Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Sóng thần, Đấng Tối Cao và Sự thương xót



Sóng thần, Đấng Tối Cao và Sự thương xót
“Các lượn sóng của tử vong đã phủ bao tôi, lụt gian ác chảy cuộn làm cho tôi sợ hãi. Còn Đức Chúa Trời, các đường của Ngài vốn là trọn vẹn” (II Samuên 22.5, 31).
Sau sự mất mát 10 đứa con của ông do “tai hoạ thiên nhiên” (Gióp 1.19), Gióp nói: “Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va!” (Gióp 1.21). Ở cuối sách, tác giả được cảm thúc khẳng định sự hiểu biết của Gióp về mọi điều đã xảy ra. Ông nói các anh chị em của Gióp đến “chia buồn và an ủi người về các tai họa mà Đức Giê-hô-va đã khiến giáng trên người” (Gióp 42.11). Điều nầy có một vài hàm ý quan trọng dành cho chúng ta khi chúng ta nghĩ tới tai hoạ trong vùng biển Ấn độ dương.
1. Điểm tối hậu không phải là Satan, mà là Đức Chúa Trời.
Satan có một bàn tay trong nỗi đau khổ của Gióp, song chẳng phải là bàn tay quyết định. Đức Chúa Trời đã cho phép Satan hành hại Gióp (Gióp 1.12; 2.10). Nhưng Gióp và tác giả của quyển sách nầy xem Đức Chúa Trời là nguyên nhân tối hậu và quyết định. Khi Satan hành hại Gióp với những đau đớn về thể xác, Gióp nói với vợ mình: “Ủa sao! Sự phước mà tay Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2.10), và tác giả gọi những nhức nhối của thể xác nầy là “các tai họa mà Đức Giê-hô-va đã khiến giáng trên người” (Gióp 42.11). Cho nên Satan thực sự đang hiện hữu. Satan đem lại nỗi đau khổ. Nhưng Satan không phải là tối hậu và quyết định đâu. Hắn đang ở chỗ được thả lòng. Hắn không đi xa hơn Đức Chúa Trời cho phép.
2. Dù Satan đã gây ra trận động đất ở vùng biển Ấn độ dương ngay sau ngày Lễ Giáng Sinh, hắn không phải là nhân tố quyết định của hết thảy các nạn nhân, mà chính là Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời xưng nhận có quyền làm ra sóng thần trong Gióp 38.8 khi Ngài hỏi Gióp theo cách thật hùng biện: “Vả lại, khi biển bể bờ và cất ra khỏi lòng đất, ai đã lấy các cửa mà ngăn đóng nó lại? . . . rồi đáp: ‘Mầy đến đây, chớ không đi xa nữa, các lượn sóng kiêu ngạo mầy phải dừng lại tại đây!’ Thi thiên 89.8-9 chép: “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân…Chúa cai trị sự kiêu căng của biển: Khi sóng nổi lên, Chúa làm cho nó yên lặng”. Và chính mình Chúa Jêsus cũng có cùng một quyền tể trị như thế ngày nay khi Ngài quở các lượn sóng đầy đe doạ của biển: “Nhưng Ngài…khiến gió và sóng phải bình tịnh thì liền bình tịnh và yên lặng như tờ” (Luca 8.24). Nói cách khác, cho dù Satan đã gây ra trận động đất, Đức Chúa Trời đã chặn đứng các lượn sóng của biển.
3. Những tai hoạ có tính cách huỷ diệt trong thế giới nầy vừa có sự phán xét vừa có ơn thương xót.
Mọi mục đích của chúng không phải là đơn giản đâu. Gióp là một con người tin kính và những đau thương của ông không phải là sự sửa phạt của Đức Chúa Trời (Gióp 1.1, 8). Ý đồ của chúng là luyện lọc chớ không phải là trừng phạt (Gióp 42.6). Nhưng chúng ta không biết rõ tình trạng thuộc linh của con cái của Gióp. Gióp vốn quan tâm đến chúng (Gióp 1.5). Đức Chúa Trời có thể đã cất đi mạng sống của chúng trong sự sửa phạt. Nếu điều nầy là thực, thì chính tai hoạ đã minh chứng vào lúc cuối cùng Gióp được thương xót và con cái ông thì lãnh lấy hình phạt. Điều nầy là thực trong mọi tai hoạ. Chúng vừa có sự phán xét vừa có ơn thương xót trong đó. Chúng có cả sự sửa phạt và sự luyện lọc. Đau khổ, và thậm chí cả sự chết, có thể là cái nầy hay cái kia.
Minh hoạ rõ ràng nhất về điều nầy là sự chết của Chúa Jêsus. Sự chết nầy gồm cả sự phán xét và sự thương xót. Chính sự phán xét giáng trên Chúa Jêsus vì Ngài gánh lấy tội lỗi của chúng ta (chớ không phải của chính mình Ngài), và chính ơn thương xót đối cùng chúng ta là những người tin cậy Ngài gánh lấy án phạt của chúng ta (Galati 3.13; I Phierơ 2.24) và trở nên sự công bình của chúng ta (II Côrinhtô 5.21). Một trường hợp khác là sự rủa sả nằm trong thế gian sa ngã nầy. Người nào không chịu tin nơi Đấng Christ đang kinh nghiệm cái chết ấy như sự phán xét, còn những người tin Chúa thì đang kinh nghiệm sự chết đó như sự chuẩn bị đầy lòng thương xót, dù đau đớn để đạt tới sự vinh hiển. “Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục” (Roma 8.20). Đây là sự bắt phục của Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao có những cơn sóng thần.
Ai đang chịu đau khổ từ tai hoạ thiên nhiên của thế giới sa ngã nầy? Hết thảy chúng ta, Cơ đốc nhân cũng gồm trong số đó: “không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (Roma 8.23). Đối với những ai phó mình vào ơn thương xót của Đấng Christ các tai hoạ nầy đang “sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên” (II Côrinhtô 4.17). Và khi sự chết đến, nó là cánh cửa để bước vào thiên đàng. Còn những ai không tiếp nhận Đấng Christ, đau khổ và sự chết là sự phán xét của Đức Chúa Trời. “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời; vả, nếu khởi từ chúng ta, thì sự cuối cùng của những kẻ chẳng vâng theo Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào?” (I Phierơ 4.17).
Đối với hàng con cái, những người còn quá trẻ chưa đủ sức tiếp lấy sự khải thị của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên hay trong Kinh Thánh, chết không phải là từ ngữ sau cùng của sự phán xét. “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài” (Roma 1.20). Có một sự khác biệt giữa việc cầm lại sự khải thị để một người có thể hiểu được bằng trí khôn (Roma 1.18), và người không có một đầu óc đủ để hiểu được sự khải thị đó. Vì lẽ đó, khi con cái còn nhỏ phải đau khổ và chịu chết, chúng ta sẽ không cho rằng chúng đã bị trừng phạt hay bị phán xét. Bất luận đau khổ hay chết chóc có khủng khiếp ngần nào, Đức Chúa Trời có thể đổi nó ra phước hạnh lớn lao hơn cho chúng.
4. Đấng Christ động lòng thương xót dành cho những kẻ đang chịu khổ, bất luận đức tin họ là gì!?!
Khi Kinh Thánh chép: “Hãy khóc với kẻ khóc” (Roma 12.15), Kinh Thánh không thêm: “nếu Đức Chúa Trời không gây ra sự than khóc”. Những người đến yên ủi Gióp lẽ ra phải than khóc với Gióp hơn là nói nhiều với ông. Sự việc vẫn không thay đổi khi chúng ta khám phá ra rằng sự đau khổ của Gióp hoàn toàn đến từ Đức Chúa Trời. Không, khóc với kẻ đang đau khổ là hiệp lẽ thôi. Đau khổ là đau khổ, bất luận ai gây ra nó. Hết thảy chúng ta đều là tội nhân. Sự thấu cảm không tuôn đổ ra từ các nguyên nhân của đau khổ, mà từ bầu bạn của nỗi đau khổ đó. Và hết thảy chúng ta cùng ở trong nỗi khổ ấy.
Sau cùng, Đấng Christ kêu gọi chúng ta phải tỏ ra lòng thương xót cho những ai đang chịu khổ, dù họ chẳng xứng đáng với lòng thương xót đó.
Đấy là ý nghĩa của lòng thương xót — sự cứu giúp cho người không xứng đáng. “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình” (Luca 6.27).
Mục sư John
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét