Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Tấm Lòng Trong Sạch



Mathiơ 5.8
TẤM LÒNG TRONG SẠCH
#7 – BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Mathiơ 5.8 – “Phước cho người có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”.
“Lạy Chúa tôi, tôi yêu Ngài; không phải vì tôi hy vọng mình sẽ được lên thiên đàng, cũng không phải vì ai yêu mến Ngài thì không bị hư mất cho đến đời đời. Ôi Chúa Giêxu ơi, Ngài đã vòng tay ôm lấy tôi trên thập tự giá; vì tôi Ngài đã mang những mũi đinh, và ngọn giáo, Và bị thù ghét, cùng vô số đau buồn, thêm nhiều thống khổ; Phải, chính sự chết; và vì tôi, là kẻ thù của Ngài. Thế thì tại sao, ôi lạy Đức Chúa Giêxu Christ phước hạnh, phải chăng tôi chưa yêu Ngài đủ? Không phải vì cớ có được thiên đàng, cũng không phải vì tránh thoát địa ngục; không phải vì chút hy vọng mới tìm được, không phải vì tìm kiếm phần thưởng; Mà vì chính mình Ngài đã yêu thương tôi, Ôi Chúa yêu dấu ơi. Lạy Chúa, tôi sẽ kính mến Ngài, và sẽ ca hát chúc tụng Ngài; Chỉ vì Ngài là Đức Chúa Trời tôi, và là Vua yêu dấu nhất của tôi” (Francis Xavier, 1506-1552, do Edward Caswall phiên dịch, 1814-1878).
Tôi không biết gì về Francis Xavier, là tác giả viết bài thơ nầy vào thập niên 1550. Tuy nhiên, bài thơ ấy cho tôi biết đôi điều về ông. Có lẽ ông là một nhân vật vốn “có lòng trong sạch”. Tôi sẽ nói cho quí vị biết lý do tại sao tôi cảm nhận như thế.
Chúng ta đang hướng vào việc sống công bình vào năm 2003, và đang sử dụng Bài Giảng Trên Núi để tìm sự dẫn dắt. Chúng ta đang xem xét “Tám Phước Lành” hay "Các Thái Độ Được Phước" mà một Cơ đốc nhân phải có. Sáng hôm nay chúng ta xét xem chúng ta phải là người có “lòng trong sạch” hay không!?!
ĐỊNH NGHĨA TẤM LÒNG TRONG SẠCH
Chúa Giêxu muốn nói gì khi Ngài nói tới tấm lòng?
Ngài đang nói tới mọi sự đang diễn ra bên trong chúng ta, kể cả trí khôn và tình cảm của chúng ta nữa.
Ngài đang nói tới “con người thật chúng ta”, trung tâm điều khiển chúng ta là ai.
Và Chúa Giêxu nói cho chúng ta biết với thứ tự muốn được phước vì Đức Chúa Trời tán thành chúng ta, chúng ta phải có lòng trong sạch.
Khi chúng ta nghĩ tới từ “trong sạch”, có lẽ chúng ta nghĩ tới sự thanh sạch. Có lẽ chúng ta nghĩ tới tấm lòng trong sạch là tấm lòng đã được tẩy rửa theo con mắt của Đức Chúa Trời. Và quả thực vậy, đấy là một trong những ý nghĩa của từ trong sạch.
Có một định nghĩa khác về sự thanh sạch, và do Ivory Soap minh họa.
Xà phòng Ivory là trong sạch vì nó không có pha trộn với bất cứ chất gì khác!
Thanh sạch có nghĩa là “không pha trộn”.
Theo John MacArthur: "Từ ngữ Hy lạp thường được sử dụng để nói tới các thứ kim loại đã được luyện lọc cho tới chừng mọi cáu cặn đều đã bị cất khỏi, chỉ còn lại kim loại ròng mà thôi. Theo ý nghĩa ấy, trong sạch có nghĩa là không pha trộn, thuần khiết, trọn vẹn. Đem ứng dụng cho tấm lòng, thì là tâm trí thanh sạch, lòng tin kính không dời đổi, ngay thẳng về thuộc linh, và công bình thật" .
Sau khi đọc bài thơ lần đầu tiên, lúc mở đầu bài giảng, tôi đã kết luận rằng Francis Xavier có lẽ trong sạch trong tấm lòng vì ông có quyết tâm, và lòng tin kính không dời đổi và biết kính sợ Đức Chúa Trời.
Một trong các tấm gương hay nhất trong Kinh thánh nói về một người có lòng trong sạch, ấy là David. Ông được gọi là kẻ vừa lòng Đức Chúa Trời trong Công vụ các Sứ đồ 13.22.
Mặc dù David, giống như ai nấy trong chúng ta, có những giây phút thất bại, ông đã sống cả đời mình với lòng trung thành không dời đổi đối với Đức Chúa Trời.
Thi thiên 108.1 – “HỠi Đức Chúa Trời, lòng tôi vững chắc; Tôi sẽ hát, phải, linh hồn tôi sẽ hát ngợi khen”.
Thi thiên 112.7 – “Người không sợ cái tin hung; Lòng người vững bền, tin cậy nơi Đức Giêhôva”.
Thi thiên 19.14 – “Hỡi Đức Giêhôva là hòn đá tôi, và là Đấng cứu chuộc tôi, Nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài”.
Thi thiên 139.23-24 – “Đức Chúa Trời ơi, xin tra xét tôi, và biết lòng tôi; Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng, xin dắt tôi vào con đường đời đời”.
Vì thế, một tấm lòng trong sạch, là tấm lòng không dời đổi, không pha trộn, quyết tâm, tin kính đối với Đức Chúa Trời.
Tấm lòng của quí vị trong sạch như thế nào rồi?
Hầu hết mọi người trong chúng ta đầu đấu tranh vật vã để sống trung tín với Đức Chúa Trời, để giữ lòng tin kính đối với Ngài.
Giờ đây chúng ta bước từ
ĐỊNH NGHĨA TẤM LÒNG TRONG SẠCH sang
SỰ Ô UẾ CỦA TẤM LÒNG
Mỗi người sống đều có những nan đề về tấm lòng.
Giêrêmi 17.9 – “Lòng người ta là dối tar1 hơn mọi vật, và rất xấu xa: ai có thể biết được?”
Mác 7.21-23 – “Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người”.
Ivan Turgenev đã tóm tắt tình trạng của chúng ta một cách đẹp đẽ khi ông nói: "Tôi không biết tấm lòng của con người xấu xa giống với cái gì. Nhưng tôi biết tấm lòng của con người nhơn đức thì giống với cái gì. Và cái biết ấy gây ra đau khổ".
Thậm chí có những người trong chúng ta, là Cơ đốc nhân, họ đang vật vã với tấm lòng đang chao đảo ở chỗ trung tín với Đức Chúa Trời.
Giacơ 1.8 – “Một người phân tâm, phàm làm việc gì đều không định”.
Từ ngữ “phân tâm” có nghĩa là "hai tâm trí".
Chúa Giêxu cảnh cáo trong Mathiơ 6.24 – “Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa”.
Câu nói nầy ám chỉ rằng quí vị không thể hầu việc Đức Chúa Trời và bất cứ điều gì hay bất cứ ai khác.
Tình trạng của chúng ta tồi tệ đến nỗi chúng ta không còn có hy vọng gì về sự thay đổi nếu không có sự vùa giúp của Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy bước từ
SỰ Ô UẾ CỦA TẤM LÒNG sang
SỰ KHAI TRIỂN CỦA MỘT TẤM LÒNG MỚI
Chúng ta đã nghe giảng nhiều về sự khai triển. Có nhiều binh sĩ đã được triển khai tới vùng Trung đông.
Khi chúng ta khai triển, chúng ta phải hành động và được gửi tới một địa điểm đặc biệt.
Hỡi Cơ đốc nhân, tôi có các thông tin mới dành cho quí vị đây!
Ngay giây phút quí vị được cứu, Đức Chúa Trời đã khai triển một tấm lòng mới ở bên trong quí vị.
II Côrinhtô 5.17 – “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
Giêrêmi 24.7 – “Ta sẽ ban cho chúng nó tấm lòng hay nhận biết ta là Đức Giêhôva. Chúng nó sẽ làm dân ta, và ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó: vì chúng nó sẽ hết lòng trở về cùng ta”.
Hêbơrơ 10.16-17 – “Chúa phán: Nầy là giao ước ta lập với chúng nó, sau những ngày đó, ta sẽ để luật pháp ta vào lòng chúng nó, và ghi tạc nơi trí khôn, Lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa”.
Có lẽ có ai đó ở đây đang lấy làm ngạc nhiên, tôi nói “được cứu” không biết có ý nghĩa như thế nao?
Chúng ta đã chỉ ra rồi tấm lòng của chúng ta là gian ác.
Đức Chúa Trời, là một Đức Chúa Trời công bình, đòi hỏi án phạt vì tội lỗi chúng ta.
Có hai sự chọn lựa.
Chúng ta có thể trả giá cho tội lỗi của chúng ta, chịu án phạt suốt cõi đời đời.
Chúng ta có thể nhận lãnh án phạt dành cho tội lỗi, mà Con Đức Chúa Trời đã chịu rồi.
Roma 5.6-8 – “Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, hoạ mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”.
Nếu quí vị chọn gánh lấy án phạt của chính mình, đừng làm một việc gì hết. Quí vị sẽ kết thúc trong địa ngục.
Tuy nhiên, nếu quí vị muốn chọn Chúa Giêxu gánh lấy án phạt thay cho quí vị, quí vị cần phải nhơn đức tin mà kêu cầu Ngài. Khi quí vị kêu cầu, Ngài sẽ cứu quí vị và ban cho quí vị sự sống đời đời. Ngài cũng sẽ ban cho quí vị đời mới ngay bây giờ.
Giăng 3.16-18 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”.
Vì thế, hỡi Cơ đốc nhân, một tấm lòng mới đã được triển khai.
Và có lẽ quí vị sẽ nói: "Tôi đang có một tấm lòng mới, nhưng có nhiều lúc, tôi không hành động giống như tôi đang có một tấm lòng mới”.
Vì thế, chúng ta một lần nữa bước từ
SỰ TRIỂN KHAI MỘT TẤM LÒNG MỚI sang
SỰ PHÁT TRIỂN MỘT TẤM LÒNG TRONG SẠCH
Khi một đứa bé mới chào đời, nó (nam hay nữ) có đủ các chi tiết của thân thể.
Chúng cần phải được phát triển.
Khi quí vị được sanh ra trong gia đình Đức Chúa Trời, quí vị đã nhận lãnh mọi sự quí vị có cần để thực tập sống với một tấm lòng trong sạch. Tấm lòng mới của quí vị cần phải được phát triển!
Việc thứ nhứt chúng ta cần phải lo làm là tự hỏi mình: "Có điều chi trong cuộc sống quan trọng hơn Đức Chúa Trời không?”
Có phải đó là việc phải làm của tôi không?
Phải chăng đấy là khả năng tưởng tượng của tôi về cuộc sống?
Có phải đó là máy vi tính của tôi không?
Phải chăng đó là chiếc máy TV, hay âm nhạc?
Phải chăng đó là vợ, con của tôi hay ai khác?
Phải chăng các bộ môn thể thao?
Phải chăng một sở thích riêng hay một loại gì đó?
Phải chăng đấy là con ngựa hay chiếc xe hơi của tôi?
Hoặc chính cái tôi của tôi?
Giacơ 4.1-4 – “Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình hay sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình. Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy”.
Nếu tôi đồng đi với quí vị và tố giác quí vị là kẻ phạm tội tà dâm, quí vị có sẵn sàng loại bỏ tôi ra không?
Thế mà có nhiều người trong chúng ta đã phạm vào loại tà dâm thuộc linh còn tồi tệ hơn, khi đặt việc gì hay ai đó trước mặt Đức Chúa Trời?
Đây là lý do tại sao chúng ta không có tấm lòng trong sạch!
Chúng ta sẽ làm gì về vấn đề nầy?
Giacơ 4.7-10 – “Vậy hãy phục Đức Chúa Trời ; hãy chống trả ma qủy, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hài lòng, hãy làm sạch lòng đi; hãy cảm biết sự khốn nạn mình, hãy đau thương khóc lóc; hãy đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn. Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”.
Trong sách Khải huyền có một Hội thánh lớn được Chúa Giêxu nhắc tới. Đó là một Hội thánh lớn có các sinh hoạt lớn và có lẽ là Hội thánh truyền giáo sâu rộng nữa. Quí vị có lẽ sẽ tự hào lắm về Hội thánh đó trong một chỗ gọi là Êphêsô. Nhưng tại đây Chúa Giêxu đã nói về Hội thánh đó.
Khải huyền 2.4 – “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu”.
Tôi rất đỗi ngạc nhiên nếu đấy là nan đề của quí vị?
Quí vị có bỏ lòng kính mến ban đầu không?
Đấy là lý do tại sao quí vị không trong sạch trong tấm lòng!
Khải huyền 2.5 – “Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, ta sẽ đến cùng ngươi, nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chơn đèn của ngươi khỏi chỗ nó”.
Khi người ta chịu ăn năn, người ấy sẽ xây khỏi những gì giữ người không tin kính trọn vẹn với Đức Chúa Trời, xưng ra tội lỗi của mình, và tìm kiếm mặt của Đức Chúa Trời.
Sau khi xưng ra mọi tội lỗi của mình, chúng ta cần phải đầu phục, trung tín trọn vẹn với Đấng Christ.
Roma 12.1 – “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”.
Khi chúng ta tự mình đầu phục trọn vẹn đối với Đấng Christ, chúng ta cần phải biết rõ chúng ta đang lập Ngài ở vị thế số 1.
Ngài là niềm vui tối hậu của chúng ta.
Ngài là Đấng chúng ta đang tìm kiếm.
Ngài là Đấng chúng ta cần phải làm cho đẹp lòng.
Thật lấy làm tốt sử dụng một số lời cầu nguyện của David cho chính đời sống của chúng ta.
Thi thiên 86.11 – “Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy chỉ dạy cho tôi biết đường lối Ngài, thì tôi sẽ đi theo sự chơn thật của Ngài; Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài”.
Sau khi bị phân tâm lâu dài, chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta sống cho quyết tâm. Một tấm lòng nhất trí chỉ tập trung vào một mình Đức Chúa Trời.
Thi thiên 63.1-2 – “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cu Chúa; Trong một đất khô khan, cực nhọc, chẳng nước, Linh hồn tôi khát khao Chúa, thân thể tôi mong mỏi về Chúa, Đặng xem sự quyền năng và sự vinh hiển của Chúa, Như tôi đã nhìn xem Chúa tại trong nơi thánh”.
Và hãy nhớ, vì Chúa Giêxu liên tục ở với chúng ta, chúng ta có thể ở trong Ngài và Ngài đang ở trong chúng ta. Khi chúng ta ở trong Ngài, chúng ta sẽ bắt chước theo cách sống của Ngài.
1 Giăng 2.6 – “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
Giữ tấm lòng trong sạch là một quá trình liên tục.
Chúa sẽ mặc lấy quyền phép cho quí vị để làm theo như vậy.
Nhưng quí vị phải làm theo quá trình ấy.
Đấy là việc mà quí vị phải mong muốn làm theo.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẤM LÒNG
NIỀM VUI CỦA TẤM LÒNG TRONG SẠCH
“Phước cho kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”.
Có phần thưởng cho việc có lòng trong sạch.
Trước hết, người nào đã trở thành Cơ đốc nhân sẽ thật nhìn thấy Đức Chúa Trời.
1 Giăng 3.2-3 – “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. Ai có sự trông cậy đó trong lòng, thì tự mình làm nên thanh sạch”.
Chúng ta muốn giữ lấy sự thanh sạch vì một ngày kia chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Giêxu mặt đối mặt!
Nhưng khi chúng ta giữ lấy tấm lòng trong sạch, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ chính mình Ngài ra cho chúng ta. Có những phương thức trong đó chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời ngay cả trước khi chúng ta về tới thiên đàng nữa.
Theo Warren Wiersbe, sự trong sạch trong tấm lòng sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời ít nhất trong ba lãnh vực khác nhau:
Người có lòng trong sạch sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo.
Khi chúng ta tập trung vào Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ tán thưởng công việc của Ngài trong mọi loài thọ tạo. Chúng ta sẽ công nhận bàn tay kỳ diệu của Ngài khi sáng tạo.
Thi thiên 19.1 – “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
Người có lòng trong sạch nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh.
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết Roma 8.28.
“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.
Chính người có lòng trong sạch mới có thể nhìn thấy mọi điều Đức Chúa Trời đang làm qua các sự cố khác nhau trong cuộc sống.
Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời thực thì thời điểm thuận tiện của Ngài để đưa tôi đến đúng chỗ đúng lúc.
Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành qua các bục giảng, cả việc đưa tôi đến với những nhà thờ nầy và giữ tôi không đi tới các nhà thờ kia.
Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời thay đổi mọi thái độ của người ta (nam hay nữ).
Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời bảo hộ những người khác và tôi trong các cảnh ngộ nguy hiểm.
Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần cả thuộc thể lẫn thuộc linh của tôi.
Và quí vị càng “hạp” với Đức Chúa Trời, quí vị càng nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi cảnh ngộ.
Người có lòng trong sạch nhìn thấy Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài.
Khi quí vị trong sạch trong tấm lòng, sự hiểu biết Lời Đức Chúa Trời của quí vị dù nghe đọc hay nghe giảng sẽ càng tăng thêm.
Quí vị sẽ nhìn thấy lẽ thật “tăng trang” khi quí vị có lòng trong sạch!
Một trong các lý do Đức Chúa Trời phán tấm lòng là trong sạch là vì người có lòng trong sạch rất muốn nghe Đức Chúa Trời phán!
Thi thiên 119.18 – “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa”.
ĐỊNH NGHĨA TẤM LÒNG TRONG SẠCH
SỰ Ô UẾ CỦA TẤM LÒNG
SỰ KHAI TRIỂN CỦA MỘT TẤM LÒNG MỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẤM LÒNG TRONG SẠCH
NIỀM VUI CỦA TẤM LÒNG TRONG SẠCH
“Phước cho người có lòng trong sạch; vì sẽ thấy Đức Chúa Trời”.
***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét