Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Tít 2.6-10: "Điển hình một Hội Thánh trưởng thành – Phần 3"



TÍT – MỘT MỤC SƯ TRƯỞNG THÀNH
Điển hình một Hội Thánh trưởng thành – Phần 3
Tít 2.6-10

Có thể bạn đã nghe kể câu chuyện nói về người kia gửi thư đặt hàng làm cái chuồng chim. Có một sai lầm với công ty và thay vì gửi cho ông ta chương trình làm cái chuồng chim, họ đã gửi bản vẻ đóng một tàu buồm. Mặc dù bản vẻ dường như kỳ quặc, ông ta đã làm theo bản vẻ của bức thư. Ông ta không thể hình dung ra loại chim nào sẽ muốn sống trong ngôi nhà mà ông đang xây kia. Bị thất bại, ông viết thư gửi lại cho công ty đòi thối lại tiền. Ông đã nhận được tiền thối lại và một lời xin lỗi và thêm phần tái bút như sau: "Chúng tôi thành thật cáo lỗi vì có sự lộn xộn. Tuy nhiên, nếu ông nghĩ bản vẻ nầy là khó cho ông, ông nên gặp người nào biết bản vẻ của ông tìm cách làm cho cái chuồng chim đó nhổ neo đi".
Bất cứ ai muốn biết điều chi về việc xây dựng đều biết rõ bạn phải bắt đầu với bộ bản vẻ thật đúng kia. Cái mà chúng ta đang có ở trước mặt mình trong sách Tít là bản vẻ của Đức Chúa Trời cho việc xây dựng Hội Thánh của Ngài. Sứ đồ Phaolô đã viết cho vị Mục sư trẻ tuổi là Tít, trong chương đầu tiên và nói cho Tít biết cái nền của Hội Thánh, là chức năng lãnh đạo thuộc linh. Ông dặn Tít phải "lập các trưởng lão trong mỗi thành" và kế đó đề ra những đức tính cùng các bổn phận của cấp trưởng lão. Ở chương hai, vị sứ đồ đề ra các hạng người trong Hội Thánh khác biệt thể nào phải thích ứng với nhau.
Người "già cả" (câu 2) cần phải nêu gương cho phần còn lại của Hội Thánh như những người cha thuộc linh. Họ cần phải được đánh giá cao vì họ "tiết độ, nghiêm trang, khôn ngoan, có đức tin, lòng yêu thương, và tánh nhịn nhục". Tương tự là các bà già (các câu 3-4) cần phải được kính trọng như những bà mẹ thuộc linh. Họ cần phải có "thái độ hiệp với sự thánh" hay như thầy tế lễ trong sự thánh khiết của họ, "không nói xấu" hay ngồi lê đôi mách, "không uống rượu quá độ" và "phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo". Đặc biệt họ cần phải dạy và "khuyên những đàn bà trẻ tuổi".
Tuần vừa qua, chúng ta đã xem xét từng chi tiết thể nào "đàn bà trẻ tuổi" phải thích ứng với bản vẻ của Hội Thánh. Bản vẻ theo Kinh Thánh cho chức năng phụ nữ đi ngược lại với xu hướng của xã hội chúng ta. Trên hết mọi sự, phụ nữ Cơ đốc cần phải biết "yêu chồng mình" và "yêu con cái mình". Gia đình của họ cần phải ở chỗ ưu tiên cao nhất. Họ cần phải "nết na" và "trinh chánh", thanh sạch trong tư tưởng, hành động và trang phục của mình. Phụ nữ Cơ đốc trẻ tuổi cần phải tôn cao Đấng Christ qua cách ăn mặc theo một phương thức không phơi bày thân thể của họ và khiến cho nam giới phải thèm khát. Họ cần phải trở nên hạng người "trông nom việc nhà". Thậm chí nếu họ làm việc ở ngoài gia đình, nhà cửa và gia đình của họ phải luôn luôn đi trước sự nghiệp của họ. Họ phải biết "vâng phục chồng mình", phục theo trình tự của Đức Chúa Trời trong gia đình hầu cho "đạo Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào".
Khi chúng ta hoàn tất biểu đồ nầy cho sinh hoạt của Hội Thánh, ngày nay chúng ta sẽ xem xét lối sống của những người nam Cơ đốc trẻ tuổi hơn và lối sống của hàng tôi tớ hoặc người làm công.
I. Lối sống của những người nam Cơ đốc trẻ tuổi (các câu 6-8).
A. Tít cần phải khích lệ người tuổi trẻ (các câu 6-7a).
Câu 6 bắt đầu với chữ "cũng" có ý nói "cũng một thể ấy". Cũng một thể với mấy bà già cần phải trở thành "giáo sư" và "dạy đàn bà trẻ tuổi", Tít cần phải "khuyên những người tuổi trẻ". Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy khuôn mẫu của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh. Những phụ nữ trưởng thành cần phải dạy dỗ những người nữ trẻ tuổi hơn và những người nam trưởng thành cần phải dạy dỗ những người nam trẻ tuổi hơn.
Chữ "khuyên" ra từ chữ parakaleo sát nghĩa có ý nói "mời đứng một bên". Từ ngữ nầy mang ý khuyên bảo hay khích lệ. Mới đây tôi có thấy một cuộc thi chó trên kênh truyền hình ESPN. Tất cả các giống loại và tầm cỡ của loài chó từ Jack Russell Terriers đến Golden Retrievers đều được những người huấn luyện dẫn chạy qua những tuyến chướng ngại vật đã được thiết kế để thử sự vâng lời của chúng. Những con chó đã có khoảng thời gian tốt nhứt với sai lầm ít nhất hầu đạt được điểm cao nhất. Những người huấn luyện đã chạy bên cạnh khích lệ và hướng dẫn chúng.
Cũng một thế ấy, Tít cần phải chạy kèm một bên những người tuổi trẻ trong các Hội Thánh ở đảo Crete buông ra sự khích lệ và hướng dẫn. Tít cần phải khuyên hay khích lệ họ chủ yếu là phải biết ở "cho có tiết độ" hay kềm chế có ý thức. Điều nầy có ý nghĩa của việc luyện tập sự xét đoán và ý thức cho thật tốt. Giống như mấy người già cả cần phải biết "tiết độ" (câu 2), những người tuổi trẻ hơn cần phải ở cho "tiết độ" nữa.
Tôi không có ý nói là một "Trekkie", nhưng khi tôi còn trẻ, tôi thích xem chương trình truyền hình Star Trek. Phòng điều khiển của con tàu USS Enterprise đài chỉ huy của viên thuyền trưởng. Thuyền trưởng Kirk ngồi trên ghế chỉ huy. Mọi sự trên con tàu đã được điều khiển từ đài chỉ huy, trung tâm chỉ đạo. Hỡi những người tuổi trẻ, đầu óc của bạn là đài chỉ huy, trung tâm đầu não của cuộc sống. Bạn phải canh chừng đầu óc mình và luyện tập sự tiết độ trong từng phương diện của cuộc sống. Phaolô nói bạn cần phải ở cho có "tiết độ trong mọi sự". "Mọi sự" ở phần đầu của câu 7 dường như được kết nối với "tiết độ" ở câu 6. Khi người ta còn trẻ tuổi, hầu như họ luôn luôn bốc đồng, kiêu ngạo, tham vọng, sôi nổi và hay thay đổi.
Tất cả những đức tính nầy cần phải được chuyển hướng sao cho thích ứng. Sống "tiết độ" có ý nói chúng ta giữ tình cảm mình trong sự kiểm soát. Chúng ta chọn đúng hơn là sai. Chúng ta chọn thánh khiết hơn sự cám dỗ. Chúng ta chọn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời với đời sống chúng ta thay vì nhượng bộ các khoái lạc của tội lỗi mau qua.
Phaolô dặn Timôthê cũng: "hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa" (II Timôthê 2.22). I Côrinhtô 9.25 chép: "Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ (tiết độ), họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát". Ở các câu 26-27, Phaolô nói thêm trong phần làm chứng của ông: "Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng". Galati 5.23 cho chúng ta biết rằng "tiết độ" là một bông trái của đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Cho phép tôi cung ứng cho bạn một trường hợp nói về chàng thanh niên kia đã "tiết độ" hay tự chủ "trong mọi sự". Tên anh ta là David. Sách I Samuên cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã hứa rằng David một ngày kia sẽ ngồi trên ngai vàng của Israel. Đức Chúa Trời đã chọn David, nhưng đã chối bỏ Vua Saulơ. Đúng là tệ hại, Saulơ đã nổi giận dữ ganh tỵ với David và bắt đầu hành động trong một tư thế rối loạn.
Saulơ điều khiển quân đội mình và truy đuổi David khắp xứ sở hòng giết chết người. Chương 26 cung ứng câu chuyện thuật lại thể nào David và Abisai từng len lỏi vào trại quân của Saulơ lấy đi mũi giáo và bình nước của ông ta. Mọi người đều ngủ say. Abisai nài xin David để cho anh ta giết chết Saulơ khi đang nằm ngủ. David trong một hành động hoàn toàn tự chủ đã nói: "Đừng giết người; ai có thế tra tay trên kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va mà không bị phạt? Người tiếp rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, Đức Giê-hô-va chắc sẽ đánh người, hoặc khi người đến kỳ định mà chết, hoặc khi người ra trận mà bị diệt vong" (các câu 9-11).
B. Tít cần phải trở thành một tấm gương cho những người tuổi trẻ (các câu 7b-8).
Kế đó, Phaolô nói rằng Tít cần phải chứng tỏ bản thân mình là "gương về việc lành". "Gương" ra từ chữ Hy lạp tupos, từ đó chúng ta mới có chữ "type" (kiểu) theo Anh ngữ. Từ ngữ nầy nguyên đề cập tới một dấu do cây viết mực, thanh gươm hay cây búa để lại. Thô-ma nói ông sẽ không tin nơi sự sống lại của Chúa Jêsus nếu như ông không nhìn thấy "dấu [tupos] đinh trong bàn tay Ngài" (Giăng 20.25). Chữ ấy đã được sử dụng để nói tới bất cứ thứ gì chừa lại như một dấu sau cùng.
Không những là Tít chạy kèm một bên những Cơ đốc nhân trẻ tuổi khích lệ họ trong các ăn ở bởi đức tin, ông còn phải trở thành "mẫu mực" hay gương cho họ nữa. Ông cần phải để lại một dấu trên đời sống của họ. Một tấm gương là cách ăn ở của một người sánh với lời nói của người ấy. Người ấy không những là một giáo sư dạy Đạo mà còn là một người sống Đạo nữa (Giacơ 1.23). Một kẻ giả hình là người nói một đàng và làm một nẻo.
Mark Twain từng châm biếm: "Có một số việc khó tính toán hơn là sự quấy rầy của một tấm gương tốt". Thật là dễ bỏ qua sự dạy nhiệt tình khi bạn biết vị giáo sư không sống theo những điều ông dạy dỗ. Không một lời khuyên nào là dại dột hơn: "Hãy làm theo như tôi nói, chớ đừng làm theo như tôi đang làm". Ở trường, tôi đã có nhiều huấn luyện viên bóng đá có thể "rủa đường sọc xanh" nhưng họ đã cấm chúng tôi những nam sinh không được sử dụng bất cứ một cách ăn nói dại dột nào. Chúng tôi đã tiếp thu nhiều từ tấm gương của họ hơn là các phép tắc của họ.
Một người thực hiện kỷ luật Cơ đốc không nói "Hãy làm theo như tôi nói, chớ đừng làm theo như tôi đang làm" mà nên nói "Hãy làm theo như tôi đang làm". Sứ đồ Phaolô thường xuyên khích lệ nhiều người khác nên noi theo tấm gương của ông. Ông đã nói ở I Côrinhtô 11.1: "Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy". Ông nói ở Philíp 3.17: "Hỡi Anh em, hãy bắt chước tôi, lại xem những kẻ ăn ở theo mẫu mực mà anh em thấy trong chúng tôi". Ở II Têsalônica 3.9 Phaolô nói rằng ông và các bạn đồng hành của mình muốn "làm gương cho anh em, để anh em bắt chước". Hỡi quí ông, chúng ta phải noi theo cả hai: những gương tốt và để lại cho nhiều người khác nhìn thấy một tấm gương tốt. Hêbơrơ 13.7 chép: "Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ". Chỉ vì bạn còn trẻ tuổi không có nghĩa là bạn được miễn trừ mà cứ dấn thân vào trong tội lỗi. Thực ra, Phaolô đã viết cho chàng trai trẻ Timôthê: "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ" (I Timôthê 4.12).
Trong nhiều năm trời, tôi rất hâm mộ bài thơ do Edgar Guest viết với đề tựa: I’d Rather See A Sermon (Tôi đã nhìn thấy một bài giảng): Ngày kia tôi đã nhìn thấy hơn là nghe một bài giảng; Đúng hơn, đấy là một người đồng đi với tôi hơn là kẻ chỉ đường. Tòa giảng hay hơn của con mắt và đáng bằng lòng hơn lỗ tai, mưu luận hay làm cho rối reng, còn tấm gương luôn luôn rất rõ ràng; và trên hết mọi sự những nhà truyền đạo là hạng người sống theo tín điều của họ, vì nhìn thấy điều lành được đưa vào hành động là điều ai nấy đều rất cần đến. Tôi mau mắn học làm theo điều đó nếu bạn để cho tôi nhìn thấy việc ấy đã được làm ra; tôi có thể trông theo hai bàn tay của bạn đang làm việc, nhưng cái lưỡi của bạn có thể đang chạy nhanh quá. Và bài giảng bạn đưa ra có thể là rất khôn ngoan và chơn thật, nhưng tôi tiếp thu những bài học cho mình bằng cách quan sát những gì bạn đang làm; vì tôi có thể hiểu lầm bạn và lời khuyên cao kỳ mà bạn đưa ra, nhưng sẽ không có một sự hiểu lầm nào một khi bạn hành xử y như bạn sinh sống.
Tít trở thành một "mẫu mực" hay một gương cho những người tuổi trẻ trên đảo Crete bằng cách nào? Ông in dấu vào đời sống của họ ra sao? Trước tiên, Phaolô nói, là một "gương về việc lành". "Việc lành" chẳng cứu được ai, nhưng "việc lành" luôn luôn là bằng chứng của quyền phép làm thay đổi khi được cứu. Êphêsô 2.10 chép: "Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo".
Tít cũng phải trở thành một "mẫu mực" hay một gương "trong sự dạy dỗ phải cho thanh sạch". Tôi thích cách bản Kinh Thánh NASV dịch cụm từ nầy là "thanh sạch trong giáo lý". Tít cần phải chính thống, đạo "thật" hay "giáo lý" lành mạnh như Phaolô đã nhắc tới rồi ở 1.9 và 2.1. Tuy nhiên, trong văn mạch nầy, Phaolô cũng nói rằng Tít cần phải sống một đời sống "ngay thẳng" hay "thanh sạch" phù hợp với "đạo" của ông. Tấm gương của ông, ấy là niềm tin phải sánh với cách cư xử của ông. Những gì ông tin phải tác động vào cách ông sống.
Kế đó, Tít cần phải trở thành một gương trong "sự nghiêm trang". Đây chính là đức tính mà câu 2 nói cần phải thấy có nơi "những người già cả". Cụm từ nầy có ý nói "trang trọng, kỉnh kiền, trang nghiêm". Tít cần phải nghiêm trang trong mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời và thực thi những điều ưu tiên một để tôn cao Đức Chúa Trời. Nói như thế không có nghĩa những người Cơ đốc không thể vui cười, đùa giỡn và hóm hỉnh đâu! Nói như thế không có nghĩa là họ cần phải khoác lấy bộ đồ màu đen, bộ râu để dài, rồi bước đi với bộ tịch như chúng ta vừa mới chôn người bạn thân nhất của mình. Chúng ta không cần phải gắt gỏng, khắc khổ và có bộ mặt dài sọc. Thay vì thế, "nghiêm trang" có nghĩa là nói năng và hành động trong sự khôn ngoan. Nghiêm trang có ý nói tới điều chi quan trọng và điều chi không quan trọng trong cuộc sống.
Tít cũng phải trở thành một gương "không chỗ trách được". Mặc dù một số bản thảo Tân Ước xưa nhất bỏ sót cụm từ nầy, nó đã được lưu giữ với sứ điệp của Phaolô. Cái điều có thể trách được là thuộc về xác thịt. Nó tàn phải; nó cũ mòn đi; nó dãy chết. Một người "không chỗ trách được" có con mắt nhìn về giải thưởng. Người sống bởi những giá trị đời đời. Người quyết định "giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian" (Giacơ 1.27). Giống như Môise trong Hêbơrơ 11.25, ông chọn "đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi".
Phaolô cũng nói Tít phải trở thành tấm "gương", in dấu hay nêu gương về "nói năng phải lời, không chỗ trách được". "Phải lời" có nghĩa là "lành mạnh hay bổ ích". Phaolô không nói ở đây về giáo lý, rao giảng hay dạy dỗ, mà là sự trao đổi bình thường hàng ngày. Hỡi quí ông, chúng ta cần phải cẩn thận những gì chúng ta nói và cách thức chúng ta nói năng. Không một điều gì chúng ta nói ra sẽ "bị xét đoán". Chúng ta không nên dính dáng với "lời tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào" (Êphêsô 5.4). Thay vì thế, Côlôse 4.6 chép: "Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào".
Mọi người đều có khuynh hướng hay nói tục. Vì một lý do nào đó, chúng ta nghĩ có việc gì đó rất đàn ông khi hay nói tục. Thay vì nêm vào sự trò chuyện của chúng ta với ân điển, chúng ta có khuynh hướng bỏ gia vị vào chúng với cách nói năng thô tục. Điều nầy không những đặt ra một tấm gương xấu, mà nó còn kéo chúng ta đến gần với thế gian và xa khỏi Đấng Christ. Khi tôi bắt đầu chức vụ của mình, tôi đã sống giống như bất kỳ một thanh niên nào khác. Tôi bị cám dỗ phải bật cười ở những câu chuyện tục tỉu, thô bĩ. Vì tôi muốn mình phải trở thành một vị Mục sư, tôi tìm cách gạt hết mọi sự ra sau lưng tôi. Một vầng đá vấp phạm to lớn là nghe người khác nói rồi bật cười riêng tư về những câu chuyện tục tĩu ấy. Tôi đã học biết các cấp lãnh đạo Hội Thánh chẳng có gì khác với những người ngồi trên các băng ghế kia.
Tôi không luôn luôn nêu gương tốt trong lãnh vực nầy, nhưng hỡi quí ông, chúng ta phải phấn đấu để nắm chắc những gì chúng ta nói. Giacơ 3.2 chép: "Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình".
Ở cuối câu 8, Phaolô nói cho Tít biết lý do tại sao ông cần phải trở thành một tấm gương mạnh mẽ như thế … "đặng kẻ nghịch hổ thẹn, không được nói xấu chúng ta điều chi". Ở 1.11, Phaolô đã nói: “Họ vì mối lợi đáng bỉ mà dạy điều không nên dạy, và phá đổ cả nhà người ta". Ở đây chúng ta thấy ít nhất một cách để bịt mấy cái miệng nầy: sống theo phương thức ấy để họ không thể tìm được điều chi xấu mà nói về bạn.
Một buổi sáng sớm vào năm 1888, Alfred Nobel đã mở tờ báo ra chỉ để bị sốc khi đọc thấy lời cáo phó của chính ông. Đây là lỗi của báo chí, em ông đã qua đời và một nhà báo vô ý đã đổi tên tuổi của họ. Khi Nobel đọc thấy cáo phó của mình, ông lấy làm kinh hãi. Ông đã phát minh ra chất nổ và ông bị đặt trên trang báo là "Vua chất nổ" và "kẻ chế tạo vũ khí". Ông đã tạo ra một cơ đồ từ chất nổ và theo tờ báo, đây là mục đích lớn lao trong cuộc đời của ông. Sau khi nhìn thấy cuộc đời mình trải ra trước mặt toàn màu đen và trắng đã làm lay động ông tận đáy lòng. Ông bèn quyết định phải làm thay đổi di sản của chính mình và để lại một gương rất xác thực. Ông đã sử dụng tài sản to lớn của mình tài trợ cho một trong những giải thưởng có giá trị nhất cho đến ngày nay đã được trao cho hầu đem lại hòa bình cho thế giới. Ông đã sáng lập ra Giải Hòa Bình Nobel.
Hỡi quí ông, lời cáo phó của quí vị nói gì nếu nó được đề ra hôm nay? Người ta sẽ ghi nhớ quí vị như thế nào? Di sản của quí vị sẽ là gì chứ? Quí vị đã nêu ra gương nào vậy? Đây là mưu luận của Kinh Thánh cho hết thảy chúng ta: Chúng ta cần phải sống theo một phương thức để thứ bẩn duy nhứt mà bất cứ ai có thể ném vào chúng ta sẽ trở thành thứ bao lấy quan tài của chúng ta!
II. Lối sống của hàng tôi tớ/công nhân Cơ đốc (các câu 9-10).
Giờ đây Phaolô cung ứng cho Tít những lời dạy dỗ về giai cấp thứ năm của con người trong Hội Thánh địa phương. Không giống như bốn giai cấp kia, giai cấp nầy chẳng có gì phải làm với tuổi tác hay giới tính, thay vì thế chỉ có chỗ đứng trong xã hội mà thôi. Ông nói tới hàng "tôi tớ" hay nô lệ, họ bị sở hữu và điều khiển bởi những ông "chủ" của họ.
Trong Đế quốc La mã, đã có khoảng 60 triệu nô lệ. Hơn một phần ba cư dân của đế quốc đều là nô lệ. Một người đã trở thành nô lệ khi ra đời, khi phải trả một món nợ, hoặc bị bắt dẫn tù trong chiến tranh. Một số nô lệ có học vấn và được bồi dưỡng rất cao. Một số là bác sĩ, luật sư, giáo sư và nhạc sĩ. Tuy nhiên, hầu hết đều là những người làm công bình thường.
Những người nầy đã được coi là loại công cụ con người. Có người thấy bối rối vì Kinh Thánh không tuyệt đối cấm đoán tình trạng nô lệ. Sở dĩ như vậy là vì Lời của Đức Chúa Trời không phải là một quyển sách cải cách về chính trị, nhưng khi tiếp nhận những sự dạy của Ngài, khi đó xã hội liền thay đổi. Cơ đốc giáo hiển nhiên đã thủ tiêu tình trạng nô lệ. Khi sứ điệp yêu thương và ân điển của Chúa Jêsus lan rộng ra khắp thế giới, chế độ nô lệ bắt đầu dãy chết. Cuộc buôn bán nô lệ của người châu Âu cho châu Mỹ đã làm nảy ra những con người có lý tưởng Cơ đốc cao trọng như William Wilberforce và William Pitt.
Chế độ nô lệ của người La mã trong thế kỷ thứ nhứt thì nhân đạo và văn minh hơn chế độ nô lệ của người châu Phi vào đầu lịch sử của xứ sở chúng ta. Trong các thời kỳ Tân Ước, bạn một là nô lệ hoặc bạn là một "người tự do". Đã có nhiều nô lệ và chủ nô trong Hội Thánh đầu tiên. Cho nên không có gì là lạ lùng cả khi Phaolô, một người tự do thường tự giới thiêu mình là nô lệ hay "tôi tớ của Đấng Christ".
Những gì là thật của hàng "tôi tớ" trong thế kỷ thứ nhứt là thật cho hạng nhân công Cơ đốc ngày hôm nay. Vì chúng ta tốn khoảng một phần ba và phân nửa đời sống của mình vào công ăn việc làm, nơi làm việc có lẽ là công trường truyền giáo lớn lao nhất của chúng ta. Thái độ và đạo đức của chúng ta về việc làm một là thu hút người ta đến với sứ điệp Tin Lành hoặc đẩy họ ra xa.
Là tín đồ, chúng ta cần phải đặt tấm lòng mình vào việc làm của chúng ta. Êphêsô 6.5-6 chép: "Hỡi kẻ làm tôi tớ, hãy run sợ, lấy lòng thật thà mà vâng phục kẻ làm chủ mình theo phần xác, như vâng phục Đấng Christ, không phải vâng phục trước mặt người mà thôi, như các ngươi kiếm cách làm đẹp lòng người ta, nhưng phải như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời". Côlôse 3.23-24 chép: "Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa". I Côrinhtô 10.31 chép: "Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm".
Là tín đồ, chúng ta cần phải chịu khó làm việc và dành sự kính trọng cho chủ của chúng ta, không những để chúng ta có thể là những chứng nhân vững vàng, mà chúng ta còn có thể tôn vinh Chúa Jêsus nữa. Chúng ta nên luôn in trí rằng dù chúng ta có làm được nhiều tiền hoặc được trả công cao hay không, sự bù đắp thực của chúng ta sẽ đến từ nơi Chúa. I Côrinhtô 4.5 chép: "bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh".
Ở các câu 9-10 có năm thuộc tính sẽ đánh dấu bất cứ một tín đồ nào là "tôi tớ" hoặc được thuê mướn dưới quyền một người khác. Nếu bạn đã nhận được một việc làm, điều nầy đang áp dụng cho bạn đấy.
A. Một nhân công Cơ đốc phải biết vâng phục (câu 9a). Một lần nữa Tít cần phải "khuyên" hay khích lệ tất cả tôi tớ/nhân công phải "vâng phục chủ mình". Điều nầy hầu như giống với những gì các bà già cần phải dạy dỗ những phụ nữ trẻ tuổi ở câu 5, họ cần phải "vâng phục chồng mình".
"Vâng phục" ra từ chữ hupotasso có nghĩa là "phụ thuộc, thần phục, phục theo". Hết thảy chúng ta đều phải phục theo ai đó. Có nhiều cấp độ trong sự vâng phục. Mọi người đều phải phục theo quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải ở trong sự vâng phục đối với nhà cầm quyền và Luật pháp của chúng ta. Chúng ta cần phải ở trong sự vâng phục đối với các cấp lãnh đạo thuộc linh trong Hội Thánh (Hêbơrơ 13.17). Những người làm vợ cần phải phục theo chồng mình. Con cái cần phải phục theo cha mẹ của chúng. Có chức năng lãnh đạo và sự vâng phục trong từng mối quan hệ của cuộc sống. Nơi sở làm chẳng có gì khác biệt đâu. Người công nhân Cơ đốc cần phải nêu gương vâng phục đối với chủ của mình. Bất chấp chủ của bạn có khó khăn thể nào, bạn phải vâng theo hay "vâng phục" đối với người. Nếu công việc của bạn quá quắt lắm, hãy bỏ đi và tìm việc làm khác.
B. Một chủ nhân Cơ đốc cần phải được làm cho đẹp lòng (câu 9b).
"Đẹp lòng" mang ý tưởng làm cho đến cùng, đặt mọi sự bạn có vào việc làm của mình, hết lòng làm công việc đó. Hãy trở nên loại công nhân bạn muốn thuê mướn nếu bạn là chủ nhân. Hãy làm công việc có chất lượng mà bạn trông mong nếu bạn sẽ là người trả lương.
Nếu bạn làm việc cho một người chưa tin Chúa, chất lượng công việc của bạn và sự cam kết của bạn làm cho tới cùng sẽ làm nhiều việc để "làm cho tôn quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta" (câu 10) hoặc thúc đẩy Tin Lành trước mặt người. Nếu không có gì khác, người (nam hay nữ) sẽ kiếm được một sự tôn trọng mới mẻ dành Cơ đốc nhân chiếu theo việc làm của bạn.
Nếu bạn làm việc cho một người tín đồ, đừng chễnh mãng vì bạn là anh chị em của người. Hãy chịu khó làm việc hơn nữa. I Timôthê 6.2 chép: "Ai có chủ là tín đồ, thì không nên lấy cớ anh em mà khinh dể, nhưng phải càng hầu việc hơn, vì kẻ được công của mình là tín đồ và người rất yêu dấu. Đó là điều con phải dạy dỗ khuyên bảo họ". Một trong những việc làm đầu tiên của tôi là dành cho người nào là lãnh đạo trong Hội Thánh chúng ta. Tôi thấy rằng làm việc cho ai đó và cùng đi nhà thờ với họ là hai việc khác nhau. Dù chủ tôi có là ai đi nữa, tôi biết rõ thực sự tôi đã làm việc trong sự phục vụ Chúa.
C. Một người chủ Cơ đốc cần phải được tôn trọng (câu 9c).
"Chớ cải trả" với một chủ nhân Cơ đốc. Nhân công không nên tranh luận hay bất kính đối với người. Mẹ tôi thường nói với tôi: "Đừng cãi với mẹ mà chi". Bà có ý nói đừng nhăn nhó hay đừng hỗn xược. Đừng cãi cọ, gây gỗ hay hung hăng. "Cãi trả", là bất kính, là ngược lại với việc làm cho "đẹp lòng". Là một cộng đồng, chúng ta hay hăm hở để cãi nhau. Thậm chí những kẻ kiếm được tiền công thấp nhất giữa vòng chúng ta đều giàu có so với những tiêu chuẩn của 2/3 dân cư của thế giới. Tuy nhiên, vì cớ tánh ích kỷ, kiêu ngạo và tham lam, chúng ta thường cảm thấy mình bị xem khinh, bị ngược đãi và đối xử bất công. Chúng ta là một cộng đồng những nạn nhân. Chúng ta cảm thấy rằng mình luôn luôn bị ngược đãi và bị xem khinh. Nếu bạn cảm nhận theo cách đó về chủ nhân của mình, HÃY LỚN LÊN! Nếu bạn có những lời ta thán chính đáng, hãy đi qua những ống dẫn thích ứng và làm cho người ta nhìn biết chúng. Nếu sự ấy không có tác động, hãy tìm một việc làm khác! Bất cứ bạn làm gì, đừng tỏ ra bất kính với chủ nhân của mình. Đừng nhăn nhó với các nhân công khác. Đừng đi vòng quanh nói về cách bạn bị ngược đãi. Nếu bạn không thể đối xử với chủ nhân của mình với sự tôn kính, hãy tìm một chủ nhân mới.
D. Một nhân công Cơ đốc phải sống thật thà (câu 10a).
Phaolô thêm đức tính "chớ ăn cắp" vào danh sách. Nói như thế không phải là lấy trộm hay biển thủ hoặc thụt két. Nhiều việc làm sớm nở tối tàn vì lạm dụng bất lương. Từ việc sử dụng sai ngân quỹ hay tài sản của công ty cho đến việc thổi phồng phiếu thời gian và chi tiêu để kiếm thêm trợ cấp cho gia đình cho tới việc sử dụng trái phép xe cộ hay trang thiết bị của công ty, công nhân thường xuyên lạm dụng địa vị của họ.
Có nhiều người cảm thấy họ xứng đáng hơn so với tiền lương trả cho họ. Vì họ cảm thấy họ nên kiếm nhiều tiền hơn, họ hợp lý hóa việc chủ nhân của họ "mắc nợ" họ và vì thế họ lợi dụng từng cơ hội. Tôi đã thấy có các thành viên trong ban trị sự từng phấn đấu với nan đề nầy. Luật lệ cho ban trị sự Hội Thánh của chúng ta ngày nay là liệu bạn có dám xưng công bình khoản chi tiêu nầy trước mặt Đức Chúa Trời hay không!?! Khi một Cơ đốc nhân lợi dụng cơ hội tỏ ra bất lương đối với chủ của mình, người ấy đang gây thiệt hại không thể sửa lại được cho phần làm chứng cá nhân của người và lý tưởng của Đấng Christ.
E. Một công nhân Cơ đốc cần phải trung tín (câu 10b).
Sau cùng, Phaolô nói rằng một tín đồ cần phải "tỏ lòng trung thành trọn vẹn". "Lòng trung thành" ra từ chữ pistos có nghĩa là "đức tin" hay "thành tín". Trong văn mạch nầy, chữ ấy đề cập tới tính đáng tin cậy, đáng tin tưởng hay tính có căn cứ. Chữ nầy có ý nói làm công việc của bạn với hết khả năng trọn thời gian, dù chủ nhân có quan sát hay không. Một nhân công Cơ đốc cần phải "tỏ ra" lòng trung thành của mình. Người phải thường xuyên chứng tỏ lòng trung thành của mình, sự thành tín và đạo đức công việc chắc chắn. Người cần phải làm công việc của mình theo một phương thức mà chủ nhân càng phát triển độ tin cậy hoàn toàn nơi người.
Một trong những câu chuyện nói về chủ/tớ thuật lại một người Anh, ông ta quản lý một tốp thợ xây dựng trên một dự án bắc một cây cầu ở Nam Mỹ. Ông ta có thì giờ giữ những người bản xứ lo làm công việc, vì bao lâu ông ta đứng quan sát, họ làm việc, nhưng khi ông ta xây đi, họ thôi không làm nữa. Hết lúc nầy sang lúc khác, ông ta trở lại với bối cảnh lao động để thấy công nhân họ ngồi trong bóng mát. Viên đốc công đặc biệt nầy có một con mắt phải đeo kính. Ngày kia, ông ta rút con mắt ra rồi để nó tại một gốc cây để "quan sát" nhân công. Việc làm nầy đã giữ họ cứ làm việc trong mấy ngày liền.
Tuy nhiên, khi ông ta trở lại một lần nữa, ông ta thấy họ ngồi dưới bóng mát. Có người đã bò lên phía sau con mắt rất cẩn thận, rồi úp cái nón của anh ta lên nó! Bài học của câu chuyện đó, ấy là Cơ đốc nhân nào trở thành loại nhân công khiến cho chủ nhân mình phải móc con mắt ra chính là tội lỗi! Hãy nhớ, dù chủ của bạn không nhìn đến, Chúa đang quan sát đấy.
Tại sao là quan trọng khi nhân công Cơ đốc phải cần cù như thế chứ? Phaolô nói ấy là để họ biết "làm cho tôn quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường". "Tôn quí" ra từ chữ kosmeo từ dó chúng ta mới có chữ "cosmetics" (tô điểm). Ý tưởng, ấy là bởi đạo đức việc làm của chúng ta, chúng ta đang tô điểm những lẽ thật trong Kinh Thánh. Chúng ta làm cho Tin Lành ra hấp dẫn đối với nhiều người khác khi họ nhìn thấy sự tôn kính, xuất sắc, thật thà và lòng trung thành của chúng ta "trong mọi đường". Họ nhận ra rằng nếu Cơ đốc giáo của chúng ta tác động vào những việc nhỏ trong cuộc sống, nhất định nó phải tác động vào những việc lớn trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét