Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Philêmôn 1: "Tha Thứ"



THA THỨ
Philêmôn 1


Đề tài: Tha thứ là nền tảng cho sự phục hồi từng mối quan hệ!
PHẦN GIỚI THIỆU:
MINH HỌA: THỐNG KÊ - Mùa lễ có thể là một thời điểm tốt để tha thứ cho người khác, nhưng chẳng có ai rộng mở đối với quan niệm nầy, một nghiên cứu của Trường Đại Học Michigan, Khoa Nghiên Cứu Xã Hội về 1.423 người ở độ tuổi trưởng thành. Chỉ hơn phân nửa (52%) đã tha thứ cho người khác về các quá phạm của họ trong quá khứ. Ba phần tư tin họ đã được Đức Chúa Trời tha thứ vì lầm lỗi của họ. Bốn mươi ba phần trăm đến gặp người khác xin tha thứ. Tha thứ cho bản thân dường như là dễ hơn: 60% tự đặt mình ra ngoài lề. Giới phụ nữ dễ tha thứ hơn cánh đờn ông, và những người thuộc lứa tuổi trung niên và những người lớn tuổi hơn dễ tha thứ hơn lớp người trẻ. Những nhà nghiên cứu nói tha thứ là phương thuốc giải cho cơn giận, nhưng họ cũng thấy rằng cầu xin sự tha thứ có thể làm dấy lên những cấp độ căng thẳng.
Trích dẫn: Tờ USA Today (12/12/2001) Van Morris.
Thường thì chúng ta dễ tha thứ cho bản thân mình, nhưng thấy khó mà có được tinh thần tha thứ cho người khác.
Nhiều người ngày nay không thể sống một đời sống vui mừng và bình an vì có sự cay đắng trong tấm lòng của họ đối cùng ai đó.
MINH HOẠ: Tôi có đọc một tấm biển mới đây ghi là: “Cay đắng giống như đưa cho mình thuốc độc rồi chờ cho người khác ngã chết”. Cay đắng chỉ làm tổn thương chúng ta và làm cho vấn đề ra tệ hại hơn mà thôi.
Trong câu chuyện của chúng ta sáng nay, chúng ta thấy một tên nô lệ đã bỏ trốn, hắn đã đến với Phaolô. Đổi lại, Phaolô viết một lá thơ cố gắng thuyết phục người chủ nô tha thứ cho tên đầy tớ và nhận lấy hắn trở lại, không phải như một nô lệ nữa, mà như một anh em trong Đấng Christ.
Câu gốc: Philêmôn 1.15-16: “Vả, có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi mãi, không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa”.
Phần đáng kinh ngạc trong câu chuyện nầy: ấy là Phaolô đã viết lá thơ nầy, lúc bấy giờ ông đang ở trong tù. Ông hiện là một người đã đứng tuổi rồi. Chúng ta không có một bức thư do Phaolô viết với lẽ đạo ghi lại lại các lời than vản của Phaolô. Mà thay vào đó, chúng ta có một bức thơ viết từ trong tù với lẽ đạo vui mừng – thơ Philíp, và một bức thơ khích lệ người chủ tha thứ cho tên nô lệ – thơ Philêmôn…hai trong số các thơ tín của Phaolô.
I. THA THỨ CÔNG NHẬN SỰ BAN CHO TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ (CÁC CÂU 10-12).
Châm ngôn 20.22: “Chớ nói: Ta sẽ trả ác. Hãy chờ đợi Đức Giêhôva, Ngài sẽ cứu rỗi con”.
Thi thiên 133.1: “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay!”
Philêmôn, là một tín hữu giàu có, đã thất bại không nhận biết tầm quan trọng của con người. Ông chỉ lo nhắm vào những việc vật chất mà ông đã quên đi chính Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho ông những thứ của cải vật chất nầy.
II. THA THỨ ĐÒI HỎI PHẢI TRÌNH SỔ THẬT THANH SẠCH (các câu 17-19).
Mác 11.26: “[Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi]”.
MINH HỌA: Leonardo DaVinci - Câu chuyện kể lại rằng khi hoạ sĩ Leonardo DaVinci đang vẽ Bức Tiệc Thánh, ông đã có một sự cải vả dữ dội với một hoạ sĩ khác. DaVinci đã nghĩ tới một cách để hạ người bạn nầy. Ông vạch ra một kế hoạch quanh co. Ông quyết định vẽ gương mặt kẻ thù của ông vào chỗ gương mặt của Giuđa Íchcariốt cho hắn biết tay. Và ông đã làm y như dự định. Khi dân chúng đến xem quá trình vẽ tranh của ông, họ lập tức biết ngay “Giuđa” là ai liền. DaVinci nghĩ: “Hay lắm. Ta đã chỉ ra hắn”. Khi ông tiếp tục công việc của mình trong việc hoạ Đấng Christ cùng các môn đồ Ngài, sau cùng ông đến với gương mặt người mà ông đã cứu vớt, ông vẽ vào chỗ gương mặt của Chúa Giêxu. Nhưng ông lại không thể vẽ được. Ông bối rối lắm khi nhận biết ông đã vẽ gương mặt kẻ thù mình vào gương mặt của Giuđa Íchcariốt. Ông nhận ra sự cay đắng và thù hận đã giữ ông không thể vẽ được gương mặt của Đấng Christ. Vì thế ông quay trở lại với hình ảnh Giuđa rồi vẽ một gương mặt người ám thế vào. Nhờ đó ông mới vẽ được gương mặt của Đấng Christ. Không chịu tha thứ là căn bịnh ung thư của linh hồn – (Greg Laurie).
Phaolô muốn Philêmôn nhận lại Ônêsim như thể ông tiếp lấy Phaolô vậy. Chúng ta không thể hầu việc Đức Chúa Trời có hiệu quả nếu có các mối quan hệ trong đời sống chúng ta đang cần được phục hồi lại.
Mathiơ 5.24: “thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ”.
III. THA THỨ PHỤC HỒI SỰ VUI MỪNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ (CÁC CÂU 20-22).
MINH HỌA: RỬA ĐĨA – Một cậu bé 12 tuổi tình cờ giết chết một con ngỗng con trong gia đình bầy ngỗng khi ném một cục đá. Hình dung bố mẹ mình để ý thấy thiếu mất một con trong bầy, nó bèn đem chôn con ngỗng kia. Thế nhưng chị của nó gọi nó đến rồi nói: “Chị đã nhìn thấy những điều em làm rồi. Nếu em không chịu rửa mấy cái đĩa tối nay, chị sẽ mách mẹ cho xem”. Cậu bé đầy lòng sợ hãi bắt buộc phải lo rửa mấy cái đĩa. Sau đó, nó đã làm cho chị nó phải kinh ngạc khi nói cho chị nó biết đấy là phần của chị nó. Khi chị nó bình tỉnh nhắc cho nó nhớ những gì chị nó sẽ làm, nó đáp: “Em đã nói cho Mẹ biết rồi, và mẹ đã tha thứ cho em. Bây giờ chị rửa mấy cái đĩa. Em lại được tự do đấy nhé!” Quí vị có bỏ gánh nặng tội lỗi xuống hay chưa? Hãy xưng nó ra rồi hãy nếm lại sự tự do của ân điển Đức Chúa Trời! – Tấn sĩ David Sylvester.
Có ba chiều kích trong sự tha thứ:
A. Từ Trời đến Người – vì thất bại của con người
Côlôse 1.14 : “trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội”.
B. Từ Người đến Người – vì những quá phạm mà chúng ta phạm cùng người khác
Galati 6.1: “Hỡi anh em, vì bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Chúa Trời, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chẳng”.
Êphêsô 4.32: “Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
C. Từ Người đến Chính Mình Ngài – vì sự thiếu đức tin của Người nên Đức Chúa Trời đã hay sẽ tha thứ cho Người.
1 Giăng 1.9: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
MINH HỌA: Người đưa thư theo lộ trình mới và cố gắng làm quen với công việc của mỗi ngày. Ở cỗng thành là một người – trông giống gã chăn chiên người Đức rất tự chủ. Khi người đưa thư đến gần hộp thư, con chó nhảy cao lên khoảng 20 feet, rồi quay chính trở lại nơi cỗng, và ngồi xuống. Người chủ bước ra cửa để kiểm tra lại sự lộn xộn. Người đưa thư hỏi với sự kinh ngạc: “Tại sao nó lại làm như thế chứ?” Người chủ đáp: “Ồ, chúng tôi đã cỡi xích cho nó ngày hôm qua và nó chưa nhận biết điều đó”. Và một số người trong chúng ta cũng vậy đấy! Đấng Christ đã cởi bỏ xiềng xích tội lỗi bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá. Nhưng nhiều người trong chúng ta không sống giống với sự nhận biết đó. Ngài đã buông tha chúng ta được tự do. (Tấn sĩ Stan Coffey).
PHẦN KẾT LUẬN:
I Phierơ 3.8: “Rốt lại, hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương xót và tình yêu anh em, có lòng nhơn từ và đức khiêm nhường”.
Khi sự tha thứ là ban cho, nó làm thay đổi
1/ - mục đích của quí vị (câu 11)
2/ - mối tương giao (câu 16) và
3/ - địa vị của quí vị (câu 18)
MINH HOẠ: Câu chuyện nói về Paul Stephens - Khi tôi đến tại Eddyville cách đây vài tuần, tôi có nghe nói về Paul Stevens. Con gái của Paul Stevens bị người hàng xóm đâm chết ở Evansville, Indiana, cách đây mấy năm. Paul Stevens đã mất gần mười năm đau khổ khi nhớ tới cái chết của con gái mình.
Một năm sau, các ký ức cho thấy khó mà mang nổi nên Stevens đã dời gia đình mình ra khỏi Evansville đến một ngôi nhà mới gần Dawson Springs, Kentucky. Kẻ giết con gái của ông đã được thả tự do sau 7 năm sống ở đàng sau các chấn song sắt. Lòng thù hận của Stevens đã vặn cong thái độ bực dọc của ông, Stevens nói: “Ngay lúc nầy tôi muốn nhìn thấy thằng đó chết”.
Đến năm 1978, 9 năm sau vụ giết người, Stevens thử làm một việc rất cơ bản. Ở một buổi trao đổi về tôn giáo, sau cùng ông nhận ra rằng thái độ thù hận của mình không thể làm cho đứa con gái sống lại. Ông thề thắng hơn thảm cảnh và dâng thì giờ mình làm việc với một số nạn nhân của bạo lực. Kể từ đó, Stevens đã để ra hai ngày mỗi tuần làm việc như một nhà tư vấn và mục sư phụ tá trong nhà tù an ninh tối đa. Ông đã đến để kêu gọi một số trong 29 tù phạm là bạn hữu của mình.
Tôi có gặp một trong số tù nhân nầy, ông ta nói rằng chưa có ai dẫn ông ta đến với Đấng Christ, trừ phi người nầy, là người có lòng thương xót hiểu biết. Stevens nói đối đãi với các tù phạm bạo lực như những con người đã giúp cho ông mất đi lòng hằn thù và khiến cho ông trở thành một người hạnh phúc hơn. (Trích “Releasing Resentment”, Robert Russell).
Nếu ông ta có thể tha thứ như vậy, quí vị cũng có thể tha thứ cho kẻ làm tổn thương quí vị.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét