Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Bài Ca Của Mary



Bài ca của Mary
Luke 1.46-55
1. Điều bực bội nhứt của tôi trong kỳ lễ là khi người ta rút ngắn chữ "Christmas" (Giáng Sinh) thành chữ "X". Lễ Giáng Sinh nói về Đấng Christ, chớ không phải nói tới "Ông X". Há chẳng lấy làm lạ sao, làm thế nào sự hoá thân thành nhục thể, “sự mặc lấy xác thịt” của Con Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của thế gian lại bị bôi bác trong mùa kỹ niệm của chúng ta? Sự ra đời của Chúa Jêsus vừa là một câu chuyện đẹp đẽ vừa là một sự kiện đầy kịch tính làm cho người nghe phải mê mẩn.
Steve May mô tả câu chuyện theo cách nầy: "Một thiếu nữ chưa lập gia đình nói tới sự ra đời của đứa con được ấn định để lãnh đạo dân tộc mình… một thanh niên rất yêu thương người nữ đã đính hôn với mình và tin cậy nơi sự thành tín của Đức Chúa Trời đến nỗi chàng ta bất chấp mọi tập tục của xã hội mà vẫn cưới nàng… một nhóm các thầy bác sĩ đã để ra nhiều năm trời theo dõi một ngôi sao mà họ tin sẽ dẫn họ đến với một tân vương.…một vị vua tham lam, bần tiện gieo rắc sự hung bạo, giết chóc vào một ngôi làng để bảo vệ ngai vàng của mình.…một nhóm thiếu niên làm việc ban đêm đã chứng kiến một buổi thờ phượng thật đặc biệt ở trên đất.…và một con trẻ, ra đời trong chuồng chiên máng cỏ, là nhân vật sẽ làm thay đổi dòng lịch sử. Có tiếng xèo xèo ra từ Phép Lạ trên đường số 34, có phải không? Câu chuyện nầy có làm cho bạn kinh ngạc không, làm thể nào một vỡ kịch diễn về Rudolph hay Frosty người tuyết có thể lôi cuốn sự ham thích của chúng ta đang khi câu chuyện có thực rất hấp dẫn như thế chứ!?! Câu chuyện ấy làm cho người nghe phải ngạc nhiên, họ sẽ bỏ qua những chuyện kể kia khi truyện tích Giáng Sinh hiến cho nhiều điều hấp dẫn hơn".
2. Trước khi bắt đầu thời gian, trước Sáng thế ký 1.1, Đức Chúa Trời toàn tri của chúng ta hiểu rằng loài thọ tạo trọn vẹn của Ngài, con người sẽ phạm tội rồi trở nên gian ác lắm. Ngài biết rõ trung tâm tình cảm của Ngài sẽ phải đứng ở chỗ phán xét. Trước khi dựng nên một vật gì, Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta cưu mang một chương trình bởi đó chúng ta sẽ được cứu ra khỏi tình trạng tội lỗi của chúng ta. Khi đến đúng kỳ, Đức Chúa Trời sẽ sai "Con độc sanh", "Con duy nhất có một" của Ngài vào thế gian để làm Cứu Chúa của chúng ta. Galati 4.4-5 nói về sự ấy như thế nầy: "Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài".
3. Khi đúng kỳ, “kỳ hạn đã được trọn", Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ Gápriên đến tại thành Nazarét, một thị trấn nhỏ kia (Trong Giăng 1.46, Nathanaên đã thắc mắc: "Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?"). Ngài được phái đến gặp một thiếu nữ người Do thái, một nữ đồng trinh có lẽ vẫn còn ở tuổi niên thiếu. Mặc dù Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết, tôi luôn luôn hình dung bối cảnh nầy như đang diễn ra vào buổi tối, có lẽ khi Mary đang thỏ thẻ cầu nguyện. Chúng ta hãy xem ở Luca 1.28-38 rồi đọc những câu mà thiên sứ đã phán dạy.
4.Trong mấy câu kế đó, chúng ta học biết rằng Mary đã ra khỏi thị trấn ấy để tránh ngộ nhận và đến thăm viếng người bà con của nàng là Êlisabết, không bao lâu nữa bà trở thành mẹ của Giăng Báptít. Khi Mary chào người bà con của mình, con trẻ Giăng "đã nhảy nhót trong lòng bà". Được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Êlisabết đã chúc phước cho Mary. Bà thắc mắc: "Nhơn đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta?" (câu 43).
5. Ở giữa thời khắc đầy phấn khích và phước hạnh nầy, Mary bật hát lên một bài ca. Nàng đưa ra một trong những câu nói có chất thơ và đẹp đẽ nhất trong mọi câu nói của Tân Ước. Bài ca của nàng thường được người ta gọi là Bài Ca Tụng của Mary, hay "Bài Tán Dương của Mary". Mary đã dâng bài ca ấy cho Chúa trong sự thờ phượng chứa chan bao tình cảm.
6. Bài ca của Mary còn hơn cả một Thi thiên đẹp đẽ đã được công nhận về giá trị thi phú của bài ca ấy; bài hát đó có ý nghĩa rất phong phú. Bài ca đó dạy chúng ta một số lẽ thật về lý do tại sao Chúa Jêsus đã giáng sinh.
I. Chúa Jêsus đã đến vì người khiêm nhường.
A. Đức Chúa Trời đã chọn Mary để làm Mẹ của Chúa Jêsus.
1. Trong các câu 46-47, là điệp khúc mở đầu bài ca của Mary, nàng nói rằng linh hồn nàng "ngợi khen" hay tuyên bố sự cao trọng của Đức Giêhôva. Nàng nói linh hồn nàng rất "mừng rỡ" trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của nàng. Nàng nói cho chúng ta biết lý do tại sao trong câu 48, vì "Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài".
2. Quí vị có lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời đã chọn Mary không? Tại sao Ngài lại chọn một thiếu nữ khoảng 14-15 tuổi trong vòng nữ giới Israel từ một nơi không có gì nổi tiếng như Nazarét để làm mẹ của Vua các vua?
3. Có lẽ có nhiều lý do, nhưng một lý do dường như rất rõ ràng từ những câu Kinh Thánh ở trước mặt chúng ta, ấy là Mary đã sống rất khiêm nhường hay "hèn hạ". Có lẽ là vì sự khiêm hạ nầy mà nàng đã được "ơn trước trước mặt Đức Chúa Trời" như thiên sứ đã phán (câu 30).
4. Hãy chú ý mọi điều nàng đã nói trong câu 38: "Tôi đây là tôi tớ Chúa; xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!" Bản Kinh Thánh NIV dịch câu nầy như sau: "Tôi là tôi tớ của Chúa! Nguyện sự ấy được thành nơi tôi y như Ngài đã phán vậy". Cho phép tôi đóng ngoặc đơn: "Tôi thuộc về Chúa, bất cứ điều chi Ngài muốn là điều tôi mong muốn".
5. Tôi không biết lý do tại sao Đức Chúa Trời lại chọn cô thiếu nữ vùng nông thôn rất đơn sơ, khiêm tốn nầy để mang thai Đấng Mêsi, nhưng thái độ hạ mình của nàng đã đóng một vai trò trong đó.
Có người đã viết: “Khi Đức Chúa Trời chọn bước vào lịch sử con người, Ngài đã chọn bất kỳ phương pháp nào để thực thi công việc đó. Ngài đã công bố sự đến của Ngài cho các vị vua biết, thế nhưng các vị vua lại thấy mình đã bị đe doạ. Ngài đã phán cho các cấp lãnh đạo tôn giáo thời ấy, nhưng các cấp lãnh đạo tôn giáo không chịu nghe theo. Ngài đã công bố sự đó cho người giàu biết, thế nhưng người giàu lại không thích những việc thuộc về một cõi đời đời. Thay vì thế, Ngài đã chọn một thiếu nữ và một người thợ mộc khiêm nhường để nuôi dạy đứa con sẽ trở thành một vì vua, Nước của Người sẽ không hề cùng".
B. Chúa Jêsus đã đến với một tư thế thật khiêm nhường.
1. Trong câu 52, Mary nói Đức Chúa Trời đã "nhắc kẻ khiêm nhượng lên".
2. Hãy suy nghĩ về nơi Ngài đã ra đời xem… không phải trong một cung đền hay thậm chí trong một bịnh viện, mà trong chuồng chiên máng cỏ. Chúng ta thường nhìn thấy các bức ảnh chỉ ra một toà nhà là lạ với thảm cỏ màu vàng rực. Không phải như vậy đâu! Hãy suy nghĩ về một cái chuồng nhốt gia súc xem! Vào một đêm tối, trời lạnh giá kia, Vua các vua đã lâm phàm trong một cái nhà kho, mình quấn bằng những mãnh vải đã từng bị thải hồi và được đặt nằm trong một cái máng cũ cho gia súc ăn! Hãy nói về những khởi đầu khiêm hạ đó.
3. Người nào khác ngoài gia đình nầy đã nhận được các tin tức đầu tiên? Chính là mấy gã chăn chiên! Hạng người thật, thật là đơn sơ.
4. Những người chăn chiên là hạng người đã sống ở tận cùng đáy xã hội. Họ đã làm việc với bầy chiên bẩn thỉu, hôi hám. Hãy chú ý đã có mấy gã chăn chiên, họ đã "thức đêm canh giữ bầy chiên". Không những họ là những người chăn chiên, mà họ còn là hạng người chuyên canh giữ chiên cả đêm hôm, những người hèn hạ nhất trong số người hèn hạ.
5. Luca 2.17 nói rằng khi mấy gã chăn chiên tìm gặp Chúa Jêsus họ "bèn thuật lại những lời thiên sứ nói về con trẻ đó" và ai nấy nghe sự ấy "đều lấy làm lạ". Các tin tức quan trọng nầy đã được thông báo cho ai? Cho các cư dân thành Bếtlêhem biết.
6. Hầu hết trong chúng ta đều nghĩ Bếtlêhem là một ngôi làng rất đẹp. Không phải như vậy đâu. Nếu quí vị đi đến thành ấy hôm nay, nó sẽ nhắc cho quí vị nhớ tới một cộng đồng rất nghèo khó ở Old Mexico. Làng nầy còn tệ hơn 2000 năm trước đó nữa là. Các cư dân thành Bếtlêhem đều thuộc về giai cấp lao động phổ thông, chớ không thuộc giai cấp tinh túy của xã hội đâu.
C. Đức Chúa Trời chọn hạng người khiêm nhường.
1. Trong Luca 4.18-19, chúng ta thấy phân đoạn Kinh Thánh nói tới bài giảng đầu tiên công khai của Chúa Jêsus, mà Ngài đã rao giảng trong nhà hội quê hương Ngài ở tại thành Nazarét. Phân đoạn nầy được rút ra từ Êsai 61. Phân đoạn nầy chép như sau: "Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa".
2. Trong Mathiơ 9, người Pharisi đã hỏi các môn đồ lý do tại sao Chúa Jêsus đã ăn uống với người thâu thuế và người có tội. Chúa Jêsus nghe thấy và đáp trả như sau: "Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội" (câu 13).
3. Hãy cùng tôi mở ra ở I Côrinhtô 1.26-29. Chúng ta đã học biết ở chỗ nầy rằng Đức Chúa Trời cố ý chọn người hèn hạ trong thế gian nầy và đặt sự vinh hiển Ngài ở nơi họ. Đó là những tin tức tốt lành cho chúng ta! Chúa Jêsus đã đến vì những người giống như quí vị và tôi!
4. Chúng ta không tốt đủ để làm cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng. Roma 3.10 chép: "Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không". Chúa Jêsus đã không đến với Mary vì nàng là nhơn đức đâu. Ngài không đến với đời sống chúng ta vì chúng ta là nhơn đức đâu. Vì cớ ân điển của Ngài mà Ngài đã đến với chúng ta! Tuy nhiên, chỉ có hạng người khiêm nhường mới nhận được ân điển đó. Quí vị có hạ mình xuống trước mặt Ngài không?
II. Chúa Jêsus đã đến vì hạng người cùng khốn.
A. Chúa Jêsus đã đến với một thế giới đầy dẫy bất công.
1. Trong câu 53, Mary nói với Chúa: "Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ăn ngon".
2. Thế giới trong đó Chúa Jêsus ra đời không có một chương trình xã hội nào chăm sóc cho người nghèo cả. Không có một phúc lợi nào, không có một hành động tích cực nào, không có một loại tem thực phẩm nào, không một bữa ăn từ thiện nào, không có mục An Sinh Xã Hội nào hết. Người nghèo đã sống loại đời sống lúc nào cũng thất vọng. Kinh Thánh đầy dẫy với nhiều trường hợp như thế.
3. Đế Quốc La mã là một xã hội được kiến thiết trên một hệ thống lựa lọc, phân biệt chủng tộc, áp chế, bảo đảm người giàu sẽ giàu hoài, còn người nghèo thì sẽ nghèo mãi thôi. (Tôi biết, tôi biết, "Chẳng có thay đổi gì nhiều cả!!!")
4. Đa số con người ta khi ấy đều tàn tật, đau ốm, goá bụa và mồ côi. Chẳng có ai vùa giúp họ cả. Không có ai đấu tranh cho lý tưởng của họ. Họ không thể lao động và bị buộc phải ăn mày hay trở thành hạng tội phạm tầm thường.
5. Hầu hết những người Mỹ không có một quan niệm nào về cấp độ nghèo khó cả. Với nhiều chương trình tài trợ lớn lao của chúng ta, cấp độ nghèo khó cho một gia đình bốn người trong hầu hết các khu vực là 19.000 USD một năm (Ở Tây Ấn, là 600USD một năm). Người nào sống dưới mức nghèo khổ trong quốc gia nầy sống không xa xỉ, không một sự cấp thiết nào hết. Đa số tình trạng nghèo khổ của chúng ta đều do chúng ta tự phong mà thôi.
6. Cha mẹ của Chúa Jêsus có lẽ đã sống rất nghèo khó. May thay, Giôsép là một người thợ, một người thợ mộc. Ông có thể lao động được. Có lẽ họ đã sử dụng các món quà của mấy thầy bác sĩ.
B. Chúa Jêsus vẫn đồng hoá với hạng người cùng khổ.
1. Tôi tin hết lòng là Chúa Jêsus đang chăm sóc hàng triệu người nghèo khó và cùng khốn trên khắp thế giới. Ngài nghe những lời cầu nguyện của họ và làm thoả mãn mọi nhu cần của họ.
2. Thi thiên 68.5 chép: "Đức Chúa Trời ở nơi thánh Ngài, là Cha kẻ mồ côi, và quan xét của người góa bụa". Thi thiên 82.3 nói cho chúng ta biết: "Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và ngươi mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt".
3. Giacơ 1.27 chép: "Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ …".
4. Nếu chúng ta muốn sống giống như Chúa Jêsus thì hãy thành thực trả lời câu hỏi: "Chúa Jêsus đã làm gì?" chúng ta cũng phải đồng hoá với người nghèo khó nữa.
C. Chúa Jêsus đã đến để làm thoả mãn nhu cần lớn lao nhất của chúng ta.
Có người nói như thế nầy: “"Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là thông tin, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà sư phạm; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là kỹ thuật, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà khoa học; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là tiền bạc, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một nhà kinh tế; Nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là khoái lạc, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một người làm trò mua vui; Nhưng nếu nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là sự tha thứ, Đức Chúa Trời sẽ gửi đến cho chúng ta một Cứu Chúa".
1. Chắc chắn Chúa Jêsus quan tâm đến cái bụng đói, nhưng Ngài còn quan tâm đến tấm lòng đói khát nữa. Ngài phán trong Mathiơ 5.6: "Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ". Chắc chắn Ngài đã động lòng thương xót đối với những kẻ thiếu ăn thiếu mặc, nhưng mối quan tâm sâu sắc nhất của Ngài là mặc cho họ sự công bình kìa.
2. Ngay sau khi Chúa Jêsus cho đoàn dân đông 5.000 người ăn, họ bắt đầu thắc mắc Ngài và mong muốn nhìn thấy nhiều phép lạ nữa. Ngài phán trong Giăng 6.27: "Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời". Khi họ sánh phép lạ của Ngài với mana trong Cựu Ước, Ngài phán rằng Ngài là "bánh từ trên trời xuống. Bởi chưng bánh Đức Chúa Trời là bánh từ trên trời giáng xuống, ban sự sống cho thế gian" (các câu 32-33). Đấy là điều mà Lễ Giáng Sinh đang nói tới! Ngài cũng phán: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
3. Quí bạn tôi ơi, quí vị có thể ngồi ở đây hôm nay với cái bao tử thật no đủ, ăn mặc quần áo tốt đẹp. Quí vị có thể lái xe từ đây đi khắp mọi nơi với một chiếc xe thật sang trọng. Quí vị có thể ngủ tối nay trong một căn nhà xinh đẹp có điều hoà nhiệt độ. Có thể quí vị chưa bao giờ biết giá lạnh và đói khát là gì hết. Có thể quí vị nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ rơi vào cảnh nghèo khó. Tuy nhiên, nhu cần duy nhất của từng người là Chúa Jêsus và sự tha thứ mà Ngài đang mang tới.
III. Chúa Jêsus đã đến vì cớ tội nhân.
A. Mary cần một Cứu Chúa.
1. Thiên sứ Gápriên phán cùng Mary: "Hỡi người được ơn, mừng cho ngươi; Chúa ở cùng ngươi" (Luca 1.28).
2. Thật là quan trọng lúc chúng ta nhớ rằng khi "được ơn" và "được phước" như Mary, nàng vẫn còn là một người nữ. Nàng chưa được trọn lành đâu. Nàng không phải là người công bình. Nàng là một tội nhân.
3. Nàng không phải là người đáng được thờ lạy giống như là thiêng liêng lắm đâu. Ồ không, Mary là một tội nhân đang có cần một Cứu Chúa. Hãy chú ý mọi điều nàng đã nói trong 1.47: "Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi". Không những Ngài là "Cứu Chúa". Nàng còn nói Ngài là "Cứu Chúa tôi".
4. Có một dòng trong bài hát có đề tựa “Mary nàng biết không?” chép như sau: "Nàng có biết con trẻ kia đã đến để làm cho nàng ra mới? Con Trẻ nầy mà nàng đã hạ sanh không bao lâu nữa sẽ cứu lấy nàng".
B. Mary tiếp nhận Cứu Chúa của nàng.
1. Hãy nhớ mọi điều Mary đã nói sau lời thiên sứ công bố? Nàng đã nói: "Xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền". Nàng đã tin theo sứ điệp và đã chấp nhận công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của nàng.
2. Đấng Christ đã bước vào đời sống của nàng theo một cung cách rất phi thường. Đức Thánh Linh đã hình thành Ngài trong lòng nàng. Theo một cách nói thông thường, Đấng Christ đã sống ở trong nàng.
3. Nếu quí vị trả lời sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho tấm lòng mình và chịu tin theo Chúa Jêsus, quí vị cũng sẽ "được ơn" và "được phước" vì Chúa Jêsus sẽ đến sống ở trong quí vị.
C. Chúa Jêsus đã đến vì Một Mục Đích – cứu vớt tội nhân.
1. Khi thiên sứ đưa ra lời tuyên bố của Ngài cho Giôsép, Ngài phán: "Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS [Đức Giêhôva giải cứu], vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội" (Mathiơ 1.21).
2. Chúa Jêsus đã ban ra “câu nói có mục đích” của Ngài ở Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất". Ngài đã phán ở Mác 10.45: "…Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người".
3. Lễ Giáng Sinh thực sự không nói về sự ra đời của Đấng Christ, mà Lễ ấy nói tới sự chết, nói tới thập tự giá của Ngài. Chỉ có hai trong số 4 sách Tin lành nhắc tới sự giáng sinh ấy. Một con trẻ đang nằm trong máng cỏ hình thành các tấm thiệp hoặc các thứ trang hoàng khác, nhưng sự chết, sự chôn và sự sống lại hình thành một Cứu Chúa diệu kỳ.
Harry Emerson Fosdick thuật lại một câu chuyện kể về con cái của Tướng George Pickett. Trong những ngày có nhiều người ngã chết trong cuộc Nội Chiến khi quân Liên Bang đang kiếm được chỗ đứng ở bên ngoài Richmond. Một tối kia, các đội quân Liên bang được chiếu sáng bằng hoả châu, và lính bên phe Thống Nhất khám phá ra quân đội Phương Nam đang tổ chức ăn mừng đứa con mới sanh của Tướng Pickett. Tướng Grant đã cảm động bởi sự kiện đó đến nỗi ông ra lệnh cho các đội quân Thống Nhất giúp đỡ phe Liên bang ăn mừng ngày sinh con của Tướng Pickett bằng cách chiếu sáng bối cảnh với thêm nhiều ngọn hoả châu nữa. Qua ngày sau các sĩ quan của Tướng Grant đã gửi một bức thư chúc mừng dưới lá cờ ngưng bắn. Thế giới thôi không đánh nhau vì Con Trẻ Jêsus. Liệu quí vị có ngừng chiến vì Chúa Phục Sinh không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét