Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Samsôn 2



CÁC BÀI HỌC TRÍCH TỪ ĐỜI SỐNG CỦA SAMSÔN
Các Quan Xét 13-16. Phần hai.
NGƯỜI NAXIRÊ.
“Về sau nó sẽ giải cứu Ysơraên khỏi tay dân Philitin” (13.5). Đây là lời tuyên bố của Chúa về sứ mệnh của Samsôn. Hãy chú ý từ ngữ "về sau". Nhưng sự giải cứu ấy kết thúc như thế nào? Samsôn đã kết thúc vai trò của mình trong lịch sử bằng sự đắc thắng trộn lẫn với thất bại hay chiến thắng không hoàn toàn.
Giải phóng ra khỏi hệ thống gian ác của người Philitin có ý nghĩa như thế nào? Samsôn là một người Naxirê. Thiên sứ của Đức Giêhôva phán hai lần trong lời tuyên bố với vợ của Manôa: “đứa trẻ sẽ là người Naxirê của Đức Chúa Trời”. Một người Naxirê phải biệt riêng ra khỏi một số việc nhất định; thế nhưng còn quan trọng hơn thế nữa, người phải sống biệt lập. Người phải sống biệt lập “với Đức Giêhôva”. Người phải trở thành một cái bình biết thuận phục, kỉnh kiền, nương cậy “vào Đức Giêhôva”. Người phải được đánh dấu bằng sự tiết độ không dùng trái của cây nho, người phải biệt riêng ra đối những gì sẽ gây ô uế, và mái tóc của người không được cắt ngắn. Hãy lưu ý cẩn thận ba việc nầy:
(1) VUI THÍCH! Trái của cây nho là kiểu mẫu của những điều cung ứng sự vui vẻ trong đời nầy. Những niềm vui đó người ta phải tận hưởng, dù có bản chất thanh sạch, nhưng chúng không phải là phần của chúng ta. Đức Giêhôva phải là phần của người đầy tớ chơn thật. Mọi dòng suối của chúng ta đều ở trong Ngài. Chúng ta phải có sự khao khát nung nấu ở trong lòng muốn làm đẹp lòng Ngài (II Timôthê 2.3,4).
(2) SỰ Ô UẾ! Biệt riêng ra khỏi những gì gây ô uế là kiểu mẫu của người đầy tớ chơn thật trong sự kết hiệp của người với hệ thống thế gian, xác thịt và những sự lôi cuốn của Satan. Có nhiều tiếng gọi của thời buổi gian ác nầy làm cho người đầy tớ phải xao lãng không lo làm công việc của mình. Đừng trả lời các tiếng gọi ấy! Người đầy tớ chơn thật phải là một cái bình nên thánh, biết đáp ứng với sự sử dụng của chủ, và biết sửa soạn cho từng việc lành (II Timôthê 2.19-22).
(3) NƯƠNG CẬY! Mái đầu không cắt ngắn là kiểu mẫu của sự nương cậy – của người yếu đang bám vào người mạnh. Một sự giải thích đến từ I Côrinhtô 11. Mái tóc dài là sự vinh hiển của người đờn bà; đấy là dấu hiệu chỉ ra sự nương cậy của vợ (như cái bình yếu đuối hơn) vào chồng. Sự vinh hiển thực, là sự đầy dẫy trọn vẹn nơi mà nàng được Đức Chúa Trời đặt vào đó. Nhưng hãy chú ý một sự đối chiếu ở I Côrinhtô 11. Về người đờn ông, ở đây nói: "Chính lẽ tự nhiên há chẳng dạy cho anh em biết đờn ông để tóc dài thì lấy làm hổ thẹn sao?" Mái tóc dài của người Naxirê là kiểu mẫu của sự nương cậy, một dấu hiệu cho thấy người muốn nương cậy hoàn toàn vào Đức Chúa Trời. Mái đầu không cắt ngắn cũng là một dấu chỉ sự xấu hổ nữa. Nếu người biết nương cậy vào một mình Đức Chúa Trời, người sẽ trở thành một sự xấu hổ theo suy nghĩ của những kẻ không có lòng nương cậy ấy. Khi đánh mất sự xấu hổ, chính sự nương cậy của mình, người sẽ trở nên y như bao người khác. Sứ đồ Phaolô viết: "Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi…vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ" (II Côrinhtô 12.9,10). Sự nương cậy thực có nghĩa là sức mạnh thực. Đó là phương thức duy nhất; nếu tôi mạnh mẽ trong Chúa, thì tôi sẽ yếu đuối trong chính mình tôi. Tôi phải mất đi lòng tự mãn để cho Ngài chiếm hữu trọn vẹn. “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối".
Phaolô nói ở chỗ khác: "Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ" (II Timôthê 2.1). Và một lần nữa: "và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn" (3.11). "Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta" (4.17). Phaolô đã học biết rằng chỗ có sức lực nằm trọn trong sự nương cậy vào Đức Chúa Trời. Sức lực của chúng ta chưa phải là đủ đâu ; mà chính là sức lực của Ngài. Chúng ta phải đến với phần tận cùng của chính mình.
Chúa chúng ta là tấm gương trọn vẹn trong mọi điều nầy. Ngài là người Naxirê chơn thật kính sợ Đức Chúa Trời một cách hoàn hảo. Ngài không hề tìm thấy phần của mình trong sự ham thích hư không của đời nầy. Ngài tìm thấy phần của mình nơi Đức Chúa Cha và chỉ một mình Ngài mà thôi. Chúa chúng ta cũng tự do không nhiễm sự ô uế của thế gian. Ngài là Chiên Con không vít, không tì, thanh sạch, trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Rốt lại, Ngài là Đấng biết nương cậy hoàn toàn. Đó là ý chỉ của Cha mà Ngài đã đạt tới mức phải vâng phục. Ngài chẳng muốn thêm hay bớt một điều gì nữa. Trọn đời sống Ngài là làm theo ý chỉ đó. Động lực của Chúa chúng ta cho cuộc sống là sự vinh hiển của Cha Ngài, và Ngài đã làm đầy dẫy đời sống của Ngài với mọi thành tựu làm vinh hiển Đức Chúa Trời.
Trong Ngài có đủ ân điển giúp cho chúng ta bước theo các dấu chơn của Ngài, và khi chúng ta bước theo các dấu chơn Ngài, đời sống vinh quang của địa vị người Naxirê sẽ thuộc về chúng ta.
Trước khi chúng ta rời khởi chương 13, chúng ta hãy xét qua tư tưởng khác về mẹ của Samsôn. Bà đã mang lấy các bản chất thực của sự phân rẽ y như sự phân rẽ của Samsôn – một kiểu cách chứng nhân của Chúa chúng ta, là người phải tỏ ra sự phân rẽ thực hoặc họ không phải là chứng nhân thực của Ngài.
Điều đánh dấu dân sót tin kính của mọi thời đại là sự phân rẽ theo ý Đức Chúa Trời.
Sự xuất hiện của Thiên sứ Đức Giêhôva là sự xuất hiện của chính mình Đức Giêhôva. “Thiên sứ của Đức Giêhôva đáp rằng: Sao ngươi hỏi danh ta như vậy? Danh ấy lấy làm diệu kỳ" (13.18). Manôa dâng của lễ thiêu, nghĩa là đang nói về thập tự giá. Một người không thể đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà không làm gì với thập tự giá. Thế nhưng tư tưởng của một người không bị hạn chế đối với thập tự giá. Của lễ được dâng trên một hòn đá. Đấng Christ là Vầng Đá mà của lễ được đặt trên đó. Đó là Thân Vị của Ngài và việc làm của Ngài. "Và thiên sứ đã làm việc kỳ diệu..." Chúng ta biết lẽ mầu nhiệm của lời nói cùng với sự diệu kỳ đi chung với nhau. Chúng ta dám nói rằng danh của Ngài được nói ra trong câu 18 là Danh Diệu Kỳ đã truyền cho chúng ta trong Êsai 9.6. "Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng".
Nói thêm một chút nữa, "trong lúc ngọn lửa từ bàn thờ cất bay lên trên trời, thì thiên sứ của Đức Giêhôva cũng dâng lên theo trong ngọn lửa của bàn thờ" (câu 20). Ngài đã thăng lên – kiểu cách của sự sống lại và sự thăng thiên của Đấng Christ. Ngọn lửa chỉ về sự xét đoán của Đức Chúa Trời, nhưng ngọn lửa cũng tiêu biểu cho ngọn lửa thánh khiết của Đức Chúa Trời nồng nhiệt tán thưởng của lễ sau cùng, trọn vẹn của Đấng Christ vì cớ tội lỗi. Thân vị và công việc của Ngài không những bao gồm thập tự giá, mà còn bao gồm sự sống lại và sự thăng thiên nữa, và chúng ta phải rút tỉa sức lực từ Đấng Christ đã thăng thiên đó.
Người Philitin tìm cách làm lệch sự chú ý của chúng ta ra khỏi sự kỳ diệu của danh Đức Chúa Trời. Và sự kỳ diệu nầy của danh Ngài tựu trung quanh Thân Vị và công việc của Ngài. Nhưng chúng ta đừng bao giờ đánh mất ý thức công nhận Ngài đang hiện hữu và đang hành động thật diệu kỳ.
Vậy thì sự thắng hơn dân Philitin có thể kiếm được không? Thứ nhứt và trên hết, hãy công nhận chỗ đứng (địa vị) của chúng ta trong Đấng Christ và hành động theo địa vị đó trong sự đầu phục đối với Chúa và phân rẽ ra khỏi thế gian. Điều nầy sẽ kể cả lời tuyên xưng giả dối, trống không. Giống như hệ thống trần gian và tôn giáo di chuyển ngày càng xa đối với Đức Chúa Trời, chứng nhân thực của Đấng Christ phải bày tỏ ra đặc điểm của mình nhiều hơn nữa. Người sẽ trở thành một ngọn đèn sáng chiếu giữa bóng tối tăm quanh mình.
Trong phần trình bày yếu tố của lễ (câu 19-20), chương 13 nói về thập tự giá của Đấng Christ và những việc thuộc về trời. Khi được Đấng Christ và những việc thuộc về trời chiếm hữu, chúng ta sẽ không ngã lòng theo sự tối tăm ở quanh chúng ta (giống như Lót), nhưng chúng ta sẽ vui mừng (giống như Ápraham) khi biết rõ thế gian nầy không phải là quê hương của chúng ta. Chúng ta đang tìm một thành đời đời. Khi chúng ta bị chiếm hữu với những việc đời nầy, thì sự ngã lòng ụp đến.
Và thập tự giá là sự bảo đảm chắc chắn của mọi ơn phước thuộc linh khác. Trong công việc đã hoàn tất của Đấng Christ, chúng ta có mọi sự cần thiết cho chuyến hành trình của chúng ta ở đây và cho cõi đời đời nữa. Không có gì đủ trong Ađam đời nầy, là con người cũ của chúng ta, những gì chúng ta có trong Ađam; nhưng có đầy đủ trong Ađam sau cùng, là Đức Chúa Giêxu Christ. Nói thẳng ra, chúng ta không còn ở trong Ađam đầu tiên nữa. Thân thế của chúng ta với Đấng Christ đã được kết hiệp bằng địa vị ở trong Ngài. Chúng ta đang ở trong Đấng Christ, và chúng ta chết với thế gian, xác thịt (bổn tánh Ađam cũ của chúng ta), và ma quỉ, cũng như luật pháp. Đây là địa vị của chúng ta cho đến đời đời.
Thực ra, dù năng lực của bổn tánh Ađam cũ bị phá vỡ, chúng ta vẫn sống trong một thế giới gian ác, và vẫn còn bổn tánh cũ, xác thịt trong chúng ta. Điều khoản đã được cung ứng cho cung cách sống Cơ đốc bình thường, trong đó chúng ta không còn là nô lệ cho tội lỗi nữa. Tội lỗi không còn cai trị trong thân thể hay chết của chúng ta. Hành động theo địa vị của chúng ta, chúng ta cần phải kể (chấp nhận lẽ thật nói về địa vị của chúng ta trong Đấng Christ bởi đức tin, Roma 6.11), rồi đầu phục hay đem thân thể chúng ta dâng làm của lễ sống cho Đức Chúa Trời, Roma 6; 12.1. Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta sẽ điều khiển chúng ta tạo ra sự thánh khiết và tấn tới trong ân điển khi chúng ta mỗi ngày đem bản thân mình đầu phục Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta vẫn có bổn tánh cũ cần phải xử lý với. Đó là kẻ thù ở bên trong. Như với người Philitin, chúng ta không đánh giá thấp con người cũ đó. "Tôi" là kẻ thù tệ hại nhất của chính tôi.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét