Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

ĐỒN LŨY THANH SẠCH



ĐỒN LŨY THANH SẠCH
Khi quí vị nghĩ tới sự thanh sạch, quí vị nghĩ tới điều gì nào? Thanh sạch có lẽ là một từ ngữ đã mất đi một ít sắc bén của nó trong một xã hội bị xem là bất khiết. Đức Chúa Trời ao ước một đời sống, một tấm lòng, và một lý trí bên trong thanh sạch. Ngài ao ước đời sống ấy trở thành một đồn lũy giữ chúng ta ở giữa cơn giông tố.
Nahum 1.7: “Đức Giêhôva là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài".
Thắc mắc: Phải chăng Đức Chúa Trời hiện hữu là vì chúng ta?
Phải chăng Đức Chúa Trời hiện hữu là vì chúng ta? Làm sao chúng ta biết được? Ngài phán như thế trong Lời của Ngài!
Roma 8.31b: “Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?”
Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời hiện hữu là vì chúng ta! Chúng ta biết Đức Chúa Trời hiện hữu ở nơi chúng ta sinh sống, Ngài khuyến khích chúng ta làm theo Lời của Ngài và sự quan phòng của Ngài muốn đánh trận đức tin tốt lành . . .để ban cho một đời sống thanh sạch. Thậm chí người thế gian cười nhạo nơi tư tưởng thanh sạch mà Đức Chúa Trời vốn ao ước có nó trong đời sống của chúng ta.
Khi tôi bắt đầu bàn bạc về thắc mắc nầy trong tâm trí mình, thì bị thắc mắc nầy chất vấn: "Phải chăng Đức Chúa Trời hiện hữu trong mọi sự xảy có trong đời sống của tôi”.
Đức Chúa Trời hiện hữu là vì tôi, nhưng Ngài có hiện hữu trong mọi sự xảy có trong đời sống tôi tối nay không? Ngài ao ước có một đồn lũy thanh sạch.
Châm ngôn 16.2: “Các đường lối của người đều là trong sạch theo mắt mình; song Đức Giêhôva cân nhắc cái lòng”.
Quí vị và tôi xem xét lại đời sống mình rồi hãy suy gẫm “Đức Chúa Trời hiện hữu là vì tôi”! Tôi có thể làm điều chi tôi muốn! Nhưng thắc mắc đang có ở trước mặt chúng ta. . . Phải chăng Đức Chúa Trời hiện hữu trong mọi sự xảy có trong đời sống của chúng ta? Đức Chúa Trời đã định mức trọng lượng trên cán cân những điều mà chúng ta cố ý đặt để trong đời sống của chúng ta, dù tốt hay xấu. Ngài bước ra để xem coi chúng tốt hay xấu!?! Với rất nhiều sự bất khiết đặt trước mặt chúng ta, chúng ta có khuynh hướng vòng tay ôm lấy sự bất khiết vì chúng ta đang tranh chiến với bổn tánh cũ kia.
Nhưng Đức Chúa Trời đang hiện hữu vì chúng ta! Và với bổn tánh mới của Ngài đem đặt bên trong chúng ta, Ngài cung ứng cho chúng ta quyền phép qua Đức Thánh Linh trổi hơn những sự bất khiết của đời nầy rồi sống một đời sống thanh sạch, một đồn lũy trong đời sống của chúng ta.
Đức Chúa Trời sẽ không để cho chúng ta ẩn náu/yên nghĩ trong đồn lũy của Ngài với bổn tánh cũ của chúng ta. Ngài không cố quyết trong việc bỏ chúng ta lại một mình với bổn tánh xác thịt cũ của chúng ta.
Francis Franigpane nói: "Chắc chắn có nhiều phương diện trong đời sống chúng ta không những nằm ở bên ngoài sự bảo hộ thiêng liêng, nhưng chính mình Đức Chúa Trời đang tìm cách hủy diệt nó".
Phải chăng quí vị tin rằng có những việc trong đời sống chúng ta mà Đức Chúa Trời phán: “Không, không, đấy không phải là điều để ngươi sẽ được làm con cái của Ta đâu! Ta bước ra đây không phải để tiêu diệt ngươi, mà tiêu diệt những điều bất khiết để ngươi có thể yên nghĩ trong đồn lũy của ta”.
Giăng 15.1-2: "Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn”.
Đức Chúa Trời bước ra để tỉa sửa/cắt bỏ những điều không phù hợp với đời sống của chúng ta. Tôi phải nhìn nhận tôi thích câu Kinh thánh nói về Đức Chúa Trời đang chúc phước cho tôi, mặt Ngài chiếu sáng trên tôi và ban ơn rời rộng cho tôi. Nhưng tôi không quan tâm tới mấy câu nầy, chúng nói Đức Chúa Trời muốn cắt đứt khỏi tôi . . . thậm chí là vì ích cho tôi nữa.
Sự thật là Đức Chúa Trời hiện hữu là vì chúng ta, song không phải vì mọi sự đang xảy có trong đời sống của chúng ta. Đức Chúa Trời tỉa sửa để cho trái kết quả tốt trong đời sống của chúng ta. Chúng ta hiểu tiến trình tỉa sửa . . . trái tốt hơn, thấy được bằng mắt thường. Và một trong những trái đó tôi tin là sự thanh sạch.
Thanh sạch = tẩy rửa ... một sự thanh tẩy
Đức Chúa Trời muốn thực hiện một sự thanh tẩy nơi chúng ta. Ngài muốn chúng ta bước vào đồn lũy thanh sạch, nhưng Ngài sẽ không để cho chúng ta yên nghĩ cho tới chừng nào Ngài xử lý xong mọi bất khiết trong đời sống chúng ta. Ngài muốn thanh sạch phải trở thành một thực tại trong đời sống của chúng ta.
Sách Giacơ ghi lại bốn lãnh vực cần phải luyện lọc, thanh tẩy.
1. THANH SẠCH TRONG LỜI CẦU NGUYỆN
Qua giọng nói của Gióp, chúng ta hiểu hết thảy chúng ta đều đang đối diện với những khó khăn trong cuộc sống nầy. Mặt nầy, Gióp tiêu biểu cho chúng ta và mặt kia tiêu biểu cho đồn lũy thanh sạch khi ông xử lý với các nan đề của mình.
Gióp 16.17: “Mặc dầu tại trong tay tôi không có sự hung dữ, và lời cầu nguyện tôi vốn tinh sạch”.
Mặc dù tôi đối diện với nhiều nỗi khó khăn, chúng không làm cho những lời cầu nguyện của tôi ra bất khiết. Thật là thú vị thay! Chúng ta thường cầu nguyện trong những lúc khó khăn như thế nào? “Đức Chúa Trời sẽ đem tôi ra khỏi khó khăn nầy!” “Lạy Chúa, con không xứng đáng với sự nầy!” Nếu chúng ta nhận lãnh sự nhơn từ, chúng ta cũng sẽ nhận lãnh nghịch cảnh.
Có một dòng nghe rất hay trong lời cầu nguyện của chúng ta, ấy là lấy Đức Chúa Trời làm trọng tâm và lấy cái tôi làm trung tâm. Khi mẹ tôi hấp hối, tôi giáp mặt với dòng ấy và đã ích kỷ cầu nguyện . . . “Đức Chúa Trời không cất bỏ người cổ vũ quan trọng nhất chức vụ của tôi! Đức Chúa Trời không cất bỏ người đã dạy cho tôi biết Kinh thánh. Xin đừng cất mẹ tôi đi!” Trong một đêm chiến đấu nhiều, tôi đã cầu nguyện ở nhà thờ của bịnh viện, không thực sự nhìn biết mình đang xin cái gì nữa, tôi nghe lòng mình thổn thức: “Ôi Chúa, Ngài là Đấng cổ vũ quan trọng nhất chức vụ của con. Ôi Chúa, Ngài là Đấng dạy cho con biết Lời của Ngài. Ôi Chúa, xin thương xót sự sống của mẹ con và làm cho sự đau khổ của bà được nhẹ đi”.
Giacơ 4.3: “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình”.
Dù chúng ta có muốn đối diện với hoàn cảnh ấy hay không, phần nhiều lời cầu nguyện của chúng ta đều bất khiết vì chúng ta cầu nguyện quá ích kỷ. Lẽ ra chúng ta phải cầu nguyện xin Nước Đức Chúa Trời đến với tôi, cảm động tôi hơn là Nước Đức Chúa Trời cảm động mình. Còn Chúa Giêxu đã cầu nguyện trong vườn xin ý Cha được nên. Ngài dạy chúng ta nên cầu nguyện để ý chỉ của Đức Chúa Trời được nên trên đất, cũng như ở trên trời.
Những lời cầu nguyện của chúng ta cần phải đầy dẫy với những động lực thanh sạch tìm cách xin Đức Chúa Trời cảm thúc trong đời sống của chúng ta với một lượng thật lớn lao. Khi những lời cầu nguyện của chúng ta thanh sạch, chúng ta bước vào một đồn lũy mà chẳng một điều ác nào có thể xen vào. Có một chỗ yên nghỉ khi chúng ta cầu nguyện thanh sạch. Đức Chúa Trời muốn thanh tẩy mọi lời cầu xin của chúng ta.
2. THANH SẠCH TRONG LỜI NÓI
Châm ngôn 15.26: “Các mưu ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; song lời thanh sạch đẹp lòng Ngài”.
Lời nói của chúng ta có sức tác động rất mạnh. Chúng ta đã đọc và đã sống theo những truyện tích dân gian thuật lại những việc làm có ảnh hưởng trong một thời gian hoặc trọn cả một đời. Tôi nguyện rằng chúng ta không phải là những người nói ra những lời nói vô ý và gây hại đó. Có thể một số lời nói có hại quan trọng hơn những lời nói được thốt ra đầy dẫy với sự tử tế và nhơn từ.
Giacơ 3.2: “Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình”.
Giacơ 3.9-10: “Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Đồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy”.
Chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể chế ngự được cái lưỡi!
Những bất khiết trong lời nói của chúng ta. Quí vị có nói ra những điều trong tuần qua, quí vị ao ước muốn thu hồi chúng lại . . . có lẽ giận dữ, ghen ghét, kích thích, quấy rối mà chúng ta cáu kỉnh rồi nói ra những điều mà chúng ta ao ước muốn thu hồi trở lại.
Steven Covey kể lại câu chuyện rất hay. Những lời lẽ mạnh mẽ được nói ra trong cơn giận hoặc trong lúc thất vọng bị xem là muốn thu hồi lại. Nếu chúng ta không cẩn thận chúng ta sẽ phải lâm vào cảnh đau buồn.
Chúng ta đột ngột, chúng ta nói ra, rồi chúng ta cảm thấy phạm lỗi, chúng ta muốn nói xin lỗi, thế nhưng sự thiệt hại đã có rồi. Tôi không nghĩ chúng ta thực sự hiểu rõ quyền lực của cái lưỡi hoặc chúng ta sẽ canh chừng nó. Chúng ta sẽ chậm nói và mau nghe (Giacơ 1.19).
Châm ngôn 6.16-19: “Có sáu điều Đức Giêhôva ghét, và bảy điều Ngài lấy làm gớm ghiếc: Con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá, Tay làm đổ huyết vô tội Lòng toan những mưu ác, Chơn vội vàng chạy đến sự dữ, Kẻ làm chứng gian và nói điều dối, Cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em”.
Ba trong bảy điều nầy có sử dụng lời nói. . . lưỡi dối trá . . . làm chứng gian và nói điều dối . . . sự gớm ghiếc thứ bảy ... gieo sự tranh cạnh .
Đức Chúa Trời đang mong muốn thực thi một sự thanh tẩy, một việc làm sạch trong khi tẩy rửa cái lưỡi của chúng ta.
3. THANH SẠCH TRONG TƯ TƯỞNG
Đức Chúa Trời muốn làm việc trên tâm trí của chúng ta tối nay. Đôi khi chúng ta không nói ra những gì chúng ta đang suy tưởng. Có bao nhiêu lần quí vị khởi sự nói ra một việc và quí vị nói: “Không, tôi không có ý nói như vậy”. Rồi có ai đó đáp: “Ông nên nói ra chính cái điều mà ông suy nghĩ đó”. Đừng rơi vào cái bẫy ấy! Hãy bước tới và nín lặng đi! Hãy ngợi khen Chúa, chúng ta không nói ra việc mà chúng ta đang suy nghĩ.
Giacơ 1.5-8: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó. Người như thế chớ nên tưởng mình lãnh được vật chi từ nơi Chúa: ấy là một người phân tâm, phàm làm việc gì đều không định”.
Đôi lúc chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời một việc gì đó và rồi nghi ngờ khả năng của Đức Chúa Trời không biết có làm được điều đó hay không!?! Suy nghĩ như thế dẫn tới một đời sống không kiên định. Đức Chúa Trời đang tìm cách cắt bỏ “lối suy nghĩ không dứt khoát”. . . phân tâm, và những điều nghi ngại đang có mặt ở đó.
Tôi là đầu của tội nhân trong lãnh vực nầy. Tôi có khả năng lớn (không phải Đức Chúa Trời ban cho) để suy nghĩ tiêu cực và đáng sợ khi có những việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi lo lắng và hạ mình sát xuống tận nền nhà, thay vì bước vào đồn lũy thanh sạch rồi nói: “Lạy Chúa, con không muốn có những tư tưởng nầy! Nguyện Ngài bắt phục chúng! Con muốn tin và cầu xin sự khôn ngoan để biết xử lý với các trạng huống nầy”.
Tôi muốn bước vào đồn lũy thanh sạch nầy . . . Đức Chúa Trời ao ước thực thi một công việc lớn lao trong lý trí và đấy không phải là lối “suy nghĩ tích cực” đâu. Đức Chúa Trời muốn làm nhiều hơn thứ triết lý: “Tôi nghĩ tôi có thể! Tôi nghĩ tôi có thể”. Đức Chúa Trời muốn thực thi một việc thanh tẩy rồi đặt chúng ta vào trong đồn lũy thanh sạch của Ngài để chúng ta có thể nói và tin: “Tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi!” Đó là Đức Chúa Trời chớ không phải tôi đâu. Ngài muốn tạo ra những khung tư tưởng đem lại kết quả trong đời sống của chúng ta.
Philíp 4.8: “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều cho chơn thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhơn đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến”
Bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy sự sai lầm nơi người khác, thế nhưng hãy nắm lấy công việc của Đức Chúa Trời nhìn xem một người rồi nhìn thấy họ chỉ đáng chết mà thôi. Những tư tưởng thanh sạch dẫn chúng ta vào trong đồn lũy.
Châm ngôn 23.7: “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy”.
4. THANH SẠCH Ở TRONG LÒNG
Giacơ 4.8: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi”.
Bài Giảng Trên Núi được ban ra để quí vị và tôi biết xử lý với những vấn đề xuất phát từ tấm lòng. Phước cho người có lòng trong sạch. Tấm lòng và trung tâm của con người . . . người xử lý với các vấn đề giận dữ, ghen ghét, ly dị, tà dâm, tiền bạc... tất cả chúng đều xuất phát từ tấm lòng. Chúa Giêxu đang nói rằng nếu Ngài xử lý với tấm lòng chúng ta, Ngài sẽ tạo ra một tấm lòng mới. Chúa Giêxu không đến chỉ để xử lý với các vấn đề ngoài mặt của đời sống chúng ta. Ngài muốn xử lý với tấm lòng.
Châm ngôn 4.23: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”.
Phước cho người có lòng trong sạch, vì họ sẽ thấy Đức Chúa Trời. Ngài nói tới động cơ…Ngài muốn đưa chúng ta vào trong đồn lũy. Tôi phải chịu một sự thanh tẩy.
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BƯỚC VÀO MỘT SỰ THANH TẨY
Lời của Đức Chúa Trời có một tác dụng thanh tẩy
Thi thiên 119.9-11: “Ngươi trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa. Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa”.
Chú ý . . . chú trọng tới, xem chừng ... để đời sống chúng ta được Ngôi Lời canh giữ
Tìm cầu . . . một sự theo đuổi liên tục, một sự tìm tòi . .. Lý trí hay tìm tòi muốn biết!
Gìn giữ . . . (miên man) tội không biết ... không biết chú ý tới và tìm kiếm Đức Chúa Trời
Giấu . . .một nơi bí mật
Nơi kín giấu chính là đồn lũy! Tôi đặt Lời Đức Chúa Trời vào trong đời sống tôi để rồi khi tôi phải đối mặt với những điều bất khiết trong đời nầy, Lời ấy sẽ là đồn lũy giúp cho tôi tránh né những điều bất khiết đó. Hãy để cho Lời Chúa đưa quí vị vào trong đồn lũy thanh sạch.
Chúng ta giữ gìn, tìm kiếm, cứ giữ việc bước vào trong nơi kín giấu được gọi là đồn lũy thanh sạch của Đức Chúa Trời.
Thi thiên 139.23-24: “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; Hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng, Xin dắt tôi vào con đường đời đời”.
David có nói: “Nguyện Chúa thanh tẩy đời sống tôi và khiến tôi được sạch ở trước mặt Ngài!” Quí vị sẽ cầu nguyện như thế chăng? Sẽ nói ra câu đó chăng? Sẽ suy nghĩ như thế chăng?
Sự thanh sạch càng lớn lao hơn có nghĩa là sự bảo hộ càng lớn lao hơn. Hãy bước vào đồn lũy thanh sạch.
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét