Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Tít 2.11-15: "Ân điển cả thể của Đức Chúa Trời



TÍT – MỘT MỤC SƯ TRƯỞNG THÀNH
Ân điển cả thể của Đức Chúa Trời
Tít 2.11-15
Năm ấy là năm 1944 và Bert Frizen là một lính bộ binh Mỹ trên tuyến đầu ở châu Âu khi lực lượng Đồng Minh đang hướng về nước Đức. Họ đã tiến thẳng về phía trước khi bị pháo không liên tục và hỏa lực nhỏ suốt nhiều giờ của buổi sáng, nhưng giờ đây mọi sự đều yên tĩnh. Nhóm tuần tra của ông đã tiến đến mé khu vực toàn rừng cây với một cánh đồng thật rộng ở trước mặt họ. Những lính Mỹ không nhận ra, một khẩu đội pháo của quân Đức đã chờ đợi trong một lô cốt dựng bằng cây khoảng 200 yards bên kia cánh đồng. Bert là một trong hai lính trinh sát đã thoát ra ngoài đồng rộng đó. Có lần anh băng qua cánh đồng nửa đường rồi, phần còn lại trong tiều đoàn anh đã băng theo. Thình lình quân Đức khai pháo, và khẩu súng máy đã bắn thủng cả hai chân của Bert. Tiểu đoàn Mỹ rút vào rừng để chờ bảo hộ, trong khi một sự thay đổi hỏa lực đã tiếp diễn nhanh chóng. Bert nằm bất động trong một dòng suối nhỏ khi lằn đạn cứ bắn vòng ở trên đầu. Dường như không còn có lối thoát nào nữa. Để làm cho vấn đề ra tệ hại hơn, bấy giờ anh để ý thấy một tên lính Đức đang bò về phía mình. Cái chết sắp xảy ra đến nơi rồi; anh nhắm mắt lại rồi chờ đợi. Trước sự ngạc nhiên của anh, một thời khắc trôi mau qua mà chẳng có một cuộc tấn công như đã mong đợi, anh mới mạo hiểm mở mắt mình ra. Anh bắt giật mình khi thấy tên Đức ấy quì gối bên cạnh anh, mĩm cười. Khi ấy, anh mới để ý thấy tiếng súng đã ngừng bặt. Quân đội ở cả hai bên chiến trường đã quan sát trong lo âu. Không có một sự trao đổi nào bằng lời nói hết, tên Đức khó hiểu nầy đã luồn tay ẳm Bert lên rồi trao anh an toàn cho các đồng đội của Bert. Sau khi hoàn tất sứ mệnh tự phát của mình, mà vẫn không nói một lời, tên lính Đức xoay lại rồi băng ngược qua cánh đồng về với phân đội của mình. Không một người nào dám phá vỡ sự in lặng của giây phút thiêng liêng nầy. Nhiều phút sau đó cuộc ngừng bắn kết thúc, nhưng không ai bắn trước khi tất cả binh sĩ hiện diện đã chứng kiến một người thể nào đã liều mọi sự để cứu kẻ thù mình.
Kinh Thánh dạy rằng chúng ta từng là kẻ thù của Đức Chúa Trời (Rôma 5.10, Giacơ 4.4). Chúng ta đã bị tội lỗi bắn gục và bị bỏ lại hòng chết trong vũng lầy và chỗ kinh tởm của thế gian. Tuy nhiên, vì cớ ân điển rời rộng của Ngài, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài vượt mọi lằn ranh của kẻ thù đến cứu chúng ta. Không những trước hết Ngài đã hiến cho chúng ta sự cứu giúp; Ngài còn chịu chết thay cho chúng ta nữa. Ngài mang lấy những vít thương của chúng ta trên chính mình Ngài. Êsai 53.5 chép: "Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương". Chỉ khi ấy Ngài mới trở lại bên cạnh Cha của Ngài. Ngài hứa một ngày kia trở lại cùng chúng ta.
Ân điển đó. Ân điển đã được định nghĩa là "ơn ban cho kẻ không xứng đáng" hay "ơn phước cho kẻ bất xứng". Ân điển là một tài sản mà chúng ta nhận lãnh khi chúng ta không xứng đáng. Phần nhiều những cơ quan quảng cáo đều đưa ra "một thời gian ân huệ". Tiền thưởng thực sự thích ứng với ngày đầu tháng. Qua 2 tây thì muộn rồi. Ân điển có ý nói bạn không bị buộc tội lơ là nhiệm vụ phải nộp phạt cho mấy ngày quá hạn. Đấng ban cho rời rộng ân điển kia chính là Đức Chúa Trời. Ơn cứu rỗi là sự bày tỏ tối hậu ân điển thiêng liêng của Ngài. Tôi thích cách chơi chữ khi tách (chữ) ân điển ra (theo tiếng Anh) G-R-A-C-E, "God’s Riches At Christ’s Expense" (Sự giàu có của Đức Chúa Trời nhắm theo sự trả giá của Đấng Christ). Ân điển có ý nói Đức Chúa Trời đã giáng án phạt của Ngài trên Chúa Jêsus vì cớ tội lỗi của chúng ta và gắn sự công bình của Chúa Jêsus cho chúng ta. II Côrinhtô 5.21 chép: "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời". Ân điển có ý nói chúng ta xứng đáng với địa ngục mà lại nhận lãnh thiên đàng. Ân điển có ý nói chúng ta xứng đáng với sự phán xét mà lại nhận được phước hạnh.
Khi Sứ đồ Phaolô viết cho viên phụ tá trẻ tuổi của mình là Tít, là người bị để lại trên đảo Crete để lo củng cố các Hội Thánh địa phương ở đó, ông dừng lại ở giữa bức thư rất thực tế nầy để nhắc cho Tít nhớ đến sự cả thể của ân điển Đức Chúa Trời. Không những ân điển của Đức Chúa Trời đã được "bày tỏ" ra cho chúng ta, ân điển ấy làm biến đổi đời sống của chúng ta trong từng ngày. Đức Chúa Trời không những cứu chúng ta bởi ân điển để chúng ta có thể thẳng tiến trên đường mình lo làm bất cứ một việc gì là tốt lành. Ngài dự trù cho chúng ta phải bước đi trong ân điển của Ngài, suy nghĩ theo ân điển, nói năng ân hậu và hành động trong ân điển. Nếu ân điển đánh dấu bổn tánh của Đức Chúa Trời, ân điển ấy sẽ đánh dấu con cái của Ngài.
Sứ điệp ngày hôm nay nằm giữa mọi các sứ điệp mà tôi rất ưa thích trong Tân Ước. Từ tuần lễ chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu sách Tít, tôi đã nhìn tới trước đến ngày hôm nay khi tôi sẽ rao giảng qua mấy câu nầy. Khi chúng ta đào sâu vào các câu 11-15, tôi muốn hỏi và trả lời câu: “Ân điển của Đức Chúa Trời có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?”
I. Ân điển rời rộng của Đức Chúa Trời cứu chúng ta (câu 11).
A. Ân diển của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi sự.
Thứ nhứt, Phaolô nói: "Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi". Nói cách khác "mọi người", từng người nam, người nữ, con trai, con gái đều nếm trải những sự giàu có của ân điển Đức Chúa Trời. Từng việc tốt lành trong bất kỳ đời sống con người nào đều phù hợp với ân điển của Đức Chúa Trời. Khi ra khỏi giường, đánh răng, có thức gì đó để ăn, ngồi lái xe hơi, có việc làm … mọi sự nầy đều là những sự ban cho trong ân điển của Đức Chúa Trời. Sự thực cho thấy rằng chúng ta có thể ngồi với nhau trong trung tâm thờ phượng nầy và hít thở bầu không khí trong sạch là một sự ban cho ân sũng của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Công Vụ các Sứ đồ 17.28 chép: "Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có".
Cuộc hôn nhân, con cái và tất cả những người yêu dấu của tôi đều là những sự ban cho của ân điển đối cùng tôi đều đến từ Đức Chúa Trời. Nhà cửa và tài sản của tôi cũng là những sự ban cho của Đức Chúa Trời. Tôi không đáng được bất cứ thứ gì trong đó. Bạn cũng vậy đấy. Bạn nói: "Hãy chờ một phút, tôi đã chịu khó lao động cho những gì tôi đã đạt được và những gì tôi đã có cho riêng mình. Tôi đã kiếm được mọi sự tôi đang có". Có thể là như vậy, nhưng ai đã ban cho bạn sức lực, khả năng lý trí hoặc khả năng để kiếm được bất cứ thứ gì? Đức Chúa Trời đã ban đấy. Vì lẽ đó bất cứ điều chi bạn đã đạt được, bất cứ của cải nào bạn đã tích lũy được, bất cứ thứ chi bạn có thể mua sắm hay gây dựng cho bản thân mình, tất cả những thứ đó đều là những sự ban cho của ân điển Đức Chúa Trời dành cho bạn đấy. Giacơ 1.17 chép: "mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào".
B. Ân điển của Đức Chúa Trời đem lại ơn cứu rỗi.
Phaolô nói rằng chính "ân điển của Đức Chúa Trời" mới "đem lại ơn cứu rỗi". Tất nhiên "ơn cứu rỗi" có ý cơ bản nói tới sự giải cứu hay giải phóng. Nếu bạn bị chìm dưới nước và có ai đó kéo bạn lên an toàn, nếu bạn có mặt trong một tòa nhà đang bốc cháy và một lính cứu hỏa đã đem bạn ra ngoài, nếu bạn bị nghẹt thở vì cắn một miếng thịt và ai đó đã thực hiện cấp cứu cho bạn để thoát khỏi bị mắc nghẹn, bạn sẽ nói: "Cảm ơn vì đã cứu sống tôi!"
Trong Kinh Thánh, "ơn cứu rỗi" đề cập tới công tác của Đức Chúa Trời không những giải cứu đời sống bạn, mà còn giải cứu linh hồn của bạn nữa. Cứu rỗi có nghĩa là giải cứu bạn ra khỏi tội lỗi của chính bạn và giải phóng bạn ra khỏi sự nguyền rủa đời đời trong địa ngục. Rôma 6.23 chép rõ ràng như sau: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết". Những gì chúng ta kiếm được từ tội lỗi của chúng ta là sự chết đời đời. Chúa Jêsus đã phán ở Giăng 8.24: "Nên ta đã bảo rằng các ngươi sẽ chết trong tội lỗi mình; vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi" (đối chiếu câu 21). Ngài cũng phán ở Mathiơ 10.28: "Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục".
Hết thảy chúng ta đều là tội nhân. Vì chúng ta đều là hạng tội nhân, chúng ta sẽ phải chết. Chết là sự phân rẽ. Khi chúng ta chết theo phần xác, chúng ta bị phân rẽ ra khỏi những người chúng ta yêu thương. Tuy nhiên, khi chúng ta chết về mặt thuộc linh, chúng ta bị phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Trời. Vì chúng ta là hạng tội nhân, chúng ta đáng phải chết về mặt thuộc linh. Chúng ta đáng phải bị phân rẽ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta đáng với địa ngục. Tuy nhiên, trong ân điển, Đức Chúa Trời đã định ý cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Rôma 6.23 không những nói "tiền công của tội lỗi là sự chết" mà còn nói rằng "nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta". Ân điển của Đức Chúa Trời ở trong "ơn cứu rỗi" có nghĩa là Ngài muốn giải cứu chúng ta ra khỏi sự chết đời đời bằng cách ban cho chúng ta sự sống đời đời! Thay vì bị phân rẽ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời trong chỗ hình khổ đời đời, chúng ta sẽ được ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời đời đời tại một nơi vui mừng đời đời!
C. Ân điển của Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho mọi người.
Ân điển của Đức Chúa Trời không những "đem lại sự cứu rỗi" mà ân ấy còn "tỏ ra cho mọi người nữa". "Đã tỏ ra" ý nói "đưa ra ánh sáng". Chúa Jêsus đã đem chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời từ trong những bóng tối bày ra nơi sáng láng. Ngài đã làm cho ai nấy đều biết đến ơn ấy. II Timôthê 1.9-10 chép Ngài "đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng, mà bây giờ mới bày ra bởi sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta, Ngài đã hủy phá sự chết, dùng Tin Lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng". Tít 3.4-5 chép: "Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh".
Câu 11 có ý nói gì khi được chép: "ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi"? Câu nầy không có ý nói mọi người đều sẽ được cứu đâu. Câu nầy có ý nói mọi người đều kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời đem lại ơn cứu rỗi. Ở I Timôthê 4.10, vị sứ đồ viết: "… ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của mọi người, mà nhất là của tín đồ". Nói cách khác, Đức Chúa Trời là "Cứu Chúa của mọi người" theo ý nghĩa Ngài giữ lại sự phán xét công bình của Ngài, ưng ban cho họ ân điển và ơn phước mỗi ngày. Ngài "nhất là" Cứu Chúa "của tín đồ" vì chiếu theo đức tin của họ, Ngài đã ban cho họ sự sống đời đời.
Ở đây chúng ta nhìn thoáng qua một điều dường như là nghịch lý trong Kinh Thánh. Ở một mặt, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng "mọi người" có thể chọn Đấng Christ và được cứu. Đây là lời mời chung nhất để được sự sống đời đời. Ở mặt kia, Kinh Thánh nói dứt khoát về những ai trong chúng ta đã được cứu, rằng "trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ" (Êphêsô 1.4). Thực ra, ở đây trong sách Tít, chúng ta thấy cả hai mặt của đồng tiền đó. Chính câu thứ nhứt trong bức thư nói tới "đức tin của người được chọn", là những người được Đức Chúa Trời chọn từ khi sáng thế. Ở chính trang đó trong quyển Kinh Thánh của tôi là phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay nhằm 2.11, ở đây nói cho chúng ta biết ân điển của Đức Chúa Trời đã được "bày tỏ ra rồi", nghĩa là bất cứ ai tin đều sẽ được cứu.
Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ là công bình nếu Ngài xét đoán hết thảy chúng ta phải đi địa ngục ngay từ lần đầu tiên chúng ta phạm tội. Tuy nhiên, ân điển của Ngài quả là rời rộng đến nỗi Ngài không làm như thế. Ngài đã sai Con Ngài chịu chết như một thay thế cho chúng ta, gánh lấy tội lỗi chúng ta trên chính mình Ngài, trở nên sự làm lành của chúng ta. Trong ân điển, Ngài ban hiến cho nhân loại ơn cứu rỗi thật nhiều lần. Ngài rất kiên nhẫn và bền đỗ trong sự mời gọi của Ngài. Ngài bày tỏ ra cho chúng ta hết ơn nầy đến ơn khác. I Timôthê 2.4 chép Đức Chúa Trời "Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật". Hêbơrơ 2.9 chép rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài vào trong thế gian để "bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết". I Giăng 2.2 chép: "Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi [của lễ làm lành] chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa". II Phierơ 3.9 chép: "Chúa … nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn".
Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời đối với con người loạn nghịch, vô tín chỉ là nhất thời mà thôi. Sự nhịn nhục ấy rồi sẽ đến với mức cuối cùng. Đây là lý do tại sao chúng ta truyền giảng, chứng đạo. Đây là lý do tại sao chúng ta sai phái nhiều giáo sĩ ra đi. Chúng ta cảnh cáo người chưa được cứu rằng họ phải chọn Đấng Christ hoặc họ sẽ chết trong tội lỗi của họ và đối mặt với sự phán xét đời đời.
Phải chăng mọi người đều sẽ được cứu? Không đâu! Nhiều người sẽ không được cứu, nhưng ân điển của Đức Chúa Trời lớn lao đến nỗi Ngài ban hiến ơn ấy cho họ không cứ cách nào. Khi một người phải vào địa ngục, ấy chẳng phải vì Đức Chúa Trời tống người ấy vào đó. Một người đi địa ngục vì người cố ý cố tình bước qua ân điển của Đức Chúa Trời rồi đi theo đường riêng mình. Tự con người bước vào địa ngục do chối bỏ ân điển của Đức Chúa Trời.
Mặc dù Kinh Thánh dạy rất rõ ràng sự ban hiến phổ quát ơn cứu rỗi, rằng "vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu" (Rôma 10.13) và "kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không" (Khải huyền 22.17), Kinh Thánh cũng dạy rất rõ ràng rằng Đức Chúa Trời đã khôn ngoan chọn những người nào sẽ được cứu từ khi sáng thế, không phải vì việc chi họ đã làm mà "theo ý tốt của Ngài" (Êphêsô 1.4-5). Chúa Jêsus bảo đảm với chúng ta ở Giăng 6.37 rằng "Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu".
Chúng ta điều hòa sự nghịch lý nầy như thế nào đây? Mọi người có thể đến với Đấng Christ, nhưng mọi người sẽ không đến. Chúng ta phải chọn Đấng Christ, tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng người nào đã được cứu đều được Đức Chúa Trời lựa chọn, "người được chọn của Đức Chúa Trời". Câu trả lời cho tình trạng chẳng đặng đừng nầy, ấy là chẳng có câu trả lời nào về mặt nầy của thiên đàng. Cả hai quan điểm đều là thật cả. Chúng ta cũng có thể chối bỏ. Chúng ta phải nhớ lẽ thật trong Êsai 55.9: "Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu". Chúng ta phải vui mừng trong ân điển của Đức Chúa Trời, ân điển ấy cứu chúng ta và ban ơn cứu rỗi cho mọi người.
Cách đây khá lâu, tôi có nghe một người đặt tình trạng phức tạp nầy vào viễn cảnh theo cách nầy. Giống như có một cái vòm thật to bên trên cổng thiên đàng. Khi bạn bước tới cánh cổng, bạn nhìn thấy một tấm bảng treo từ cái vòm ấy ghi như sau: "hễ ai kêu cầu danh Chúa thì được cứu". Bạn vui mừng vì bạn đã kêu cầu danh Chúa, bạn đã chọn bước theo Đấng Christ và vì thế bạn được phép bước vào trong. Khi bạn bước qua hai cánh cổng đó vào trong thiên đàng đang chờ đợi bạn, bạn nhìn lại phía sau qua bờ vai mình bạn nhìn thấy có câu được viết ở phía sau tấm bảng, ở đó ghi là: "được chọn từ khi sáng thế". Với một tư thế không thể hòa giải được trong lý trí con người hữu hạn, Đức Chúa Trời khôn ngoan, vô hạn của chúng ta đặt cả hai mẫu trò chơi ráp hình lại với nhau trong ân điển vinh hiển của Ngài!
D. Ân điển của Đức Chúa Trời khiến chúng ta luôn vui mừng.
Giờ đây, chúng ta đã xem xét phạm vi thần học về ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy xem xét một vấn đề rất thực tế. Hết thảy chúng ta đã được cứu hay được sanh lại sẽ thức dậy mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta suy nghĩ về ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ để cho suy nghĩ ấy lan tỏa khắp lý trí của chúng ta rồi xuống đến tận chiều sâu của tấm lòng và linh hồn chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ đáp ứng trong sự thờ phượng chân chính, không bị ngăn trở và phục vụ Chúa. Quan niệm về sự cả thể của ân điển Đức Chúa Trời sẽ phủ lút chúng ta!
Một tín đồ Thanh Giáo, J.C. Ryle đã nói theo cách nầy: "Ai có thể lượng được giá trị sự ban cho của Đức Chúa Trời, khi Ngài ban cho thế gian Con độc sanh của Ngài? Đây là một việc không thể nói được và không thể hiểu nổi. Nó vượt quá sự hiểu biết của con người. Có hai việc mà con người không thể tính được, và không thể đo được. Một trong hai việc nầy là phạm vi sự mất mát của người đã đánh mất chính linh hồn mình. Việc kia là phạm vi của ân ban Đức Chúa Trời khi Ngài ban Đấng Christ cho hạng tội nhân. ...Quả thực tội lỗi phải là tội lỗi, khi Đức Chúa Cha phải cần ban ra Con độc sanh của Ngài để trở thành Thiết Hữu của tội nhân!"
II. Ân điển tốt lành của Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta (câu 12).
Câu nầy bắt đầu với cụm từ "dạy chúng ta…". Hãy xem lại câu 11. "Ân điển của Đức Chúa Trời" đang "dạy chúng ta". Ân điển của Đức Chúa Trời không những "đem lại ơn cứu rỗi" mà ân ấy còn dạy chúng ta nữa. Từ ngữ "dạy" hay "hướng dẫn" ra từ một chữ Hy lạp có ý nói "huấn luyện hay nuôi nấng một đứa trẻ". Từ nầy có thể được dịch "giáo dục". Khi một người được cứu, người ấy bước vào trường ân điển của Đức Chúa Trời. Mục đích của trường nầy không những là làm cho người được đầy dẫy tri thức, mà còn tạo ra phẩm chất tin kính và ngay thẳng nữa. Con của Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta bằng sự chết của Ngài. Thánh Linh của Đức Chúa Trời hiện đang ngự trị với sự sống của Ngài. I Côrinhtô 2.12-13 chép: "Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng". Câu 16 cho chúng ta biết rằng nhờ Đức Thánh Linh giờ đây chúng ta có "ý của Đấng Christ".
Ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta biết chối bỏ điều nầy và khẳng định điều kia. Ân ấy dạy chúng ta những gì phải tránh và những gì phải tận hưởng. Ân ấy dạy chúng ta biết ghét điều nầy và yêu mến điều nọ. Trong ân điển, chúng ta học biết phải chối bỏ một số việc nầy và theo đuổi một số việc khác.
A. Ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian.
Từ ngữ "sự không tin kính" ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là "gian ác". Từ nầy đã được sử dụng 7 lần trong Tân Ước và luôn luôn đề cập tới lối sống của những kẻ không tin Chúa. Một định nghĩa dễ nhớ và thực tiễn là "nghịch Đức Chúa Trời". Có nhiều thứ trong thế gian nầy hiện đang nghịch Đức Chúa Trời (TV, âm nhạc, sách báo, tạp chí, hệ thống giáo dục của chúng ta). Vì chúng ta nhìn biết Đức Chúa Trời và ân điển của Ngài theo cách riêng, chúng ta cần phải chối bỏ bất cứ điều chi nghịch lại với Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 10.5 chép, chúng ta cần phải "đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời …".
Cách mau nhất làm cho tôi phải nổi giận là lăng mạ gia đình tôi. Nếu bạn muốn nhìn thấy mặt xấu xa của tôi, hãy thực hiện một sự chế giễu vợ con hay cha mẹ tôi. Tôi đoán là bạn sẽ cảm nhận theo cùng một cách ấy. Đây là một câu hỏi khó: Chúng ta có cảm thấy như thế về Đức Chúa Trời không? Có phải bạn bị sỉ nhục bởi một việc lăng mạ Cha thiên thượng của bạn không? Nếu chúng ta muốn, có nhiều chương trình trên vô truyến truyền hình chúng ta sẽ không xem. Có nhiều quyển sách chúng ta sẽ không đọc. Tư tưởng của chúng ta phải là: nếu nó chối bỏ Đức Chúa Trời, tôi sẽ chối bỏ nó.
Không những chúng ta cần phải chừa bỏ "sự không tin kính", chúng ta cũng cần phải chối bỏ "tình dục thế gian" nữa. Tình dục là những khao khát bình thường, do Đức Chúa Trời ban cho đã ra khỏi tầm điều khiển. Vậy thì đâu là "tình dục thế gian"? Chysostom đã nói: "những việc thuộc thế gian … là những việc không đi theo với chúng ta vào trong thiên đàng, chúng bị tan biết đi cùng với thế giới hiện tại nầy". Tình dục thế gian là "những việc chúng ta không thể tỏ ra với Đức Chúa Trời".
Tình dục là khao khát những việc thuộc thế gian nầy nhiều hơn chúng ta khao khát Đức Chúa Trời. Thomas Brooks từng phê bình cách thức ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời tác động trên phần còn lại của đời sống chúng ta. Ông nói: "Ân điển cứu rỗi khiến cho một người bằng lòng lìa bỏ những tình dục của mình như một nô lệ bằng lòng lìa bỏ lao dịch của mình, hay một tù nhân lìa bỏ xà lim, hoặc một tên cướp lìa bỏ khẩu súng, hay gã ăn mày lìa bỏ bộ quần áo rách nát kia".
B. Ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức.
Từ ngữ "tiết độ" sát nghĩa được dịch là "với tâm thần sáng láng". Sống tiết độ là ngược lại với sự say sưa. Nó là phản đề của việc bị khống chế bởi "tình dục thế gian". Sống tiết độ là đang ở trong tầm khống chế. Thú vị thay, đây là lần thứ tư từ nầy được nhắc tới trong thư tín (đối chiếu 1.8; 2.2; 6). Vì chúng ta kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải làm chủ bản thân mình, giữ từng bước với Đức Thánh Linh. Galati 5.16 chép: "Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt".
Ý nghĩa gốc của từ ngữ Hy lạp được dịch là "công bình" là "xứng đáng". Nói đơn giản, sống "công bình" có nghĩa là chúng ta tìm cách làm điều chi là đúng đắn. Nếu ân điển của Đức Chúa Trời rất phong phú trong đời sống của chúng ta, nếu Ngài ban cho chúng ta mọi sự cách rời rộng, thì làm sao chúng ta dám lừa đảo hay ăn cắp từ người khác?
Tỉnh từ "nhân đức" có ý nghĩa cơ bản về việc sống "ngoan đạo hay cung kính". Chúng ta cần phải sống với một ý thức chính xác về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Trước khi bạn được cứu, bạn có ít suy nghĩ về Đức Chúa Trời. Bạn luôn luôn nói "Yes" với sự lôi kéo của thế gian. Tuy nhiên, giờ đây bạn nhìn biết Chúa, bạn cần phải nói "No" với thế gian và nói "Yes" với Đức Chúa Trời. Bạn cần phải sống mỗi ngày ý thức về sự hiện diện, quyền phép, chương trình, những điều ưu tiên một, và khoái lạc của Ngài.
C. Ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta biết nhắm vào cái ở đây và bây giờ.
Chúng ta cần phải nói "No" với thế gian và nói "Yes" với Đức Chúa Trời ở đây và bây giờ "trong đời hiện tại nầy". Chúng ta không nên sử dụng ân điển của Đức Chúa Trời và sự tự do thuộc linh quí báu của chúng ta như một sự miễn trừ đối với tội lỗi. Galati 5.13 chép: "Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau". Đừng lấy làm thỏa mãn. Ân điển của Đức Chúa Trời sẽ giục giã bạn nhắm thẳng vào sự trưởng thành thuộc linh. John F. Kennedy thường kết thúc bài diễn văn của mình với câu chuyện kể về Tướng Davenport, diễn giả của toàn đại biểu bang Connecticut. Một ngày nọ vào năm 1789, bầu trời Hartford tăm tối báo điềm gỡ, và một số đại biểu, liếc nhìn qua những cánh cửa sổ, e sợ ngày tận thế đã đến gần. Dập tắt tiếng hò hét đòi ngưng họp ngay lập tức, Davenport đứng dậy nói: "Ngày phán xét một là đang đến gần hoặc là chưa. Nếu chưa, chẳng có lý do gì phải ngưng họp. Nếu ngày ấy đến, tôi chọn ai nấy đều thấy tôi đang thực thi bổn phẩn của mình. Vì thế, tôi muốn mấy ngọn đèn phải được mang ra đây".
Dù là ngày cuối cùng của cuộc đời chúng ta hay cuối cùng của thế giới như chúng ta đang biết đây, hãy để cho người khác thấy mình đang thực thi bổn phận của mình.
III. Ân điển cao trọng của Đức Chúa Trời bảo đảm cho chúng ta (câu 13).
A. Ân điển của Đức Chúa Trời phải biết canh chừng.
Từ ngữ "chờ đợi" đề cập trở lại với sự "dạy" nhằm vào "ân điển". Nói ngắn gọn, ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải biết "chờ đợi" sự đến của Chúa Jêsus. Vì chúng ta sống trong ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta không nên cảm thấy hoàn toàn như ở quê hương trong thế gian nầy. Chúng ta có một sự khao khát và trông đợi thời điểm chúng ta được ở trong sự hiện diện của Chúa chúng ta. Phaolô đã nói ở Philíp 3.20: "Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ". Hêbơrơ 11.10 chép về Ápraham: "Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập". Phierơ đã viết ở II Phierơ 3.12 ông đang "chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến". Phaolô đã viết ở I Côrinhtô 1.7, chúng ta hết thảy đều "trông đợi kỳ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta hiện đến". Chúng ta nên hô vang khao khát của Giăng trong Khải huyền 22.20: "A-men, lạy Đức Chúa Jêsus, xin hãy đến!"
B. Ân điển của Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta một sự trông cậy hạnh phước.
Sự "trông cậy hạnh phước" và sự "hiện ra vinh hiển" không phải là hai biến cố phân biệt, mà là hai phần mô tả một biến cố đã được quyết chắc bằng mạo từ xác định. Phaolô dường như đang đề cập tới không những Sự Cất Lên, mà còn đề cập tới Sự Tái Lâm khi tất cả mọi người đều sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus trong sự vinh hiển của Ngài. Là tín đồ, chúng ta có nhiều "sự trông cậy" lắm. Thuộc về chúng ta không phải là đức tin "trông như thế", mà là một đức tin "biết rõ như thế". Côlôse 1.27 chép việc ấy như thế nầy đây: "… Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển". Trong mọi sự cậy trông của chúng ta, sự "hiện ra" của Đấng Christ là sự trông cậy "hạnh phước" nhất. Trong quyển Tân Ước tiếng Hy lạp, thứ tự chữ viết có khác nhau. Ở đó đọc như vầy: "sự hiện ra của vinh hiển" thay vì "Sự hiện ra vinh hiển". Lần hiện ra đầu tiên của Chúa Jêsus là sự tán dương về ân điển. Lần hiện ra thứ nhì của Ngài sẽ là sự tán dương về sự vinh hiển! Sự vinh hiển của Ngài giờ đây sẽ tỏ ra công khai cho mọi người đều thấy!
Bạn chuẩn bị ra sao nếu bạn biết sẽ có vài người khách trong nhà của bạn? Bạn dọn dẹp cho có ngăn nắp, sạch sẽ. Bạn sẽ chuẩn bị ra sao nếu một vị tổng thống hay một vị vua dự định đến thăm gia đình bạn? Bạn chuẩn bị đời sống bạn ra sao để tiếp đón Chúa Jêsus? I Giăng 3.2-3 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch, cũng như Ngài là thanh sạch".
IV. Ân điển cao trọng của Đức Chúa Trời bao gồm chúng ta (câu 14).
A. Ba lý do giàu ơn Đấng Christ đã phó chính mình Ngài.
Câu 13 mô tả Chúa là "Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ". Đây là sự mở rộng của phần mô tả đó. Ngài đã được mô tả sâu sắc hơn là Đấng đã "liều mình vì chúng ta". Thứ nhứt, Chúa Jêsus đã phó chính mình Ngài để "để chuộc chúng ta khỏi mọi tội". Trong ân điển, Chúa Jêsus đã phó mọi sự của chính mình Ngài để "chuộc" mua chúng ta lại từ những việc làm tội lỗi của chúng ta. Vì cớ tội lỗi của chúng ta, chúng ta đứng bị tuyên án trước mặt Đức Chúa Trời rồi bị kết án tử hình. Theo Hêbơrơ 2.9, Chúa Jêsus đã đến để Ngài: "bởi ân điển của Đức Chúa Trời, đã vì mọi người nếm sự chết". Ngài đã đứng vào chỗ chúng ta trong hàng tử tội rồi chịu chết để mua lấy sự tự do và ơn tha thứ cho chúng ta.
Thứ hai, Chúa Jêsus đã phó chính mình Ngài để "làm cho sạch" chúng ta. "Làm cho sạch" sát nghĩa có ý nói "thanh tẩy, làm sạch, hay luyện lọc". Tội lỗi không những khiến cho chúng ta làm điều sai trái, mà còn nhuốm bẩn nữa. Hãy lật sang 3.5. Trong ân điển và ơn thương xót, Chúa Jêsus đã cứu chúng ta "bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh". Chúa Jêsus đã chịu chết để Ngài có thể làm cho chúng ta sạch tội lỗi và trình chúng ta với Cha của Ngài.
Thứ ba, Chúa Jêsus đã phó chính mình Ngài đặng lấy chúng ta "làm một dân thuộc riêng về Ngài". Bản Kinh Thánh KJV chép: "một dân đặc biệt". Được chuẩn nhận, một số trong dân sự của Đức Chúa Trời là đặc biệt lắm, nhưng đấy chẳng phải là ý ở đây! Từ ngữ "đặc biệt" có ý nói "dành riêng cho". Từ nầy đã được sử dụng trong văn học cổ điển để mô tả các chiến lợi phẩm của trận đánh mà một vua chinh phục lấy dành riêng cho mình. Từ cõi quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời đã gây dựng chúng ta là một "dân đặc biệt" cho sự vinh hiển của riêng Ngài. Nếu bạn được sanh lại, bạn đã được kể đến trong số người là cơ nghiệp riêng, đặc biệt của Đức Chúa Trời.
Một nhà băng ở Chicago từng thắc mắc về một bức thư giới thiệu viết cho một thanh niên ở Boston tiến cử anh vào làm việc ở đó. Nhà băng Boston có thể chưa nói đủ về chàng thanh niên nầy. Cha của anh ta họ là Cabot; mẹ anh ta họ là Lowell. Đây là một sự pha trộn hạnh phúc của dòng Saltonstalls, họ Peabodys, và nhiều người khác trong gia đình danh tiếng của Boston. Thư tiến cử của anh ta đã được trao mà không có sự ngần ngại. Vài ngày sau đó, nhà băng Chicago gửi một bức thư cho biết phần thông tin cung cấp xem như là không đủ yếu tố. Thư ấy viết: "Chúng tôi không tính sử dụng anh nầy vì những mục đích dòng giống. Chỉ sử dụng cho công việc mà thôi". Ân điển của Đức Chúa Trời không nhắm vào tính di truyền của chúng ta. Ngài đang gây dựng cho chính mình Ngài "một dân thuộc riêng về Ngài" từ từng gia đình, chi phái, dân tộc, và chủng tộc.
B. Vì cớ ân điển của Đức Chúa Trời, mục tiêu của chúng ta là những việc lành.
Đừng bỏ qua cụm từ ở phần cuối câu: "sốt sắng về các việc lành". Cụm từ nầy mô tả loại "dân đặc biệt" mà Chúa Jêsus đã gây dựng cho chính mình Ngài. Vì cớ ân điển của Ngài, chúng ta phải "sốt sắng" trong sự hầu việc Ngài. Hãy xem ở 3.8. Hãy gạch dưới cả trong quyển Kinh Thánh của bạn và trong tâm trí của bạn nữa: "Lời nầy là chắc chắn, ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành …" không phải những việc làm tránh né không làm điều sai trái, mà làm vì cớ ân điển!
V. Ân điển cao trọng của Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta (câu 15).
A. Ba cách thức chúng ta được khích lệ trong ân điển.
Phaolô cung ứng cho Tít ba mạng lịnh, ba mạng lịnh trong thì hiện tại nói rằng chúng ta cần phải liên tục "dạy", "khuyên bảo" và "quở trách". Trước hết, chúng ta cần phải liên tục "dạy các điều đó". "Các điều gì" chứ? Những lẽ thật trong ân điển cao trọng của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải liên tục nói cho những người chưa tin Chúa biết về "ân điển của Đức Chúa Trời đem lại sự cứu rỗi". Chúng ta cần phải nghiên cứu Kinh Thánh với nhau và lạ lùng nơi ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải dạn dĩ công bố ra những lẽ thật trong ân điển của Đức Chúa Trời từ tòa giảng. Chúng ta cần phải để cho ân điển của Đức Chúa Trời dầm thấm vào đời sống chúng ta đến nỗi khi chúng ta đến với nhau, chúng ta cùng thờ phượng trong sự vui mừng thanh thoát!
Thứ hai, chúng ta cần phải liên tục "khuyên bảo" và khích lệ nhau trong sự bước đi bởi đức tin. Từ nầy mang ý tưởng nài xin và khuyên dỗ nhau. Hêbơrơ 10.24 chép: "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành". Thứ ba, chúng ta cần phải liên tục "quở trách với mọi thẩm quyền". Điều nầy có ý nói phải thuyết phục hay chỉnh sửa. "Thẩm quyền" của chúng ta có trong Ngôi Lời. Khi nhiều người khác dấn thân vào "sự không tin kính và tình dục thế gian" chúng ta không phải bất chấp họ nhưng phải "lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật " (Êphêsô 4.15).
B. Trong ân điển chúng ta không để cho người khác xem khinh mình.
Bất cứ lúc nào chúng ta đứng vững trên Lời của Đức Chúa Trời, sẽ có người bất chấp lẽ thật của Đức Chúa Trời và xem khinh người đứng dạy Lời ấy. Phaolô nói: "Chớ để ai khinh dể con". Vì sứ điệp nói đến ân điển của Đức Chúa Trời rất là quan trọng, chúng ta không để cho sứ điệp ấy bị xem khinh trong vòng Hội Thánh.
Tom Allen là Mục sư ở Seattle và cũng là một cựu biệt kích trong quân đội Mỹ. Ông chia sẻ câu chuyện nầy: "Sau cùng, tôi đã xem phim Giải Cứu Binh Nhì Ryan. Tôi đã lấy làm tự hào cho tới phút cuối của cuộn phim. Khi cuộn phim bắt đầu, tôi tự hào xem Toán Biệt Kích chiếm lấy bờ biển Omaha. Tiếp đến câu chuyện bắt đầu khi họ nhận một sứ mệnh đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù để giải cứu binh nhì Ryan. Họ giao tranh hết trận nầy đến trận khác, và một số trong họ đã ngã chết dọc đường. Sau cùng, họ đến tận chỗ binh nhì Ryan trú đóng, họ nói: ‘Hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi đã đến để cứu anh’. Anh ta đáp: ‘Tôi sẽ không đi đâu. Tôi phải ở lại đây vì có một trận đánh lớn sắp xảy đến, và nếu tôi để đồng đội lại, hết thảy họ sẽ chết’. Toán biệt kích nói gì? ‘Chúng ta sẽ ở lại đây và đánh trận cùng với anh ta’. Hết thảy họ đã ở lại và chiến đấu, khó nhọc và đẩm máu, và hầu như mọi người đều ngã chết trừ ra binh nhì Ryan. Cuối cùng, một trong những nhân vật chính, Tom Hanks đang ngồi trên đất. Anh ta bị bắn và anh ta đang hấp hối. Họ đã thắng trong cuộc chiến đó. Binh nhì Ryan tựa người vào Hanks và Hanks thì thầm câu nói gì đó với Ryan. Ai nấy trong nhà hát đều bật khóc vì Tom Hanks đã bị bắn; tôi bật khóc vì câu nói của anh ta, thật là kinh khủng. Binh nhì Ryan cúi xuống và Tom Hanks nói: ‘Hãy sống cho xứng đáng’. Lý do khiến tôi phải nổi giận là không một biệt kích nào dám nói ‘hãy sống cho xứng đáng’. Tại sao chứ? Vì phương châm của Biệt kích trong 200 năm qua không phải là ‘hãy sống cho xứng đáng’. Phương châm của Biệt kích trong 200 năm qua là Sua sponte, ‘tôi đã chọn sự hy sinh nầy’. Tôi đã tình nguyện vì sự hy sinh nầy. Vì vậy, nếu Tom Hanks thực sự là một lính Biệt kích anh ta sẽ nói ‘Sua sponte, tôi đã chọn cuộc sống nầy. Sự hy sinh này là miễn phí. Bạn không phải trả một giá gì cho sự hy sinh nầy hết. Tôi đã phó mạng sống tôi cho bạn. Đấy là công việc của tôi’. Và vì thế, khi bạn nhìn xem thập tự giá và nhìn thấy Chúa Jêsus đang bị treo ở đó, câu nói mà bạn không nghe thấy là ‘Hãy sống cho xứng đáng’. Bạn không bao giờ nghe Chúa Jêsus nói: ‘Hãy sống cho xứng đáng’. Ngài không nói: ‘Ta đã phó mọi sự cho con. Giờ đây con cần phải hạ quyết tâm vì ta’. Câu mà Ngài nói là ‘Sua sponte. Ta đã tình nguyện vì thập tự giá. Ngươi không phải trả một giá gì về điều ấy cả".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét