Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Thi thiên 3: "Từ xấu đến tốt rồi đến tốt nhứt"



Từ xấu đến tốt rồi đến tốt nhứt
Thi thiên 3


Quí vị có gặp phải những ngày, khi có một số việc dường như đi từ chỗ xấu đến tệ và ở đó có những việc tệ hại đi tới chỗ tệ hại nhất chưa? Những ngày như thế người ta hay nghĩ không tốt về Luật Murphy. …”Nếu có việc gì có thể tiến tới chỗ sai lầm, thì chắc sẽ như thế”. Có một vài người dám nói. “Sao ông lại nói có những ngày … mà đấy là cuộc sống của tôi mỗi ngày đó!”
David … từng là … người chăn chiên … nhà vua … đã nói rằng khi vương quốc của ông bị tuột ra khỏi tay của ông. Thực ra ông đã suy nghĩ trong một lúc rằng có những việc sẽ đi từ chỗ xấu đến tệ, nhưng khi ấy ông nhận biết sự hy vọng của ông về nhiều việc sẽ được tốt hơn lại không nằm trong các hoàn cảnh, mà nằm ở nơi Đức Chúa Trời của ông. David nói tới các thời điểm ấy trong Thi thiên 3.
Liệu quí vị có ngạc nhiên không, khi biết có những ngày mà nhiều việc sẽ đi từ chỗ xấu đến tốt rồi đến tốt nhứt không? Đối với tôi giá trị thực được tìm thấy trong các Thi thiên khi chúng được người ta “kinh nghiệm”. Nghĩa là, không những họ tỏ ra kinh nghiệm mà tác giả đã trải qua về mặt thuộc thể, mà họ còn từng trải về mặt lý trí, cũng y như mặt thuộc linh nữa.
Tôi có quen một người bạn, ông nầy nói rằng ông tìm được rất ít giá trị hay ít yên ủi từ các Thi thiên. Tôi hiểu rõ người bạn nầy, dù tôi rất khác với ông ta, vì tôi tìm thấy trong Thi thiên giống như một thứ dầu chữa lành … đã được bôi lên chỗ trầy xước hoặc các vết bầm thâm tím giống như xương cốt của linh hồn tôi khi tôi trải qua những thời điểm mà tôi tưởng rằng mình sẽ thấy nhiều việc đi từ chỗ xấu đến chỗ tệ hơn.
Hãy lắng nghe phần “kinh nghiệm” trong lời lẽ của David …
Thi thiên 3 của David. Khi ông chạy trốn Ápsalôm con trai mình.
“Đức Giê-hô-va ôi! kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao! Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay! Biết bao kẻ nói về linh hồn tôi rằng. Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó. Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên. Tôi lấy tiếng tôi mà kêu cầu Đức Giê-hô-va, Từ núi thánh Ngài đáp lời tôi. Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi. Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên. Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy chỗi dậy; Hỡi Đức Chúa Trời tôi, hãy cứu tôi! Vì Chúa đã vả má các kẻ thù nghịch tôi, và bẻ gãy răng kẻ ác. Sự cứu rỗi thuộc về Đức Giê-hô-va. Nguyện phước Ngài giáng trên dân sự Ngài!”
Thi thiên nầy dành cho quí vị đấy … nếu quí vị có (một) nan đề hoặc nếu quí vị đang kinh nghiệm sự căng thẳng trong đời sống mình hay nếu quí vị đang có nhiều nan đề trong một mối quan hệ nào đó. Và nếu quí vị chưa có nan đề, quí vị sẽ có đấy. Vì vậy, hãy lắng nghe đi!
Một trong các thử thách lớn lao nhất cùng những cơn đau tim xuất hiện qua cửa ngõ gia đình của chúng ta. Các mối quan hệ hiện đang tiến tới chỗ phải rạn nứt do sự căng thẳng đó.
David đang đối diện với nan đề không những đang khi ông ở trong vai trò của một vì Vua, mà còn trong vai trò của một người cha nữa. Gia đình ông đã và đang chịu khổ đủ tám phương tứ hướng. Sau đây là phần lịch sử vắn tắt.
Mặc dù Kinh Thánh cho chúng ta biết về sự David có rất nhiều vợ, rồi từ nơi họ bầy con của ông có nhiều lúc đã choảng nhau. Một trường hợp nghiêm trọng, ấy là Amnôn, con trai ông (con của Ahinôam; xem II Samuên 3.2-5) sanh lòng ham muốn em cùng cha khác mẹ của mình là Tama (con gái của Ma-a-ca) và bởi giả vờ đau bịnh, anh ta đã gài bẫy cưỡng hiếp nàng. David không kỹ luật được Amnôn, và anh ruột của Tama là Ápsalôm đã tra tay hành động rồi giết chết Amnôn, là anh em cùng cha khác mẹ với mình. Khi lo sợ phản ứng và sự báo thù của David cha mình, Ápsalôm bỏ trốn rồi sau đó trở lại với Giô-áp quan Tổng Binh quân đội của David, ông nầy đã thuyết phục David cho phép con trai trở về lại. Ápsalôm trở về nhưng lại không được phép gặp mặt cha mình trong 2 năm. Trong thời gian đó, Ápsalôm sanh lòng thù hận cha mình và bắt đầu lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại cha mình lên tới cao điểm David bị buộc phải rời khỏi ngai vàng và vương quốc của mình. Kết quả là Ápsalôm ngã chết và David trở về lại ngôi vị, rồi sau đó là các sự cố tệ hại dần ở cả đời sống của David cũng như vương quốc của ông.
David đã viết Thi thiên nầy đang khi trên đường trốn chạy Ápsalôm, con trai mình … và từ câu chuyện nầy, người ta sẽ nghĩ có nhiều việc đi từ chỗ xấu đến chỗ tệ hơn, có phải không?
Ba bài học mà hết thảy chúng ta cần phải tiếp thu từ Thi thiên đầy tính kinh nghiệm nầy là:
1. Có nhiều kẻ thù chống nghịch quí vị
2. Đức Chúa Cha đang ở cùng quí vị
3. Đức Chúa Trời ban cho quí vị một tương lai
1. Từ chỗ xấu xa. Nhiều kẻ thù đến chống nghịch quí vị (3.1-2)
David đang đối mặt với mối bất hoà không sao chịu nổi … “Đức Giê-hô-va ôi! kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao! Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay!”
Kẻ cừu địch … những kẻ thù đang dấy lên nghịch lại David vây quanh ông có tới hàng ngàn, là lực lượng của Ápsalôm đang truy kích ông. Đây là những ngày tháng đầy rắc rối và thử thách, giống như hết thảy chúng ta đang gặp phải trong cuộc sống vậy.
Mục sư James Merritt nói hết thảy chúng ta đang có một kẻ thù ở chung quanh, ở bên trong và bên dưới chúng ta. Có một…..
 Kẻ thù đời đời … mọi sự trong thế gian (I Giăng 2.16 … tư dục của xác thịt/mắt & sự kiêu ngạo của đời)
 Kẻ thù ở bên trong … xác thịt trong chúng ta (kẻ thù tệ hại nhất của chính chúng ta)

Một trong những thứ mà David đang đối diện chính là lỗi lầm của ông. Há chúng ta chẳng giống như thế sao? Những việc chúng ta đã làm hay không làm, nhiều lần trở lại gây rắc rối cho chúng ta.
 Kẻ thù đời đời … ma quỉ bên dưới chúng ta (kẻ vu cáo, kẻ nói dối, kẻ lường gạt)
Một trong các hình thức tấn công quan trọng nhất của kẻ thù là qua cách “nói năng” của họ. Kẻ thù của David đang nói … “Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó” (câu 2)
Một bài hát ru con có câu … Gậy gộc và hòn đá có thể làm cho xương cốt tôi bị tổn thương, còn mấy cái tên kia chẳng hề làm hại được tôi. Quí vị biết rõ câu ấy chẳng đúng đâu. Những điều người ta nói về chúng ta gây tổn thương và lắng sâu xuống trong tấm lòng và linh hồn chúng ta.
Không những các lời dèm pha đã được người ta nói ra về David là một ông vua sa đoạ, mà họ còn công kích thẳng vào sự ngay thẳng của Đức Chúa Trời ông nữa. Họ đặt tư tưởng tiêu cực vào trong đầu óc của David rằng thậm chí Đức Chúa Trời không thể giải cứu ông ra khỏi mọi rắc rối cùng những kẻ thù. Tư tưởng đã làm cho David phải đau đớn, khi tư tưởng ấy là tư tưởng bôi nhọ Đức Chúa Trời của ông, là Đấng mà ông hằng kính mến.
Hãy nhớ, David không ở trong các bức tường thành Jerusalem được phòng thủ nghiêm ngặt đâu, ông cũng không ở trong tư dinh, trên ngai vàng trong vai trò làm vua đâu!
“Khi hoàn cảnh đi nghịch lại chúng ta, chúng ta sẽ rơi vào chỗ cám dỗ nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng nghịch lại chúng ta” (Life Application Bible Study Notes)
Những lúc bị dời ra khỏi nơi an toàn (khu vực an ninh) chúng ta nghe thấy mọi lời vu cáo của các kẻ thù thế gian, xác thịt và ma quỉ … rồi chúng ta sẽ thắc mắc … “Đức Chúa Trời ơi, Ngài ở đâu? Sao Ngài không đến cứu tôi?”
Từ ngắt “Sêla” tiếng Hybálai … ba lần được sử dụng ở đây (trong bản Kinh Thánh Anh ngữ), và vô số lần xuyên suốt sách Thi thiên. Ý nghĩa của từ nầy không được hiểu rõ ràng, có người cho rằng nó có ý nói “hãy ngước lên đi” … khi:
(1) Âm nhạc lên cao mạnh dần … để kéo người ta chú ý tới câu hát.
(2) Một dấu hiệu đưa hai tay hay giọng hát lên cao trong sự thờ phượng
(3) Một chỗ phải “dừng lại và suy gẫm hay xem xét”.
Chủ ý là lôi kéo sự chú ý vào tiếng kêu la của David, trong đó ông nói: “Biết bao kẻ nói về linh hồn tôi rằng. Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó”. Các kẻ thù đang có một tác động đối ngược nhắm vào chúng ta. Nhưng thay vì thất vọng và tin theo những việc đang đi dần tới chỗ tồi tệ hơn (mặc dù có khi nó sẽ tồi tệ hơi trước khi nó sẽ được tốt hơn) … có một phương diện tốt hơn cho hoàn cảnh rối rắm của chúng ta.
2. Tới chỗ tốt hơn. Đức Chúa Trời Cha quí vị đang ở với quí vị (3.3-5)
Thi thiên 3.3-5: “Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên. Tôi lấy tiếng tôi mà kêu cầu Đức Giê-hô-va, Từ núi thánh Ngài đáp lời tôi. Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi”.
Một sai lầm hay phạm phải trong suốt thời gian gặp rắc rối ấy là: … chúng ta có khuynh hướng không còn nhìn thấy Cha thiên thượng của chúng ta, mà chỉ nhìn vào các kẻ thù, sợ hãi mọi rắc rối đó.
Đức Chúa Trời cho phép những thời điểm khó khăn xảy tới trong đời sống của chúng ta để buộc chúng ta tập trung vào Ngài. David đã làm theo y như thế … Ngài là cái khiên chở che tôi. Các kẻ thù của David hết thảy đều vây chung quanh ông, nhưng ông nhìn biết Đức Chúa Trời không những vây phủ quanh ông, mà Ngài còn vây phủ luôn mọi kẻ thù của ông nữa.
Trong thời tiên tri Êlisê … mọi rắc rối (quân Syri) đã bao vây ông và đầy tớ của ông. Tên đầy tớ đã tập trung vào các kẻ thù, đang khi Êlisê tập trung vào Đức Chúa Trời của mình.
II Các Vua 6.14-17: “Vì vậy, vua sai ngựa, xe, và một đạo binh rất đông đến Đô-than; họ tới nơi lúc ban đêm, và vây thành. Tôi tớ của người Đức Chúa Trời chổi dậy sáng sớm đi ra, thấy một đạo binh cùng ngựa và xe đang vây thành. Người nói với Ê-li-sê rằng: Hỡi ôi! chúa, chúng ta sẽ làm sao? Ê-li-sê đáp rằng: Chớ sợ, những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó. Đoạn, Ê-li-sê cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê-hô-va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê-li-sê”.
Đó là Cha thiên thượng của quí vị đấy! Ngài muốn quí vị tập trung … không phải vào các kẻ thù, cũng không phải vào sợ hãi, mà là tập trung vào Ngài, hầu cho quí vị có thể nhìn thấy Ngài đang hành động cho quí vị và trong quí vị.
Thi thiên 34.7: “Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, và giải cứu họ”.
David đã đi từ chỗ nhìn biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời đến chỗ nhìn thấy sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong những thời điểm rắc rối của mình.
 Đức Chúa Trời ban hiến sự vinh hiển … giá trị của sự Đức Chúa Trời là ai và chúng ta là ai đối với Đức Chúa Trời.
 Đức Chúa Trời làm cho ngước đầu lên … chúng ta đã nhìn xuống trong các thời điểm khó khăn, chớ không nhìn lên. Đức Chúa Trời dấn thân vào can thiệp để buộc chúng ta phải nhìn thấy Ngài đang hành động.
Êsai 26.3: “Người nào để trí mình nương dựa (chú ý trực diện) nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài”.
Thi thiên 32.8 chép: “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi …” là một trong những câu Kinh Thánh mà vợ tôi rất ưa thích … câu Kinh Thánh nầy cho thấy Đức Chúa Trời đang dẫn dắt quí vị bằng mắt của Ngài, quí vị cần phải nhìn chăm vào Ngài.
Có người nói rằng cái điều mà thế gian đang cần, ấy là một giấc ngủ say trong ban đêm. David đã nói, hãy để cho Đức Chúa Trời cất bỏ sự quí vị chú ý vào bản ngã cùng mọi nan đề, thì Ngài sẽ ban cho quí vị được yên nghỉ … “Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi” (câu 5).
Tôi thường thắc mắc làm sao người ta có thể ngủ từ 6 - 8 giờ rồi tỉnh thức trong mệt mỏi. Sở dĩ như thế là vì chúng ta chưa bao giờ phó thác mọi nan đề của mình trước khi chúng ta đi ngủ, mà đã đem chúng lên giường với chúng ta, và khi chúng ta tỉnh thức, chúng đã có mặt ở đó để chào đón chúng ta rồi.
David đã tìm được giải pháp tốt hơn … ông đã tìm thấy Đức Chúa Trời đang nâng đỡ những ai kêu cầu Ngài, biết đặt lòng tin cậy Ngài, và mắt họ biết nhìn xem Ngài.
David đã tìm gặp nơi Đức Chúa Trời, sự yên nghỉ về phần xác thể, về lý trí, và về thuộc linh. Trong một trạng huống như thế, người ta tìm thấy tương lai của họ … và đấy mới là việc tốt nhứt. Sêla … quí vị hãy suy nghĩ tới tương lai đó … hãy tra xét tương lai đó!
3. Chỗ tốt nhứt. Đức Chúa Trời ban cho quí vị một tương lai (3.6-8)
Thi thiên 3.6-8: “Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên. Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy chỗi dậy; Hỡi Đức Chúa Trời tôi, hãy cứu tôi! Vì Chúa đã vả má các kẻ thù nghịch tôi, và bẻ gãy răng kẻ ác. Sự cứu rỗi thuộc về Đức Giê-hô-va. Nguyện phước Ngài giáng trên dân sự Ngài!”Sêla.
Từ xấu đến tốt rồi đến tốt nhứt … David được dầm thấm một lần nữa với lòng can đảm … thái độ tin cậy … và sự thoả lòng. Ông đã có một tương lai trỗi hơn ngai vàng và Nước, những gì ông đang có về mặt con người.
 Tôi sẽ không nao … đây không phải một tương lai đáng khiếp sợ ... David đã đi từ chỗ nhìn thấy bản thân mình bị vây phủ với ít hy vọng tránh thoát … đến chỗ can đảm nơi Đức Chúa Trời khiến cho ông không còn biết sợ hãi nữa.
Các kẻ thù vây bọc chúng ta sẽ làm phát sinh … cảm xúc thông thường nói quí vị nên sợ hãi, và xác thịt nói, tốt hơn quí vị phải bỏ chạy … và ma quỉ rống lên giọng nói gắt gỏng của hắn để làm cho chúng ta phải run sợ … nhưng Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta thấy kết quả chúng ta là hạng người đắc thắng cho dù hoàn cảnh có như thế nào!
Thi thiên 56.3: “Trong ngày sợ hãi, tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa”.
Quí vị có tin sự đắc thắng thuộc về Chúa không? Quí vị có tin quí vị thuộc về Chúa không? Nếu có, hãy can đảm lên, vì Chúa là sự đắc thắng của quí vị đấy!
 từ Chúa đến sự giải cứu … đây không phải là một tương lai ảm đạm … các thứ triết lý tự cứu của thế gian, xác thịt và ma quỉ (3 kẻ thù của chúng ta) khiến cho chúng ta thiếu mất lòng tin cậy. David không thèm nhìn vào (quên đi) các kẻ thù của mình và tìm được lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời mình.
David đang nói bằng ngôn ngữ của chúng ta:… “hãy gạt bỏ mọi chướng ngại vật của chúng để đến với Đức Chúa Trời!” Ngôn ngữ không thể bị phân tích sai trật … nhưng phải nhìn thấy sự thực, ấy là chính Đức Chúa Trời là Đấng đang chiến đấu cho dân sự của Ngài.
Có thể David đã nhớ lại khi ông đánh trận nghịch lại một kẻ thù mạnh sức như Gô-li-át … chính Đức Chúa Trời đang đánh trận cho ông đấy thôi.
I Samuên 17.47: "Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta" (David đang đánh nhau với Gô-li-át).
Nhiều câu Kinh Thánh chứa đầy lời lẽ của sự tin cậy …
Phục truyền luật lệ ký 20.3-4: "mà rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe! Ngày nay các ngươi đi giao chiến cùng thù nghịch mình, lòng các ngươi chớ nhát, chớ sợ, chớ run rẩy, và chớ kinh khiếp vì chúng nó; bởi Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đấng cùng đi với các ngươi, đặng vì các ngươi đánh kẻ thù nghịch và giải cứu cho”.
Rôma 8.31: “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?”
 Phước hạnh Ngài giáng trên dân sự Ngài … đây không phải là một tương lai đau khổ … David đã thấy thoả lòng khi tìm gặp phước hạnh tốt nhứt trong mọi phước hạnh nơi Đức Chúa Trời.
Những phước hạnh nầy chẳng phải là “bất ngờ” đâu. Đừng xem nhẹ ơn phước của Đức Chúa Trời như luôn luôn có thể sờ mó được hoặc thậm chí có thể nhìn thấy được. Ơn phước của Đức Chúa Trời ngự ở trong Thân Vị của Ngài, Ngài là ai và thuộc tánh của Ngài, những điều Ngài đang làm nơi chúng ta, hơn là Ngài đang làm nhiều việc cho chúng ta.
David không dành suy nghĩ tích cực cho sự phục vụ bằng môi miệng. Ông đã có lòng can đảm và tin cậy nơi Đức Chúa Trời mình, dù hậu quả có như thế nào, ông đã ở chỗ tốt nhứt trong hai bàn tay của Ngài, và điều đó mang lại sự thoả lòng chơn thật.
Đó cũng là tương lai của chúng ta vì Đức Chúa Trời đã ban chúng ta vào tay của Đức Chúa Jêsus Christ. Bất luận điều chi xảy ra, Chúa vẫn sẽ là ơn phước tốt nhứt trong đời sống của chúng ta.
Phải, quí vị đang có nhiều kẻ thù vây chung quanh quí vị mọi lúc mọi khi … nhưng quí vị cũng có Đức Chúa Cha là Đấng đang ở cùng quí vị và là Đấng sẽ không bao giờ lìa bỏ hoặc quên quí vị đâu, là Ngài là tương lai của quí vị. Giờ đây, đó là đi từ chỗ xấu đến chỗ tốt rồi tới chỗ tốt nhứt.
Sêla … bây giờ quí vị hãy dừng lại rồi suy gẫm về sự ấy xem!
Amen!

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét