Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Sáng thế ký 26.12-33: "CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG CÁI GIẾNG"



CHIẾN TRANH VÌ NHỮNG CÁI GIẾNG
Sáng thế ký 26.12-33
Cha nào con nấy — Điều nầy đã được khẳng định trong đời sống của Bố Ápraham và con ông là Y-sác —
Cả hai đều nhận lãnh cùng những lời hứa từ Đức Chúa Trời;
Cả hai đều tìm cách tránh thoát nạn đói kém bằng cách hướng sang Ai cập;
Cả hai đều nói dối tại Ghê-ra về vợ của họ khi nói nàng là em gái trong nổ lực cứu lấy mạng mình;
Cả hai đều đào những cái giếng (xem 21.25-30).
 Tên của Y-sác được kết hiệp với “những cái giếng” bảy lần.
Nước là thứ vật chất thông thường nhất ở trên đất. Bảy mươi phần trăm bề mặt của địa cầu đều là nước. 97% nước năm trong các đại dương. Nước rất quan trọng giúp nâng đỡ cuộc sống. Người ta đã giết nhau vì cái hố nước đầy bùn. Con người có thể sống trung bình trong hai tháng mà không có thức ăn, nhưng chỉ một tuần lễ nếu không có nước. Trong một đất mà nước bị hiếm hoi, không có gì phải ngạc nhiên, chúng ta thấy một bối cảnh trong Kinh thánh, ở đó những cái giếng là một nguồn đấu tranh và tranh chấp.
Nước trong Kinh thánh phác hoạ ra hai việc.
Đức Thánh Linh (Giăng 7.37-39); và
Lời của Đức Chúa Trời (Êphêsô 5.26).
Chúng ta thấy trong đề tựa nầy “Chiến tranh vì những cái giếng” một chuỗi 4 lần trong việc cung ứng nước sống cho những linh hồn đang khao khát …
I. Giếng nước tại GHÊ-RA (câu 15-16). KHÁNG CỰ
A. Y-sác đến định cư tại đến định cư tại Ghê-ra, có nghĩa là “lôi kéo”.
1. Cả hai: Ápraham và Y-sác đều kéo lê chân của họ về việc rời khỏi Ghê-ra.
2. Ghê-ra nằm ở nửa đường giữa xứ Canaan và ai cập (một nơi thoả hiệp; chính giữa con đường).
3. Đây là phần lãnh thổ của xứ Philitin.
B. Việc lấp lại mấy cái giếng của Ápraham bởi người Philitin thích ứng với thái độ ghen ghét các ơn phước của Y-sác (các câu 12-15). Đây có thể là một áp lực buộc Y-sác phải dời đi nơi khác (câu 16).
1. Nhà thờ, những chức vụ Cơ đốc, các trường học Cơ đốc giống như mấy cái giếng cung ứng nước sống. Satan và thế gian tìm cách lấp “mấy cái giếng” nầy lại không cho cung cấp nước sống nữa.
2. Ảnh hưởng đầy quyền lực của Ápraham từng qua đi, dân Philitin đã nắm lấy cơ hội lấp đi những ống dẫn phước hạnh.
3. Đây là trường hợp khi các cấp lãnh đạo quan trọng qua đi và chưa có ai khác đứng vào vị trí của họ.
Công vụ các Sứ đồ 20.29: “Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu”.
4. Trong những tổ chức đã được các tín đồ thành lập trong quá khứ làm ống dẫn để đưa Tin lành đến với kẻ bị hư mất đã bị thế gian chiếm lấy rồi lấp lại theo ý đồ nguyên thủy của họ.
Các trường đại học Ivy League
YMCA
Nhiều nhà thờ rơi vào chỗ bội đạo khi vị mục sư sáng lập dời đi. Những vị Mục sư thành công không lao động dưới cùng gánh nặng đó, nắm lấy sự tin quyết, giữ vững cùng những tiêu chuẩn giữ cho dòng nước tuôn tràn luôn.
 Có một việc khó nhọc hơn xây dựng một việc gì đó cho Đức Chúa Trời, ấy là cứ lo cưu mang điều được xây dựng.
 “…ngăn chận mấy cái giếng đó, lấp đất lại hết đi”— Thậm chí trong chính đời sống của chúng ta, nước sống có thể bị chặn đứng bởi bụi đất của thế gian và sự lo lắng về đời nầy. Chúng ta cần dời đi lớp đất đang ngăn trở dòng nước sống không tuôn tràn ra.
II. Mấy cái giếng trong TRŨNG (các câu 17-21). XÂY DỰNG LẠI
 Mấy cái giếng tốt thường được đào ở trong trũng.
A. Câu 17 — Thật lấy làm tốt khi sự làm chứng Cơ đốc không được hoan nghênh, phải dời đi nơi khác. Chính Chúa Jêsus không trụ lại ở nơi người ta chẳng cần đến Ngài.
Mác 6.11: “Nếu có chỗ nào, người ta không chịu tiếp các ngươi, và cũng không nghe các ngươi nữa, thì hãy đi khỏi đó, và phủi bụi đã dính chân mình, để làm chứng cho họ. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy”.
Công vụ các Sứ đồ 13.51: “Hai người đối cùng họ phủi bụi nơi chân mình, rồi đi đến thành Y-cô-ni”.
B. Y-sác dời đi, nhưng không đi xa lắm (các câu 17-18). Ông vẫn trụ lại trong trũng Ghê-ra rồi bắt đầu cơi lại mấy cái giếng của Ápraham (câu 18).
1. Câu 19 — Một cái giếng được gọi là “giếng nước mạch”.
 Chúa Jêsus phán: “Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy” (Giăng 7.38).
 Giăng 4.14: “nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”.
2. Câu 20 — Tranh cạnh chống lại bọn chăn chiên — Những người sử dụng cái giếng. Bọn chăn chiên cho bầy chiên ăn và uống nước.
 Hình ảnh của quí Mục sư / những người chăn bầy.
 Y-sác gọi cái giếng là “Esek” = bất đồng / tranh cạnh.
C. Họ đã đào giếng khác và có sự tranh cãi về cái giếng đó.
 Ông gọi giếng ấy là Sit-na có nghĩa là thù hận / thù nghịch.
D. Y-sác là một tấm gương lớn ở đây về sự nhu mì và PHỤC THEO QUYỀN HÀNH. Ông không hề đòi hỏi quyền lợi của mình.
III. Cái giếng RÊ-HÔ-BỐT (câu 22). ĐƯỢC BAN THƯỞNG / ĐƯỢC BỒI THƯỜNG / RỘNG RÃI
 Câu 22 — Vì lẽ đó, “người bỏ chỗ đó đi đào một giếng khác; về giếng nầy, họ không tranh giành nhau”. Tôi tớ của Y-sác đặt tên cho cái giếng nầy là Rê-hô-bốt có nghĩa là “một nơi rộng rãi”.
A. Y-sác rầt bến đỗ. Ông từ chối không chịu ngã lòng.
1. Ông cho đào lại cái giếng, và ông thoát ra khỏi thị trấn.
2. Ông chuyển vào trũng rồi tìm cái giếng khác, nhưng người ta đã kiếm chuyện.
3. Ông đã đào cái giếng khác, và người ta cũng chiếm lấy nó.
4. Ông cứ giữ việc dời lên phía BẮC đến Bê-e-Sê-ba (câu 23).
B. Cần phải KHÓ NHỌC lao động để có được nước sống sẵn có cho mọi người.
1. Nước đang có ở đó, nhưng giếng phải được dọn dẹp.
2. Điều nầy đòi hỏi sự chuẩn bị bằng cầu nguyện, và đổ mồ hôi.
3. Sáu lần chữ “đào” được sử dụng trong phân đoạn nầy.
IV. Cái giếng tại BÊ-E-SÊ-BA (các câu 23-33). TÁI BẢO ĐẢM
 “Giếng thề nguyền”
A. Y-sác đã tiếp thu bài học nầy. Chưa tiếp thu được cho tới khi ông phân rẽ ra khỏi ảnh hưởng của thế gian tại Ghê-ra, sau cùng ông đã có được sự bình an. Ông đã trở lại nơi mà ông dự dịnh sinh sống. Tại đây Đức Chúa Trời hiện ra cùng ông và tái khẳng định lời hứa của Ngài.
B. Y-sác dựng lên một bàn thờ (câu 25).
C. Hoà bình được lập ra với Abimêléc (các câu 26-32).
TÓM TẮT: Công việc của chúng ta là lấy nước hằng sống cho những linh hồn bị hư mất. Trong phần việc ấy, chúng ta sẽ đối mặt với SỰ KHÁNG CỰ (bất đồng/ tranh cạnh). Khi bị kháng cự, chúng ta DỰNG LẠI cho tới khi chúng ta tìm được CHỖ để làm việc. Ở điểm nầy SỰ TƯƠI MỚI của linh hồn sẽ được thoả mãn.
Khi mấy cái giếng đã bị lấp …hãy cứ đào lại. Khi mấy cái giếng đã bị lấp …cứ dời đi..
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét