Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Sự Ban Cho Vĩ Đại Nhất



Những ngày lễ hay những ngày cuồng nhiệt
Sự ban cho vĩ đại nhất
Giăng 3.16-18
1. Tôi luôn luôn thích đọc đi đọc lại câu chuyện ngắn có đề tựa là Tặng phẩm của mấy thầy bác sĩ do O. Henry viết. Các nhân vật của câu chuyện là một đôi vợ chồng trẻ sinh sống trong vùng nghèo khổ ở thành phố Nữu ước cách đây chừng 100 năm. Hai người yêu thương nhau nhiều lắm, một người trong vòng họ đều ao ước trao cho người kia một món quà Giáng Sinh thật là tuyệt vời, nhưng họ không có đủ tiền bạc để sinh nhai, làm sao có đủ tiền để mua quà Giáng Sinh!?! Trong một hành động hy sinh cao cả, người chồng trẻ kia đem cầm cố món đồ có giá trị duy nhất của mình, là chiếc đồng hồ bằng vàng của cha anh ta để mua cho vợ mình một bộ lược đắt tiền để chải mái tóc tuyệt đẹp của nàng. Cùng lúc ấy, người vợ trẻ xinh đẹp kia đem cắt mái tóc của mình rồi bán nó cho thợ làm tóc giả để mua cho chồng mình một sợi dây chuyền bằng vàng để thế vào chỗ chiếc đồng hồ quí giá của chồng. Mục đích của câu chuyện, ấy là món quà được trao cho gần như không quan trọng bằng lý do tại sao món quà ấy được trao cho. Động lực của việc trao cho món quà là quan trọng hơn món quà chúng ta trao cho.
2. Đây là sứ điệp sau cùng trong loạt sứ điệp ba tuần lễ được gọi là Những ngày cuồng nhiệt hay Những ngày lễ. Chúng ta đã bàn bạc làm thể nào để đánh trận với Những chán nản trong kỳ lễ và làm thế nào để mọi sự Những điều trông mong lớn lao của chúng ta được thoả trong Đấng Christ. Tuần nầy, trước khi chúng ta tham gia vào các cuộc vui chơi mua sắm vào phút sau cùng, tôi muốn chúng ta hướng vào tầm quan trọng của việc ban cho tặng phẩm.
3. Ban cho các tặng phẩm trong mùa lễ Giáng Sinh dường như có gốc rễ của nó ở các tặng phẩm "vàng, nhũ hương, và một dược" đã được trao cho Chúa Jêsus bởi các thầy bác sĩ xứ Batư trong Mathiơ 2.11. Truyện tích hiện đại về Santa Claus đến từ truyền khẩu nói tới Thánh Nicholas, một nhà từ thiện kín giấu, ông đã ban cho các em thiếu nhi những món quà mỗi kỳ lễ Giáng Sinh. Trong nền văn hoá đa dạng ở các nước theo Cơ đốc giáo, có những truyền khẩu về việc ban cho tặng phẩm vào những ngày khác nhau trong mùa lễ.
4. Tất nhiên, ngày nay mua sắm trong dịp Lễ Giáng Sinh là một sự cần thiết về mặt thương mại. Nhiều nhà buôn bán lẽ nương vào việc mua quà để sinh tồn. Tôi đọc thấy những người Mỹ đã tốn khoảng 40 tỉ đôla hàng năm chỉ để mua quà cho dịp lễ Giáng Sinh mà thôi. Vào năm 1998, một gia đình trung lưu đã tiêu 964USD để mua quà Giáng Sinh. Hầu hết chúng ta đều tiêu nhiều tiền vào việc mua quà tặng. Có lẽ quí vị mua quà tặng cho một danh sách dài thật nhiều người. Larry Wilde đã nói như sau. "Lễ Giáng Sinh đã đổi thànhh mùa lễ khi người ta tiêu xài hết tiền bạc trước khi họ không còn có bạn bè nữa".
5. Ngày nay, tôi muốn nhắm vào một phân đoạn Kinh Thánh rất quen thuộc và kiếm cho kỳ được một vài sự thông sáng về tặng phẩm vĩ đại nhất đã từng được trao cho.
I. Động lực cho Tặng Phẩm Vĩ Đại Nhất.
A. Điều chi tác động chúng ta ban tặng các món quà trong suốt kỳ lễ?
1. Chúng ta ban ra một số quà tặng vì BẮT BUỘC. Đôi khi chúng ta ban tặng chỉ vì người ta đang trông đợi món quà đó. Tôi cuộc là quí vị mua quà tặng để tặng cho bạn cùng làm việc, người thân hay những người quen biết khác và quí vị thậm chí không ưa thích họ nữa!
2. Chúng ta ban ra một số quà tặng vì PHÔ TRƯƠNG. Đôi khi chúng ta ban ra một số quà tặng để phô bày, để gây ấn tượng cho người khác. Chúa Jêsus đã phán về người Pharisi. "…họ có phần thưởng của họ rồi". Tôi có đọc về một cậu thanh niên đã chi vài trăm đôla cho bạn gái của mình và rất ít ỏi cho bất kỳ ai khác. Ngày sau Lễ Giáng Sinh, cô nàng gạt anh ta qua một bên để đi theo một thanh niên khác.
3. Chúng ta ban ra một số quà tặng để được ĐỀN BÙ. Chúng ta mong nhận được lại món gì đó. Có bao giờ quí vị tặng cho chủ mình một món quà để đổi lấy một ân huệ nào đó chăng?
4. Chúng ta ban ra một số quà tặng vì SO SÁNH. Trong suốt kỳ lễ, hầu hết chúng ta đã tặng quà cho những ai đang có cần. Chúng ta đã tặng quà Angel Tree, ném vào mấy cái thùng màu đỏ của Cứu Thế Quân hay phụ giúp cho một gia đình đã rơi vào cảnh khốn khó.
5. Chúng ta ban ra một số quà tặng vì CẢM KÍCH. Mỗi năm Deb và tôi tặng một số quà đặc biệt cho ban trị sự vì chúng tôi cảm kích họ. Một số người trong quí vị đã tặng quà cho chúng tôi như một dấu hiệu biểu lộ lòng cảm kích của quí vị đối với chức vụ của chúng tôi.
6. Chúng ta ban ra một số quà tặng vì cớ TÌNH YÊU THƯƠNG. Có rất ít người trong cuộc sống, chúng ta yêu mến họ nhiều hơn bất cứ ai khác. Món quà của chúng ta dành cho họ bị tác động bởi tình yêu thương của chúng ta.
B. Động lực của Đức Chúa Trời là gì trong việc ban Chúa Jêsus cho chúng ta, là Tặng Phẩm Vĩ Đại nhất?
1. Giăng 3.16 có lẽ là câu nói quen thuộc nhất trong Kinh Thánh. Chúng ta thấy câu Kinh Thánh nầy được in trên các tấm thiệp, trên các áo thun hay thậm chí được in trước ngực của ai đó tại các sự kiện thể thao. Tuần lễ nầy, tôi đã trông thấy câu Kinh Thánh đó trên ghế đá công viên. Vì câu Kinh Thánh rất quen thuộc không có nghĩa là không quan trọng đâu nhé!
2. Hãy lưu ý mệnh đề đầu tiên. "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian…". Không những Đức Chúa Trời "yêu thương thế gian", Ngài "yêu thương thế gian đến nỗi". Tình yêu của Ngài vốn sâu sắc và bao la.
3. Chữ "thế gian" hay kosmos tiêu biểu cho muôn loài thọ tạo. Đức Chúa Trời đã dựng nên "thế gian" để phản ảnh sự nhơn từ và sự vinh hiển của Ngài. Ngài đã dựng nên con người để mang lấy ảnh tượng của Ngài, để chia sẻ tình yêu và dự vào mối tương giao của Ngài. Tuy nhiên, ngay buổi bình minh của sự sáng tạo, con người đã nổi lọan chống nghịch Đức Chúa Trời và cả "thế gian”, cả loài thọ tạo đều bị tì vít với tội lỗi. Vì vậy, Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Ngài đến sửa chữa nó lại.
4. Roma 5.8 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết". Sau khi Deb và tôi hẹn ước trong mấy năm, tôi đã mua cho nàng một chiếc nhẫn đính ước để "chứng tỏ" tình yêu của tôi. Ơn yêu thương của Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus.
5. Êphêsô 2.4-5 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu".
6. Tít 3.4-5 nói tới sự đến của Đấng Christ: "Nhưng từ khi lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh".
7. I Giăng 3.1 chép: "Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu thương dường nào, mà cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời".
8. I Giăng 4.9 chép: "Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống".
9. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời là tình yêu đời đời. Luôn luôn tình yêu ấy là đời đời. Tiên tri Giêrêmi đã viết: "Đức GIÊHÔVA từ thuở xưa hiện ra cùng tôi và phán rằng: Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhơn từ mà kéo ngươi đến" (Giêrêmi 31.3).
Một vị Mục sư kia có lần cảm thấy phải giảng một bài về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Ông đã thất bại vì đề tài quá rộng và có nhiều câu Kinh Thánh nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Ông đã cầu nguyện suốt tuần để biết cách soạn sứ điệp sao cho đơn giản và có hiệu quả. Sau cùng vào ngày Chúa nhựt, khi hội chúng đã nhóm lại, ông cho tắt hết mấy ngọn đèn đi. Ông thắp một ngọn nến rồi đặt nó ở trước một cái máng cỏ nhỏ. Ông thắp lên một ngọn nến khác rồi đặt nó ở ngay trước một cái mão gai. Ông thắp lên một ngọn nến khác nữa rồi đặt nó ở trước một thập tự giá bằng gỗ thật xấu xí. Ông xây về phía dân sự rồi nói: "Đây là tình yêu thương của Đức Chúa Trời".
II. Chất lượng của Tặng Phẩm Vĩ Đại Nhất.
A. Chúng ta không luôn luôn hài lòng với những món quà mà chúng ta có nhận được.
1. Người ta nói rằng những ngày bận rộn nhất cho các cửa hàng bán lẽ đã diễn ra trong các tuần lễ giữa Lễ Cảm Tạ và Lễ Giáng Sinh. Thời điểm thứ nhì bận rộn nhất là sau Lễ Giáng Sinh khi nhiều món quà được trao đổi hay trả về!
2. Mỗi năm tôi nhận được nhiều món quần áo trong dịp Lễ Giáng Sinh: áo lạnh, áo gió v.v… Tôi kết thúc việc trao đổi một số món vì chúng không vừa hay chúng không hợp với tôi.
3. Đôi khi chúng ta trả lại một số món vì chúng không hoạt động. Cách đây chừng mấy năm, tôi có mua một máy vi tính mới. Tôi để ra nửa ngày để cài đặt và chép một số phần mềm thường sử dụng, thế nhưng làm thế tôi lại rất mệt, vì máy không hoạt động. Tôi gửi máy trả lại cho cửa hàng và nhận một máy khác, kiểu mới hơn. Một lần nữa tôi để ra nửa ngày để cài đặt và chép phần mềm… quí vị đoán xem, máy thứ hai cũng liệt luôn. Khi tôi đòi hồi tiền lại, cửa hàng cho tôi biết tôi phải đợi hai tuần nữa để nhận ngân phiếu từ văn phòng liên doanh với họ. Tôi không còn mua sắm thứ gì ở đó nữa.
B. Không một người nào từng hối tiếc khi tiếp nhận Chúa Jêsus, Tặng Phẩm Vĩ Đại nhất.
1. Giăng 3.16 không những nói cho chúng ta biết động lực của Đức Chúa Trời trong việc ban hiến cho chúng ta tặng phẩm vĩ đại nhất, mà còn cho biết chất lượng của tặng phẩm là rất tốt nữa. Ngài "yêu thương chúng ta đến nỗi" Ngài đã ban "Con độc sanh" hay "Con duy nhất có một của Ngài".
2. Không những Đức Chúa Trời đã dựng nên một Cứu Chúa cho chúng ta. Ngài không tạo ra một con người trọn vẹn đâu. Ngài không sai một thiên sứ trông giống như một con người. Không, Ngài đã sai chính Con quí báu của Ngài.
3. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là "sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài" (Hêbơrơ 1.3). Chúa Jêsus đã phán: "Ta với Cha là một". Côlôse 1.15 chép: "Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, và Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên". Ngài đã phán trong Giăng 14.9: "Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha".
4. Đấy là lý do tại sao Êsai đã nói trước và thiên sứ đã nói với Giôsép: "Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta" (Êsai 7.14; Mathiơ 1.23). Đức Chúa Trời không dựng nên một Cứu Chúa. Chính mình Ngài đã đến, trong một hình thể con người để cứu vớt chúng ta. Martin Luther đã viết: "Lẽ mầu nhiệm về nhân tính của Đấng Christ, ấy là Ngài đã tự nhấn chìm mình trong xác thịt của chúng ta, trỗi hơn mọi sự hiểu biết của con người".
Trong những giờ phút tăm tối của Đệ II Thế Chiến ở Anh quốc, Không quân Đức của Hitler đã rót háng tấn bom gây ra chết chóc và hủy diệt ở Luân đôn. Đã có một cơn sợ hãi chính đáng mà nhà vua là George VI đã cảm thấy về sự an ninh của mình và gia đình. Vì cớ đó, bộ tham mưu của ông, đã lo sắp xếp để chuyển gia đình hoàng tộc an toàn qua Canađa. Dù có những sự giục giã của các cố vấn, George đã từ chối không chịu rời khỏi xứ trong thì giờ tối tăm của họ. Mấy ngày sau đó báo chí loan tin rằng nhà vua đang đi thẩm tra một cuộc dội bom ở khu vực Luân đôn sau cuộc oanh kích. Trong khi đi ngang qua đống gạch đổ nát, một cụ già bước tới gặp Vua George rồi nói: "Ngài đang ở đây, ở giữa cảnh đổ nát nầy. Ngài đúng là một nhà vua anh minh".
5. Đó là sứ điệp của máng cỏ. Vua của chúng ta, Emmanuên của chúng ta, Đức Chúa Trời của chúng ta ở cùng chúng ta!
Mẹ tôi đã nhắc cho em tôi nhớ rằng bà có thể tiếp cận với Internet và liên lạc với gia đình qua thư điện tử. Em tôi quyết định cách dễ nhất cho bà không phải là máy tính mà là một cái máy nối thẳng với TV của bà. Cách đây mấy tháng nó tới gặp bà và rồi lặn mất biệt luôn. Từ từ rồi thì những bố mẹ khoảng 70 tuổi đã biết sử dụng thư điện tử. Họ vẫn còn muốn học hỏi nhiều thứ khác nữa. Mẹ tôi nói với tôi: "Mẹ thích món quà lắm, nhưng mẹ cần đứa con cùng đến với nó". Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời và Ngài đang ở cùng chúng ta!
III. Kết quả của Tặng Phẩm Vĩ Đại Nhất.
A. Nhiều tặng phẩm không có một kết quả sau cùng nào hết.
1. Deb từng làm việc cho một dây chuyền bán lẽ quần áo. Công ty phải lo liệu việc tặng cho công nhân một món quà Giáng Sinh. Nàng đã nhận gì nào? Một đôi chân nhái bơi 2USD! Hãy nói về một con voi màu trắng đi!
2. Nắm ngoái, một trong mấy đứa con gái của tôi đã nài xin chúng tôi cho nó một Playstation. Chúng tôi đưa nó sang nhà bà Nội và nó thực sự vui chơi suốt cả kỳ lễ. Tuy nhiên, sau vài tuần nó ít khi chạm đến món đồ chơi ấy.
3. Hầu hết chúng ta đều đã nhận được các món quà, chúng bị bỏ đâu đó dưới đất ở trong nhà của chúng ta.
B. Chúa Jêsus, Tặng Phẩm Vĩ Đại Nhất đem đến Những Kết Quả có tính cách đời đời.
1. Giăng 3.16 nói Đức Chúa Trời đã ban Con của Ngài "để hễ ai tin Ngài không bị hư mất mà được sự sống đời đời".
2. Con Trẻ đang nằm trong máng cỏ đã trở thành Cứu Chúa trên thập tự giá và là Chúa của ngôi mộ trống. Ngài không đến để ban cho chúng ta một ngày lễ đâu; Ngài đã đến để làm cho chúng ta được nên thánh. Ngài không đến để ban cho chúng ta một lý do để trao đổi các món quà đâu; Ngài đã đến để ban cho Chúa chúng ta "sự sống đời đời". Ngài không muốn chúng ta bị "hư mất".
3. Tặng phẩm vĩ đại nhất quí vị từng nhận lãnh là ơn cứu rỗi qua Chúa Jêsus. Ngài sẽ làm thay đổi đời sống của quí vị cho đến đời đời! Ngài là Đấng Trọn Lành nhất. Quí vị sẽ không bao giờ muốn lấy Ngài mà đem trao đổi đâu!
"Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là thông tin, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà sư phạm; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là kỹ thuật, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà khoa học; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là tiền bạc, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà kinh tế; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là khoái lạc, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một người làm trò mua vui; Nhưng nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là sự tha thứ, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một Cứu Chúa" (tác giả vô danh).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét