Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Đường Lên Thành Đamách



ĐƯỜNG LÊN THÀNH ĐA MÁCH
Công vụ các Sứ đồ 9.1-22
Chúng ta đã đi qua ba con đường và còn một con đường nữa phải đi trên đó. Các con đường lên thành Jerusalem, Emmaút và đường Chật đều dẫn chúng ta đến với Đấng gọi là Giêxu. Con đường thứ tư nầy, con đường lên thành Đamách cũng dẫn chúng ta đến với Chúa Giêxu.
Saulơ người Tạtsơ, một người Do thái giữa vòng những người Do thái, ra đời từ chi phái Bêngiamin, theo luật pháp không trách được và là một người Pharisi rất sốt sắng theo truyền thống. Sau khi tiếp thu sự khôn ngoan và sự dạy dỗ của giáo sư Gamaliel (Công vụ các Sứ đồ 22.3), một trong những giáo sư lỗi lạc nhất giữa vòng người Pharisi, Saulơ mau chóng đứng vào hàng ngũ dòng Pharisi, và là đầu trên hết các người khác.
Trong Công vụ các Sứ đồ các chương 7-9, chúng ta thấy Saulơ nầy đầy dẫy với cay đắng và thù hận, thở ra những hơi đe doạ chết chóc cho những ai chạy theo người có tên là Giêxu. Ông là một nhân vật có sứ mệnh, sứ mệnh nầy chẳng có chút tình thương xót, mà là sứ mệnh đem lại hình phạt và đau khổ.
Với phép tắc trong tay, ông đã sẵn sàng đối diện và giũ sạch khỏi Israel hết thảy những ai theo Đạo. Tâm trí ông không chịu thay đổi và tấm lòng ông đầy dẫy với sự thách thức đã đặt ra ở trước mặt ông, Saulơ đặt chân mình trên con đường đi lên thành Đamách.
Ông không biết mình sẽ gặp ai trong ngày đó, mà Chúa đến gặp ông. Ông sẽ không làm cho người khác thay đổi, mà chính ông phải thay đổi. Ông sẽ không thách thức những người theo Đạo, mà Đạo sẽ thách thức ông.
Con đường lên thành Đa-mách là con đường của sự gặp gỡ, thay đổi và thách thức. Đấy là con đường mà bạn và tôi được kêu gọi phải bước đi trên đó.
CON ĐƯỜNG CỦA SỰ GẶP GỠ
Công vụ các Sứ đồ 1.1-5 … "Ta là Giêxu "
Khi đi đường từ thành Jerusalem lên thành Đamách chỉ làm cho tình hình càng nặng nề thêm mà thôi. Saulơ hạ quyết tâm, ánh mắt của ông hướng về thành Đa-mách. Vô luận có bất cứ điều chi đứng chặn trên đường mà ông sẽ gặp gỡ, và dù là người theo đạo hay tù phạm. Một sự gặp gỡ mặt đối mặt là điều rất chắc chắn.
- Gặp gỡ Sự Sáng
Saulơ vốn mong mỏi sự gặp sẽ diễn ra tại thành Đamách. Thế nhưng khi ông đến gần thành phố thì có một ánh sáng từ trời đến gặp ông, khiến cho ông phải phủ phục xuống đất.
Có người cho ánh sáng nầy là …
Hơi nóng gây đột quỵ và Saulơ phải ngã sụp xuống đất.
Tia chớp và Saulơ bị loé mắt và ông đã nghe một tiếng nói.
Bị động kinh và Saulơ phải té xuống đất.
Charles Haddon Spurgeon lưu ý rằng nếu Saulơ bị chứng động kinh, ông ước ao mọi người trong thành Luân đôn sẽ bị chứng động kinh giống như thế!
Sự thật là, con người luôn luôn tìm cách giải thích khác đi tính siêu nhiên của Đức Chúa Trời đối với tự nhiên. Chúng ta thích lý giải kiểu hơi nóng gây đột quỵ, tia chớp và chứng động kinh, nhưng không có một lối giải thích nào đúng với tính siêu nhiên, vì tính siêu nhiên đưa chúng ta vào lãnh vực của đức tin.
Câu chuyện nói về người mù được chữa lành trong Giăng 9 cho thấy tính siêu nhiêu đang xử lý với con người.
Chúa Giêxu tuyên bố Ngài là Sự Sáng của thế gian. Câu 5
Chúa Giêxu chữa lành người đã bị mù từ thuở sanh ra. Câu 6
Người ta đến hỏi người mù bằng cách nào ông ta thấy được!?! Ông ta trả lời: Người tên gọi là Giêxu. Câu 11
Người Pharisi tin tưởng vào truyền thống ngày sa-bát của họ … sự chia rẽ bèn nổ ra. Câu 16
Người Do thái không tin người mù từ thuở sanh ra. Câu 18
Chúa Giêxu bị người ta cho là tội nhân. Câu 24
Họ đến hỏi người mù một lần nữa … "Tôi chỉ biết một điều; trước tôi mù mà bây giờ lại sáng". Câu 25
Saulơ chẳng gặp gỡ điều chi khác hơn là Sự Sáng của thiên đàng, sanh giữa vòng loài người.
Giăng 1.4-5: “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng”
Giăng 3.19-20: "Vả, sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng”.
Gặp gỡ sự sáng là gặp gỡ Chúa Giêxu.
- Chúa Giêxu đến gặp
Saulơ nằm úp mặt xuống đất giờ đây đang mặt đối mặt với Chúa Giêxu Phục Sinh.
Cuộc gặp có 3 điểm:
Sao ngươi bắt bớ Ta?
Ta là Giêxu.
Đá lại mũi đót khó chịu thay.
Saulơ đưa ra thắc mắc không biết ai đã đến gặp mình!?! Chúa Giêxu xác định chính mình Ngài: "Ta là Giêxu".
Lời lẽ của Ngài phán ra cùng Saulơ vang dội lại lời Ngài phán cùng Mathê: "Ta là sự sống lại và sự sống" (Giăng 11.25). Chúa Giêxu là Đấng Ta Là vĩ đại của Kinh thánh và sự sống. Ta là Giêxu!
Khi nhận ra Chúa Giêxu, Saulơ không nói: "Phải, ta là Saulơ đây". Chúng ta cần phải bỏ đi việc xem trọng chúng ta là ai mà khởi sự xem trọng Ngài là ai! Ngài là ai vậy? Chúng ta đã dựng Ngài lên sao cho phù hợp với truyền thống, quan niệm, và ý tưởng của chúng ta. Giêxu ấy không thể bị dời xa khỏi Giêxu của Kinh thánh được. Vậy thì Ngài là ai?
Ngài là Đấng Tạo Hoá
Ngài là Đấng Tìm và Cứu tội nhân.
Ngài đã sống lại và hằng sống.
Ngài là Đấng ban cho sự sống đời đời và dư dật.
Ngài là Đường Đi, Lẽ Thật và Sự Sống.
Ngài là sự công bình của chúng ta.
Ngài là Đấng đem lại sự hiệp một cho Thân của Ngài.
Ngài là Đầu Hội thánh
Ngài là Con Đức Chúa Trời
Ngài là Vua các vua và Chúa các chúa.
Ngài sẽ tái lâm!
Saulơ đã bị Chúa Giêxu làm cho ông đá lại mũi đót. Cây đót là một loại cây gậy được sử dụng để thúc vào hông bò, và thúc giục các loài thú vật.
Tôi có dịp sử dụng một cây đót, và tôi đã biết qua nó. Bạn tôi yêu cầu tôi phụ giúp công việc lùa bầy gia súc của ông ta. Tôi đã dùng cây đót thúc vào hông chúng.
Cây đót ở đây chính là Đức Thánh Linh. Tôi tin Saulơ đã bị đót thúc vào hông và một vài sự cố trong đời sống ông đã thúc giục ông.
Việc ném đá Ê-tiên … "Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ”.
Gamaliên, giáo sư của ông đã cảnh cáo ông và những người khác phải tránh xa mấy người nầy.
Công vụ các Sứ đồ 5.34: “Nhưng một người Pharisi, tên là Gamaliên, làm luật sư, được dân sự tôn kính, đứng lên giữa toà công luận, truyền lịnh đem các sứ đồ ra ngoài một lát”.
Công vụ các Sứ đồ 5.38-39: "Nay ta khuyên các ngươi: Hãy lánh xa những người đó, để mặc họ đi. Vì nếu mưu luận và công cuộc nầy bởi người ta, thì sẽ tự hư đi; nhưng nếu bởi Đức Chúa Trời ra, thì các ngươi phá diệt những người đó chẳng nổi, và lại là liều mình đánh giặc cùng Đức Chúa Trời".
Sự dạn dĩ của Phierơ và nhiều người khác khi gặp cảnh bắt bớ.
Hết thảy những điều nầy và nhiều việc khác nữa đã thúc vào hông Saulơ, nhưng giống như nhiều người kia, ông ta với cơn giận dữ đã đánh trận với nhận thức đối với tội lỗi. Ông đã đá lại mũi đót rồi.
Một số người trong quí vị đang liên tục đá ngược lại với sự thôi thúc và giục giã của Đức Thánh Linh. Một lần nữa chúng ta phải đối diện với sự “Giêxu là ai!?!”
CON ĐƯỜNG THAY ĐỔI
Công vụ các Sứ đồ 1.6-9, 20-22 … "Sống lại".
Sự gặp gỡ ấy có một việc phải làm … đem lại sự thay đổi. Saulơ đã được thay đổi sau khi Chúa Giêxu Con Đức Chúa Trời đến gặp gỡ ông. Và đúng như thế.
- Từ đe doạ đến run rẫy.
Saulơ đã hỏi: "Lạy Chúa, Ngài muốn con phải làm gì?" Câu hỏi ấy trở thành thắc mắc trong đời sống của ông.
Mọi thắc mắc của chúng ta thường xoay quanh những điều chúng ta mong muốn hơn là cầu hỏi những gì Chúa mong muốn.
- Từ lãnh đạo đến chỗ được lãnh đạo
Nhân vật đi tới thành Đamách bằng thế lực giờ đây phải hạ mình xuống và được dẫn dắt trong tư thế mù loà vào trong thành phố. Tôi tin trong ba ngày Saulơ ngồi trong cảnh mù loà đã khiến cho ông tập trung về Chúa Giêxu hơn, cho tới lúc ông in dấu trong lý trí, trong tấm lòng và trong cuộc sống. Saulơ là người đã trở thành Phaolô đã có một cảm xúc về Chúa Giêxu mà ngày nay ít ai có.
Được người ta nắm tay dẫn vào thành, họ dẫn ông đi từ thành phố nầy và phần còn lại của cuộc đời mình bởi bàn tay của Đức Chúa Trời.
- Từ bắt bớ đến người giảng Tin lành
"Người liền giảng dạy Đấng Christ". Ông đã tìm cách chỉ Chúa Giêxu là giả dối, giờ đây ông công bố Ngài đích thực là Đấng Mêsi.
Mọi người lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt. Con rồng khè ra lửa từ thành Jerusalem đã đi đến mức nầy. Những kẻ phê phán và hoài nghi luôn luôn ở vào tư thế đầy đủ lực lượng.
Điều chi đang diễn ra? … Giêxu!
Điều chi đã xảy ra cho ông? … Giêxu!
Điều chi đã được trồng vào bên trong ông? … Giêxu!
Phaolô đã gặp gỡ, đã được biến đổi và đã trở lại đạo.
CON ĐƯỜNG THÁCH THỨC
Công vụ các Sứ đồ 9.10-19 … "người được sáng mắt"
Sự sống của Đấng Christ là một sự sống đầy thách thức cho chúng ta.
- Bị thách thức bước vào sự hầu việc lớn lao hơn
Anania được Đức Chúa Trời kêu gọi, chỉ nói như sau: "Lạy Chúa, có tôi đây". Chúng ta sống gần gũi Đức Chúa Trời dường bao, chúng ta có đáp trả giống như Anania không, một khi Ngài kêu gọi chúng ta?
Ông đã hầu việc Chúa, nhưng giờ đây ông bị thách thức bước vào sự phục vụ Chúa ở một cấp độ lớn lao hơn. Há đấy không phải là điều mà Đức Chúa Trời mong muốn nơi bạn và tôi … phục vụ Ngài lớn lao hơn sự hầu việc ngày hôm qua?
Lưu ý: Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ về Anania khác, ông nầy khi được yêu cầu phục vụ Đức Chúa Trời đã giữ lại một phần của cải mình, đã nói dối với Đức Thánh Linh và đã ngã chết (Công vụ các Sứ đồ 5.1-5).
- Bị thách thức nhìn xem theo một cách khác
Anania là người đầu tiên. Đức Chúa Trời đã thách thức ông ta nhìn xem Phaolô không phải như một kẻ thù, mà là một người “anh em”. Tôi nhận ra sự hiệp một mà Đức Chúa Trời mong muốn có trong thân thể của Đấng Christ khi Anania bước vào trong phòng, gặp gỡ nhân vật một thời xấu xa, đến gần, rờ đến và gọi người là “Anh Saulơ”.
Anania đã trở thành một con người biết tha thứ và là người biết làm hoà trong thời buổi ấy.
II Côrinhtô 5.18-19: “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hoà thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hoà cho chúng ta. Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian hoà với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hoà cho chúng tôi”.
Đức Chúa Trời mong muốn sự hoà thuận và chữa lành trong Hội thánh, là thân thể của Đấng Christ.
Saulơ khi được Anania chạm đến đã được chữa lành và được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Người đã thấy được và người bắt đầu nhìn xem mọi sự theo một ánh sáng khác … Sự Sáng của Đấng Christ. Khi Chúa Giêxu gặp gỡ chúng ta, chúng ta nhìn xem Ngài một cách khác biệt, chúng ta cũng sẽ nhìn xem người khác cũng cùng một ánh sáng đó.
II Côrinhtô 5.16: “Bởi đó, từ rày về sau, chúng tôi không theo xác thịt mà nhận biết ai nữa; và, dẫu chúng tôi từng theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ, song cũng chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy đâu”.
Chúng ta đang nhìn xem nhau như thế nào ngày nay? Tôi hy vọng rằng: theo ánh sáng của Đấng Christ.
Con đường lên thành Đamách … đối diện và thách thức chúng ta với Đức Chúa Giêxu Christ Chúa phục sinh. Con đường ấy sẽ làm chúng ta thay đổi để nhìn xem nhau, cũng như nhìn kẻ bị hư mất kia, một cách khác biệt.
Không còn có một mối đe doạ nào nữa, chỉ có lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời mà thôi. Bạn có nghe theo lời ấy không?
Bốn con đường đã đi qua, Jerusalem, Emmaút, Chật và Đamách, hết thảy đều dẫn tới Đấng gọi là Giêxu.
Amen!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét