Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Tít 3.1-8: "Bốn điều ưu tiên cho một Mục sư trưởng thành"



TÍT – MỘT MỤC SƯ TRƯỞNG THÀNH
Bốn điều ưu tiên cho một Mục sư trưởng thành
Tít 3.1-8

Những Hội Thánh địa phương xuất hiện qua nhiều hình thức, màu sắc và kích cỡ. Hội Thánh, giống như người ta, có đủ loại tầm cỡ trưởng thành. Có những Hội Thánh non trẻ, như những trẻ sơ sinh chỉ mới bắt đầu hít thở sự sống. Một số Hội Thánh đang trên chặng đường ấu thơ, như đang học hỏi những bước đầu tiên của đức tin đó. Một số Hội Thánh ở tuổi thanh thiếu niên, đang vật vả với sự tự do và trách nhiệm. Vẫn có nhiều Hội Thánh khác được đánh dấu là tấn tới, những Hội Thánh “người lớn”. Họ đã đạt tới cấp độ cao trong sự trưởng thành. Họ cứng cáp và vững vàng, lập nền sâu sắc trong Lời của Đức Chúa Trời. Họ có những cấp lãnh đạo phù hợp với mẫu mực mà chúng ta đã xem xét ở chương một sách Tít. Họ biết phó thác vào công cuộc truyền giáo, môn đồ hóa, dạy dỗ, thờ phượng và phục vụ.
Giống như với trẻ con, trưởng thành có ít việc phải làm với kích cỡ. Có một số đông những người chưa trưởng thành và một số ít người rất trưởng thành. Cũng một thể ấy, tôi biết một số Hội Thánh nhỏ lại rất trưởng thành trong các đường lối của Chúa. Có nhiều Hội Thánh to lớn đang sinh hoạt giống như đang xoay quanh hai cánh cửa, phần nhiều người đến và phần nhiều người đi mà chẳng ý thức gì về sự tấn tới thuộc linh.
Bạn nghĩ Hội Thánh của chúng ta đang đứng trên cấp độ nào? Đâu là số đo tình trạng trưởng thành của chúng ta? Mặc dù chúng ta xuất thân từ nhiều hội chúng xưa kia, chúng ta vẫn là một Hội Thánh trẻ, chủ yếu chừng 3 năm tuổi. Chúng ta còn trẻ nhưng chúng ta mạnh mẽ. Tuy nhiên, có những cấp độ trưởng thành trong chức vụ mà chúng ta chỉ mới bắt đầu mơ đến. Tôi cảm động lắm khi tưởng tượng ra Đức Chúa Trời sẽ làm gì với chúng ta trong tương lai. Tôi có thể chờ đợi để nhìn thấy điều chi sẽ xảy đến cho và qua Hội Thánh Cornerstone trong mười, hai mươi hay ba mươi năm tới đây. Nếu Đức Chúa Trời đã chúc phước cho chúng ta thật nhiều khi là một Hội Thánh non trẻ, thì đâu là những ơn phước của Ngài khi chúng ta đạt tới sự trưởng thành?
Chúng ta đánh giá tình trạng trưởng thành nơi dân sự như thế nào? Chúng ta xem xét những điều ưu tiên một của họ. Chúng ta biết những sự ưu tiên của một người bởi những quyết định mà người ấy (nam hay nữ) đưa ra. Những điều ưu tiên dẫn dắt chúng ta qua những cái “sẽ ra sao” của cuộc sống. Khi chúng ta không biết phải làm gì, chúng ta nhớ tới những điều ưu tiên của chúng ta. Theo một bài viết trên tờ USA Today, một nhà thầu xây dựng ở Tulsa, bang Oklahoma đã đáp ứng với nổi sợ những cơn lốc xoáy bằng cách chỉ ra một căn phòng chống lốc xoáy trong ngôi nhà mới mà ông đã mua. Chín trong số mười người mua đầu tiên đã chọn trả tối đa 2.500USD cho căn phòng cũng có thể được sử dụng như một buồng nhỏ, nhà tắm hay căn hầm khi chẳng cần thiết lắm cho sự an toàn. Đôi vợ chồng thứ mười, nhà xây dựng kia nói, đã 75 tuổi và đã chọn chỗ tắm nước nóng lộ thiên. Giờ đây, có một đôi vợ chồng đã trung thực chọn những điều ưu tiên một của họ.
Chúng ta đánh giá tình trạng trưởng thành trong chức vụ như thế nào? Chúng ta quyết định một Hội Thánh tấn tới hay không tấn tới trong chức vụ bằng cách nào? Bạn hãy xem xét những điều ưu tiên một của Hội Thánh ấy. Khi Sứ đồ Phaolô viết cho bạn hữu mình là Tít đang phục vụ giữa vòng các Hội Thánh chưa trưởng thành trên đảo Crete, ông tóm tắt bốn điểm ưu tiên cho các Hội Thánh và những cá nhân tín đồ nào muốn tấn tới trong sự trưởng thành. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá chúng.
I. Một thái độ đúng đắn đối với thế gian (các câu 1-2).
Phaolô bắt đầu chương ba với cụm từ "nhắc lại". Cụm từ nầy áp dụng cho mọi huấn thị của ông trong sứ điệp nầy. Thì của cụm từ cho thấy Tít cần phải liên tục và bền đỗ nhắc cho các Hội Thánh đảo Crete về những thứ tự ưu tiên của họ. Ưu tiên thứ nhứt trong những điều ưu tiên nầy xử lý với thái độ của chúng ta đối với thế giới vô tín ở chung quanh. Chúng ta phải đều đặn nhắc nhớ mọi bổn phận của chúng ta đối với thế gian tạm thời nầy. Thực vậy, Phaolô làm nổi bật lên bảy lãnh vực trong đó chúng ta cần một thái độ đúng đắn, sở trường đối với thế gian.
A. Trước tiên, chúng ta cần phải phục theo nhà cầm quyền (câu 1a).
Chúng ta cần phải "vâng phục những bậc cầm quyền chấp chánh". Chúng ta không nên là những người chủ trương vô chính phủ, mà phải là hạng công dân có tiếng tốt. Chúng ta phải công nhận chính nhà cầm quyền thế tục đã đến dưới quyền của Đức Chúa Trời. Điều nầy đặc biệt rất quan trọng đối với Tít. Những người đảo Crete đều biết rõ tình trạng loạn nghịch, gây hấn của họ. Có một thời, hòn đảo từng là nơi ẩn náu của nhiều toán hải tặc. Người dân đảo Crete rất khó cai trị. Mục đích của Phaolô, ấy là khi Cơ đốc nhân cố ý phục theo nhà cầm quyền, họ đã chứng minh mình là một công dân gương mẫu.
Chúa Jêsus đáp ứng với nhà cầm quyền thế tục như thế nào trong suốt đời sống và chức vụ của Ngài? Ở Giăng 6, Chúa đã làm ra phép lạ cho năm ngàn người ăn, thêm với nhiều phụ nữ và trẻ em từ bữa ăn trưa của một thiếu niên. Đoàn dân đông đã mê mệt với Ngài khi họ nói: "Người nầy thật là Đấng tiên tri phải đến thế gian". Thực ra: "chúng có ý đến ép Ngài để tôn làm vua" (các câu 14-15). Nếu Chúa Jêsus tìm cách làm thay đổi thế gian bằng thế lực chính trị của Ngài, đây là cánh cửa rộng mở của Ngài. Tuy nhiên, vì Nước của Ngài không thuộc về thế gian nầy "bèn lui ở một mình trên núi".
Ở một dịp khác, trong Mathiơ 22, người Pharisi tìm cách "bắt lỗi Đức Chúa Jêsus về lời nói". Họ hỏi: "Có nên nộp thuế cho Sê-sa hay không?" Nếu Chúa Jêsus trả lời nên, Ngài sẽ mất lòng tin của hạng người bình dân, họ vốn thù ghét thuế má của người La mã. Nếu Ngài trả lời không nên, Ngài sẽ bị tố cáo nói nghịch, phản bội Rome. Ngài đã trả lời thế nào? Ngài cần có một đồng tiền La mã rồi hỏi các cấp lãnh đạo tôn giáo: "Hình và hiệu nầy của ai?" tất nhiên họ đáp rằng hình ấy là ảnh bán thân của Caesar trên mặt đồng tiền. Với sự khôn ngoan lạ lùng, Chúa Jêsus đã đáp: "Vậy, hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời". Người Pharisi "bợ ngợ" nơi sự khôn ngoan của Ngài rồi "liền bỏ Ngài mà đi". Chúa Jêsus không nói rằng thuế má là công bằng hay nó sẽ được sử dụng tốt cho xã hội. Ngài chỉ phục theo nhà cầm quyền đang cai trị mà thôi.
Hãy mở Kinh Thánh của bạn ra ở Rôma 13.1-7 và chúng ta hãy để ý vài lý do cho thấy tại sao người tin Chúa phải "vâng phục những bậc cầm quyền chấp chánh".
Chúng ta thường kêu ca, than phiền về những điều bất công và đồi bại trong hệ chống chính quyền của chúng ta. Chúng ta rên rỉ ở chỗ thuế cao và những điều luật phức tạp. Tuy nhiên, nhà cầm quyền của chúng ta thì cao siêu hơn nhà cầm quyền La mã mà Hội Thánh đầu tiên phải vâng theo. John MacArthur viết: "Nhà cầm quyền La mã mà Hội Thánh đầu tiên sống dưới quyền ấy không những là tà giáo và trụy lạc về đạo đức, mà còn bạo ngược, áp bức, bất công và tàn bạo nữa. Tuy nhiên, Phaolô nói rõ rằng bổn phận Cơ đốc nhân là phải tôn trọng và vâng theo nhà cầm quyền con người không chiếu theo tình trạng dân chủ hay công bằng của nó, mà chỉ chiếu theo việc nhà cầm quyền ấy là công cụ do Đức Chúa Trời chỉ định, bởi đó xã hội con người được chỉnh đốn. Vì lẽ đó, như Phaolô nói rõ … người nào chống cự, chống đối nhà cầm quyền con người, họ đang chống cự và chống đối Đức Chúa Trời".
Nói như thế thì có ý gì cho chúng ta? Nó có nghĩa là chúng ta cần phải vâng theo Luật pháp. Nếu chúng ta không vâng theo, chúng ta sẽ bị trừng phạt. Nó có ý nói chúng ta phải bằng lòng nộp thuế, tuân theo luật giao thông, làm theo luật xây dựng, điều hành công việc làm ăn của chúng ta theo luật thương mại, v.v… Tại sao chứ? Vì là một Hội Thánh và là cá nhân tín đồ trong thân của Đấng Christ, chúng ta là đại biểu của Tin Lành và là "khâm sai của Đấng Christ" (II Côrinhtô 5.20). Nếu chúng ta loạn nghịch và bất tuân, chúng ta giới hạn Tin Lành và làm ô danh của Chúa.
B. Thứ hai, chúng ta cần phải vâng lời các bậc ấy (câu 1b).
Chúng ta cần phải "vâng lời" những người nào cao hơn chúng ta trong mạng lưới cầm quyền, trong gia đình, Hội Thánh hay chính phủ. Thời điểm duy nhứt chúng ta có thể từ chối không vâng theo là khi họ buộc chúng ta phải làm một việc gì trực tiếp mâu thuẫn với mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Thí dụ, khi họ truyền cho Phierơ và Giăng ở Công Vụ các Sứ đồ 4: "chẳng cho nhân danh Đức Chúa Jêsus mà nói hay là dạy", họ đáp lại như sau: "Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe" (Công Vụ các Sứ đồ 4.18-20).
C. Thứ ba, chúng ta cần phải sẵn sàng làm mọi việc lành (câu 1c).
Phaolô nói: "phải sẵn làng làm mọi việc lành". Chúng ta cần phải sốt sắng hay nóng lòng tìm ra những phương thức để phục vụ tha nhân. Tuần lễ nầy, gia đình chúng tôi đã tổ chức lại rồi dời sang một ngôi nhà rộng, cũ hơn. Không cần phải nói, những điều nầy hoàn toàn rất ham thích cho gia đình Wylie. Tuy nhiên, một điểm sáng chói đã đến từ nhà thầu lợp ngói cho chúng tôi. Tôi hỏi ông nầy về cách sửa chữa một số gạch bị bung ra tại lối vào phía trước nhà chúng tôi. Ông ta cho tôi biết phải làm công việc ấy như thế nào! Buổi sáng ông ta lo xong phần mái ngói của ngôi nhà, tôi gặp ông ta đang đặt lát lại những viên gạch bị lỏng kia đến nỗi không có việc gì phải làm ở bên trong ngôi nhà. Ông ta đã "sẵn sàng" làm trỗi hơn những gì đã suy tưởng. Đấy là thái độ mà chúng ta cần phải có. Galati 6.10 chép: "Vậy, đang lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em chúng ta trong đức tin".
D. Thứ tư, chúng ta không cần phải nói xấu người khác (câu 2a).
Câu 2 chép, chúng ta "chớ nói xấu ai". "Nói xấu" ra từ chữ blasphemeo từ đó chúng ta mới có chữ “blaphemy” theo Anh ngữ. Từ nầy có nghĩa là “vu khống, phỉ báng, rủa sả, và đối xử với sự khi dễ". Mặc dù chúng ta có thể xem khinh mọi hành vi của hạng người nào đó, đặc biệt những người thuộc diện chính trị, chúng ta đừng bao giờ cúi mình xuống phỉ báng hay rủa sả họ. Thay vì thế, chúng ta cần phải cầu thay cho họ. I Timôthê 2.1-4 chép: "Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật".
E. Thứ năm, chúng ta chớ tranh cạnh (câu 2b).
Chúng ta chớ "tranh cạnh" hay thân mật đối với những người nào chưa được cứu. Chúng ta không nên xem kẻ bị hư mất là kẻ thù của chúng ta, song phải đối xử với họ bằng ân điển và sống với họ theo tư thế "không tranh cạnh" hay không bất đồng. Đôi khi tôi có một sự căm phẫn công bình trong xã hội của chúng ta. Tôi nhìn thấy cái thứ tục tĩu tuôn ra từ Hollywood. Tôi thấy sự đồi bại tuyệt đối đang nhận chìm Washington. Tôi bắt giận dữ nơi việc làm của Satan trong thế gian. Tuy nhiên, trong cơn giận của tôi, tôi không cho những kẻ vô tín là không thể với tới được và vô vọng đâu. Tôi phải nhớ rằng ân điển của Đức Chúa Trời vốn sâu sắc và rời rộng. Tôi phải phát triển những mối quan hệ không có "sự tranh cạnh" với những người chưa tin Chúa để tôi có thể khiến cho họ nghe được Tin Lành. Rôma 12.18 chép: "Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người". Giăng 3.16 chép: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian". Ngài yêu thương nhân loại. Vì lẽ đó, nếu chúng ta phải sống giống như Đức Chúa Trời, chúng ta phải yêu thương nhân loại sa ngã, hư mất, chưa được cứu nữa.
F. Thứ sáu, chúng ta cần phải dong thứ (câu 2c).
Từ “dong thứ” của Phaolô có ý nói "thận trọng, kiên nhẩn, ôn hòa, nhu mì". Từ nầy được mô tả là "biết suy nghĩ đàng hoàng". Nó đề cập tới việc không buộc tội ai khi còn nghi ngờ, từ chối không nên đố kỵ. Khi có một thái độ hòa nhã, ân cần, điều nầy kéo nhiều người khác đến với bạn. Thái độ ấy ngược lại với việc có tánh gắt gỏng, chai đá.
G. Thứ bảy, chúng ta cần phải hạ mình xuống trước mặt mọi người (câu 2d). Ở cuối câu 2, Phaolô nhắc cho Tít nhớ đến các tín hữu đảo Crete cần phải "đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn". Cụm từ nầy mang ý tưởng mềm mại, kềm chế sức mạnh. Chúng ta từ chối không để cho lòng mình vênh váo và bùng nổ. Chúng ta kềm chế tánh khí của mình. Chúng ta kiên nhẩn chịu đựng những sai trái đã được làm ra nghịch lại chúng ta. Chúng ta cần phải dễ dàng tiến tới đàng trước để trợ giúp ai đó trong thì giờ có cần. Chúng ta sống một đời sống phục vụ vô kỷ.
Chúa Jêsus từng là tấm gương cho chúng ta. Ở II Côrinhtô 10.1, Phaolô nói tới "sự nhu mì, nhơn từ của Đấng Christ". Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 11.29: "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ". Phierơ từng viết rất hay ở I Phierơ 3.15: "nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ".
Galati 6.1 cho chúng ta biết chúng ta cần phải "lấy lòng mềm mại" để phục hồi một anh em sa ngã. II Timôthê 2.25 chép rằng chúng ta cần phải "dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật". John Benton giải thích: "Đây không phải là Cơ đốc giáo ‘thảm chùi chân’ đâu, hay chỉ để cho người ta bước qua bạn. Cơ đốc giáo không thụ động, mà rất tích cực. Nhưng Cơ đốc giáo tích cực với tình yêu thương, chớ không với gây hấn. Cơ đốc nhân cần phải dấn thân vào việc lấy thiện báo ác. Chúng ta không phải là hạng người chuyên vu khống. Nói xấu thì dễ lắm, nói ra những sự ngờ vực tối tăm không có chứng cớ, về những quan chức hay giới cầm quyền khác nhau trong thời buổi. Đôi khi đây là bánh mì và bơ của phương tiện truyền thông đại chúng thuộc về đời nầy của chúng ta. Nhưng đấy chẳng phải là việc dành cho Cơ đốc nhân. Chúng ta cần phải sẵn sàng tìm kiếm điều lành cho tha nhân, dù họ là những kẻ có quyền thế hay là không".
II. Ý thức liên tục về quá khứ của chúng ta (câu 3).
Điểm ưu tiên khác đánh dấu sự trưởng thành là trí nhớ liên tục chúng ta đã làm gì và chúng ta sẽ làm gì hôm nay một khi tách ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời. Khi tôi còn là một thiếu niên, mẹ tôi thường hay trưng dẫn George Whitefield, ông nói: "nhưng vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời, tôi sẽ đi đến đó". Đây là một sự nhìn nhận trừ phi đời sống của chúng ta đã được biến đổi bởi ân điển không thể kiếm được, không thể ao ước được của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ sống y như kẻ chưa được cứu ở chung quanh chúng ta. Một lần nữa, điều nầy xoay trở lại với công việc mở đầu của Phaolô trong câu 1: "nhắc lại". Mỗi ngày, chúng ta phải tự "nhắc nhớ" rằng "chúng ta ngày trước cũng" sống y như họ.
Phaolô cung ứng cho chúng ta một bảng danh sách chi tiết về cuộc sống nếu không có ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ. Ông cũng cung ứng những bảng danh sách tương tự ở các phần khác trong Tân Ước (đối chiếu I Côrinhtô 6.9-11; Êphêsô 4.17-19; Galati 5.19-21). Phaolô không hề lấy làm lạ ở chỗ ông là một kẻ nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời khi ông từng là một tội nhân gớm ghiếc. Ông đã nói ở I Timôthê 1.13-15: "ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đang lúc ta ngu muội chưa tin. Ân điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta, với đức tin cùng sự thương yêu trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu".
Tôi đã trở thành một tín đồ khi tôi được 14 tuổi. Tôi đủ tuổi để nhìn biết tội lỗi của mình và nhu cần đến ơn tha thứ và ân điển của Đức Chúa Trời. Thậm chí tôi chưa đủ tuổi và không có sự tự do để tự xá tội cho mình, tôi là mọi sự mà Phaolô đang mô tả ở đây. Còn nữa, tôi càng lớn lên và đã kiếm được nhiều sự tự do hơn mà không chạy đến với Đấng Christ, tôi không có chút hồ nghi mình sẽ sống trọn vẹn từ lối sống tội lỗi ghê gớm đó. Vì thế, khi tôi nhìn thấy một người bị hư mất đang sống một lối sống tội lỗi, băng hoại, tôi phải nhớ luôn rằng "nhưng vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời, tôi phải đi đến đó" và tự nhắc nhở mình rằng tôi "cũng từng" và giờ đây đã sống giống như họ. Ở ngoài ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời, HẾT THẢY nhân loại đều sẽ bị hư hoại hoàn toàn. Chúng ta hãy mau mau thăm dò chiều sâu của sự băng hoại đã đề ra ở câu 3.
Trước tiên, chúng ta từng là "ngu muội", đề cập tới việc tuyệt đối thiếu sự hiểu biết. Mặc dù nhiều người rất tiến bộ trong những cuộc theo đuổi về học vấn, tri thức, triết lý, ở ngoài ân điển của Đức Chúa Trời họ sẽ không bao giờ công nhận Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài để được cứu ra khỏi tội lỗi của họ. Đấy là chiều cao của sự ngu muội. Thi thiên 14.1 chép: "Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành".
Thứ hai, chúng ta từng sống "bội nghịch", chúng ta từ chối thẩm quyền của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta. Giêrêmi 17.9 chép: "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?" Chúa Jêsus đã phán ở Mathiơ 15.19: "Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn". Điều ác không đến từ môi trường của chúng ta, mà từ tấm lòng bị băng hoại, sa ngã của chúng ta. Điều ác tràn tuôn ra từ bên trong chúng ta. Chúng ta tự nhiên bịnh hoạn với tội lỗi và chẳng làm gì khác hơn là "bội nghịch". Khi bạn nghĩ mình đã đạt tới chỗ là một tín đồ, khi bạn tin mình thực sự đang sống một đời sống công nghĩa, hãy nhớ rằng bất cứ điều lành nào bạn có thể làm, bất cứ một sự vâng phục nào đối với Đức Chúa Trời bạn có thể gom góp được là vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời. Chẳng có một chỗ nào cho sự tự xưng công bình trong Nước của Đức Chúa Trời.
Thứ ba, chúng ta đã từng "bị lừa dối", điều nầy mang ý tưởng của việc cố ý lạc sai. Satan bị gọi là kẻ dối gạt. Mục tiêu của hắn là dẫn nhiều người nam người nữ vào vòng nô lệ của tội lỗi. Chúa Jêsus đã phán với những người Do thái tôn giáo ở Giăng 8.44: "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối". II Côrinhtô 4.4 nói tới những người chẳng tin "mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Hãy luôn nhớ rằng bạn đã "bị lừa dối" và sẽ tiếp tục bị lừa dối bởi Satan nếu Đức Chúa Trời không can thiệp vào đời sống của bạn với ân sũng rời rộng của Ngài.
Thứ tư, chúng ta đã từng "bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến". Điều nầy đề cập tới hết thảy những việc mà hạng người chẳng tin đang theo đuổi. Giống như Vua Solomon trong sách Truyền đạo, họ đang tìm kiếm sự phu phỉ trong cuộc sống "ở dưới ánh mặt trời" nhưng mọi sự họ tìm được đều là "hư không" và "theo luồng gió thổi" (Truyền đạo 1.14). "Tình dục" đề cập tới việc không thể kềm chế được những khao khát tội lỗi. "Dâm dật" ra từ chữ hedone, từ đó chúng ta mới có chữ "hedonism" (chủ nghĩa khoái lạc) là cuộc theo đuổi sự thỏa mãn. "Hãy tự nhắc nhở" bạn sẽ ở đâu nếu Đức Chúa Trời không cứu bạn và làm cho bạn được đầy dẫy với Thánh Linh Ngài. Bây giờ bạn đang "vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển" (I Phierơ 1.8). Bây giờ "sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi" (Nêhêmi 8.10). Bây giờ bạn có thể "trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em" (I Phierơ 5.7). Tách ra khỏi ơn cứu rỗi của Ngài, bạn sẽ sống một cuộc sống đáng thương, cứ mãi lo tìm kiếm sự thỏa mãn trong tình dục không sao thõa mãn được và những khoái lạc chỉ đem đến thất vọng mà thôi.
Thứ năm, chúng ta đã từng "sống trong sự hung ác tham lam" hay làm điều ác cách liên tục.
Thứ sáu, chúng ta đã từng sống trong sự "ganh tỵ", con quái thú mắt xanh. "Ganh tỵ" luôn luôn bảo đảm rằng nó sẽ không bao giờ thấy thỏa lòng với những gì nó có và sẽ luôn gây tức tối cho người khác đang có nhiều hơn hoặc tốt hơn. Hạng người đáng thương nhất trong thế gian là hạng người chỉ biết ganh tỵ. Họ không bao giờ được thỏa lòng. Tôi nói với Phaolô trong Philíp 4.12: "Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được". Đối với người tin Chúa, Đấng Christ là phần của chúng ta, mọi sự của mọi sự của chúng ta.
Thứ bảy, chúng ta đã từng "đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau". "Ganh tỵ" là giống thực vật mang lại mùa gặt thù hận. Hạng người thù hận xem khinh bất cứ ai và bất cứ điều gì không nhất trí với họ. Họ cứ âm ỉ ở trong lòng với những ý tưởng và khao khát riêng đến nỗi họ kết thúc trong sự thù hận mọi người. Nhưng vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dẫn dắt loại đời sống thất vọng ấy.
Trở lại một chút, Deb và tôi đã được người ta biếu mấy cái vé đi xem trình diễn vở nhạc kịch nổi tiếng Les Miserables (Những người cùng khổ), đây là câu chuyện nói tới Jean Valjean, ông lãnh án tù dài hạn vì ăn cắp một mẫu bánh mì. Khi được tha ra khỏi tù, ông là một con người cay đắng, chai cứng. Ông được tha ra khỏi tù, song lại chẳng được tự do. Vì ông là người có tiền án, ông không được phép ở lại trong một quán trọ, vì vậy một vị giám mục tử tế đã cho ông vào nhà. Trong đêm đó, ông lấy cắp những cái đĩa bạc của vị giám mục rồi bỏ trốn, và bị cảnh sát bắt lại. Khi họ đưa ông đến nhà của vị giám mục, vị giám mục làm một việc cuối cùng mà Valjean đang trông đợi. Ông nói: "Có phải ngươi đã quên rằng ta đã cho ngươi những cây đèn? Chúng đáng giá chừng 200 francs. Có phải ngươi quên chăng?" Cảnh sát thấy thỏa lòng và họ rời đi. Khi đó vị giám mục quả thực đã ban bạc cho Valjean rồi nói: "Đừng quên rằng ngươi đã hứa với ta sử dụng tiền bạc để biến ngươi thành một con người lương thiện". Khi ông rời khỏi nhà của vị giám mục, ông đã quì gối xuống. Ông kêu lên: "Tôi đúng là một người cùng khổ!" Những giọt nước mắc sám hối, tội lỗi và xấu hổ tuôn tràn ra từ linh hồn ông. Sau cùng, một nhận thức về tình yêu của Đức Chúa Trời phủ lút ông khi ông hiểu rõ ân điển và sự tha thứ. Ông trở thành một con người đã được biến đổi. Mặc dù những rắc rối của ông khó mà vượt qua lắm, ông không hề sống như trước đó nữa. Ông mang theo với mình một nhận thức về những gì ông thường hay làm.
III. Một sự kinh ngạc lâu dài nơi ân điển của Đức Chúa Trời (các câu 4-7).
Nếu chúng ta tiếp tục nhớ mình đã sống như thế nào, chúng ta không thể làm chi khác hơn là đặt ra trình tự bị xua đuổi, kinh ngạc và phủ lút với sự hiểu biết Đức Chúa Trời đã cứu mình không cứ cách nào! Hãy khoanh một vòng tròn quanh chữ "nhưng" ở câu 4. Đây là một sự chuyển biến chính yếu. Chúng ta cần phải nhớ bị hư mất là như thế nào, "nhưng" cũng phải nhớ mình đã được cứu như thế nào!?!
Nếu phân đoạn Kinh Thánh có đưa ra điều gì rõ ràng, thì việc đó chính là ơn cứu rỗi, là công việc tối thượng của chỉ một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Ngài đã cứu chúng ta bởi ý định riêng của Ngài và vì cớ sự vinh hiển của riêng Ngài, chớ không vì chúng ta có điều chi xứng đáng hay có đức tin nhiều hơn ai khác. Đức Chúa Trời đã khởi xướng sự cứu rỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời "muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật" (I Timôthê 2.4). Ngài "không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn" (II Phierơ 3.9). Ngài "yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời … hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu" (Giăng 3.16-17).
Mấy câu Kinh Thánh nầy là một trong các nguồn mạch của khu mỏ Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ đã để ra nhiều tuần lễ học hỏi những lẽ đạo thiêng liêng nằm trong mấy câu nầy. Thời gian thúc ép chúng ta. Giống như Phaolô đã cung ứng cho chúng ta bảy đặc điểm trong đời sống chúng ta trước khi chúng ta được cứu, giờ đây ông cung ứng cho chúng ta bảy đặc điểm trong đời sống chúng ta hiện khi chúng ta đã được cứu. Thứ nhứt, chúng ta được cứu vì chúng ta là những kẻ nhận lãnh "lòng nhân từ". Nền tảng thuộc tánh của Đức Chúa Trời là sự nhơn từ và sự rời rộng đời đời. Ngài đã nhìn thấy chúng ta bị hư mất trong tội lỗi, bất khả tự cứu mình và dự trù cho chúng ta ơn thương xót cả thể của Ngài. Chúa Jêsus đã phán ở Luca 6.35: "Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ".
Êphêsô 2.4-7 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu, và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ, hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhân từ đã dùng ra cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ".
Thứ hai, chúng ta đã được cứu vì chúng ta là những kẻ nhận lãnh "tình thương yêu" của Đức Chúa Trời. Phaolô nói tới "tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta" là tình yêu "đã được bày ra". Cụm từ nầy ra từ chữ philanthropia, từ đây chúng ta mới có chữ "philanthropy" sát nghĩa có ý nói "tình cảm dành cho con người". Chữ nầy đề cập tới một sự sốt sắng muốn giải phóng ai đó ra khỏi đau đớn, bối rối hay nguy hiểm. Nó gắn với sự thương xót và sự dịu dàng. Ca thương 3.22 chép: "Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt". Thi thiên 86.15 chép: "Nhưng, Chúa ơi, Chúa là Đức Chúa Trời hay thương xót và làm ơn, chậm nóng giận, có sự nhân từ và sự chân thật dư dật".
"Lòng nhân từ" và "tình thương yêu" của Đức Chúa Trời "đã được bày ra" cho chúng ta trong sự hóa thân thành nhục thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đã xem qua 2.11, ở đây chép: "Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi". Chúa Jêsus là trọng tâm của Tin Lành. Bất cứ ai đã sanh lại đều có thể nói: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi" (Galati 2.20).
Thứ ba, chúng ta đã được cứu "cứ theo lòng thương xót Ngài”. Vị sứ đồ nói rất đặc biệt ở đây. Ông nói rõ ràng rằng "không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm". Chúng ta không thể làm gì hoặc có thể làm gì để cứu chúng ta thoát khỏi sự công bình và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nghịch lại tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta, giải phóng chúng ta ra khỏi cơn thạnh nộ hầu đến "cứ theo lòng thương xót Ngài". Đây là sứ mệnh của Đấng Christ, để bày tỏ ra cho mọi thời đại ơn "thương xót" của Đức Chúa Trời. I Timôthê 1.15 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy".
Chúng ta không phải được cứu vì chúng ta sống tốt hơn, tài tình hơn, có khả năng hơn ai khác hoặc có đức tin nhiều hơn hay trung tín hơn ai khác. Chúng ta đã được cứu "cứ theo lòng thương xót Ngài". Chỉ một mình Đức Chúa Trời trong ân điển tối cao của Ngài đã chọn cứu chúng ta mặc dù chúng ta không thể xứng đáng với "lòng nhân từ", "tình thương yêu" và "lòng thương xót" của Ngài.
"Thương xót" tương tự với ân điển, nhưng có một sự phân biệt. MacArthur giải thích: " … ân điển gắn liền với lầm lỗi, thương xót gắn liền với đau khổ. Trong khi ân điển gắn liền với tình trạng của tội nhân ở trước mặt quan án là Đức Chúa Trời, thương xót gắn liền với tình trạng của tội nhân trong tội lỗi của người. Trong khi ân điển về mặt luật pháp tha thứ cho kẻ vi phạm vì việc làm sai trái của người, thương xót về mặt tình cảm giúp người phục hồi lại".
Thứ tư, chúng ta đã được cứu vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta "sự rửa về sự lại sanh". Điều nầy có ý nói tới sự thanh tẩy tội lỗi của chúng ta, việc dời đi tình trạng bẩn thỉu của thế gian. Phaolô nói với người thành Êphêsô rằng Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ đã được thanh tẩy "sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch" (Êphêsô 5.26). Khi tôi còn là một thiếu niên, mẹ tôi buộc tôi phải đi tắm và kế đó bà sẽ kiểm tra tôi và tất nhiên vết dơ ở đàng sau hai lỗ tai của tôi. Bà muốn rửa sạch hết mọi vết bẩn. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đang làm cho chúng ta!
"Sự lai sanh" ý nói tới những điều vừa mới trình bày. Sáng thế ký có nghĩa là "sự khởi đầu". Để được lại sanh là phải làm mới lại, phải có đời sống mới. II Côrinhtô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Êphêsô 5.8 chép: "Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng".
Thứ năm, chúng ta đã được cứu vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta "sự đổi mới của Đức Thánh Linh". Là một kết quả của sự lại sanh, Đức Thánh Linh đã đến sống ở trong bạn. Rôma 8.2 chép: "vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết". Không những Đức Chúa Cha đã ban Đức Thánh Linh cho chúng ta, mà Ngài còn "rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta".
Chúng ta không cần nhiều thêm về Đức Thánh Linh! Ngài đã được ban rồi cho chúng ta cách dư dật. Êphêsô 3.20 chép Đức Chúa Trời "bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng".
Thứ sáu, chúng ta đã được cứu vì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta "Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta". Chúng ta sẽ nói gì về điều nầy? Tất cả những bài giảng chúng ta có thể rao giảng không thể công bố đủ lượng vinh hiển của Ngài. Tất cả những quyển sách đã từng được viết ra không thể công bố hết được lượng ân sũng của Ngài. Đức Chúa Trời vốn biết rõ chúng ta và đã chọn chúng ta ở trong Ngài, Ngài đã bắt đầu hành động sáng tạo đầu tiên (Êphêsô 1.4). Kế đó Ngài có ý định đưa Con độc sanh của Ngài đến làm Cứu Chúa của chúng ta.
Vào năm 1987, hai phi công đã chết khi chiếc F111 của họ bị rơi khi bay thực tập ở New South Wales, nước Úc. Chiếc phi cơ sắp sửa rơi vào thị trấn Tenterfield. Nếu viên phi công và viên phụ tá nhảy ra liền sau khi họ biết họ không thể đáp được, chiếc phản lực cơ sẽ đâm thẳng vào thị trấn và hiển nhiên giết chết nhiều người. Hai viên phi công đã lần lựa không muốn nhảy ra, họ cứ điều khiển chiếc máy bay ra khu vực hoang mạc, kết quả là họ đã hy sinh mạng sống để cứu nhiều sinh mạng của các công dân thuộc vùng Tenterfield. Biên tập viên tờ báo địa phương đã tóm tắt câu chuyện như sau: "Có một cảm xúc trong thị trấn của chúng ta, rằng chúng ta mắc nợ sinh mạng của hai người ấy. Chẳng có rắc rối gì cho họ khi họ ấn nút thoát hiểm ngay khi ấy". Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã ở trong con đường xung đột với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Sự căm phẫn công bình của Ngài giáng trên tội lỗi chúng ta sẽ vung vải trên chúng ta. Tuy nhiên, "Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa chúng ta" đã lèo lái chiến đấu cơ thạnh nộ của Đức Chúa Trời bay xa khỏi chúng ta và đã chịu chết trong chỗ của chúng ta. Hãy tự "nhắc nhớ" luôn về sự ấy. Hãy dìm điều đó xuống cho thật sâu!
Thứ bảy, chúng ta đã được cứu vì chúng ta đã " nhờ ơn Ngài được xưng công bình ". Một lần nữa, sự cứu rỗi của chúng ta chẳng có gì phải làm với chúng ta và mọi sự phải làm với Đức Chúa Trời. Chẳng một ai đáng được cứu hết. Chúng ta đã được cứu ra khỏi cơn thạnh nộ và xét đoán nhờ vào ơn phước mà Ngài ban cho kẻ không đáng được. II Timôthê 1.9 chép Đức Chúa Trời "đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng".
"Được xưng công bình" có ý nói ý thức về sự công bình của Đức Chúa Trời đã được thỏa trong Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài đã trả một cái giá thật kinh khủng. Và còn nữa, vì chúng ta đã "nhờ ơn Ngài được xưng công bình " giờ đây chúng ta đã "trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời". Rôma 8.16-17 công bố lẽ thật nầy một cách trọn vẹn hơn: "Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài". I Phierơ 1.3-4 chép: "Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em".
IV. Một quyết định sốt sắng về các việc lành (câu 8).
Phaolô cung ứng cho chúng ta một lời khuyên sau cùng ở câu 8, một "lời chắc chắn" là một cụm từ đã được sử dụng năm lần trong Tân Ước và có lẽ đề cập tới một việc rất phổ thông đã được nói tới giữa vòng các tín hữu đầu tiên (đối chiếu I Timôthê 1.15; 3.1; 4.9; II Timôthê 2.11; Tít 3.8). "Sự đó", nghĩa là những điều ưu tiên nầy của một mục sư trưởng thành, chúng ta cần phải "nói quyết". Chúng ta cần phải giữ sự dạy về thái độ của chúng ta đối với hạng người chưa tin Chúa, về những điều chúng ta phải sống theo và trở nên giống với nếu Đức Chúa Trời không cứu chúng ta và sự dư dật của ân điển của Đức Chúa Trời mà chúng ta đã nhận lãnh khi chúng ta được lại sanh. Chúng ta cần phải liên tục tự "nhắc nhở" về những điều ưu tiên nầy hầu cho "những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người". Khi chúng ta sống theo những điều ưu tiên của một mục sư trưởng thành, chúng ta không cần ai đến bảo phải lo làm những "việc lành", họ sẽ thật sốt sắng và họ sẽ "có ích cho mọi người".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét