Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Roma 12.18: "KHI NÀO MỚI CÓ PHÉP ĐÁNH NHAU?"



KHI NÀO MỚI CÓ PHÉP ĐÁNH NHAU?
(Sức lực cho thời điểm căng thẳng)
Roma 12.18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hoà thuận với mọi người” (Rick Warren).
***
1. NGUYÊN NHÂN THỰC CỦA CHIẾN TRANH LÀ GÌ?
"Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin" (Giacơ 4.1- 2).
2. CÓ QUYỀN ĐÁNH NHAU KHÔNG?
"Có kỳ đánh giặc, và có kỳ hoà bình" (Truyền đạo 3.8).
Dân số ký 32.6-12: “Nhưng Môise đáp cùng con cháu Gát và con cháu Rubên rằng: Anh em các ngươi há sẽ đi trận, còn các ngươi xui dân Ysơraên trở lòng, không khứng đi qua xứ mà Đức Giêhôva đã cho? Ấy, tổ phụ các ngươi cũng làm như vậy khi ở từ xứ Cađe Banêa, ta sai họ đi do thám xứ. Vì tổ phụ các ngươi lên đến đèo Ếchcôn, thấy xứ, rồi xui dân Ysơraên trở lòng, không khứng vào xứ mà Đức Giêhôva đã ban cho. Trong ngày đó, cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva phừng lên và Ngài thề rằng: Những người đi lên khỏi xứ Êdíptô, từ hai mươi tuổi sắp lên, sẽ chẳng hề thấy xứ mà ta đã thề ban cho Ápraham, Ysác và Giacốp, vì các người đó không theo ta cách trung thành, trừ ra Calép, con trai của Giêphunê, là người Kênít, và Giôsuê, con trai của Nun: hai người đó đã theo Đức Giêhôva cách trung thành”.
"Làm điều ngay thẳng, ấy là một việc vui vẻ cho người công bình; Nhưng gây bại hoại cho kẻ làm gian ác” (Châm ngôn 21.15).
"Vì quan quyền là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ích cho ngươi. Song nếu ngươi làm ác, thì hãy sợ, vì người cầm gươm chẳng phải là vô cớ; người là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ra sự công bình và phạt kẻ làm dữ” (Roma 13.4).
3. THẾ GIỚI CÓ TỪNG HƯỞNG HOÀ BÌNH THƯỜNG TRỰC CHƯA?
"Ngài (Chúa Giêxu) sẽ làm sự phán xét trong các nước, đoán định về nhiều dân. Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh" (Êsai 2.4).
4. CUỘC CHIẾN NẦY CÓ PHẢI LÀ SAU CÙNG KHÔNG?
(Chúa Giêxu): "Các ngươi khá giữ, kẻo bị cám dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu” (Luca 21.8-9).
"Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi” (Mathiơ 24.36).
"Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng . . . các ngươi làm chứng về ta . . . cho đến cùng trái đất" (Công vụ các Sứ đồ 1.7-8).
CHÚNG TA ĐÁP ỨNG RA SAO TRONG KHI CÓ CHIẾN TRANH?
1.____________________________________
"Vả, trước hết mọi sự…phải khẩn nguyện . . . cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn . . . " (I Timôthê 2.1-2).
2.____________________________________
"Đức Giêhôva là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi – Tôi sẽ sợ ai?. . . Dầu một đội binh đóng đối cùng tôi, lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi, khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền” (Thi thiên 27.1, 3).
3.____________________________________
"Hãy tránh sự ác, và làm điều lành; Hãy tìm kiếm sự hoà bình, và đeo đuổi sự ấy” (Thi thiên 34.14).
4.____________________________________
"Vì ai sẽ gánh lấy riêng phần nấy . . . và làm trọng luật pháp của Đấng Christ" (Galati 6.4).
KHI NÀO
MỚI CÓ PHÉP ĐÁNH NHAU?
(Sức lực cho thời điểm căng thẳng)
Roma 12.18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hoà thuận với mọi người” (Rick Warren).
Roma 12. Tuần lễ nầy, tôi muốn có một việc hơi khác thường một chút. Tôi muốn xen vào loạt bài giảng mà chúng ta đang có, để xem xét đặc điểm, và xem xét mọi thắc mắc Kinh thánh nói về chiến tranh. Hầu hết chúng ta đều dán mắt vào vô tuyến truyền hình hay radio cuối tuần nầy khi chiến tranh nổ ra tại vùng Vịnh. Chúng ta hay rằng cuộc chiến nầy có thể là cuộc chiến lâu dài. Tôi dám chắc chiến cuộc sẽ làm dấy lên nhiều thắc mắc trong lý trí quý vị cũng như trong lý trí của tôi vẫn có thắc mắc như sau: “Kinh thánh nói gì về chiến tranh?” Tôi nghĩ tới việc cần phải làm hôm nay là để thì giờ ra cầu nguyện cho cư dân ở vùng Vịnh. Chúng ta sẽ làm điều đó vào cuối buổi thờ phượng nầy. Tôi muốn chúng ta cùng xem qua mấy câu Kinh thánh rồi chúng ta sẽ cầu nguyện. Chúng ta sẽ thấy: Đâu là nguyên nhân thực của chiến tranh? Bao giờ mới có quyền đánh nhau? Thế giới từng có hoà bình thường trực chưa? Đây có phải là cuộc chiến sau cùng không? Chúng ta phản ứng thế nào trong khi có chiến tranh?
Các đáp ứng:
1. Chúng ta cần phải cầu nguyện. Và chúng ta sẽ cầu nguyện vào sáng hôm nay.
2. Chúng ta cần phải tin cậy Đức Chúa Trời. Khi có những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta cần phải tin cậy Đức Chúa Trời.
3. Chúng ta cần phải tìm kiếm sự hoà bình. Kinh thánh phán hãy tìm kiếm sự hoà bình.
4. Chúng ta cần phải hỗ trợ lẫn nhau.
Hãy nhìn vào câu đầu tiên trong phần bố cục, Roma 12.18: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hoà thuận với mọi người”. Hãy khoanh tròn: "nếu có thể được". Tôi nghĩ Kinh thánh rất thực tế ở đây. Kinh thánh nói: “hãy hết sức mình…nếu có thể được, hãy sống hoà thuận với mọi người”. Dù vậy, tôi nghĩ câu nầy cũng ám chỉ rằng có đôi lúc nếu có thể được, hãy sống hoà thuận với ai đó. Bạn có bao giờ gặp gỡ người nào, vô luận bạn đã làm gì, bạn không thể hoà đồng được với họ? Vô luận bạn đã làm gì, họ không thể nguôi giận. Kinh thánh phán: “Nếu có thể được”. Nếu có ai ngược đãi con cái và lạm dụng vợ của tôi, tôi sẽ không sống hoà thuận với họ được đâu! Tôi không nghĩ Đức Chúa Trời sẽ mong tôi sống hoà thuận với họ.
Ngày nay, chúng ta sẽ xét qua các thắc mắc nầy về chiến tranh.
1. ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN THỰC CỦA CHIẾN TRANH?
Kinh thánh nói rằng hầu hết các cuộc chiến đều do hai việc sau đây gây ra: ích kỷ và kiêu ngạo. Ích kỷ và kiêu ngạo là gốc rễ của hầu hết các cuộc chiến tranh. Giacơ 4.1-2: "Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin". Đó là sự ích kỷ. Tôi nghĩ chúng ta đã có được một trường hợp rất rõ ràng ở đây, tại vùng Vịnh. Saddam muốn có những thứ không thuộc về ông ta. Ông ta muốn những khu vực dầu mỏ ở Kuwait, vì vậy ông ta đã chiếm lấy chúng. Các giếng dầu ấy không thuộc quyền của ông ta, nhưng không cứ cách nào, ông ta đã cố tình chiếm lấy chúng.
Khi nào có một sự tranh chiến giữa hai quốc gia, sự tranh chiến giữa hai nhà buôn, sự tranh chiến giữa chủ và thợ, quản lý và công nhân, chồng và vợ, cha mẹ và con cái, bất cứ lúc nào có một sự tranh chiến, ai đó (có lẽ là cả hai) đang bày tỏ ra sự ích kỷ hay kiêu ngạo. Tôi muốn có theo đường lối của tôi. Bạn muốn có theo đường lối của bạn. Chúng ta sẽ phải tranh đấu thôi!
Tôi nhớ có đọc một câu chuyện nói về Tổng Thống Lincoln. Ông đang đi dạo trên đường phố ngày nọ với hai đứa con trai và cả hai đứa đều kêu khóc hết. Có người bước tới hỏi: "Có chuyện gì với hai đứa trẻ thế?” Ông đáp: "Chẳng có gì đâu, cũng giống như chuyện xảy ra với thế giới đó thôi. Tôi có ba cái bánh đây, và mỗi đứa đều muốn hai cái".
Tôi có đọc câu chuyện nói về hai thành phố ở nước Ý đã đánh nhau 22 năm trời vì cái xô nước không trả lại. Đó là cuộc chiến 22 năm, chỉ vì cái xô nước không trả lại!
Kinh thánh dạy trong Châm ngôn 13.10: "Sự kiêu ngạo chỉ sanh ra điều cãi lộn”. Đây là câu đầu tiên vợ tôi và tôi đã học thuộc lòng khi chúng tôi lấy nhau. "Sự kiêu ngạo chỉ sanh ra điều cãi lộn”. Kiêu ngạo chỉ gây ra việc đánh nhau. Khi bạn nghĩ đến tội lỗi, từ đứng giữa chữ tội lỗi (sin) là gì? -- "I" (TÔI). Khi tôi nắm quyền, khi tôi muốn có theo đường lối của tôi, khi tôi muốn mình là trung tâm của vũ trụ, khi tôi thực hiện đường lối của tôi, tội lỗi sẽ diễn ra. Và sự kiêu ngạo gây ra nhiều vấn đề.
Trong 5 tháng vừa qua, có bao nhiêu lần các phái đoàn đến Iraq nói: "Sao quí vị không chịu rút lui? Sao quí vị không chịu nhịn vậy?" Sadam đã phát biểu với thái độ kiêu ngạo: "Tôi muốn đánh hơn là quay đầu lại! Tôi muốn chiến tranh hơn là rút lui và nhìn nhận rằng tôi đã sai khi chiếm lấy Kuwait".
Châm ngôn 13.10: (Bản Kinh thánh New English): "Kẻ dại mà đần độn bởi thái độ kiêu căng gây ra tranh cạnh".
2. CÓ QUYỀN ĐÁNH NHAU KHÔNG?
Có chứ! Nhiều lần khi có điều đỡ tệ hại hơn trong hai điều tệ hại. Có nhiều lần chiến tranh là thích ứng và có nhiều lần chiến tranh là không thích ứng. Truyền đạo 3.8: "Có kỳ đánh giặc, và có kỳ hoà bình" . Kinh thánh rất là thực tế. Có khi chiến tranh lại là một việc đúng đắn. Có lúc chiến tranh lại là sai lầm. "Có kỳ đánh giặc, và có kỳ hoà bình" .
Kinh thánh rất là thực tế về vấn đề nầy. Có nhiều, nhiều trường hợp trong Kinh thánh Đức Chúa Trời ra lịnh chiến tranh, ở đó Đức Chúa Trời phán: "Hãy đánh trận!" Khi bạn nhìn xem các vị anh hùng đức tin lỗi lạc trong Hêbơrơ 11 – Giôsuê, David, Ghiđêôn, Samsôn -- hết thảy mấy người nầy đều là chiến sĩ. Khi bạn xem trong Kinh thánh, bạn thấy ngay có khi chiến tranh là một việc đúng đắn phải lo thực thi.
Khi bạn nghiên cứu chức vụ của Chúa Giêxu, bạn thấy ngay một số việc. Ở chỗ thứ nhứt, Ngài không hề bảo lính La mã phải bỏ ngũ. Nếu Chúa Giêxu là nhân vật hoàn toàn theo chủ nghĩa hoà bình, Ngài sẽ phán mỗi lần Ngài nhìn thấy một quân nhân: "Hãy đào ngũ đi! Hãy đến mà theo Ta". Nhưng chẳng có lần nào Ngài phán với họ nhập ngũ là sai lầm về mặt đạo đức. Thực ra, trong Mathiơ 24.6, Ngài phán sẽ luôn luôn có chiến tranh trên thế giới cho tới khi Chúa Bình An tái lâm. Chiến tranh sẽ luôn luôn có.
Há Chúa Giêxu không phải là người theo chủ nghĩa hoà bình sao? Tôi không nghĩ Ngài là nhân vật như thế đâu! Có hai lần trong Kinh Tân ước, Ngài đã dùng sức mạnh dọn sạch đền thờ. Kinh thánh chép Ngài đã bện một cây roi, rồi bước vào và dọn sạch đền thờ. Ngài không hề nhã nhặn yêu cầu họ: "Nầy mấy anh ơi, làm ơn đi khỏi đây đi?" Ngài đã buộc họ phải ra khỏi đó. Họ đã ở không đúng chỗ. Vì vậy Ngài đã buộc họ phải ra khỏi đó.
Có một lần Chúa Giêxu bảo các môn đồ Ngài phải bán đi áo xống của họ mà mua gươm (Luca 22.36).
Tôi muốn thách bạn thực hiện một nghiên cứu trong Kinh thánh về từ ngữ "kháng cự". Hãy thực hiện một nghiên cứu tất cả mọi sự mà chúng ta cần phải kháng cự trong Tân ước, chúng ta không tiêu cực chấp nhận điều ác, nhưng chúng ta cần phải kháng cự nó. Và chúng ta phải kháng cự điều ác như thế nào đây?
Kinh thánh chép rằng có kỳ chiến tranh và có kỳ hoà bình. Vậy nên thắc mắc sẽ trở thành: "Khi nào mới là thì thuận tiện?” Làm sao bạn phân biệt cuộc chiến nào là tốt hay xấu? Hai hay ba lần, Kinh thánh nói chúng ta cần phải chiến đấu:
1. Trong thứ tự bảo tồn quyền tự do. Có nhiều trường hợp trong Kinh thánh về vấn đề nầy. Đức Chúa Trời từng bảo Giôsuê phải quét sạch người Mađian, họ là dân chuyên áp bức. Họ rất là độc ác. Ngài sợ rằng dân Ngài sẽ bị họ áp bức. Họ có đủ thứ ác độc như ném con trẻ vào ngọn lửa. Đây là cách làm rất tàn bạo, ghê khiếp. Trong Dân số ký 32, Đức Chúa Trời lấy làm khó chịu, thực ra Ngài tỏ ra cơn giận dữ, với hai chi phái trong Israel, vì họ không chịu ra trận. Môise nói với hai chi phái nầy: "Anh em các ngươi há sẽ đi trận, còn các ngươi ở lại đây sao? Sao các ngươi xui dân Israel trở lòng…?" Số người nầy sống khác biệt hơn nhiều người ở đây.
Bạn phải quyết định dám chết cho điều chi có giá trị. Nếu bạn không biết điều chi có giá trị để dám chịu chết cho, thì bạn cũng không biết điều chi có giá trị để sống cho. Có một số việc còn tệ hại hơn cả chiến tranh.
Nhiều lần trong Cựu ước, Đức Chúa Trời phán với dân Israel phải ra đi đặng giải phóng cho một nhóm người nhất định nào đó.
2. Trong thứ tự bảo vệ cho dân chúng vô tội. Châm ngôn 21.15: "Làm điều ngay thẳng, ấy là một việc vui vẻ cho người công bình; Nhưng gây bại hoại cho kẻ làm gian ác". Hãy khoanh tròn chữ "công bình". Cơ đốc nhân chẳng chú tâm lắm về hoà bình. Chúng ta mong muốn sự hoà bình, nhưng muốn hoà bình trong sự công bình. Hoà bình với bất cứ giá nào thì chưa phải là hoà bình. Hoà bình với bất cứ giá nào chỉ là thoả hiệp không có nguyên tắc. Đức Chúa Trời phán rằng không những Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự hoà bình, mà Ngài còn là Đức Chúa Trời của sự công bình nữa. Mọi việc phải được thực hiện cho đúng đắn. Đấy là lý do tại sao cuộc Nội Chiến (Mỹ) đã nổ ra. Những người da đen đã bị đối xử rất bất công. Vì vậy sức mạnh phải xảy đến, buộc người ta phải đối xử công bình với người da đen. Chúng ta phải thực thi sự công bình.
John Stewart Mills nói: "Người nào chẳng có điều chi để người ấy bằng lòng chiến đấu cho, người ấy chỉ biết lo toan cho sự an ninh cá nhân mình mà thôi, đây là một tạo vật đáng thương, không có cơ hội nào để chiến đấu cho tự do cả”.
3. Trong thứ tự ngăn ngừa sự lan rộng của điều ác. Kinh thánh nói rất rõ ràng Đức Chúa Trời đã ra lịnh cho bậc cầm quyền phải thực thi luật pháp và trừng phạt kẻ vi phạm. Roma 13.4: "Vì quan quyền là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ích cho ngươi. Song nếu ngươi làm ác, thì hãy sợ, vì người cầm gươm chẳng phải là vô cớ; người là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ra sự công bình và phạt kẻ làm dữ”.
Có ba phương diện của cuộc sống: Chúng ta đang sống trong một thế giới đã sa ngã. Ai nấy đều đã phạm tội. Và bất cứ đâu có tội lỗi, người ta làm tổn thương lẫn nhau. Vì thế phải có luật pháp thực thi để ngăn ngừa người ta đừng làm tổn thương nhau. Đức Chúa Trời đã thiết lập luật pháp và nhà cầm quyền làm một phần của cuộc sống. Ngài đã khởi sự bằng cách ban cho chúng ta 10 Điều Răn: "Ngươi hãy làm điều nầy và chớ làm điều kia..." Đức Chúa Trời đã thiết lập luật pháp trong một thế giới sa ngã, con người trong thế giới ấy không được trọn vẹn, họ cần phải sống theo pháp luật. Đức Chúa Trời đã dựng nên nhà cầm quyền để thực thi luật pháp đó, vì nếu không thực thi, thì luật pháp ra vô hiệu.
Kinh thánh nói, nếu bạn làm lành thì chẳng cần phải e sợ luật pháp, bạn không phải sợ nhà cầm quyền. "Nếu ngươi phá vỡ luật pháp, thì ngươi phải e sợ thôi!" Có bao giờ bạn lái xe ra xa lộ, nhìn thấy đèn đỏ rọi sau lưng, và bạn thấy lo sợ không? Rồi xe ấy qua mặt xe của bạn. Tại sao bạn phải lo lắng chứ? Vì bạn biết rõ mình có một lương tâm hay phạm tội. Nếu bạn chưa bao giờ phá vỡ luật pháp, bạn sẽ không hề lo sợ việc thực thi pháp luật. Kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên nhà cầm quyền làm đại biểu cho việc thực thi luật pháp hầu gìn giữ sự hoà bình, vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó con người đang làm tổn thương lẫn nhau. Vì thế Đức Chúa Trời phán phải có luật pháp.
Thí dụ, trong điều răn thứ tám: “Ngươi chớ trộm cướp". Điều nầy có nghĩa là bạn có quyền sở hữu tài sản riêng. Người khác cũng có quyền đó nữa. Hầu hết thế giới đều nhất trí rằng Saddam đã quyết: "Tôi muốn Kuwait, vì vậy tôi sẽ chiếm lấy nó. Tôi chỉ chiếm lấy xứ đó bằng sức mạnh vì tôi muốn xứ ấy". Vì thế ông ta đã phá vỡ luật pháp quốc tế. Một điều luật cho rằng bạn không nên cướp lấy xứ sở của người khác. Điều luật tốt lành! Cả thế giới đều nhất trí với điều luật nầy, ngoại trừ Saddam cùng một hai kẻ lập dị! Bạn không nên dùng sức mạnh đột nhập và chiếm lấy xứ sở của người khác. Chúng ta không nên làm như vậy. Họ không nên làm điều đó. Kinh thánh nói có những chức việc làm sự trừng phạt các kẻ làm dữ.
Há điều răn thứ sáu không nói: “Ngươi chớ giết người" sao? Không, không có như vậy đâu! Kinh thánh nói: “Ngươi chớ giết người". Câu nầy đã được dùng 47 lần trong Kinh thánh và luôn luôn có ý nói tới giết người. Có một sự khác biệt giữa trừ diệt và giết người chăng? C.S. Lewis nói: "Mọi sự trừ diệt không phải là giết người, giống như không phải giao hợp giữa nam nữ đều là ngoại tình cả đâu". Có khác biệt đấy! Nhiều lần trong Cựu ước, Đức Chúa Trời đã ra lịnh trừng phạt một số tội ác nhất định nào đó.
Khi nào thì thực thi là đúng đây! Khi đem lại sự công bình. Khi bảo tồn quyền tự do. Khi giảm thiểu tội ác trong thế gian.
3. THẾ GIỚI CÓ TỪNG HƯỞNG HOÀ BÌNH THƯỜNG TRỰC CHƯA?
Có đấy, một ngày kia, song hoà bình chưa có cho tới chừng Đức Chúa Giêxu Christ tái lâm. Kinh thánh nói rằng một ngày kia Đức Chúa Giêxu Christ sẽ trở lại với đất lần thứ hai. Thực ra, Kinh thánh nói nhiều về lần tái lâm của Chúa Giêxu hơn Kinh thánh nói về lần đến thứ nhứt của Ngài. Có nhiều câu trong Kinh thánh nói về lần đến thứ hai của Ngài hơn là nói về lần đến thứ nhứt của Ngài tại thành Bếtlêhem. Trong Giăng 14, Chúa Giêxu phán như sau: "Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó”. Chúa Giêxu phán: “Ta sẽ về trời và nếu ta đi, ta sẽ sắm sẵn một chỗ và sẽ trở lại”.
Ngài có đi chưa? Phải, Ngài đã đi rồi! Ngài sẽ trở lại chăng? Chắc chắn như thế! Thật như Ngài đã phán Ngài sẽ ra đi, Ngài sẽ trở lại. Kinh thánh phán rằng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ dựng lên một sự trị vì an bình ở trên đất. Sách Êsai và nhiều phần Kinh thánh khác có mô tả về sự nầy. Đã có chép như sau: "Ngài (Chúa Giêxu) sẽ làm sự phán xét trong các nước, đoán định về nhiều dân. Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh”. Đối với tôi, lời lẽ ấy nghe thật là sướng tai. Câu nầy đang vang dội qua Liên Hiệp Quốc. “Bấy giờ họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm”. Nhưng họ vốn quên phần quan trọng nhất -- "Ngài sẽ làm sự phán xét". Ngài – Chúa Giêxu! Chớ không phải Liên Hiệp Quốc. Chúng ta không bao giờ có sự hoà bình trọn vẹn cho tới khi Chúa Bình An đến thiết lập sự trị vì của Ngài ở trên đất. Vì vậy sẽ có một ngày hoà bình thường trực khi Chúa Giêxu tái lâm.
Người ta đã hỏi tôi thật nhiều về vấn đề nầy hơn bất cứ một vấn đề nào khác...
4. CUỘC CHIẾN NẦY CÓ PHẢI LÀ SAU CÙNG KHÔNG?
Có phải cuộc chiến nầy sẽ dẫn tới Sự Tái Lâm của Đấng Christ không? Chúng ta không biết. Có thể lắm! Nhưng chúng ta không biết chắc. Kinh thánh nói rõ ràng rằng lịch sử đang đi tới hồi chung điểm. Một ngày kia lịch sử sẽ đạt tới chung điểm bởi một cuộc chiến lớn lao, dính líu với Israel gọi là Trận Armegeddon. Trận chiến nầy sẽ diễn ra tại Trũng Mêghiđô.
Cách đây khoảng bốn hay năm năm, Tom và tôi qua xứ Israel và đứng trên ngọn núi quan sát Trũng Megiddo. Kinh thánh nói sẽ có một cuộc chiến lớn xảy ra ở đó. Bất cứ lúc nào xảy ra chiến cuộc tại Trung Đông, người ta liền hỏi: "Phải cuộc chiến ấy không? Cuộc chiến nầy có phải là cuộc chiến sau cùng không?" Rồi câu trả lời là: "Chúng tôi không biết!"
Bạn cần phải hiểu rằng cuộc xung đột Do thái - Ả rập bắt nguồn từ hàng ngàn, hàng ngàn năm qua. Tất cả là do lầm lỗi của Ápraham. Quả thực vậy! Đức Chúa Trời đã bảo Ápraham rằng một ngày kia ông sẽ có con trai, nó sẽ trở thành một dân lớn, là dân Israel. Ông sẽ có một con trai qua Sara. Ở tuổi 80. Sara vẫn chưa có một mụn con nào. Ở tuổi 89, bà vẫn chưa có con. Vì vậy Ápraham nói: "Ta phải làm điều đó thôi", ông có một người con qua tớ gái của Sara. Con của người tớ gái nầy là Íchmaên. Đức Chúa Trời phán: "Nó không phải là đứa con mà ta mong muốn, nhưng dù sao thì ta cũng chúc phước cho nó. Nó cũng sẽ trở thành một dân lớn". Íchmaên là tổ phụ của dân Ả rập. Về sau Ysác ra đời, ông là tổ phụ của dân Do thái. Cho nên Íchmaên và Ysác là anh em cùng cha khác mẹ. Đấy là những gì chúng ta biết về mối hận cừu trong gia đình.
Kinh thánh nói rằng một ngày kia sẽ có một cuộc chiến về khí hậu, nhưng chúng ta không biết chiến cuộc nầy có phải là cuộc chiến đó hay là không! Tôi không phải là chuyên gia về sự tái lâm, nhưng tôi biết có người là chuyên gia về việc ấy, tôi nghĩ tôi sẽ mời ông ấy giảng luận một ngày gần đây. Tên của chuyên gia đó là Giêxu. Ngài biết nhiều hơn bất kỳ một ai khác. Chúng ta hãy xem qua mọi điều Ngài đã phán về thời kỳ tận thế.
Luca 21.8-9: "Các ngươi khá giữ, kẻo bị cám dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu. Ngài cũng phán cùng họ rằng: Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác…”.
Trước tiên Ngài phán: "Các ngươi khá giữ, kẻo bị cám dỗ”. Hãy khoanh tròn câu nói đó. Đừng tin theo những gì bạn nghe nói hay đọc thấy. Tôi thường có một tuyển tập công bố Cuộc chiến nầy là cuộc chiến sau cùng. Trong thế kỷ 20, người ta đã ghi lại từng cuộc chiến trong sách vỡ và nói: "Đây là cuộc chiến sau cùng!" Có người nói Đệ I Thế Chiến là cuộc chiến sau cùng. Kaiser là antichrist. Kế đó họ nói Đệ II Thế Chiến là cuộc chiến sau cùng và Hitler là antichrist. Cứ thế mãi.
Tôi muốn nói như vầy: Có hàng tá, hàng tá sách vỡ đề ra niên đại và thời gian. Từng quyển sách ấy đều sai lầm hết. Sai một trăm phần trăm.
Hãy chú ý: "...vì các điều đó phải đến trước..." Hãy gạch dưới phần câu nói đó. Trong 3.421 năm qua, chỉ có 268 năm là không thấy có chiến tranh. Trong 5.560 năm qua – lịch sử ghi lại -- có 14.531 cuộc chiến nổi lên, trung bình cứ mỗi năm thì có 2,6 cuộc chiến tranh. Trong lịch sử 185 thế hệ, chỉ có 10 trong số các thế hệ đó đã kinh nghiệm được sự hoà bình. Vì vậy khi Chúa Giêxu phán: "Các ngươi lại nghe nói về giặc giã và loạn lạc", Ngài biết rõ mọi điều Ngài đang nói tới. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã sa ngã.
Chúa Giêxu đã phán trong Mathiơ 24.36: "Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi”. Hãy quan sát xem Chúa Giêxu đang nói ai biết rõ về Sự Tái Lâm. Bất cứ lúc nào bạn đọc một quyển sách nói về Sự Tái Lâm, sách ấy có ghi như vầy: "Đây là lúc việc ấy sẽ xảy ra. Đây là ngày đó", tôi có thể đoan chắc với bạn một điều. Họ đã sai lầm. Bất cứ khi nào có người chỉ định ngày và giờ rồi nói: Đây là thời điểm đó, bạn sẽ biết ngay không phải là ngày giờ đó đâu! Đừng nghe theo. Tôi sẽ có một ngày picnic cho ngày đó. Tại sao vậy? Không ai biết hết! Chúa Giêxu phán: "Thậm chí đến Ta cũng không biết". Chúa Giêxu phán: "Thiên sứ cũng không biết, thậm chí ta cũng không biết giờ giấc của Sự Tái Lâm. Chỉ có Cha biết mà thôi".
Người ta đến hỏi tôi lý do tại sao tôi không giảng nhiều về lời tiên tri. Tôi đáp: “Tại sao à? Không có ai biết hết”. Tôi muốn dậm chân ở đây, rồi suy đoán, nhưng rốt lại đấy cũng chính là tưởng tượng mà thôi. Chúa Giêxu đã phán: “Không có người nào biết được lúc nào thì mọi ấy sẽ xảy ra”.
Không những Ngài phán chẳng có ai biết, Ngài cũng phán đấy không phải là việc của bạn đâu! Công vụ các Sứ đồ 1.7-8: “Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng . . . các ngươi làm chứng về ta . . . cho đến cùng trái đất" . Ngài phán đấy không phải là việc bạn muốn biết. Đấy không phải là việc của bạn.
Ba lần trong Mathiơ 25, Ngài phán: "Hãy sẵn sàng!" Ngài sẽ đến bất cứ lúc nào, song chẳng ai biết được ngày và giờ. Công vụ các Sứ đồ 1.7-8 là lời lẽ sau cùng của Chúa Giêxu trước khi Chúa chúng ta về trời. Bạn hãy hình dung những lời nói sau cùng có lẽ là việc quan trọng nhất mà Ngài muốn nói tới. Các môn đồ bước tới và hỏi han Ngài điều gì!?! Họ hỏi Ngài về Sự Tái Lâm. Khi nào thì Ngài trở lại? Trong Công vụ các Sứ đồ 1.6 họ nói: "Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Israel chăng? Khi nào thì Ngài sẽ trở lại?" Chúa Giêxu quay lại phán: "Đó không phải là việc của các ngươi. Bây giờ hãy đi và khởi sự chia sẻ đức tin đi".
Há chẳng thú vị sao khi họ hỏi một câu về lời tiên tri, còn Ngài thì hướng thắc mắc sang việc truyền giáo? Họ muốn nói tới lúc nào Ngài sẽ trở lại. Ngài muốn nói về việc chinh phục thế gian. Đấy là điều ưu tiên một trong tấm lòng của Chúa Giêxu. Đấy là lý do tại sao Ngài nói nhiều về việc chinh phục thế gian, vì đấy là điều Chúa Giêxu đang chú tâm vào. Ngài mong muốn mọi người đều nhìn biết Ngài. Thực ra, trong Mathiơ 24.14 có chép: "Tin lành nầy về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”. Một trong các dấu lạ mà Chúa Giêxu đã ban ra là Tin Lành sẽ được chia sẻ ra khắp các nước. Hết thảy các dân tộc. Mọi dân, từng chi tộc sẽ có cơ hội nghe được Tin Lành trước khi Ngài trở lại.
Tại sao Đấng Christ chưa đến? Vì Ngài đang chờ đợi cho tới khi mọi người Ngài muốn họ nghe tin lành đã nghe được hết. Khi mọi người đều đã nghe được Tin Lành đó, ắt Ngài sẽ trở lại. Vì thế nếu bạn muốn Chúa mau trở lại, việc ấy rất đơn giản thôi! Hãy ra đi khởi sự chia sẻ đức tin của bạn. Mỗi lúc bạn thuật lại cho ai đó về Đấng Christ, bạn đang thu ngắn lại thời gian. Mỗi lần bạn chia sẻ Tin Lành với ai đó, thì thời điểm tái lâm sẽ thu ngắn lại càng hơn. Ngài phán: "Ấy là việc ngươi không cần biết. Chẳng có ai biết. Ngươi không cần phải tập trung vào lúc nào ta đến, ngươi nên tập trung vào việc chia sẻ các tin tức tốt lành với người nào đang có mặt tại đây nhờ thế ta mới có thể trở lại”.
Chúng ta đáp ứng thế nào trong khi có chiến tranh? Đâu là đáp ứng của Cơ đốc nhân? Có bốn việc sau đây:
1. Cầu nguyện. I Timôthê 2.1-2: "Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình an yên ổn”. Những việc trước tiên bạn cần phải làm là cầu thay cho các cấp lãnh đạo của chúng ta. Họ đưa ra mọi quyết định. Hãy cầu thay cho Tổng Thống, cầu thay cho các vị tướng lãnh, cầu thay cho quốc hội, cầu thay cho các cấp lãnh đạo. Hãy chú ý lợi ích của việc cầu thay cho các cấp lãnh đạo của chúng ta: Bạn sẽ ở đời cho bình an yên ổn. Chúng ta cần phải cầu thay cho các cấp lãnh đạo.
Chúng ta cũng nên cầu thay cho những người lính của chúng ta, những người nam người nữ đang có mặt ở đó. Kinh thánh dạy chúng ta cũng phải cầu nguyện cho kẻ thù của chúng ta nữa. Mathiơ 5.44. Chúng ta cần phải cầu thay cho kẻ thù của chúng ta. "Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”. Chúng ta cũng phải cầu nguyện để họ sẽ có một sự đổi lòng.
2. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời trong mọi tình huống. Kinh thánh chép: "Đức Giêhôva là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi – Tôi sẽ sợ ai?. . . Dầu một đội binh đóng đối cùng tôi, lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi, khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền” (Thi thiên 27.1, 3). Trong khi chúng ta cầu thay cho binh sĩ của chúng ta, chúng ta cũng chấp nhận sự thật khi chiến tranh nổ ra, phải có thương vong. Sẽ có người mất mạng. Vì vậy chúng ta cần phải cầu nguyện và tin cậy Đức Chúa Trời với lòng nhận biết rằng Ngài sẽ quan tâm đến, rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, rằng Đức Chúa Trời biết điều Ngài sẽ làm, và Đức Chúa Trời sẽ đưa bạn vượt qua bất kỳ tình huống nào mà bạn đang đối diện với.
Chúng ta có nhiều gia đình trong Hội thánh, chồng, cha, anh em, con cái của họ đang ở vùng Vịnh trong lúc nầy đây. Nhiều người hiện diện ở hậu phương đây và bây giờ đang ở vùng Vịnh. Tôi muốn nói với quí vị là những người có người thân đang ở bên đó, Đức Chúa Trời đang ở cùng quí vị. Ngài sẽ giúp quí vị đối viện với bất cứ điều chi mà tương lai sẽ đem lại. Vì thế chúng ta cầu nguyện và chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời.
3. Tìm kiếm sự bình an. Tìm kiếm sự bình an có nghĩa gì? "Xây khỏi điều ác và làm điều lành. Hãy tìm kiếm sự bình an và theo đuổi nó”. Tìm kiếm sự bình an có nghĩa là làm bất cứ điều chi bạn có thể làm để đem lại sự hoà thuận. Tôi nghĩ đấy là ý nghĩa. Tôi nghĩ không những đấy là hoà bình giữa các nước, mà tôi còn nghĩ đấy là hoà bình cho mọi nơi khác nữa. Quí vị cần phải tìm kiếm sự hoà thuận trong gia đình của quí vị. Quí vị phải tìm kiếm sự hoà thuận với chồng/vợ của quí vị nữa. Quí vị cần phải tìm kiếm sự hoà thuận với con cái của mình. Quí vị cần phải tìm kiếm sự hoà thuận với những người quí vị gặp gỡ tại nơi làm việc. Đó là dấu hiệu của một Cơ đốc nhân. "Phước cho những kẻ làm cho người hoà thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời”.
Trong trường hợp bạn cảm thấy thế giới đã chờ đủ lâu hay chưa đủ lâu, trước khi họ nhập cuộc chiến tranh, tôi nghĩ hết thảy chúng ta đều đã nhất trí rằng trong 5 tháng vừa qua, đã có nhiều nổ lực để làm sự hoà bình và họ đã nhìn thấy chiến tranh chỉ là giải pháp sau cùng. Hơn 30 đoàn đại biểu khác nhau đã đến Iraq và nói: "Đã sai rồi. Hãy rút đi thôi". Chúng ta gửi Bộ trưởng Ngoại giao, Gorbachev đã gọi, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã đi, hết phái đoàn nầy đến phái đoàn khác, tìm kiếm sự hoà bình. Đấy là việc cần thiết phải lo làm. Chớ không phải nhảy đại vào chiến tranh mà không có sự tìm kiếm hoà bình.
William Temple: "Chúng ta, những Cơ đốc nhân trong chiến tranh được kêu gọi vào phần việc khó nhọc nhất – chiến đấu không có hận thù, kháng cự không có sự cay đắng và đến cuối cùng nếu Đức Chúa Trời cho phép, đắc thắng mà không có thù hận". Chúng ta đang tìm kiếm sự hoà bình.
4. Chúng ta cần phải hỗ trợ nhau. Kinh thánh chép: "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau và làm tròn luật pháp của Đấng Christ". Trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay, tôi nghĩ đây là lúc Hội thánh thực sự phải tỏ ra mình là một gia đình. Chúng ta phải là một gia đình, một gia đình rộng mở, là nơi chúng ta có một mạng lưới hỗ trợ cho những người có đời sống bị cuộc chiến nầy tác động và ảnh hưởng tới. Chúng ta cần phải hỗ trợ cho các binh sĩ. Một trong những việc từng được nhắc tới trên đây – nếu bạn có những băng ghi âm cũ, băng ghi âm Saddleback, hãy đem chúng đến tại văn phòng. Chúng tôi sẽ gửi chúng qua đó. Chúng tôi sẽ gửi chúng qua bên đó. Ngay bây giờ các băng ghi âm của chúng tôi đã được đóng vào các kiện hàng mỗi tuần chuyển đến vùng Vịnh. Chúng tôi còn gửi đi nhiều băng ghi âm nữa. Bất cứ ai muốn có một băng ghi âm nầy, chúng tôi sẽ gửi băng ghi âm đó đến vùng Vịnh. Chúng ta cần hỗ trợ cho các binh sĩ của chúng ta.
Chúng ta cần phải hỗ trợ cho các gia đình của những binh sĩ ấy, và có một chuổi cầu nguyện và phải trở thành một sự khích lệ cho họ. Nếu quí vị không nằm trong một nhóm nhỏ, tôi khuyên quí vị – hãy vào một nhóm nhỏ đi. Quí vị cần một nhóm nhỏ đặc biệt trong cơn khủng hoảng quốc tế giống như vầy. Tôi kêu gọi tất cả các nhóm của chúng ta tuần lễ nầy đặc biệt cầu nguyện cho sự hoà bình tại vùng Vịnh và ý Chúa sẽ được nên.
Mắt của chúng ta đều hướng về cuộc chiến cho sự giải phóng Kuwait ngay bây giờ. Thế nhưng một cuộc chiến khác đang nổ ra. Nó sẽ sôi trào trong một thời gan dài. Có một tổ chức giải cứu khác đang bật lên. Thực ra, còn quan trọng hơn cuộc chiến đang nổ ra tại vùng Vịnh nữa.
Kinh thánh nói rằng có một cuộc chiến sẽ nổ ra vì linh hồn của con người giữa Đức Chúa Trời và Satan. Trong Tân ước, Kinh thánh gọi Cơ đốc nhân là một người lính – đánh trận tốt lành, mặc lấy giáp trụ của Đức Chúa Trời, tranh đấu, chiến thắng. Đấy là những giới hạn chiến tranh mà Kinh thánh sử dụng để tiêu biểu cho đời sống Cơ đốc. Ma quỉ đang tìm cách đẩy con người xa khỏi Đức Chúa Trời. Công việc của chúng ta là đại biểu cho Đức Chúa Trời phải ra đi và đến với họ bằng tình yêu thương.
Nếu bạn chưa hề mở rộng đời sống của mình cho Đấng Christ, Kinh thánh nói bạn đang ở trong chiến tranh với Đức Chúa Trời. Những gì bạn cần phải làm là làm hoà lại với Đức Chúa Trời. Nếu bạn không làm hoà lại với Đức Chúa Trời, bạn sẽ không có sự hoà thuận với người khác. Kinh thánh nói rằng Chúa Giêxu sẽ đến với đất. – Hêbơrơ 2.14-15: "Đức Chúa Giêxu cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết". Ngài muốn buông tha bạn được tự do không còn sợ hãi sự chết nữa. Ngài muốn ban cho bạn sự tự do thực.
Galati 1.4: "Chúa Giêxu phó mình vì tội lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy". Đấy là những gì sự cứu rỗi nhắm đến. Chúa Giêxu phán: "Nếu Con buông tha các ngươi được tự do, thì các ngươi thật được tự do". Tự do bước vào một mục đích mới trong cuộc sống, một ý nghĩa mới trong cuộc sống. Tự do có ý nghĩa, tự do phá vỡ các thói hư tật xấu và bắt đầu trở nên mới. Đức Chúa Trời muốn giải cứu các bạn. Quí vị cần phải chọn bên nào – ngay hôm nay, nếu bạn chưa chọn. Hãy nói: "Tôi ở về phía Đức Chúa Trời và tôi muốn đồng đi với Ngài”.
Cầu nguyện:
Nếu bạn chưa hề nói “Vâng” với Đức Chúa Giêxu Christ, Kinh thánh nói rằng bạn đang ở trong cuộc chiến với Đức Chúa Trời. Bạn cần phải làm sự hoà thuận với Ngài ngay hôm nay. Bạn cần phải cầu xin Đấng Christ đến ngự trong lòng bạn, tha thứ cho bạn và biến bạn thành một con người mới. Bạn hãy nói trong lòng mình, nếu bạn chưa nói: "Lạy Đức Chúa Giêxu Christ, con muốn làm hoà với Ngài. Con không muốn có mặt trong cuộc chiến với Ngài. Con muốn đi theo đường lối Ngài. Xin ngự vào, xin giải cứu và làm Cứu Chúa của con. Xin cứu con thoát khỏi việc phung phí đời sống của con”. Nhiều người trong các bạn đã đưa ra quyết định nầy rồi. Hỡi các bạn là Cơ đốc nhân. Các bạn đã nói: "Lạy Chúa, con phải trở thành một chiến sĩ cho Ngài. Con biết rằng có nhiều người xung quanh con đang dãy chết, họ chưa hề nghe Tin Lành. Xin giúp con biết chia sẻ Tin lành cho họ, không phải che giấu mà là chia sẻ Tin lành cho người khác nữa”.
Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện cho hoà bình ở vùng Vịnh. Chúng con nguyện rằng chiến tranh sẽ qua mau. Chúng con cầu thay cho sức lực và sự khôn ngoan cho các cấp lãnh đạo của chúng con. Xin giúp họ lãnh đạo với lòng thương xót, sự ngay thẳng, thành thật, và sự khôn ngoan. Chúng con cầu thay cho kẻ thù của chúng con, rằng họ sẽ thay đổi ý định và hoà bình sẽ đến mau chóng. Chúng con cầu nguyện cho các gia đình trong Hội thánh chúng con và hết thảy những ai bị tác động bởi có người thân của họ trong cuộc chiến vào lúc nầy. Chúng con cầu xin sự bảo hộ, ân điển, và ơn phước của Ngài giáng trên họ. Xin giúp chúng con là một gia đình Hội thánh trong cộng đồng nầy, ở hậu phương và cho những ai cần sự khích lệ và hỗ trợ trong thời điểm nầy. Trong danh Đức Chúa Giêxu. Amen.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét