Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

THỜ PHƯỢNG VỚI SỰ ĐÁP ỨNG



THỜ PHƯỢNG VỚI SỰ ĐÁP ỨNG
D. L. Moody nói rằng "lỗi lầm quan trọng nhất" của ông đã xảy ra vào ngày 8 tháng 10 năm 1871. Vào đêm hôm ấy sứ điệp của ông dựa theo câu hỏi của Philát: "Vậy, còn Jêsus gọi là Christ, thì ta sẽ xử thế nào?" (Mathiơ 27.22). Khi kết luận, ông nói: "Tôi muốn quí vị nghiêm chỉnh xem xét câu nói nầy, vì Chúa nhựt tới chúng ta sẽ nói về thập tự giá, và lúc ấy tôi nhắc lại: 'Quí vị sẽ xử thế nào với Chúa Giêxu?'” Ira Sankey lúc bấy giờ hát bài thánh ca tất lễ, bài hát gồm có mấy dòng: "Ngày nay Cứu Chúa gọi; hãy đến nương náu ngay. Cơn bão công bình ụp xuống, và sự chết đang đến gần".

Ít có ai biết được đây là những lời nói sau cùng mà họ đã từng nghe thấy trên giảng đường rộng lớn đêm hôm ấy. Thậm chí khi họ đang cất tiếng hát, giọng hát solo gần như át hẳn tiếng còi báo động đang vang lên trên đường phố. Đó là đêm hoả hoạn rất lớn ở Chicago gần như hủy diệt toàn bộ thành phố. Giữa vòng hai trăm người đã chết là một số người trước đó là khán thính giả của Moody. Nhà truyền đạo bởi điều nầy đau đớn lắm và đã khóc than tai vạ khủng khiếp nầy vì đã không yêu cầu những người nam người nữ ấy tiếp nhận Chúa trong buổi tối hôm đó.

Về sau ông nói: "Bây giờ, bất cứ khi nào tôi rao giảng, tôi buộc họ phải đưa ra một quyết định ngay tức khắc. Tôi muốn mất bàn tay phải của mình hơn là để cho người ta cả ngày để quyết định tiếp nhận Đấng Christ, vì tôi không biết tôi có còn gặp lại họ hay không nữa". Lời mời gọi của Tin lành là một sự hiến cho "chỉ hôm nay" thôi!

Hôm ấy là ngày Lễ Giáng Sinh. Ruth ngồi ở phía sau của nhà thờ Báptít North Plainfield. Đây là một buổi thờ phượng rất long trọng. Mike, người chồng chưa được cứu của bạn tôi là Joy có mặt ở đó. Mike nói rằng anh không muốn đến nhà thờ nầy. Thế nhưng anh đã có mặt ở đó.
Mục sư đã giới thiệu Tin Lành. Thế rồi anh đã làm một việc bất thường cho mình ở phần kết thúc buổi thờ phượng.

Mục sư đã hỏi không biết có ai chịu đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa làm ơn đứng lên ngay tại chỗ họ đang ngồi. Ruth nghĩ: “Ồ không, chắc Mục sư không biết là Mike có mặt ở đó. Chắc chắn Mike sẽ bị phật lòng vì một lời mời công khai, dạn dĩ như thế”.

Hãy tưởng tượng nỗi kinh ngạc của Ruth xem khi cô mở to mắt nhìn thấy một người đang đứng lên. Quí vị đã đoán ra điều đó. Chính là Mike. Ruth đã không nhận biết, Đức Chúa Trời đã hành động trong lòng Mike về việc đến với Đấng Christ. Và Ruth cũng không biết, Mục sư đã cảm thấy phải đưa ra một kiểu mời gọi khác. Mike đã đến với Đấng Christ đêm hôm ấy. Chúa đã cứu một linh hồn. Đây là một câu chuyện có thực. Tôi chính là vị Mục sư ấy.

Trong mấy tuần lễ chúng ta đã nói về sự thờ phượng. Một số việc chúng ta đã trao đổi gồm có:
 Thờ phượng là một phương thức sống
 Thờ phượng nơi bàn tiệc
 Thờ phượng bằng bài hát
 Thờ phượng bằng sự cầu nguyện
 Thờ phượng bằng Lời của Đức Chúa Trời

Mặc dù chúng ta có thể tiếp tục và nói về một vài phương diện khác của sự thờ phượng, như dâng hiến và tương giao, tôi sẽ kết thúc loạt bài nầy sáng nay, với một phương diện nữa trong sự thờ phượng. Tôi đã gọi phương diện nầy là Thờ phượng với sự đáp ứng.

Sau khi quí vị đã thờ phượng bằng hát thánh ca và sự cầu nguyện, và sau khi quí vị đã thờ phượng bằng cách đọc Lời của Đức Chúa Trời, đây là lúc quí vị phải đáp ứng trước những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho quí vị thấy trong suốt Buổi Thờ Phượng. Phục theo bất cứ điều chi Đức Chúa Trời mong muốn nơi quí vị chính là một hành động của sự thờ phượng. Đây là lúc phải nói “vâng” với lời mời gọi của Đức Chúa Trời.

Dù quí vị là Cơ đốc nhân hay không phải là Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời thường có một lời mời gọi dành cho quí vị!
Lời mời gọi được tóm tắt trong một câu nói ngắn gọn nầy – “HÃY ĐẾN”
Câu nói nầy khá quen thuộc, có phải không? Chúng ta sử dụng câu nói “hãy đến” giống như một lời mời gọi vào bất cứ thời điểm nào.
Chúng ta mời người ta đến ăn tối.
Chúng ta mời người ta đi nhà thờ.
Chúng ta mời người ta đến phụ giúp chúng ta.
Những người buôn bán lẻ mời quí vị đến và mua sắm.
Các câu lạc bộ và những tổ chức mời chúng ta đến dự và tham gia.

Đâu là những việc mà Đức Chúa Trời mời chúng ta đến?
Ngài mời chúng ta đến với:

ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN
ĐẾN VỚI SỰ YÊN NGHỈ
ĐẾN VỚI TRÁCH NHIỆM
ĐẾN VỚI NGUỒN NĂNG LỰC

ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC

Khải huyền 22.17 – “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không”.

Ở câu nầy, chúng ta đang ở phần cuối của quyển Kinh Thánh.
Sách Khải huyền đã được tóm tắt lại.
Cả Kinh Thánh đã được tóm tắt lại.
Đức Chúa Trời đang phán rằng đáp ứng của chúng ta là “hãy đến”.

Lời mời gọi cho người nào “khát”, nghĩa là, khát về mặt thuộc linh.

Người khát về mặt thuộc linh hiểu rằng mình (nam hay nữ) là một tội nhân.
Người khát về mặt thuộc linh nhìn biết có gì đó sai sót trong đời sống của họ.
Người khát về mặt thuộc linh nhìn biết nếu họ không được cứu giúp, thì họ sẽ kết thúc trong địa ngục!
Người khát về mặt thuộc linh đã đến tại mức cuối cuộc đời họ.

Ngươi đó được mời đến với nguồn nước sống.

Nguồn nước sống hiện đang sẵn có vì mọi điều Con Đức Chúa Trời đã làm ra trên thập tự giá. Hãy lắng nghe trong một phút khi tôi chia sẻ một vài câu Kinh Thánh giải thích mọi điều mà Ngài đã làm.

Êsai 53.5-6 – “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”.

Roma 5.6-8 – “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.

II Côrinhtô 5.21 – “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.

I Côrinhtô 15.3-4 – “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh”.

Quí vị là tội nhân đã bị phán xét, quí vị đang cần một Cứu Chúa, có ai đó đã trả giá cho án phạt tội lỗi của quí vị.
Quí vị cần có ai đó cứu chuộc quí vị, trả giá cứu chuộc để quí vị được tự do. Chúa Giêxu đã trả giá cho tội lỗi của quí vị. Ngài đã cứu chuộc quí vị. Quí vị chỉ hãy đến với Ngài và tiếp nhận “nước sự sống” được ban cho cách nhưng không.

Giăng 3.16-18 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”.

Nếu quí vị đã đến với nhà thờ nầy rất thường xuyên, quí vị biết rõ là tôi đưa ra một lời mời gọi đến với Đấng Christ hầu hết mỗi buổi sáng Chúa nhựt. Tại sao tôi phải làm như thế?

Tôi làm như thế vì phần quyết định quan trọng nhất mà quí vị sẽ đưa ra về Đấng Christ. Tôi làm như thế vì tôi không hề biết là ai sẽ có mặt trong nhà thờ và ai chưa tin cậy Đấng Christ. Và chúng tôi không muốn quí vị không có mặt trên thiên đàng. Vì thế chúng tôi cứ giữ việc mời gọi. Tôi e rằng một số người trong quí vị ngồi ở đó hết tuần nầy sang tuần khác, mà chưa hề tiếp nhận lời mời gọi của Đấng Christ để được cứu.

Hãy đến với Ngài để được tha thứ.
Hãy đến với Ngài để được đời mới ở trong Ngài.
II Côrinhtô 5.17 – “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới’.

Tất nhiên, đây là lời mời gọi quan trọng nhất trong những lời mời gọi, vì lời mời gọi nầy nhắm vào sự sống đời đời hay sự chết hoặc án phạt đời đời.

ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN

Êsai 1.18 - “Đức Giêhôva phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau, dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”.

Trong buổi thờ phượng, có thể có một số Cơ đốc nhân trong quí vị bị thuyết phục về tội lỗi trong đời sống mình. Mặc dù chúng ta đã tiếp nhận ơn tha thứ để được ở trong Thiên đàng và được đời mới khiến cho chúng ta không muốn phạm tội, chúng ta vẫn phạm tội.

I Giăng 1.8 – “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.

I Giăng 1.10 – “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta”.

Tội lỗi của chúng ta trong vai trò Cơ đốc nhân không giữ chúng ta ở ngoài thiên đàng.
Tội lỗi ấy làm cho chúng ta ở ngoài mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời.

Thi thiên 66.18 – “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi”.

Êsai 59.1-2 – “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.

Vì vậy Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một lời mời gọi khác: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau, dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên”
Vì tội lỗi làm cho áo xống của quí vị thành màu đỏ dơ bẩn, chúng có thể được thanh tẩy. Cái gì sẽ làm cho nó ra trắng được như tuyết đây?
Là Cơ đốc nhân, chúng ta cần phải ăn năn. Chúng ta cần phải xây khỏi tội lỗi của mình, rồi đến với Đức Chúa Trời để được tha thứ. Chúng ta cần phải xưng tội và quên đi mọi tội lỗi của mình.

I Giăng 1.9 – “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.

I Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.

Đức Chúa Trời là sự sáng. Khi chúng ta bước đi trong sự sáng của Ngài, trong ánh sáng của Thánh Linh Ngài và ánh sáng của Lời Ngài, tội lỗi của chúng ta sẽ rất rõ ràng đối với chúng ta. Khi Đức Chúa Trời tỏ chúng ra cho chúng ta thấy, chúng ta phải xưng tội và quên chúng đi.

Hỡi Cơ đốc nhân, quí vị phải để ý tới vai trò của lời mời gọi ở cuối buổi thờ phượng thường là xưng ra tội lỗi. Tội lỗi không xưng ra chỉ khiến cho quí vị ray rứt, khổ sở mà thôi, vì nó phân rẽ quí vị với Cha quí vị ở trên trời.

ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN
ĐẾN VỚI SỰ YÊN NGHỈ
Mathiơ 11.28-30 – “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng”.

Tôi thường sử dụng Mathiơ 11.28 trong các tang lễ.
Tôi chỉ ra rằng Chúa Giêxu đang hiến cho 2 loại yên nghỉ.
Ngài hiến cho sự yên nghỉ đối với tội lỗi và yên nghỉ đối với sự buồn rầu.
Tất nhiên, yên nghỉ đối với tội lỗi đến khi chúng ta đến với Đấng Christ nhận lấy sự cứu chuộc.
Yên nghỉ đối với buồn rầu đến khi chúng ta mang lấy ách của Chúa Giêxu.
Ách là một công cụ được chế tạo cho một con thú.
Ách được làm bằng gỗ và được sử dụng để điều khiển.
Khi chúng ta mang lấy ách của Chúa Giêxu, chúng ta hạ mình đầu phục Chúa Giêxu làm Chúa và Thầy của chúng ta.
Ngài là câu trả lời cho sự buồn rầu của chúng ta vì ách của Ngài là dễ chịu, và gánh của Ngài là nhẹ nhàng. Ách ấy không phải là nặng quá không mang nổi. Và chúng ta tìm được sự yên nghỉ.

Vì vậy, chúng ta thường không có sự yên nghỉ nào cho linh hồn mình là Cơ đốc nhân vì chúng ta không để cho Chúa Giêxu làm Chúa trong đời sống chúng ta. Nếu chúng ta muốn yên nghỉ không phải buồn rầu, chúng ta phải phục theo Ngài!

ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN
ĐẾN VỚI SỰ YÊN NGHỈ
ĐẾN VỚI TRÁCH NHIỆM

Kết chặt với sự yên nghỉ là ý thức về trách nhiệm.
Chúa Giêxu gọi chúng ta là môn đồ Ngài. Chúng ta cần phải trở thành học trò của Ngài.
Chúng ta cần phải bước theo Ngài.

Luca 9.23 – “Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngay vác thập tự giá mình mà theo ta”.

I Giăng 2.6 – “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.

Việc đầu tiên Chúa Giêxu đã làm khi Ngài bắt đầu chức vụ là việc gì? Ngài đã chịu phép báptêm.

Việc đầu tiên Chúa Giêxu mong quí vị phải làm sau khi quí vị tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của quí vị là việc gì? Ngài muốn quí vị phải chịu phép báptêm.

Mathiơ 28.19-20 – “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. Amen”.
Mạng lịnh đầu tiên đã được ban ra cho các tân tín hữu trong sách Công Vụ các Sứ Đồ là phải chịu phép báptêm. Trong Lễ Ngũ Tuần, Phierơ đã bảo 3.000 tân tín hữu phải chịu phép báptêm. Khi Phierơ lúc ban đầu đem Tin lành đến cho dân Ngoại ở Công Vụ các Sứ Đồ 10, mạng lịnh đầu tiên cho các tân tín hữu là phải chịu phép báptêm.

Không có một tường trình nào cho rằng con trẻ phải chịu phép báptêm trong Kinh Thánh. Mỗi người chịu báptêm như một Cơ đốc nhân trong Kinh Thánh là người phải đưa ra lời tuyên xưng đức tin. Mặc dù người ta có ý tốt khi họ làm phép báptêm cho con trẻ, điều nầy không có trong Kinh Thánh. Vì vậy, nếu quí vị xưng mình đã chịu phép báptêm khi còn là con trẻ, và quí vị cho rằng đó là phép báptêm của quí vị. Tôi lấy làm tiếc mà nói rằng quí vị chưa chịu phép báptêm.

Phép báptêm sẽ không cứu quí vị đâu, nhưng phép báptêm là bước thứ nhứt quí vị thực thi như một môn đồ. Phép báptêm cũng là một hành động thờ phượng. Nếu quí vị là một môn đồ mà chưa chịu phép báptêm, quí vị đang sống bất tuân.

Luca 9.23 – “Đoạn, Ngài phải cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta”.

Luca 14.26-27 – “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình theo ta, cũng không được làm môn đồ ta”.
Đôi khi ở cuổi thờ phượng, đáp ứng của tôi đối với Chúa Giêxu là muốn trở thành một môn đồ của Ngài. Tôi sẽ chối bỏ mình để làm theo ý chỉ của Ngài. Tôi sẽ nói “không” với bản ngã, với gia đình, với bạn bè để làm theo điều Ngài mong muốn. Nói như thế có nghĩa là tôi sẽ theo Ngài với mọi giá. Tôi muốn nghe Chúa Giêxu phán: “Hãy đến mà theo ta”, và tôi sẽ đến.
Cho phép tôi nhắc cho quí vị nhớ trở thành một môn đồ có nghĩa là trở thành một tay đánh lưới người.
Mác 1.17 – “Đức Chúa Giêxu bèn phán cùng họ rằng: Hãy theo ta, và ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người”.

Khi chúng ta theo Ngài, Chúa Giêxu nắn đúc, huấn luyện, và khiến cho chúng ta trở nên tay đánh lưới người. Nói như thế có nghĩa là đôi khi Đức Chúa Trời sẽ phán với chúng ta về việc đến với một người đặc biệt rồi chia sẻ Đấng Christ. Đôi khi Ngài sẽ phán với chúng ta về việc trở thành một tay đánh lưới người trọn thời gian trong vai trò Mục sư hay Giáo sĩ.
Khi Chúa Giêxu phán: “Hãy đến và đánh lưới người cho ta”, chúng ta cần phải chú ý theo lời kêu gọi đó.
ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN
ĐẾN VỚI SỰ YÊN NGHỈ
ĐẾN VỚI TRÁCH NHIỆM
ĐẾN VỚI NGUỒN NĂNG LỰC

Hêbơrơ 4.14-16 – “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”.

Chúa Giêxu không bao giờ kêu gọi quí vị ra đi một mình đâu.
Quí vị không được kêu gọi trở thành một môn đồ với sức lực riêng của quí vị.
Một nguồn lực sẵn có cho chúng ta là Con Đức Chúa Trời ở trên trời.
Ngài đang ở đó làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta.
Khi chúng ta cần sự giúp sức để trở thành một môn đồ.
Khi chúng ta cần sự giúp đỡ để tranh đấu với tội lỗi của chúng ta.
Khi chúng ta cần sức lực cho cả ngày,
Chúng ta cần phải đến với Ngài tại ngôi ơn phước để nhận được sự thương xót và tìm được ơn.
Đôi khi ở cuối những buổi thờ phượng, quí vị sẽ cảm thấy có nhu cần phải đến với với Ngài về các nan đề của quí vị.
Ngài phán với quí vị: “hãy đến” và quí vị nên đến với Ngài.

Không những Con Đức Chúa Trời là nguồn năng lực, mà Đức Thánh Linh cũng là nguồn năng lực nữa.
Giăng 7.37-39 – “Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy; bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển”.

Nếu quí vị đến với Chúa Giêxu, Đức Thánh Linh ngự đến ở trong lòng quí vị.
Ngài ngự ở đó để giúp yên ủi, để hướng dẫn.
Hãy nương cậy Ngài dẫn dắt quí vị.

Chúng ta đã đến với phần cuối của buổi thờ phượng khác.
Đây là giờ mời gọi. Đây là lúc cho quí vị đáp ứng trong sự thờ phượng.
ĐẾN VỚI SỰ CỨU CHUỘC
ĐẾN VỚI SỰ ĂN NĂN
ĐẾN VỚI SỰ YÊN NGHỈ
ĐẾN VỚI TRÁCH NHIỆM
ĐẾN VỚI NGUỒN NĂNG LỰC
***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét