Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Các Quan Xét 11: "Không Bào Chữa Chi Hết"



Không bào chữa chi hết !!
(Các Quan Xét 11)
Viên sĩ quan chỉ huy đã nổi giận khi 9 binh sĩ có phép ra khỏi doanh trại đã vắng mặt trong giờ điểm danh buổi sáng. Mãi cho tới 7 giờ tối, người thứ nhứt mới về tới. “Báo cáo, tôi xin lỗi”, người lính kia giải thích: “tôi biết giờ giấc nhưng quên mất, và tôi bị trễ xe bus. Sau khi quyết định về đúng giờ, tôi đã thuê một chiếc taxi. Nửa đường về, thì chiếc taxi bị nổ lốp. Tôi đến một nông trại và thuyết phục ông ta bán cho tôi con ngựa. Tôi cỡi về gần tới trại thì con ngựa ngã ra chết. Tôi phải đi bộ khoảng 10 dặm, thì mới về tới đây”.
Mặc dù đa nghi, viên đại tá đã để cho anh lính kia về trại mình mà không có một lời khiển trách nào hết. Tuy nhiên, theo sau anh ta là 7 binh sĩ khác cùng xếp hàng một trình diện với cùng một câu chuyện — đã có ngày giờ, trễ xe bus, thuê taxi, mua con ngựa, v.v... Khi đến phiên người thứ 9 vào báo cáo, viên đại tá rất mệt mỏi khi nghe mãi câu chuyện đó. “Thôi được rồi”, ông ta gào lên, “bây giờ chuyện gì đã xảy ra cho anh?”
“Thưa Đại tá, tôi có biết ngày giờ, và đã trễ xe bus, vì vậy tôi đã thuê một chiếc taxi”.
“Chờ đã!” viên Đại tá rít lên: “đừng nói với tôi là chiếc taxi nổ lốp nhé”.
“Dạ không, thưa Đại tá”, người lính kia đáp: “Chiếc taxi đã không bị nổ lốp. Chỉ vì khi đó có quá nhiều con ngựa nằm chết trên đường, chúng tôi gặp rắc rối khi vượt qua đoạn đường đó đấy ạ!”
Hôm nay, chúng ta có nhiều lời bào chữa cho mọi sự. Chúng ta không còn chịu trách nhiệm cho mọi hành động của chúng ta hoặc cho các xử sự của chúng ta.
Có một số người, các nhà tâm lý học, các nhà kiến trúc xã hội, những nhà xã hội học, các phóng viên báo chí, v.v... họ lo cung ứng một lời bào chữa có sẵn cho từng hình thái lỡ lầm, cho từng việc làm sai trái, và cho từng thiếu sót.
Nhưng còn hơn thế nữa, chúng ta những Cơ đốc nhân đang có nhiều lời bào chữa không phải cho việc bước theo Đức Chúa Trời. Chúng ta có nhiều lời bào chữa không phải cho việc tuân theo và hầu việc như chúng ta đã được truyền dạy.
 Tôi bận lắm.
 Tôi đợi cho đúng giờ.
 Có ai đó sẽ làm việc ấy.
 Tôi chưa tốt đủ.
 Phần việc đó không phải là sự kêu gọi của tôi.
 Tôi sẽ làm sau khi con tôi lớn lên
 Khi tôi làm việc nầy xong thì tôi mới có thì giờ
 Tôi đã đóng góp phần mình khi tôi còn trẻ, bây giờ tới phiên người khác
 Bảng danh sách còn dài nữa

Ngày nay chúng ta hãy nhìn vào một vị anh hào đức tin rất sẵn sàng đưa ra những lời bào chữa theo cái chỉ tay của mình, nhưng đã không sử dụng chúng. Thay vì thế, ông đã chọn nhất định bước theo Đức Chúa Trời, bất chấp mọi hoàn cảnh, hay giá mà mình phải trả.
Chúng ta sẽ nhìn vào nhân vật đã được ghi lại trong Hêbơrơ 11, “đại sảnh đường đức tin”.
Từ Hêbơrơ 11.32 đến Hêbơrơ 11.34:
“Ta còn nói chi nữa? Vì nếu ta muốn nói về Ghêđêôn, Barác, Samsôn, Giépthê, Đavít, Samuên và các đấng tiên tri, thì không đủ thì giờ. Những người đó bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bịnh tật, tỏ sự bạo dạn nơi chiến tranh, khiến đạo binh nước thù chạy trốn”.
Từ Các Quan Xét 11.1 đến Các Quan Xét 11.40:
“Giépthê, người Galaát, là tay dõng sĩ, con của một người kỵ nữ, và cha là Galaát. Vợ của Galaát có sanh cho người những con trai. Khi các con trai của vợ ấy lớn lên, bèn đuổi Giépthê đi, mà rằng: Mầy không được ăn phần gia tài trong nhà cha chúng ta, vì mầy là con của người đờn bà khác. Vậy, Giépthê trốn xa anh em mình, và ở trong xứ Tóp. Có những đứa du đãng hiệp lại chung quanh Giépthê, và đi ra với người”.
 Ở đây chúng ta thấy một loạt những lời bào chữa đầu tiên của Giépthê.
o Ông là con của một kỵ nữ, một đứa con ngoài hôn phối
o Ông bị đuổi ra khỏi nhà cha mình và không được thừa kế bất cứ thứ gì
o Khi bị đuổi đi, ông đã sống vô gia cư, rồi kết bạn với “những đứa du đảng”
 Ngày nay, những lời bào chữa nầy đủ để xưng công bình một việc gì đó. Ông có thể giết người, trộm cướp, nói dối, lừa đảo và chúng ta sẽ bào chữa như thế là xứng với một gia đình hủ bại.
 Chắc chắn Giépthê nầy giờ đây sẽ trở thành một nan đề. Bất kỳ ai ở trong những cảnh ngộ đó đều có một số lượng nhiều điều không được tốt.
Câu 4-11
“Sau một ít lâu, dân Ammôn giao chiến cùng Ysơraên. Trong lúc dân Ammôn đánh Ysơraên, các trưởng lão Galaát đi đem theo Giépthê ở xứ Tóp về. Họ nói cùng người rằng: Xin hãy đến làm quan tướng chúng ta, chúng ta sẽ đánh dân Ammôn. Nhưng Giépthê đáp cùng các trưởng lão Galaát rằng: Các ông há chẳng phải là kẻ ghét tôi và đuổi tôi khỏi nhà cha tôi sao? Còn bây giờ các ông đương bị cùng khốn, sao lại đến tôi? Các trưởng lão Galaát đáp cùng Giépthê rằng: Bây giờ chúng ta lại đến cùng ngươi, hầu cho ngươi đi với chúng ta: ngươi sẽ đánh dân Ammôn, rồi sẽ làm đầu chúng ta, và của hết thảy dân xứ Galaát. Giépthê lại đáp cùng các trưởng lão Galaát rằng: Ví bằng các ông đem tôi về đặng đánh dân Ammôn, và nếu Đức Giêhôva phó chúng nó vào tay tôi, tôi sẽ làm đầu các ông chớ. Các trưởng lão Galaát nói cùng Giépthê rằng: Chúng ta sẽ làm y như lời ngươi đã nói; nguyện Đức Giêhôva làm chứng giữa chúng ta?! Vậy, Giépthê đi cùng các trưởng lão Galaát; dân sự lập người làm đầu và tướng; rồi tại Míchba Giépthê lặp lại trước mặt Đức Giêhôva hết thảy những lời người đã nói”.
 Mặc dù hoàn cảnh, Giépthê đã trở thành một người mạnh sức và có thế lực
 Ông đã thắng hơn “những lời bào chữa” của mình và khi xảy có khó khăn, các trưởng lão của Galaát (họ chẳng hề can thiệp khi ông bị đuổi ra khỏi nhà) đã tìm gặp ông.
 Ở đây Giépthê có cơ hội đáp trả bằng một lời bào chữa. Ông đã nói, mấy ông đã đá tôi ra khỏi nhà, sao còn tới gặp tôi mà chi!
 Nhưng, ông đã được kêu gọi để phục vụ, và ông đã nghe theo
 Tuy nhiên, ông rất khôn khéo. Mấy người nầy trước đây đã đánh đuổi ông và giờ đây họ cần tới ông. Họ yêu cầu ông làm đầu của họ.
 Đây không phải là lời yêu cầu không có lý do khi gánh chịu hoàn cảnh đó. Ông chỉ muốn phục hồi lại địa vị hợp pháp của mình mà thôi.
 Yêu cầu nầy chẳng có gì là tham lam hết, vì chúng ta thấy sau đó là ông sẵn có một tài sản gồm có đất đai, gia súc và một người con gái. Giépthê đã trở thành một người giàu có không cứ cách nào đó.
 Tuy nhiên, lời yêu cầu nầy cho thấy rằng Giépthê, trong khi trung thành, đã không được trọn vẹn. Ông không được trọn vẹn giống như hết thảy chúng ta. Thế nhưng mọi hành động của ông toàn là loại hành động của đức tin.
 Ông tỏ ra sự tin kính của mình đối với Đức Chúa Trời như chúng ta thấy ông đã nói ra lời lẽ của mình tại trước mặt Đức Giêhôva. Từ ngữ ở đây là YAWEH (Đức Giêhôva), là danh giao ước thiêng liêng nhất của Đức Chúa Trời.
Câu 12-15
“Đoạn Giépthê sai sứ giả đến cùng vua dân Ammôn mà nói rằng: Ta với ngươi có việc chi, nên ngươi kéo đến ta đặng hãm đánh xứ ta? Vua dân Ammôn đáp cùng sứ giả Giépthê rằng: Ấy bởi Ysơraên khi ra khỏi nước Êdíptô, có chiếm lấy xứ ta từ Ạtnôn cho đến Giabốc và Giôđanh. Bây giờ hãy trả êm lại xứ ấy cho ta. Giépthê lại sai sứ giả đến cùng vua dân Ammôn nói rằng: Giépthê nói như vầy: Ysơraên không có xâm đoạt địa phận Môáp, cũng chẳng có chiếm lấy xứ của dân Ammôn”.
 Giépthê, chúng ta thấy người là một chiến sĩ mạnh sức, không tấn công ngay lập tức
 Ông đã sử dụng tình huống như một lời bào chữa cho việt giết chóc và cướp bóc.
 Ông không nhảy đại vào với hai chân tham lam và khao khát quyền lực
 Nhưng một lần nữa, ông không để cho hoàn cảnh lôi kéo hành động. Không có bào chữa gì hết
 Ông cố gắng đàm phán và tránh xung đột nếu có thể được
Câu 16-26
“Song khi Ysơraên ra xứ Êdíptô, thì đi ngang qua đồng vắng cho đến Biển đỏ, rồi tới Cađe. Bấy giờ, người sai sứ giả đến vua Êđôm đặng tâu rằng: Xin cho tôi đi ngang qua xứ vua. Nhưng vua Êđôm không bằng lòng. Người cũng sai sứ giả đến vua Môáp, vua Môáp cũng không khứng cho, nên Ysơraên cứ ở tại Cađe. Đoạn, người đi vào đồng vắng, vòng quanh xứ Êđôm và xứ Môáp; rồi đến cõi phía đông xứ Môáp. Người hạ trại ở bên kia Ạtnôn, không vào bờ cõi Môáp; vì Ạtnôn là giới hạn của xứ Môáp. Rốt lại, Ysơraên sai sứ giả đến cùng Sihôn, vua người Amôrít, ở tại Bếthôn, và dặn nói rằng: Xin để cho chúng tôi đi ngang qua xứ vua đặng đến xứ chúng tôi. Nhưng Sihôn không đủ tin dân Ysơraên, nên không cho đi ngang qua xứ mình, bèn hiệp lại cả cơ binh mình, kéo đến đóng trại tại Giahát và chống đấu cùng Ysơraên. Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên phó Sihôn và cả cơ binh người vào tay Ysơraên. Ysơraên đánh bại chúng nó, và lấy toàn xứ dân Amôrít, là dân miền đó. Vậy, Ysơraên nhận được toàn xứ dân Amôrít, từ Ạtnôn cho đến Giabốc, và từ đồng vắng cho đến Giôđanh. Vậy bây giờ, Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên đã đuổi dân Amôrít khỏi trước mặt dân Ysơraên của Ngài rồi, thì ngươi lại muốn chiếm lấy xứ của họ sao! Ngươi há chẳng nhận được đất mà Kêmốt, là thần của ngươi, đã ban cho ngươi sao? Thế thì, chúng ta cũng nhận được đất của những kẻ nào mà Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta đã đuổi khỏi trước mặt chúng ta. Vả lại, ngươi có trổi hơn Balác, con trai Xếpbô, vua Môáp chăng? Hắn há có khi nào cãi cọ hay là chiến đấu cùng Ysơraên chăng? Đương lúc ba trăm năm mà Ysơraên ở tại Hếtbôn và các thành địa hạt nó, Arôe và các thành địa hạt nó, cùng hết thảy các thành ở dọc theo Ạtnôn, sao ngươi không lấy nó lại trong khi đó?”
 Tiểu đoạn nầy tỏ ra sự trao đổi giữa Giépthê và Vua Êđôm
 Nhà vua đã cố gắng đưa ra những lời bào chữa tại sao ông ta muốn đòi lại đất, còn Giépthê phản công lại những lời đó.
 (1) Ammôn không chiếm lấy xứ khi Israel giành được. Xứ đã bị dân Amôrít chiếm lấy. (2) Israel đã sở hữu xứ trong 300 năm. (3) Đức Giêhôva là Đấng đã ban xứ ấy cho Israel. Và (4) chưa hề gắng sức giành lại xứ bao giờ.
Câu 27-28
“Vậy, ta không có phạm tội cùng ngươi, nhưng ngươi đã làm quấy cùng ta mà hãm đánh ta. Nguyện Đức Giêhôva, là Đấng đoán xét, ngày nay xét đoán giữa dân Ysơraên và dân Ammôn! Nhưng vua dân Ammôn không khứng nghe lời của Giépthê sai nói cùng người”.
 Giépthê tóm tắt câu nói sau cùng của mình với vua Êđôm
 Tôi (Israel) không phạm tội gì nghịch cùng ông.
 Nguyện Đức Giêhôva đoán xét
o Con người đức tin nầy bằng lòng để Đức Giêhôva nắm quyền chủ động đối với hậu quả.
o Ông sẵn sàng vâng theo, sẵn sàng nhập trận, sẵn sàng làm theo khi Đức Chúa Trời muốn ông phải làm, và ông sẵn sàng để hậu quả lại trong tay của Đức Chúa Trời
Câu 29-31
“Thần của Đức Giêhôva bèn cảm động Giépthê; người trải qua Galaát và Manase, sang đến Míchba ở Galaát, rồi từ Míchba ở Galaát, người đi đánh dân Ammôn. Giépthê khẩn nguyện cùng Đức Giêhôva rằng: Nếu Ngài phó dân Ammôn vào tay tôi, khi tôi thắng chúng nó trở về, hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu”.
 Tiểu đoạn nầy là nguyên nhân tranh cãi trong nhiều năm trời
 Lời thề của Giépthê rất cẩu thả, mang điềm xấu gỡ.
 Trong mấy câu sau nầy chúng ta sẽ thấy kết quả của lời thề nầy, và chúng ta sẽ trở lại với câu nói nầy khi chúng ta học đến đó.
Câu 32-33
“Đoạn, Giépthê đi đến dân Ammôn đặng giao chiến cùng chúng nó, và Đức Giêhôva phó chúng nó vào tay người. Người đánh bại chúng nó từ Arôe cho đến Minít, và cho đến Abên Kêramim, cùng chiếm lấy của chúng nó hai mươi cái thành. Ấy là một trận bại rất lớn; dân Ammôn bị phục trước mặt dân Ysơraên”.
 Đức Giêhôva phó họ vào tay người
 Đức Chúa Trời tôn cao sự vâng phục và đức tin của Giépthê
 Nét hoành tráng của chiến thắng nầy là sự áp đảo
o Một cuộc tàn sát lớn lao
o 20 cái thành
o Tất cả chiến thắng nầy chỉ với một đội quân đi chân không
o Không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt
o Không có hoả tiển hay chiến đấu cơ
o Chỉ có gươm và từng ấy
Câu 34-36
“Giépthê trở về nhà mình tại Míchba; kìa, con gái người ra đón rước người, có cầm trống nhỏ và nhảy múa. Nàng là con một của người, ngoài nàng chẳng có con trai hoặc con gái nào khác hơn. Giépthê vừa thấy nàng, liền xé áo mình mà rằng: Ớ con, than ôi! con gây cho cha tức tối thay! Con thuộc vào kẻ làm rối cha! Vì cha có mở miệng khấn nguyện cùng Đức Giêhôva, không thế nuốt lời. Nàng thưa rằng: Cha ôi, nếu cha có mở miệng khấn nguyện cùng Đức Giêhôva, xin hãy làm cho con y như lời ra khỏi miệng cha, vì bây giờ Đức Giêhôva đã báo thù kẻ cừu địch cha rồi, tức là dân Ammôn”.
 Hãy nhớ lại lời thề của ông – bất cứ cái gì đi ra đón ông
 Đây là đứa con duy nhất của ông và nó đã đi ra đón ông
 Hãy nhìn xem phản ứng của Giépthê khi nhìn thấy con gái mình, người đầu tiên đi ra đón ông
o Ông đã xé áo mình – một dấu hiệu nói tới sự đau đớn, khổ sở
o Ông không cố gắng đưa ra lời bào chữa. Ông giữ lấy lời thề mình.
o Trở lại với lời thề trang trọng của ông với Đức Giêhôva
 Trong câu 39 chúng ta thấy ông chu toàn lời thề nầy
 Nhưng lời thề của ông trong câu 30 là: “hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu”.
 Có phải ông đã dâng con gái mình làm của lễ thiêu không?
o Nhiều người tin ông đã làm y như thế, và tiểu đoạn nầy đã làm cho tôi phải bối rối trong nhiều năm trời
o Nhiều người cho rằng khi ông có tên trong đại sảnh đường đức tin trong sách Hêbơrơ, ông không có làm như thế
o Nhiều người khác chỉ ra Kinh thánh chép ông đã làm như thế
o Có nhiều tranh cãi về vấn đề nầy, và tôi chưa thấy thoả lòng với những câu trả lời “chính xác”
o Thế nhưng, có những manh mối được tìm thấy trong Kinh thánh, và trong nguyên ngữ (Nelson's Study Bible)
o Thứ nhứt, của lễ con người là ngược lại với luật pháp Môise (Lêvi ký 18.21; 20.2–5; v.v... )
o Thứ hai, khía cạnh quan trọng mà Giépthê hiểu biết về Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ ngăn cản ông không thiết lập một của lễ quá đáng như thế.
o Thứ ba, sự thật cho thấy rằng Giépthê đã để cho con gái mình thương tiếc sự đồng trinh của nàng (các câu 37, 38) trong hai tháng phù hợp với với phần giải thích về sự đồng trinh vĩnh viễn là tốt hơn của lễ con người.
o Thứ tư, về hàm ý cho rằng con gái ông “không biết người nam nào” dường như cũng là một chi tiết ủng hộ ý kiến sống độc thân.
o Thứ năm, Kinh thánh đưa ra bằng chứng sự phục vụ tin kính như thế của giới nữ đã tồn tại ngay chính nơi thánh (Xuất Êdíptô ký 38.8; I Samuên 2.22; Luca 2.36, 37).
o Thứ sáu, liên từ trong câu nói chủ chốt của Giépthê ở câu 31, rằng bất cứ cái gì hay bất kỳ ai ra khỏi cửa “thì nấy sẽ thuộc về Đức Giêhôva, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu”, có thể được dịch là hay. Cho nên, nếu một người ra trước tiên, ông sẽ dâng người đó cho Đức Giêhôva, hay nếu một con thú nào đó ra trước tiên, ông sẽ dâng con thú làm của lễ thiêu.
Câu 37-40
“Đoạn, nàng lại nói cùng cha mình rằng: Xin cha hãy nhậm cho con lời nầy: Để cho con thong thả trong hai tháng, con sẽ đi ở trên núi đặng cùng chị em bạn con khóc về sự đồng trinh của con. Giépthê đáp rằng: Con cứ đi. Rồi người để nàng đi hai tháng. Vậy, nàng đi cùng chị em bạn mình, khóc sự đồng trinh mình tại trên núi. Cuối hai tháng, nàng trở về cha mình, và người làm cho nàng tùy theo lời khấn nguyện mình đã hứa. Nàng chẳng có biết người nam. Tại cớ đó trong Ysơraên có thường lệ nầy: Mỗi năm, các con gái Ysơraên đi than khóc con gái của Giépthê, người Galaát, trong bốn ngày”.
 Nàng đã than khóc trong hai tháng.
o Nàng đã khóc than phần số mình không biết niềm vui của chức năng làm mẹ
o Nàng đã khóc than phần số mình đã bị định một đời sống hầu việc
o Nàng đã khóc than giống như bất kỳ một thiếu nữ nào sẽ than khóc khi từ chối một đời sống đời thường
o Nàng đã khóc than vì nàng thấy mình không có quyền lựa chọn
o Nàng đã khóc than vì nàng KHÔNG ĐƯA RA MỘT LỜI BÀO CHỮA nào hết
 Trong khi chu tất lời thề của mình, Giépthê đã từ chối không cho phép con gái mình lập gia đình
 Nhưng ông cũng từ chối quyền kết bạn của nàng
o Ông từ bỏ ngôi nhà của mình và từ chối quyền kế tự hợp pháp của mình
o Giờ đây, thật là đau đớn khi phải dâng con gái mình cho sự hầu việc trong đền thờ, nhất là nàng phải ra khỏi nhà ông và từ chối nàng là một cơ nghiệp
o Một lần nữa ông đã sống trong cô độc
o Ông chẳng có một người kế tự nào hết – không một người nào hết
o Chúng ta không biết điều chi đã xảy ra cho vợ của ông, nhưng phân đoạn Kinh thánh nói rõ rằng đây là đứa con gái DUY NHẤT
o Để giữ lời, ông phải phó thác đứa con duy nhất của mình
 Giépthê và đứa con gái cho chúng ta thấy sự tin kính thật trong sự hầu việc Đức Chúa Trời
Họ đã KHÔNG ĐƯA RA MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Giépthê ra đời là con của một kỵ nữ – KHÔNG MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Giépthê bị đuổi ra khỏi nhà – KHÔNG MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Giépthê bị yêu cầu giúp cho những người làm hại ông và ông đã giúp họ – KHÔNG MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Giépthê đã đưa ra một lời thề quá cẩu thả, nhưng đã giữ trọn lời thề đó – KHÔNG MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Con gái của Giépthê đã xem trọng lời thề của cha mình – KHÔNG MỘT LỜI BÀO CHỮA NÀO!
Còn LỜI BÀO CHỮA của bạn về việc không bước theo Đức Giêhôva thì sao? Ngài đã phó CON ĐỘC SANH của Ngài vì bạn rồi đấy!
Ngài đã phó mạng sống Ngài và đã đổ huyết ra tại thập tự giá, để bạn được tha tội
Mọi sự Ngài yêu cầu: ấy là bạn TIN theo Ngài và hãy bước theo Ngài trong sự vâng phục
Lời BÀO CHỮA của bạn về sự không hầu việc là gì? Có phải bạn sẵn sàng chuyển lời bào chữa ấy sang Chúa Giêxu không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét