Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Những Công Cụ Của Sự Bình An



Mathiơ 5.9
NHỮNG CÔNG CỤ CỦA SỰ BÌNH AN
#8 – BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Telemachus là một tu sĩ sống vào thế kỷ thứ Tư. Ông cảm thấy Đức Chúa Trời phán cùng ông: "Hãy đi đến Rôma". Ông đã ở trong tu viện. Ông bỏ mọi tài sản của mình vào một cái túi rồi lên đường hướng tới thành Rôma. Khi ông đến thành phố, dân chúng đang kéo đi chật ních trên các con đường. Ông hỏi thăm cho biết lý do tại sao mọi người đều phấn khích, người ta nói cho ông biết đây là ngày mà các đấu sĩ sẽ đánh nhau và sẽ giết lẫn nhau tại đấu trường, ngày của những trận đấu, tại trường đấu.
Ông nhũ thầm: "Bốn thế kỷ sau Đấng Christ mà họ vẫn còn giết chóc lẫn nhau, để tìm vui sao?" Ông bèn chạy đến đấu trường và nghe thấy các đấu sĩ nói: "Hoan hô Caesar, chúng tôi chết cho Caesar" và ông nghĩ: "điều nầy không đúng rồi". Ông nhảy qua hàng rào chắn rồi đi thẳng vào giữa đấu trường, đến giữa hai đấu sĩ, ông cầm tay họ lên rồi nói: "Nhơn danh Đấng Christ, đừng đánh nhau".
Đám dân đông phản kháng, họ bắt đầu la lên: "Đâm nó đi, Đâm nó đi". Một đấu sĩ bước tới rồi đâm gươm vào bụng ông. Khi hắn rút gươm ra, ông ngã nằm sóng soài trên mặt đất.
Ông vụt đứng dậy, chạy tới rồi lại nói lớn tiếng: "Nhơn danh Đấng Christ, đừng đánh nhau nữa". Đám dân đông tiếp tục la lớn lên: "Đâm nó đi". Một đấu sĩ bước tới đâm thẳng vào bụng vị tu sĩ và ông ngã nằm trên mặt đất, máu ông nhuộm đỏ thắm tại đó. Một lần sau cùng ông gào lên: "Nhơn danh Đấng Christ, đừng đánh nhau nữa".
Một sự im lặng trải qua trên 80.000 người có mặt tại trường đấu. Không bao lâu sau đó, có một người đứng dậy rồi rời khỏi đó, kế đó một người khác và thêm nhiều người nữa, rồi trong vòng nhiều phút đồng hồ cả thảy 80.000 người đã rời khỏi đấu trường. Đây là lần đấu sau cùng ai cũng biết trong lịch sử của thành Rôma. Mặc dù Telemachus bị mất mạng sống của mình, ông là công cụ của sự bình an. Một người khác, Francis ở Assisi đã cầu nguyện:
“Lạy Chúa, xin biến con thành công cụ của sự bình an của Ngài! Ở đâu có thù hận, xin cho con đến gieo ra tình yêu thương; Ở đâu có tổn thương, xin cho con đến gieo ra sự tha thứ; Ở đâu có nghi ngờ, xin cho con đến gieo ra đức tin; Ở đâu có thất vọng, xin cho con đến gieo ra sự trông cậy; Ở đâu có tối tăm, xin cho con đến gieo ra sự sáng; Ở đâu có buồn rầu, xin cho con đến gieo ra sự vui mừng. Ô lạy Chúa, xin giúp cho con đừng tìm cách sống khuây khoả, mà biết yên ủi; đừng tìm cách cho người ta hiểu mình, mà biết tìm hiểu họ; đừng tìm cách cho người ta yêu thương mình, mà biết yêu thương họ”.
“Vì chúng ta nhận lãnh đúng những việc mà mình ban ra; vì chúng ta được tha thứ khi chúng ta bày tỏ ra sự tha thứ; vì trong việc chết mà chúng ta được sanh lại để sống đời đời!” (Charles R. Swindoll).
Mathiơ 5.9 chép: “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!”
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Chúa bình an.
Vườn Êđen là một chốn bình an.
Vương quốc đời đời là một nơi bình an dành cho những ai là Cơ đốc nhân.
Là Cơ đốc nhân, Kinh Thánh cho chúng ta biết phải cầu nguyện…“Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 4.7).
Chúa Giêxu đã phán trong Giăng 14.27: “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi”.
Nhiều Cơ đốc nhân nếm trải sự sống không biết rõ ý chỉ của Đức Chúa Trời là gì cho đời sống của họ. Một số phiêu bạt vô mục đích qua đời sống Cơ đốc của họ chỉ vì họ không biết chương trình của Đức Chúa Trời là gì trong đời sống của họ. Một số trong quí vị phiêu bạt vô mục đích qua cuộc sống vì quí vị không muốn biết ý chỉ của Đức Chúa Trời là gì trong đời sống của quí vị.
Hỡi Cơ đốc nhân, một trong những việc là ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống của quí vị: ấy là quí vị phải trở thành người làm sự hoà thuận.
Mathiơ 5.9 chép: “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!”
Hỡi Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời muốn quí vị phải trở thành người làm sự hoà thuận trong một thế giới không có sự bình an.
Martyn Lloyd-Jones đã nói: "Vậy thì, trở thành người làm sự hoà thuận, là phải như thế nào mới được? Về người ấy, chúng ta có thể nhắc tới hai việc chính. Về mặt tiêu cực, chúng ta có thể nói rằng đây là người chuộng hoà bình, vì một người hay tranh cãi không thể là người làm sự hoà thuận được. Còn về mặt tích cực, người nầy phải là người yêu hoà bình, người phải là kẻ năng động làm sự hoà thuận" (D. Martyn Lloyd-Jones).
Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu về Bài Giảng Trên Núi, đặc biệt là ngay bây giờ, Tám Phước Lành, chúng ta tiếp tục phấn đấu để sống thật công nghĩa. Sống công nghĩa là phải tiên phong làm người hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN NHẬN LÃNH SỰ BÌNH AN:
Chúng ta không thể ban bố một việc gì mà chúng ta không có.
Thí dụ, tôi không thể trao cho quí vị một ngàn đô la.
Tôi không có một ngàn đô la để trao cho.
Cũng vậy, quí vị không thể ban bố sự bình an cho ai khác, nếu quí vị chưa có sự ấy cho bản thân mình.
Sự bình an mà con người cần là sự bình an của Đức Chúa Trời.
Quí vị có sự bình an của Đức Chúa Trời chưa?
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công bình, thánh khiết.
Đức Chúa Trời ghét tội lỗi. Tội lỗi là bất cứ việc gì nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Khi người ta phạm tội, một hàng rào được dựng lên giữa quí vị và Đức Chúa Trời.
Trong vườn Êđen, Ađam và Êva đã tận hưởng mối tương giao với Đức Chúa Trời trong một môi trường thật là trọn lành. Khi họ phạm tội, Đức Chúa Trời đã đuổi họ ra khỏi đó. Hàng rào đã được dựng lên giữa con người và Đức Chúa Trời mình.
Chúng ta đều là hạng tội nhân. Chúng ta là những kẻ bất nghĩa.
Êsai 64.6: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi”.
Vì cớ tội lỗi, có một sự thiếu bình an giữa Đức Chúa Trời và con người.
Có người đã làm ra sự hoà bình cho chúng ta, để chúng ta được phục hoà lại với Đức Chúa Trời.
Đây đúng chính xác những gì Chúa Giêxu đã làm cho chúng ta.
Chúa Giêxu, Con vô tội của Đức Chúa Trời, đã bước lên thập tự giá và gánh lấy hình phạt vì tội lỗi chúng ta.
Êsai 53.5-6: “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”.
Cái giá đã được trả đầy đủ vì tội lỗi chúng ta.
Điều chúng ta phải làm là tiếp nhận điều khoản của Đức Chúa Trời về sự hoà thuận lại với Ngài bằng cách đặt đức tin của chúng ta nơi Đấng Christ là Đấng đã chịu chết thay cho chúng ta. Khi chúng ta làm thế, chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
Roma 5.1: “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Khi quí vị tin cậy Đấng Christ, Đức Chúa Trời xưng quí vị là công bình.
Khi quí vị tin cậy Đấng Christ, sự bình an đến giữa quí vị và Đức Chúa Trời.
Quí vị trải đi từ chỗ là kẻ thù của Đức Chúa Trời đến chỗ trở thành con cái của Đức Chúa Trời.
Cơ đốc nhân có loại bình an khác mà chúng ta cần phải nhận lãnh từ Đức Chúa Trời. Đó là sự bình an xảy đến khi chúng ta xử lý với tội lỗi hiện nay của chúng ta. Đối với Cơ đốc nhân, tội lỗi đang phá vỡ mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời.
Êsai 59.2: “Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa”.
Sự xưng tội làm phục hồi mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời.
1 Giăng 1.9: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
Quí vị không thể là người làm sự hoà thuận trừ phi quí vị tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của quí vị.
Quí vị không thể là người làm sự hoà thuận trừ phi quí vị xử lý với chính tội lỗi của mình phá vỡ mối tương giao với Đức Chúa Trời.
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN NHẬN LÃNH SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ HẠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHO SỰ BÌNH AN:
Nếu quí vị sống giống như tôi, quí vị không muốn ai nhìn biết mình là nhà hoạt động cho hoà bình theo ý nghĩa hiện nay của từ ngữ. Quí vị sẽ không thấy tôi phản kháng ở một buổi mít tinh nào đó cố gắng làm suy yếu chính phủ đâu!
Làm sự hoà thuận: ấy là chúng ta phải năng động trong chỗ chẳng có gì phải làm với thế giới chính trị. Mà có việc phải làm với các mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người; và giữa con người với con người.
Từ ngữ "người làm sự hoà thuận" ám chỉ sự hoạt động. Quí vị không thể là người làm sự hoà thuận mà sống thụ động được.
Lãnh vực của các mối quan hệ đòi hỏi chúng ta phải trở thành những con người năng động là các mối quan hệ cá nhân của chúng ta với người khác.
Rất có khả năng có những đôi hôn phối trong phòng nhóm nầy, họ có những vấn đề với nhau mà chẳng bao giờ giải quyết được.
Và trong phòng nhóm nầy có nhiều người đã đi nhà thờ nầy trong nhiều năm trời và đang có nhiều vấn đề với người khác trong nhà thờ nầy nhiều năm rồi.
Điều chi gây ra cuộc chiến không thể nói được nầy?
Sự bực tức vì những việc đã làm ra hay đã nói ra trong quá khứ.
Thất bại không tha thứ được
Thất bại không tìm cách tha thứ
Kinh Thánh nói rất rõ chúng ta phải giải quyết những cuộc xung đột giữa vòng chúng ta.
Mathiơ 5.23-24: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ”.
Nếu quí vị đến đặng thờ lạy Đức Chúa Trời, và nhìn biết rằng quí vị đã làm ra một việc gì mất lòng ai đó, quí vị cần phải dừng lại việc thờ phượng Chúa của quí vị và ngay lập tức đến gặp ngay người ấy và sửa lại sự việc.
Nếu quí vị thành thật tìm cách làm hoà với anh chị em mình, mà họ từ chối không nghe quí vị, ít nhất quí vị đã làm những gì quí vị có thể để làm cho vấn để được sửa ngay lại.
Thi thiên 66.18: “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi”.
Quí vị lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời không chúc phước cho cuộc sống hôn nhân của quí vị theo cách quí vị mong muốn. Có phải quí vị đang ngăn trở Đức Chúa Trời bằng cách từ chối không chịu sửa sai mọi việc với người bạn đời của mình chăng?
Quí vị lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời không chúc phước cho gia đình của quí vị với hạnh phúc theo cách quí vị mong muốn. Có phải quí vị đang ngăn trở Đức Chúa Trời bằng cách từ chối không sửa sai mọi việc lại với con trai hay con gái, với mẹ hay bố, hoặc với thành viên nào khác trong gia đình?
Quí vị lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời không chúc phước cho Hội Thánh nầy theo cách quí vị mong muốn. Có phải quí vị đang ngăn trở Đức Chúa Trời bằng cách từ chối không sửa sai lại mọi việc với ai đó trong hội chúng chăng?
Thường thì chính sự kiêu ngạo của chúng ta đang đứng ngáng trở con đường. Chúng ta mong người khác đứng ra khởi xướng, chớ không phải chúng ta.
Roma 12.18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người”.
Nói cách khác, nếu có bất kỳ căng thẳng nào trong một mối quan hệ, phải biết chắc đấy chính là lỗi của người khác, chớ không phải lỗi của quí vị!
Một trong những nan đề của chúng ta: ấy là chúng ta đã che giấu những ác cảm hay cay đắng đối cùng một vài người quá lâu rồi, chúng ta không còn dám chắc đâu là nan đề nữa.
Chúng ta chỉ biết rằng có những cá nhân đã làm cho chúng ta bước vào con đường sai trái.
Và nếu có người liên tục đẩy quí vị vào con đường sai trái, quí vị cần phải tự hỏi lòng mình: "Tại sao?" Vấn đề gì không giải quyết được đang bám chặt lấy thế?
Thường thì trong các mối quan hệ đã gãy vỡ, quí vị sẽ nói: "Tôi cảm thấy tôi không làm gì sai trái, nhưng tôi đã bị hiểu lầm. Tôi hãy còn giận đối với những gì người ta đã làm cho tôi".
Hêbơrơ 12.14-15: “Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng”.
Một người cay đắng không những tự làm cho mình ra khó thương, còn những người ở xung quanh người (dù nam hay nữ) cũng vậy.
Êphêsô 4.32: “Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Đức Chúa Trời tha thứ cho quí vị thế nào? Nếu quí vị là Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời tha thứ cho quí vị hoàn toàn.
Còn quí vị tha thứ như thế nào? Nếu quí vị là Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời mong quí vị phải tha thứ hoàn toàn.
Nếu tôi đi bác sĩ và tìm thấy tôi bị mắc chứng ung thư trong các chặng đường sớm sủa của nó, có phải quí vị biết mình phải làm gì không? Tôi sẽ để cho vị bác sĩ đó chiếu xạ trị cho tôi rồi cung ứng cho tôi phần hoá trị liệu. Tôi muốn ông ấy phá vỡ ung bướu ra khỏi đó! Tôi không sợ chết, nhưng tôi chỉ muốn biết phải làm gì khi Chúa còn muốn sử dụng tôi ở đây. Hơn nữa, tôi còn mấy đứa cháu phải lo liệu cho chúng nữa.
Tôi đã năng nổ chiến đấu với bịnh ung thư, và có lẽ quí vị cũng thế nữa.
Nhưng còn có những bịnh ung thư khác.
Những chứng ung thư của các mối quan hệ và tình bạn bị phá vỡ.
Những chứng ung thư của sự không tha thứ và cay đắng.
Những chứng ung thư của sự hiểu lầm và những cảm giác đau thương.
Chúng ta cần phải năng động khi xử lý với chúng!
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN NHẬN LÃNH SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ HẠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHO SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN DÀN XẾP SỰ BÌNH AN:
Như quí vị biết, có nhiều nhà thương thuyết hoà bình trên thế giới nầy. Tỉ lệ thành công của họ không cao lắm đâu!
Khi có sự khác biệt giữa con người, thường thì có một nhu cần tới người làm sự hoà thuận, một người có thể đến giữa hai người rồi đem họ lại với nhau.
Phaolô đang tìm kiếm một người như thế trong
Philíp 4.2-3: “Tôi khuyên Êvôđi và khuyên Sintycơ phải hiệp một ý trong Chúa. Hỡi kẻ đồng liêu trung tín, tôi cũng xin anh giúp hai người đờn bà ấy, nhơn bai bà ấy cùng tôi đã vì đạo Tin Lành mà chiến đấu; Cơlêmăn và các bạn khác đồng làm việc với tôi cũng vậy, có tên những người đó biên vào sách sự sống rồi”.
Êvôđi và Synticơ đã cần tới sự giúp đỡ. Họ đang tranh cãi với nhau, và sự tranh cãi nầy có một tác dụng tiêu cực trên Hội Thánh.
Những người khác trong hội chúng cần phải bước ra và trợ giúp họ giải quyết vấn đề tranh cãi đó.
Quí vị trợ giúp cho những Cơ đốc nhân đang tranh cãi với nhau như thế nào?
Quí vị dàn xếp sự hoà thuận với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời như thế nào?
Cầu nguyện! Xin Đức Chúa Trời hướng dẫn.
Lắng nghe! Quí vị cần phải lắng nghe cả hai phía, và nhìn xem coi người nầy có hiểu đúng người kia không.
Giải thích! Quí vị có thể điều chỉnh một số sai lầm mà người nầy hay người kia đang có.
Đem họ lại với nhau! Để cho hai người trao đổi với nhau, có hay không có mặt của quí vị.
Giờ đây tôi muốn cảnh cáo quí vị. Đôi lúc sự làm cho hoà thuận giống như một người lính trong cuộc nội chiến muốn bảo toàn sinh mạng mình, vì vậy anh ta khoác lên bộ đồng phục áo xanh và quần tây xám. Anh ta bị bắn từ cả hai phía.
Có những lúc khi đứng giữa một sự bất đồng sẽ đặt quí vị vào chỗ rắc rối. Tuy nhiên, một người làm sự hoà thuận phải nắm lấy trình tự làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, đây là một sự liều lĩnh.
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN NHẬN LÃNH SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ HẠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHO SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN DÀN XẾP SỰ BÌNH AN
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ KHÂM SAI CHO SỰ BÌNH AN:
II Côrinhtô 5.18-20: “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta. Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời”.
Chúa Giêxu Chúa chúng ta là Đấng làm sự hoà thuận, Ngài đã trả giá cho tội lỗi chúng ta và làm cho chúng ta hoà lại với Đức Chúa Trời.
Người nào trong chúng ta đã nhận lãnh ân tứ kỳ diệu “làm sự phục hoà” nầy được gọi là khâm sai của Đấng Christ.
Một khâm sai là một đại biểu chính thức.
Và chúng ta có đặc ân trở thành đại biểu chính thức của Đức Chúa Trời cho những ai cần được phục hoà lại với Đức Chúa Trời.
Tại sao là chúng ta chứ?
Chúng ta là những người thoả lòng, là những người biết rõ những gì ân điển của Đức Chúa Trời sẽ làm.
Có người ở một Câu lạc bộ kia nói: "Không những tôi là chủ, mà tôi còn là khách hàng nữa".
Không những chúng ta làm chứng cho người ta biết về Đấng Christ, mà chúng ta còn là khách hàng nữa. Chúng ta biết được cứu bởi ân điển có ý nghĩa như thế nào rồi.
Có ai đó đã đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời nhờ Đấng Christ, giờ đây công việc của chúng ta là đưa người khác đến với Đấng Christ.
I Phierơ 3.15: “nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ”.
Có ai đó đang cần sự vùa giúp của quí vị trong việc đến với Đức Chúa Trời nhờ Đấng Christ.
Hãy cầu nguyện cho người (dù nam hay nữ). Hãy làm chứng cho người.
Có một ý nghĩa khác trong đó chúng ta là khâm sai cho Đấng Christ.
Chúng ta là khâm sai cho các Cơ đốc nhân khác.
Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau cùng tấn tới trong Đấng Christ.
Hêbơrơ 10.24-25: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”.
Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho những người đang gặp phải các nan đề về mặt thuộc linh nữa.
Galati 6.1: “Hỡi anh em, vì bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Chúa Trời, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chẳng”.
Mathiơ 5.9: “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!”
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN NHẬN LÃNH SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ HẠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHO SỰ BÌNH AN:
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN DÀN XẾP SỰ BÌNH AN
NGƯỜI LÀM SỰ HOÀ THUẬN LÀ KHÂM SAI CHO SỰ BÌNH AN
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét