Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Roma 12.1-2: "MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG"



Roma 12.1-2

MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG

Chúng ta đang nói về sự thờ phượng.
Thờ phượng còn hơn cả việc ca hát trong mấy phút vào Sáng nhựt.
Thờ phượng còn hơn cả một hay hai buổi nhóm tại nhà thờ.
Thờ phượng còn hơn cả phát sinh sự ngợi khen Đức Chúa Trời.

Thờ phượng đáng phải là một phương thức sống.
Mọi sự tôi làm đáng phải là một hành động thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời của tôi.

Côlôse 3.17 – “Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhơn danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”

Thường thì người ta sống theo đạo Cơ đốc vì những gì họ nhận lãnh từ đạo ấy. Người ta nhận lãnh nhiều thứ mà họ nghĩ là “chính sách bảo hiểm chống lại địa ngục”.
Người ta thường đến với nhà thờ vì mọi điều mà họ có thể nhận lãnh.
Người ta đánh giá một nhà thờ qua ca đoàn, âm nhạc đặc biệt, những người hướng dẫn chương trình, hay nhà truyền đạo hay dở thể nào!?!
Người ta biến việc được phước thành mục tiêu chính của sự thờ phượng.
Và một trong những lời cáo lỗi lui khỏi nhà thờ là: “Tôi chẳng nhận được gì từ nhà thờ đó”.

Tôi gợi ý cho quí vị: là một nguồn phước cho Đức Chúa Trời chính là mục tiêu hàng đầu trong Hội Thánh. Trở thành một nguồn phước cho nhiều người khác đáng phải là mục tiêu thứ hai của quí vị.

Tôi muốn chia sẻ “Một đời sống thờ phượng” với quí vị sáng nay. Đây là một chuổi tư tưởng liên tục của chúng ta từ tuần rồi. Tuần rồi chúng ta đã xem qua mấy câu Kinh Thánh trước Roma 12.1-2.

Phần kết luận của chúng ta là chỉ có Đức Chúa Trời mới đáng được thờ phượng.

Phaolô tiếp tục tư tưởng của ông trong chương 11 với từ “vậy” khi bắt đầu chương 12.
“Vậy”, nghĩa là, vì các thuộc tính của Đức Chúa Trời, vì khả năng của Đức Chúa Trời, vì sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời.

Phaolô đang truyền đạt cho những người thành Roma theo cung cách thật mềm mại. Và hãy chú ý từ ông kêu gọi họ – “HỠI ANH EM!”
Phaolô đang nói với những Cơ đốc nhân đã được sanh lại, những người đã đặt đức tin của họ nơi Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ.

Đừng tưởng quí vị là một của lễ sống sẽ đưa quí vị vào thiên đàng nhé! Chính đức tin nơi của lễ mà Đức Chúa Giêxu Christ đã dâng rồi vì tội lỗi của quí vị sẽ đưa quí vị vào trong thiên đàng.

Phaolô đang nói rằng đời sống chúng ta phải là những đời sống thờ phượng vì cớ những sự thương xót của Đức Chúa Trời, những điều đó đã được liệt kê ra trong Roma 1-11

Vì sự thương xót của Đức Chúa Trời trong việc sai phái Con Ngài đến chịu chết thay cho chúng ta
Vì sự thương xót của Đức Chúa Trời trong việc tha thứ cho chúng ta
Vì sự thương xót của Đức Chúa Trời xưng công bình cho chúng ta hay tuyên bố chúng ta là công bình
Vì sự thương xót của Đức Chúa Trời trong việc vùa giúp chúng ta sống đời sống Cơ đốc
Vì sự thương xót của Đức Chúa Trời trong việc khiến cho chúng ta đáng “được tiếp nhận trong Con yêu dấu”
Vì hết thảy những sự thương xót nầy, và nhiều nữa, chúng ta được khẩn khoản, chúng ta được khích lệ, chúng ta được kêu gọi phải tham gia vào một đời sống thờ phượng.

MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ ĐỜI SỐNG BIẾT ĐÁP ỨNG
Roma 12.1 – “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”.

Vai trò chính trong sự thờ thờ phượng của người Do thái trong Cựu ước là vai trò dâng của lễ.
Trong đền thờ, một con sinh được dâng lên Đức Chúa Trời cả buổi sáng và buổi chiều của từng ngày. Và bên cạnh các của dâng nầy còn có nhiều của lễ khác được dâng lên nữa, đặc biệt trong những ngày thánh.

Khi một người Do thái đến với Đức Chúa Trời đặng thờ phượng, người ấy phải đem theo một của lễ. Các của lễ thường được dâng lên như một sự chuộc lấy tội lỗi.
Của lễ trong Cựu ước là những hình ảnh và bao che tạm thời cho tội lỗi cho tới chừng nào của lễ cho tội lỗi đã được dâng lên tại thập tự giá ở đồi Gôgôtha.

Vì sự hy sinh của Đấng Christ cho tội lỗi, dâng các loài vật làm của lễ không còn cần thiết nữa.
Hêbơrơ 10.14 – “Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời”.

Đức Chúa Trời không cần tới một của dâng chết nữa.
Nhưng khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, chúng ta phải dâng cho Ngài một của lễ sống. Của lễ sống đó là chính thân thể của chúng ta đem đầu phục Ngài phát xuất từ nhận thức rõ mọi điều mà Ngài đã làm ra. I Côrinhtô 6.19-20

Thân thể của quí vị là đền thờ của Đức Chúa Trời, của Đức Thánh Linh.
Qua sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá, thân thể của quí vị đã được mua lấy rồi. Quí vị không còn thuộc về chính mình nữa.
Khi quí vị dâng thân thể mình làm của lễ sống, quí vị đang dâng đời sống mình một lần đủ cả, và rồi mỗi ngày cho Đức Chúa Trời của quí vị.

Của lễ nầy phải là của lễ “thánh”.

Điều chi là thánh được biệt riêng ra khỏi tội lỗi.
Điều chi là thánh được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời.

Khi người Do thái dâng một của lễ cho Đức Chúa Trời, của lễ ấy phải được trọn vẹn, không có tì vít chi hết.
Khi người Do thái dâng một của lễ cho Đức Chúa Trời, của lễ ấy phải là thứ tốt nhứt mà họ có, không phải là thứ thừa thải.
Khi người Do thái dâng một của lễ, của lễ ấy đáng phải được Đức Chúa Trời tiếp nhận.

Thực ra, khi người Do thái dâng của lễ không phải là thứ tốt nhứt, Đức Chúa Trời không ưa thích của lễ đó. Malachi 1.8

Các thứ của lễ chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời phải là thánh và đáng được Đức Chúa Trời tiếp nhận. Và sau khi tra xét mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm cho quí vị, trở thành một của lễ sống là việc hợp lý phải làm. Là một hành động thờ phượng ở trước mặt Ngài.
Khi chúng ta là của lễ sống, như thế có nghĩa là chúng ta đang chết.
Cái chết mà chúng ta đang chết là chết bản ngã.
Và đấy đúng là những gì Chúa Giêxu muốn chúng ta phải lo làm. Luca 9.23-24

Và khi chúng ta chết bản ngã mình, chúng ta đang để cho Đấng Christ nhờ Thánh Linh Ngài mà sống qua chúng ta. Galati 2.20

Vậy tôi phải nói sao với Đức Chúa Trời khi tôi, là một Cơ đốc nhân, dâng thân thể tôi cho Ngài làm một của lễ sống chứ? Tôi phải nói đại loại như sau.

Lạy Chúa, đây là trí óc con, xin dạy con biết suy nghĩ theo ý Ngài muốn.
Đây là trái tim của con, nguyện nó chỉ đập cho Ngài mà thôi.
Đây là đôi mắt của con, nguyện chúng sẽ nhìn thấy những gì Ngài muốn con phải nhìn thấy.
Đây là lỗ tai của con để nghe theo những gì Ngài muốn con phải nghe.
Đây là môi miệng của con để nói thay cho Ngài, để nói năng và ca hát ngợi khen Ngài.
Đây là hai cánh tay của con để vòng ôm lấy tha nhân trong tình yêu thương.
Đây là hai bàn tay của con để hầu việc Ngài trong sự làm lành.
Đây là hai đầu gối của con để quì xuống cầu nguyện và tôn kính Ngài.
Đây là hai chơn của con, để đứng cách ngay thẳng trong thế gian nầy.
Đây là hai bàn chơn của con để đi bất cứ đâu Ngài muốn con đi.
Quí bạn tôi ơi, quí vị không thể thờ phượng Đức Chúa Trời cách thực sự trừ phi quí vị thực sự đầu phục Đức Chúa Trời.
MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ ĐỜI SỐNG ĐÃ ĐƯỢC LÀM NÊN MỚI
Roma 12.2 – “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bước sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.
Đường lối suy tưởng của thế gian không giống như đường lối suy tưởng của Đức Chúa Trời.
Thế gian dạy chúng ta phải tìm cách sao cho mình là Số 1. Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải yêu kẻ lân cận như mình và phải hết lòng, hết linh hồn và hết ý mà kính mến Đức Chúa Trời.
Thế gian dạy chúng ta phải làm theo điều chi cảm thấy là tốt lành. Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải làm điều chi là đúng đắn.
Thế gian dạy chúng ta phải trả đủa, Đức Chúa Trời bảo phải đưa luôn má bên kia.
Thế gian dạy chúng ta phải lo làm giàu. Đức Chúa Trời bảo phải chia sẻ sự giàu có mình cho người khác.
Thế gian dạy chúng ta có nhiều cách để lên thiên đàng. Đức Chúa Trời bảo chỉ có một con đường để đến thiên đàng mà thôi.

Hệ thống của thế gian rất mạnh mẽ đến nỗi thật là dễ cho chúng ta là Cơ đốc nhân suy nghĩ theo đường lối thế gian suy nghĩ và làm theo đường lối thế gian đang sống.
Thay vì hướng theo thế giới cũ xưa nầy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải được đổi mới. Ngài muốn chúng ta phải nếm trải sự biến đổi.

Biến hoá có nghĩa là “được đổi thành một hình thái khác”.
Đây là điều xảy ra khi một con nòng nọc trở thành ếch và con sâu trở thành bướm.

Chúng ta sẽ thôi không để cho thế gian ép chúng ta trong khuôn của nó khi chúng ta để cho Đức Chúa Trời làm thay đổi suy tưởng của chúng ta.
Vì vậy, lý trí của chúng ta sẽ được biến hoá như thế nào?

Làm ơn mở ra II Côrinhtô 3.18
“Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh”.

Gương là một tấm kính.
Có bao giờ quí vị thấy mình trong gương, dành thì giờ nhìn xem các nếp nhăn, mấy cái mụn, và/hay tóc bạc chưa? Có bao giờ quí vị chăm chú nhìn xem mình chưa?

Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn vào một tấm gương khác.
Ngài không muốn chúng ta phải nhìn vào một tấm gương để thấy mặt mình.
Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn vào một tấm gương để nhìn xem Ngài và Con Ngài rồi được biến đổi bởi cái nhìn đó.
Ngài muốn chúng ta phải nhìn vào Lời Đức Chúa Trời, Lời ấy giống như một tấm gương.
Tôi càng nhìn vào Lời Đức Chúa Trời, tôi càng nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa Giêxu.
Tôi càng nhìn xem sự vinh hiển của Chúa Giêxu, tôi càng trở nên giống như Ngài.
Đây sẽ là một sự thay đổi tiệm tiến, từ “vinh hiển qua vinh hiển”.
Đây sẽ là một sự thay đổi do Thánh Linh Đức Chúa Trời tạo ra.

Thánh Linh của Đức Chúa Trời sử dụng Lời Đức Chúa Trời để thay đổi chúng ta. Thi thiên 119.11, 80
Chỉ có Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới thực sự làm thay đổi chúng ta khi chúng ta sống một đời sống thờ phượng, một đời sống chịu đáp ứng theo Ngài và trở thành một của lễ sống, và là một đời sống đã được biến đổi bởi sự biến hoá của tâm thần.

Một sự biến hoá như thế bởi Lời Đức Chúa Trời đòi hỏi kỷ luật.
Có kỷ luật trong sự cố gắng học hỏi khi Lời Đức Chúa Trời được dạy dỗ hay được rao giảng.
Có kỷ luật trong việc học thuộc lòng và suy gẫm Lời Đức Chúa Trời.
Có kỷ luật trong sự nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân. Có nghĩa là chúng ta tự mình dành thì giờ với Ngôi Lời. II Timôthê 2.15

MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ MỘT ĐỜI SỐNG KIÊN QUYẾT
Roma 12.2 - …“để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”.

Một đời sống thờ phượng đòi hỏi kỷ luật.
Kỷ luật là đáp ứng theo sự kêu gọi trở thành một của lễ sống mỗi ngày
Kỷ luật là có tâm thần mình được đổi mới qua sự chúng ta xem xét Lời của Đức Chúa Trời

Từ khác nói tới kỷ luật là kiên quyết.
Vì tôi nhận thức được mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm trong đời sống tôi, tôi phải kiên quyết chứng tỏ trong tôi, điều chi là ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.

Quì vị có nhận như thế chăng?
Ý muốn của Đức Chúa Trời là tốt lành.
Ý muốn của Đức Chúa Trời là đẹp lòng.
Ý muốn của Đức Chúa Trời là trọn vẹn.
Nếu quí vị tin như thế, quí vị phải kiên quyết chứng tỏ sự thực ấy trong đời sống của quí vị.

Thờ phượng đáng phải là một phương thức sống cho quí vị trong vai trò Cơ đốc nhân.

MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ ĐỜI SỐNG BIẾT ĐÁP ỨNG
MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ ĐỜI SỐNG ĐƯỢC LÀM NÊN MỚI
MỘT ĐỜI SỐNG THỜ PHƯỢNG LÀ ĐỜI SỐNG KIÊN QUYẾT
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét