ta đọc thấy trong Mác 15.1; như chúng ta đã thấy, có nhiều phương thức khác nữa! CHÚNG TA đang “trói tay Chúa Giêxu”, khi chúng ta: 1) Từ chối không vâng theo Tin Lành, 2) Từ chối không chịu biến đổi, 3) Từ chối không cầu nguyện, 4) Từ chối không thực thi phần của mình trong Hội Thánh, và 5) Từ chối không chia sẻ Tin Lành cho kẻ bị hư mất.
Hôm nay, tại sao không tìm cách “nới lỏng tay của Chúa Giêxu” hầu cho TRONG và QUA chúng ta, Ngài sẽ hoàn thành nỗi khát khao của Ngài? Ấy là …a) CỨU CHÚNG TA! b) LÀM BIẾN ĐỔI CHÚNG TA! và c) ĐẠI DỤNG CHÚNG TA!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét