Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Lòng Thương Xót



Mathiơ 5.7 -
LÒNG THƯƠNG XÓT
#6 – BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
"Byron Deel lớn lên với một người cha nghiện rượu và hay ngược đãi. Byron có hai anh em trai và ba chị em gái, một gia đình đông đúc, nhưng cha của anh đã dùng thu nhập của gia đình vào việc rượu chè, ông uống say sưa, nguyền rủa, nói năng như điên dại, và đe doạ đánh đập mấy anh chị em. Và rồi ông đã từ bỏ họ. Khi Byron được 12 tuổi, cha của anh đã bỏ gia đình mà đi, và tuyệt đối không chu cấp gì cho họ hết. Chẳng có một đồng nào gửi về chăm lo cho mấy đứa con. Không có cấp dưỡng. Không một tấm thiệp mừng cho bất kỳ một ngày sinh nhựt nào. Không một gói quà nào vào dịp Lễ Giáng Sinh. Không có một thứ gì hết trừ ra nhọc nhằn và ruồng bỏ.
"Byron nói: 'Thái độ của tôi đối với cha tôi là đủ thứ không phải dành cho một Cơ đốc nhân. Ông ấy đã cướp mất của tôi thời niên thiếu hạnh phúc. Ông ấy làm cho tôi té ngã ở mỗi chặng đường. Ông ấy đã ngược đãi tôi. Tôi không muốn nói là tôi rất ghét ông ấy, nhưng có lẽ thù ghét không phải là một lời nói quá cứng rắn đâu! Có một sự cay đắng gần như là ghê tởm nữa. Bất cứ ai hỏi tôi về cha của tôi, tôi nhắm mắt lại thật nhanh. Khi tôi lớn lên, tôi không còn nghĩ đến điều đó nữa, và trong lý trí tôi ở đó chỉ còn một đốm trắng mà thôi. Tôi không còn nghĩ tới nữa. Tôi có thể trải qua nhiều năm tháng mà chẳng có một lần suy nghĩ về cha của tôi'.
"Ngày kia, người cô của Byron gọi anh đến nói: 'Cha của cháu đang ở tại Bristol, Virginia, bịnh nhiều lắm và gần chết đến nơi rồi. Có lẽ khi ông ấy nhìn thấy một trong mấy đứa con, thì là điều có ý nghĩa chăng!?! Ông ấy đã mắc chứng xơ gan'. Chẳng một người nào trong mấy đứa con chịu gặp mặt ông ấy cả, và Byron sinh sống gần Bristol nhất. Vì vậy anh lấy xe rồi lái đến đó. Anh nói: 'Tôi có cả tấn tư tưởng. Không phải chỉ có nhiều cảm xúc mạnh đâu, chỉ một ý nghĩ là phải có ai làm việc nầy chứ!!? Tôi đã không muốn làm, nhưng dường như tôi lại muốn thế'.
"Byron đi bộ vào Phòng săn sóc tập trung và ở đó là một cụ già 71 tuổi, thân thể ông gắn liền với các loại máy, ống kiểm tra, các trang thiết bị y khoa thì đặt ở chung quanh. Byron không gặp mặt ông trong 16 năm, nhưng anh đã nhận ra cha mình. Và có một việc kỳ lạ đã xảy ra. Khi Byron nhìn thấy cha mình nằm ở đó bất động, sắp chết, nhiều dây nhợ, ống nghe, máy móc quanh người, tất cả những năm tháng thù hận và giận dữ đều tiêu biến mất. Anh bước tới gần rồi đứng bên cạnh. Cha anh mở mắt ra, nhìn thấy Byron, và bắt đầu bật khóc.
"Byron nói: 'Tôi cũng khóc nữa. Gần như tôi nhìn thấu suốt lý trí ông, ở đó là những lượn sóng nuối tiếc cho những tháng ngày phung phí'. Byron đã ở ngày đó và ngày hôm sau với cha mình, và anh lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh đã có nhiều cảm xúc cho ông ấy. 'Gánh nặng mà tôi đã mang trong nhiều năm trời, tôi không còn nhận ra nó nữa, nó biến đi đâu mất rồi. Chúng tôi đã trò chuyện, và tôi đã chia sẻ tin lành cho ông ấy nghe'.
"Cha của Byron đã sống khi ở lại trong bịnh viện, và có thể trở về nhà một thời gian ngắn sau đó. Trong thời gian nầy, Byron đến thăm lần thứ hai, đem theo vợ cùng mấy đứa con gái cùng đi. Rồi trong chuyến thăm ấy, anh càng tin chắc rằng cha anh đã tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ làm Chúa và Cứu Chúa của ông.
"Sau đó, có cú điện thoại báo tin ông đã qua đời, nhưng Byron không còn cay đắng và làm mặt lạ nữa. Lòng thương xót của Đức Chúa Giêxu Christ bộc lộ ra, và thay vì xem mình là nạn nhân bị ngược đãi đầy lòng thù hận và có tấm lòng nguội lạnh, anh đã nhìn thấy một việc khác. Anh đã nhìn xem cha mình qua ánh mắt của Chúa, là một người khốn khổ cần tới Đức Chúa Giêxu Christ". [Morgan, Robert J., Real Stories for the Soul, (Nashville, Tennessee: Thomas Nelson Publishers) c2000. p 51].
Byron Deel đã học được ý nghĩa của lời dạy của Chúa Giêxu ở Mathiơ 5.7: “Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!” Một người có lòng thương xót cảm thương những ai đang bị tổn thương. Một người có lòng thương xót hành động trong sự thương xót đối cùng những ai đang bị tổn thương.
Haddon Robinson nói: "Thương xót là đáp ứng với sự khốn khổ; thương xót thông cảm kẻ bị thương tổn, cảm nhận sự thương tổn, rồi bước ra để chữa lành cho người bị thương tổn đó".
Bài Giảng Trên Núi chỉ cho chúng ta thấy phải sống công nghĩa là Cơ đốc nhân như thế nào!!? Nếu chúng ta chịu sống công nghĩa, chúng ta cần phải học biết tỏ ra lòng thương xót.
Tỏ ra lòng thương xót không phải là điều dễ dàng đâu, đặcbiệt khi ai đó không xứng đáng với sự thương xót mà họ có cần.
Tỏ ra lòng thương xót không phải là điều dễ dàng, khi người nào cần sự thương xót lại là người không đáng ưa.
Tỏ ra lòng thương xót không phải là điều dễ dàng, khi người nào cần sự thương xót đã gây tổn thương hoặc đã làm mích lòng quí vị.
Có sự kiện mà tôi gọi là chu trình thương xót.
Chu trình thương xót nầy bắt đầu với:
NHẬN LÃNH SỰ THƯƠNG XÓT
Quí vị không thể tỏ ra lòng thương xót, cho tới chừng nào quí vị kinh nghiệm sự thương xót.
Quí vị phải kinh nghiệm sự thương xót để sống hiệp nghi với Đức Chúa Trời.
Phước lành đầu tiên trong “8 phước lành” mà chúng ta đã học là Mathiơ 5.3: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!”
Người nào có lòng khó khăn đã đi đến mức cuối của đời mình, nhận biết rằng mình chẳng có gì tốt để dâng cho Đức Chúa Trời. Hiển nhiên là người sẽ ném mình tại ngôi thương xót của Đức Chúa Trời.
Người nào có lòng khó khăn nhận biết rằng mình là tội nhân đang cần tới sự tha thứ.
Êsai 64.6: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi”.
Người nào có lòng khó khăn nhận biết rằng mình (nam hay nữ) là tội nhân đáng hư mất đang có cần sự thương xót.
Và sự thương xót đúng là điều mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho con người.
Thi thiên 85.10: “Sự thương xót và sự chơn thật đã gặp nhau; Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau”.
Câu nầy đã ứng nghiệm tại thập tự giá ở đồi Gôgôtha, là nơi Chúa Giêxu đã chịu chết vì cớ tội lỗi của quí vị.
Sự thật cho thấy rằng có ai đó đã trả giá cho tội lỗi của quí vị hầu làm thoả mãn sự công bình trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Có ai đó đã trả giá!
Đức Chúa Giêxu Christ, là Con trọn vẹn của Đức Chúa Trời, đã chịu thương khó, và chịu chết trên thập tự giá trong chỗ của quí vị. Đấy là sự thương xót của Đức Chúa Trời đang trong sự vận hành. Ngài đã gánh lấy hình phạt của quí vị.
Sự công bình và sự bình an "đã hôn nhau" khi sự công bình của Đức Chúa Trời được thoả mãn bởi sự trả giá của Con Ngài và sự làm hoà lại với Đức Chúa Trời đã được bảo đảm cho những ai cần đến điều đó.
Đức Chúa Trời đã tỏ ra lòng thương xót cho quí vị rồi.
Ngài chỉ đòi hỏi có một việc mà thôi.
Quí vị bởi đức tin cần phải nhận lãnh ơn thương xót đó.
Roma 5.1: “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Một là quí vị hạ mình xuống, rồi tiếp nhận ơn thương xót của Đức Chúa Trời đã hiến cho, hoặc, như một kẻ dại, quí vị từ chối ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Thất bại không hành động được, thất bại không tiếp nhận Đấng Christ là đang nói "không" với Đấng Christ và với ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Giăng 3.36: “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”.
Nếu quí vị đã nhận lãnh ơn thương xót của Đức Chúa Trời, hiện nay quí vị biết thương xót là như thế nào rồi, vì quí vị đã kinh nghiệm ơn ấy.
Hỡi Cơ đốc nhân, đừng quên rằng nếu không phải nhờ ơn thương xót của Ngài, quí vị sẽ bị hư mất cho đến đời đời, phải đi địa ngục.
Và nếu quí vị đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, quí vị vẫn còn cần tới ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta phạm tội thì địa vị Cơ đốc nhân hoặc mối tương giao với Đức Chúa Trời sẽ bị hư mất đi.
Êsai 59.2: “Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.
Khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, xưng tội mình, Ngài tha thứ và phục hồi mối thông công mà chúng ta đã đánh mất.
1 Giăng 1.9: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
Mỗi lần chúng ta nhận lãnh ơn tha thứ của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi chúng ta, Chúa tỏ ơn thương xót tươi mới cho chúng ta.
Mathiơ 5.7: “Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!”
Nếu quí vị đã nhận lãnh ơn thương xót của Đức Chúa Trời thì quí vị phải tỏ ra lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
NHẬN LÃNH ƠN THƯƠNG XÓT
THÁI ĐỘ CỦA THƯƠNG XÓT
Một thái độ xấu là thái độ giữ chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Có một số tư tưởng sẽ ngăn trở chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Kiêu ngạo giữ chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sống tốt hơn nhiều người khác. Tại sao chúng ta bối rối khi giúp đỡ cho ai đó không xứng đáng với sự phụ giúp của chúng ta?
Nếu Đức Chúa Trời có thái độ đó đối cùng chúng ta, chúng ta sẽ lâm cảnh khốn khó càng lớn lao hơn.
Một tinh thần hay chỉ trích sẽ giữ chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Tinh thần nầy có quan hệ gần gũi với sự kiêu ngạo. Chúng ta sánh mình với người khác rồi phê phán họ, hay tìm kiếm lỗi lầm của họ. Nhiều lần chúng ta có ý xét đoán song lại không nhận biết như vậy.
Mathiơ 7.1-2: “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét. Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy”.
Thái độ ích kỷ sẽ giữ chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Để tỏ ra lòng thương xót, thường đòi hỏi chúng ta phải phải chịu đựng sự phiền phức hay thua thiệt, và chúng ta quá ích kỷ không muốn chịu như vậy.
Nếu Chúa Giêxu sống ích kỷ, thì chẳng có ai hưởng được ơn tha thứ.
Thái độ không tha thứ sẽ giữ chúng ta không tỏ ra lòng thương xót.
Đây là mối ngăn trở lớn nhất cho lòng thương xót.
Khi người ta gây thương tổn chúng ta, việc cuối cùng chúng ta sẽ muốn làm là tỏ lòng thương xót ra cho họ.
Chúng ta cảm thấy nên phục vụ cho họ đúng lúc họ đang lâm cảnh khốn khó.
Tại sao chúng ta phải có lòng quan tâm như vậy? Tại sao chúng ta phải tỏ ra lòng thương xót?
Êphêsô 4.32: “Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Vì Đức Chúa Trời đã tha thứ tôi, với sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, tôi cần phải tha thứ cho người khác.
Muốn có một thái độ biết thương xót, là Cơ đốc nhân chúng ta cần phải thực thi một trong các phước lành sau đây.
Mathiơ 5.4: “Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi!”.
Than khóc là buồn rầu đủ muốn bỏ tội lỗi đi.
Khi chúng ta xưng tội kiêu ngạo với Đức Chúa Trời, tinh thần hay chỉ trích, thái độ ích kỷ và thái độ không biết tha thứ của chúng ta, và quên đi các tội lỗi nầy với sự vùa giúp của Ngài, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển một thái độ biết thương xót.
Một thái độ biết thương xót là thái độ của lòng thương xót, vì chúng ta đã kinh nghiệm ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào không có đủ ăn.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào đang hứng chịu tật bịnh.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào đang ở trong vận rủi.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào đang tổn thương.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào sắp đi địa ngục, vì người (nam hay nữ) chưa tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa.
Đó là ơn thương xót dành cho người nào gây tổn thương cho quí vị.
Mathiơ 5.44: “Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”.
Nếu Đức Chúa Trời không có một tấm lòng thương xót đối cùng quí vị, thì quí vị sẽ sống thế nào?
Hãy cầu xin Ngài ban cho một tấm lòng biết thương xót.
NHẬN LÃNH ƠN THƯƠNG XÓT
THÁI ĐỘ CỦA THƯƠNG XÓT
HÀNH ĐỘNG THƯƠNG XÓT
Một thái độ thương xót chưa phải là đủ.
Thái độ phải chuyển thành hành động!
Giacơ 2.15-16: “Vì thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng?”
1 Giăng 3.16-18: “Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy. Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được! Hãy các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật”.
Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy một thái độ thương xót, hay lòng thương xót đối với ai đó hay đối với một cảnh ngộ, việc trước tiên chúng ta phải làm là cầu nguyện. Khi quí vị cầu nguyện, hãy xin Đức Chúa Trời cho biết phải làm gì!?!
Quí vị có cảm thương xót đối cùng một người bạn chưa được cứu không? Hãy cầu hỏi Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi của người, và cầu xin Đức Chúa Trời cho biết quí vị phải làm gì về sự cứu đó.
Quí vị có thương xót ai đó đang tổn thương vì bị mất người thân yêu, một vấn đề của hôn nhân, hay một loại nan đề nào đó không? Hãy cầu hỏi Đức Chúa Trời để biết phải làm gì về việc đó.
Quí vị có thương xót ai đó đang có những nhu cần về thuộc thể không? Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để biết phải làm gì về việc đó.
Quí vị có lòng thương xót về một tình trạng ở quốc gia khác không? Một lần nữa hãy cầu xin Đức Chúa Trời để quí vị biết phải làm gì, nếu được. Nếu quí vị không thể giúp, quí vị cứ giữ sự cầu nguyện.
Quí vị hiện đang cảm xúc sự thương xót về ai đó đã chọn làm kẻ thù của quí vị không? Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để biết phải làm gì về việc đó.
Giacơ 1.5: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho”.
Sau khi quí vị đã cầu hỏi Đức Chúa Trời xin Ngài dẫn dắt, hãy nắm lấy hành động.
Hãy làm những gì quí vị có thể làm để tỏ ra lòng thương xót, để làm nguôi đi nỗi đau khổ của ai đó.
Tại sao chúng ta có tổ chức Hồng Thập Tự?
Vì ai đó có lòng thương xót!
Tại sao chúng ta có đội Cứu Thế Quân?
Vì ai đó đã có lòng thương xót!
Tại sao chúng ta có Hội Ghiđêôn?
Vì ai đó đã có lòng thương xót!
Tại sao có người đến nói cho quí vị biết cách để vào trong thiên đàng?
Vì ai đó đã có lòng thương xót!
Khi chúng ta tỏ ra lòng thương xót, chúng ta đang tỏ lòng thương xót cho ai?
Mathiơ 25.31-40: “Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả. Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”.
NHẬN LÃNH ƠN THƯƠNG XÓT
THÁI ĐỘ CỦA THƯƠNG XÓT
HÀNH ĐỘNG THƯƠNG XÓT
SỰ THÔI THÚC CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Mathiơ 5.7: “Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!”
Có phải điều nầy có ý nói rằng người ta sẽ tỏ lòng thương xót đối với quí vị, vì quí vị đã tỏ lòng thương xót đối với họ không? Không nhất thiết là như vậy.
Chúa Giêxu là người có lòng thương xót nhiều nhất, là người đã từng sống.
Họ đã treo Ngài trên thập tự giá.
Dù vậy, đây không phải là lòng thương xót của con người mà tôi luôn cần tới đâu!?!
Điều tôi cần là cần ƠN THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI!
Và khi tôi càng bằng lòng tỏ ra lòng thương xót chừng nào, Đức Chúa Trời sẽ bằng lòng ban ra ơn thương xót cho tôi chừng nấy.
Chính Cơ đốc nhân có lòng thương xót là người nhận lãnh một sự thêm lên ơn thương xót của Đức Chúa Trời khi người tỏ ra lòng thương xót.
NHẬN LÃNH ƠN THƯƠNG XÓT
THÁI ĐỘ CỦA THƯƠNG XÓT
HÀNH ĐỘNG THƯƠNG XÓT
SỰ THÔI THÚC CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Quí vị có lòng thương xót cỡ nào?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét