Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Nhớ Đến Kẻ Nghèo



“NHỚ ĐẾN KẺ NGHÈO!”
Galati 2.10; Công vụ các Sứ đồ 11.27-30; Rôma 15.25-29; II Cô-rinh-tô 9.6-15
PHẦN GIỚI THIỆU. Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất về Cơ đốc giáo là sự thương xót. Ngay cả Chúa Jêsus đã phán rằng đức tính quan trọng nhất sẽ xác quyết chúng ta là Cơ đốc nhân sống trong thế gian chính là TÌNH YÊU THƯƠNG – “bởi cớ đó người ta sẽ nhìn biết các ngươi là môn đồ ta, vì các ngươi yêu nhau”. CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHÚNG TA vì cớ đó sẽ xác định chúng ta còn hơn cả NHỮNG TÍN ĐIỀU CỦA CHÚNG TA trong thế gian nầy. Chúng ta là hạng người đi nốt “dặm thứ nhì”; chúng ta không nên đáp ứng cách lạnh lẽo đối với những kẻ đang lâm cơn khủng hoảng, chúng ta cần phải đáp ứng một cách rời rộng. NẾU chúng ta không đáp ứng theo như thế, chúng ta thực sự chẳng có gì khác biệt với thế gian nầy và vì lẽ đó sự làm chứng cho đức tính làm thay đổi đời sống của Đức Chúa Jêsus Christ trở nên vô nghĩa cho những kẻ sống trong đời nầy, họ sẽ không bao giờ đọc Kinh thánh. Tuy nhiên, Phao-lô nói rằng những người nào chứng kiến hành vi của chúng ta, họ sẽ đọc được “những thư tín sống động”.
Hãy nhìn vào những gì đã được viết ra về những Cơ đốc nhân trong thế kỷ thứ II, khoảng 100 năm sau khi sứ đồ Phao-lô qua đời.
MINH HOẠ. “Cơ đốc nhân không có gì phân biệt với các người khác bởi xứ sở, ngôn ngữ, hay tục lệ; quí vị thấy đấy, họ không sống trong các thành phố hay nhà riêng của họ, hoặc nói ra một thổ ngữ kỳ lạ nào đó; họ sống trong cả những thành thị của Hy lạp và dân Ngoại, bất cứ khi nào cơ hội đẩy đưa họ. Họ làm theo những tục lệ của địa phương trong cách ăn mặc, thực phẩm, cùng những phương diện khác trong cuộc sống, nhưng đồng thời họ chứng tỏ cho chúng ta thấy hình thức bất thường nơi quyền công dân của họ. Họ sinh sống trong vùng đất riêng của họ, nhưng như khách kiều ngụ; mỗi đất nước đối với họ đều là đất bản xứ của họ, và mỗi đất bản xứ đều như một quốc gia của họ. Họ lấy vợ đẻ con y như những dân khác, nhưng họ không giết những đứa trẻ mà họ không cần. Họ dọn một cái bàn gồm những thứ đã được chia sẻ rồi. Họ trải qua ngày của mình ở trên đất, nhưng là công dân ở trên trời. Họ vâng theo luật lệ đã được ấn định và sống trổi hơn luật lệ nơi họ đang sinh sống. Họ yêu thương mọi người nhưng đã bị mọi người bắt bớ. Họ sống chỉ bị sự chết áp chế và họ tìm kiếm sự sống. Họ sống nghèo khổ tuy nhiên họ rất giàu có. Họ không được xem trọng và nhờ thế kiếm được sự vinh hiển qua sự không tôn trọng đó. Tên tuổi của họ đã được gạch đen thế mà họ lại rất trong sáng và nhờ đó họ bị chế giễu và đổi lại họ được phước. Họ bị đối xử cách tàn bạo và họ phải xử sự tử tế tôn trọng đối với nhiều người khác. Khi họ làm lành, họ lại bị án phạt giống như những kẻ chuyên làm điều ác; khi chịu hình phạt, họ vui mừng giống như thể đã được ban cho sự sống mới vậy. Họ bị tấn công bởi người Do thái như kẻ xa lạ và bị bắt bớ bởi người Hy lạp; tuy nhiên, ai ghét họ không thể đưa ra được một lý do nào cả cho sự thù nghịch đó”. (Tác giả vô danh và được bảo tồn trong một bức thư gửi cho Diognetus vào thế kỷ thứ 2SC]
Tôi rất ngạc nhiên không biết một bức thư như thế sẽ được viết ra về những Cơ đốc nhân ngày nay không? Về mặt lịch sử, Cơ đốc giáo đã là nền tảng của nhiều điều tốt lành trên thế giới nầy, nó chịu trách nhiệm trong việc mở ra nhiều học viện cũng như nhiều bịnh viện để chăm sóc cho kẻ bịnh; những trường đại học đầu tiên của chúng ta cần có cho sự tiếp thu cao hơn nữa đều là sự sáng tạo của ảnh hưởng Cơ đốc. Hệ thống luật pháp của chúng ta cần có để bảo hộ kẻ thực sự vô tội đã được xây dựng trên các nền tảng của đức tin Cơ đốc và những hướng dẫn của Kinh thánh. Một sử gia từng viết sách trong vai trò một người không phải là Cơ đốc nhân xác định đạo đức hiện có của Tây phương và tính phóng khoáng của người Mỹ xuất phát từ các nền tảng Cơ đốc-Do thái của chúng ta.
Những Cơ đốc nhân thực không những có được sự thành công mà không có ý thức về việc giúp đỡ cho kẻ nghèo, ngay cả Chúa Jêsus đã nói rằng chức vụ cho người nghèo là một phẩm chất rõ ràng của dân sự của Ngài và của đời sống cùng chức vụ CỦA NGÀI!
Kinh thánh dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải ý thức và có lòng thương xót đối với người thực sự nghèo trong thế gian nầy; đây là một phẩm chất rõ ràng khi có Đấng Christ ngự trong chúng ta.
I. TRỔI HƠN HIỆN CÓ (Công vụ các Sứ đồ 11.27-30)
A. Thảm hoạ (11.27-28)
1. Có một sự phân biệt rõ ràng trong Kinh thánh giữa việc trợ giúp cho người thực sự nghèo và việc cung ứng các thứ quần áo và thực phẩm cho những kẻ chọn lấy tình trạng nghèo khó!
a. Có nhiều câu châm ngôn cảnh cáo kẻ biếng nhác, đời sống họ kết thúc trong cảnh nghèo khó.
b. Trong Tân Ước Phao-lô viết cho người thành Têsalônica và cảnh cáo họ nghịch lại tình trạng biếng nhác và nghèo khổ, Hội thánh không phải giúp đỡ cho những kẻ chọn lấy sự nghèo khó qua tình trạng biếng nhác bởi việc bố thí tiền bạc cho họ!
c. TUY NHIÊN ... có những lời cảnh cáo rõ ràng cho dân sự của Đức Chúa Trời nếu họ bỏ qua người thực sự nghèo – những kẻ có hoàn cảnh sống nằm ngoài tầm kiểm soát của họ!
2. Hội thánh đầu tiên là một tấm gương chính cho việc giữ theo lời khuyên ở cả hai lãnh vực nầy. Những sự quyên góp đã được thực hiện để giúp cho người nghèo trong khi nhiều người khác, là những kẻ chỉ biếng nhác và nghèo khổ lại bị kỷ luật.
3. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy Đức Chúa Trời cảnh cáo Hội thánh tại khu vực thành Jerusalem qua ân tứ tiên tri (lần đầu tiên được nhắc tới về ân tứ nầy đã được sử dụng trong sách Công vụ các Sứ đồ) rằng nạn đói không bao lâu nữa sẽ ụp vào khu vực của họ và sẽ làm cho mọi người ra nghèo khó, kể cả dân sự của Đức Chúa Trời!
a. Nạn đói nầy sẽ trở thành một thảm hoạ; nằm ngoài tầm kiểm soát của dân sự Đức Chúa Trời, không làm sao cứu giúp được!
b. Về mặt lịch sử, chúng ta biết rằng thảm hoạ nầy đã diễn ra đúng như tác giả sách Công vụ các Sứ đồ cho chúng ta biết ở đây; nó đã xảy ra trong đời trị vì của Claudius.
c. Lúc bấy giờ Hội thánh đã gánh chịu tình trạng nghèo khó rất lớn.
4. Phản ứng đối với thảm hoạ nầy là sự bố thí rời rộng nơi phần của các anh em, một số từ khu vực An-ti-ốt như Barnabus đã làm rất tốt.
a. Nhưng đây không phải là loại thánh đồ giàu có đã bố thí đâu.
b. “mỗi người tùy sức riêng mình!” (câu 29).
B. Lòng thương xót (11.29-30)
1. Sự bố thí của họ tùy theo khả năng là vì một lý do chính, để “giúp cho anh em ở trong xứ Giu-đê”.
2. Số tiền cũng không phải là nhỏ đâu, đây là một sự dâng hiến có tính cách hy sinh không những từ Hội thánh nầy và các anh em từ thành An-ti-ốt, mà từ các Hội thánh trong xứ Ma-xê-đoan, trong khi bản thân họ còn đang vật lộn với cảnh nghèo khó! Phao-lô cũng viết cho người thành Cô-rinh-tô và yêu cầu họ đóng góp.
a. Đây là một nổ lực rất lớn nơi phần dân sự Đức Chúa Trời để phục vụ cho các thuộc viên nghèo khó trong gia đình của Đức Chúa Trời.
b. Các bản tường trình trong Tân Ước cho chúng ta biết một số Hội thánh nghèo hơn giống như các Hội thánh trong xứ Ma-xê-đoan đã dâng hiến rất rời rộng trong khi một trong các Hội thánh giàu hơn giống như Hội thánh tại thành Cô-rinh-tô cần phải bị khiển trách về việc lo đóng góp để giúp cho các anh em đang túng thiếu.
c. Sự dâng hiến có tính cách hy sinh là một dấu hiệu của một người thực sự đầy dẫy Đức Thánh Linh!
MINH HOẠ. Các nông dân người Trung hoa cách đây nhiều năm đã học biết một bài học rất quan trọng về việc bố thí. Sau khi họ đã được giới thiệu về việc trồng khoai tây và được thông báo phải giữ một số khoai tây mỗi năm làm giống cho vụ sau, họ khám phá ra sau một vài năm khoai giống ấy không lên đều. Sau khi xem xét cách canh tác của họ, thì thấy rõ nan đề ngay. Họ bước vào vụ mùa khoai tây, họ chia khoai lớn và khoai nhỏ riêng ra. Họ bán khoai lớn đi và đã tiêu thụ chúng, họ giữ lại khoai nhỏ cho vụ mùa năm tới. Điều nầy dường như là một quyết định hợp lý và khôn ngoan lắm, nhưng những gì họ đã làm là dần dần sanh ra một giống khoai tây mới, nhỏ củ. Những củ khoai nhỏ họ đã giữ lại mang gene cho ra loại khoai nhỏ, bởi cách tiêu thụ cho bản thân họ những củ khoai lớn họ đã hủy diệt tương lai của họ, họ phải gieo xuống đất những củ khoai lớn và không nên dùng chúng cho khẩu vị của riêng mình. Có nhiều Cơ đốc nhân dâng cho Đức Chúa Trời những củ khoai nhỏ, nhưng lại trông mong những vụ mùa lớn ơn phước đến từ Đức Chúa Trời’ ... quí vị chỉ nhận lãnh những gì mình gieo ra! – Nguồn vô danh
3. Những Cơ đốc nhân đầu tiên vốn ý thức được các nhu cần của người nghèo.
a. Một dấu hiệu của một quốc gia suy sụp là tình trạng ích kỷ đang tăng dần lên!
b. Ở đâu Thánh Linh của Đấng Christ hiện hữu, ở đó sẽ có nhiều người bố thí cách rời rộng!
MINH HOẠ. Cách đây nhiều năm, chức vụ nổi tiếng và đầy quyền năng của Charles Spurgeon đã làm lay động cả thế giới. Tuy nhiên, vì Mục sư nầy đã bị chỉ trích kịch liệt là tham lam, những kết án mà về sau đã được chứng minh là giả dối. Những bản án nầy xuất phát từ sự kiện họ có những con gà, trứng của chúng họ đem bán để lấy lời. Đây là sự thực ai cũng biết, họ không bố thí những quả trứng đó, thậm chí các thành viên trong gia đình họ phải trả đúng giá tiền cho những quả trứng ấy – vì thế mới có bản án tham lam. Sau khi Bà Spurgeon qua đi, thì mới biết được chỗ số tiền đã được tiêu pha, không phải cho gia đình Ông Spurgeon đâu, mà toàn bộ số tiền đến từ các quả trứng đã được dùng để giúp đỡ cho hai bà goá đã lớn tuổi, họ không làm sao có được thu nhập cả. Gia đình của ông Spurgeon không muốn bất kỳ ai biết về sự dâng hiến của họ, và họ đã kết án những người nào có khả năng đóng góp để giúp đỡ cho mấy bà goá nầy. Họ không muốn khen ngợi về sự dâng hiến họ đã làm, nhưng họ không bỏ qua các nhu cần của người nghèo! – Nguồn vô danh
II. VÌ CỚ ĐẤNG CHRIST! (Galati 2.10; Rôma 15.25-29)
A. Cộng đồng (Galati 2.10; Rôma 15.25-27)
1. Bây giờ Phao-lô đang nhắc ở đây sự dâng hiến của các Hội thánh Ma-xê-đoan, bản thân họ đang rất khó nhọc về mặt tài chính.
a. Ông nhắc tới sự sốt sắng dâng hiến của họ và nói ra lý do cho sự dâng hiến đó ... vì cớ Đấng Christ!
b. Ông nói rằng các Cơ đốc nhân nầy trước tiên đã mắc một món nợ đối với Hội thánh đầu tiên; Hội thánh đầu tiên nầy đã chịu trách nhiệm trong việc sai phái Tin lành đến cho nhiều người khác, thật là phải lẽ khi giúp ngược lại cho họ vì sự đầu tư của họ!
c. Ở đây Phao-lô đang nhắc rằng Hội thánh đầu tiên, người Do thái và dân Ngoại ở trong Đấng Christ thực sự là một cộng đồng, hết thảy họ đều là chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời!
2. Đã có mối quan tâm thực sự cho nhau trong vai trò các Hội thánh và là những tín hữu Cơ đốc trong những năm sớm sủa đầu tiên ấy; và cũng trong những năm sau đó nữa!
3. Sự san sẻ cùng nhau như thế nầy của dân sự Đức Chúa Trời đã làm nhẹ đi gánh nặng ở ngoài mặt của thảm hoạ, những sự cố đã nằm ngoài lãnh vực kiểm soát.
4. Nó cũng cung ứng sự chứng kiến thấy được bằng mắt thường cho những kẻ chưa tin trong tất cả các lãnh vực thực tế và quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời làm thay đổi tấm lòng của người ta, đưa họ từ chỗ là hạng người lạnh lùng, dửng dưng đến chỗ là hạng người nồng ấm và biết săn sóc!
5. Khi Đấng Christ bước vào một tấm lòng, nó sẽ trở nên rời rộng ngay!
MINH HOẠ. Cách đây nhiều năm (ngay trước mùa Phục sinh năm 1988) Chuck Colson đã trở lại một nhà tù mà ông đã viếng qua lần đầu tiên 10 năm trước đó. Ông có mặt ở đây để giới thiệu Tin lành cho một người 35 tuổi trong nhà tù bang Montana nầy. Người nầy đã tâm sự với ông câu chuyện nầy: 10 năm trước, khi Chuck Colson lần đầu tiên viếng thăm, thực sự ông đã có nhiều hồ nghi về Đức Chúa Trời và thực tại sự biến đổi của Colson, nhưng ai nấy dường như đều muốn nghe Colson nói về sự mình trở lại đạo với Đấng Christ sau vụ Watergate mà ông cũng có tham gia vào. Ông nói ông lắng nghe bài làm chứng của Colson, nhưng ông không mua nó, thế rồi ở phần cuối buổi nhóm, Colson đến đối mặt với ông về điều nầy: “Ông có biết Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của ông không? Tôi quay nhìn lại rồi đáp: ‘không’. Tôi không bao giờ quên được câu nói ấy, ‘Được, vậy thì tại sao ông có mặt ở đây? Ông sẽ khá hơn khi trả lời câu hỏi đó!’ Sự thay đổi đó đã ám ảnh tôi; đây là phần bắt đầu chuyến hành trình thuộc linh của tôi. Không bao lâu sau sự việc nầy, tôi đã dâng đời sống tôi cho Chúa Jêsus, và mọi sự đã khác biệt kể từ đó!” Người bạn tù đã được biến đổi nầy quay trở lại và chỉ lên toà giảng, nói rằng đây là thân thể của Đấng Christ đã lớn lên trải 10 năm qua, nói rằng Hội thánh của Chúa Jêsus đang sống động và mạnh giỏi trong nhà tù đó. Nhiều người trong số tù phạm đã được cứu qua người bạn tù đã được biến đổi nầy, là người mà Colson đối mặt với 10 năm trước đó. Thế rồi chàng thanh niên nầy bước tới móc trong túi ra tấm ngân phiếu 100USD nói rằng họ đã quyên góp số tiền nầy để dâng vào chức vụ của Colson để giúp cho các tù phạm khác tìm thấy Đấng Christ. Khi tấm ngân phiếu được trao cho Colson, ông nói rằng đám đông ở đó đều vỗ tay tán thưởng! Những chi thể nghèo khó nầy trong thân thể của Đấng Christ đã dâng hiến để giúp cho nhiều người khác đang nghèo khó giống như họ. Dấu hiệu thực của Thánh Linh Đức Chúa Trời rất sống động nơi những người đã được biến đổi và là minh chứng của cộng đồng! – Nguồn vô danh
B. Sự phó thác (Rôma 15.28-30)
1. Chiến dịch dâng hiến nầy đã được tổ chức và ngân quỹ đã được trao cho các cấp lãnh đạo chịu trách nhiệm phân phối từ Hội thánh nầy đến Hội thánh kia..
2. Sự dâng hiến là một cách biểu lộ sự phó thác.
a. CHO ĐẤNG CHRIST!
b. CHO THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST!
3. Đây là một sự dâng hiến rất lớn lao bởi nhiều người, nhưng hy sinh là một ấn chứng của Cơ đốc giáo chơn thật!
a. Tôi không tin có Cơ đốc nhân nào mà không dâng hiến!!!
b. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự ở đâu, thì sự dâng hiến ở đó là điều rất bình thường!!
4. Đối với những Cơ đốc nhân thực, vấn đề là không bao giờ “tôi có nên dâng hiến không?”, mà chỉ là “bao nhiêu!” thôi.
MINH HOẠ. Giống như bộ tộc Gurkhas từ xứ Nepal, năm 1964 họ đã bị yêu cầu giúp đánh trận trong cuộc đối đầu giữa Malaysia và Indonesia. Khi bộ tộc Gurkhas có mặt từ Nepal, họ có quyền đưa ra một lời yêu cầu bởi người Anh muốn đánh nhau tại Borneo. Bộ tộc Gurkhas được biết là một bộ tộc rất dễ dễ chịu, nhưng khi họ bị yêu cầu bởi chính quyền Anh nhảy dù từ loại máy bay chuyên chở sau lưng phòng tuyến kẻ thù, họ nói họ sẽ suy nghĩ về việc ấy. Ngày hôm sau họ trở lại và nói sẽ bằng lòng phó thác với một vài điều kiện: #1 những chiếc phi cơ thả họ xuống vùng đất thấp ẩm ướt hoặc đất chẳng có đá lộ thiên. Sĩ quan Anh quyết chắc với họ rằng có thể đó là khu vực trong rừng, có lẽ chẳng có một vấn đề gì ở đây. #2 Các phi công Anh bay từ từ như có thể được và không được bay cao hơn 100 feet khi họ nhảy xuống! Sĩ quan Anh hoàn toàn ngạc nhiên với điều kiện nầy, họ nói họ luôn luôn bay chậm như có thể được khi bắt đầu nhảy, nhưng họ không thể bay chỉ 100 feet cách mặt đất vì khi đó sẽ không có khoảng trống cho dù của họ mở ra … cách thình lình, bộ tộc Gurkhas sơ sót ... “Còn dù thì sao? Được thôi, nếu chúng ta cần phải có dù thì chẳng có vấn đề gì, chúng ta sẽ nhảy bất cứ vị trí nào. Quí vị không nhắc trước rằng chúng ta sẽ có dù để nhảy!” Hãy tưởng tượng một Hội thánh với loại phó thác mà bộ tộc Gurkhas nầy bằng lòng biểu diễn xem! – Nguồn vô danh
5. Có điều chi đó không lành mạnh về những Cơ đốc nhân đang keo kiệt với Đức Chúa Trời và với những nhu cầu cấp thiết chưa thoả mãn được!
6. Phao-lô cảm thấy tin cậy đủ khi yêu cầu dân sự của Đức Chúa Trời phải ý thức đối với người nghèo trong gia đình của Đức Chúa Trời!
III. NHỮNG ÍCH LỢI ĐƯỢC TRUYỀN ĐẠT ( II Cô-rinh-tô 9.6-15)
A. Tổ chức kỷ niệm (II Cô-rinh-tô 9.6-13)
1. Giờ đây Phao-lô khi viết cho Hội thánh Côrinhtô, ông nhắc cho họ nhớ tới lời hứa dâng hiến, là điều mà họ đã thối lui không lo làm! Ông nhắc cho họ nhớ tới nguyên tắc của việc gieo và gặt và nên gieo cách rời rộng!
a. Người nào đang keo kiệt trong việc dâng hiến sẽ tìm được ít trong việc nhận lãnh nơi đời sống của họ!
b. Dâng hiến phải là một việc đáng vui vẻ và không phát xuất từ sự cưỡng ép, vì phải vui vẻ khi dâng hiến!
c. Dâng hiến là sự kỷ niệm Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự vào đời sống của chúng ta!
2. Ở đâu có Thánh Linh Đức Chúa Trời, ở đó thực sự sống động, quí vị sẽ tìm thấy sự dâng hiến rời rộng vì quí vị sẽ gặp những con người dâng hiến rời rộng! Người nào kinh nghiệm đời sống thuộc linh phong phú không thể giúp chi được mà chỉ tổ chức kỷ niệm đời sống ấy với sự dâng hiến bằng đủ mọi phương thức!
3. Dâng hiến là một kinh nghiệm rất vui vẻ!
MINH HOẠ. Ở Ghana, Cơ đốc giáo đã được thành lập gần 100 năm qua bởi Hội thánh Trưởng lão Tô cách Lan. Cho đến ngày nay, buổi thờ phượng vẫn giống với một buổi thờ phượng theo hình thức của người Tô cách Lan. Toàn bộ buổi thờ phượng là hoàn toàn hình thức và trang trọng cho tới khi họ qua phần dâng hiến trong buổi thờ phượng đó. Ở đây, niềm vui của việc được cứu đã làm thay đổi cách thức họ dâng hiến. Dân sự nhảy múa ở trước nhà thờ rồi đặt của dâng của họ vào trong một cái thúng. Đây chỉ là một chi tiết của buổi thờ phượng, ở đó dân sự cười vui và có thì giờ theo một giáo sĩ đến Ghana! Không nghi ngờ chi nữa, đây là lúc suốt buổi thờ phượng Đức Chúa Trời cũng mĩm cười nữa! Họ không thể thực hành việc dâng hiến bằng những phương tiện im lặng theo hình thức; họ phải kỷ niệm sự dâng hiến của họ! – Nguồn vô danh
4. Hãy tưởng tượng trong các Hội thánh Mỹ sự phục hưng sẽ nổ ra nếu chúng ta có được sự vui mừng cả thể trong giờ dâng hiến!!?
5. Trong nhiều thời kỳ trong Cựu Ước, những cơn phấn hưng đã được ghi lại bởi số lượng lớn bố thí do dân sự của Đức Chúa Trời thực thi, ở một số thời điểm chính Môise và nhiều người khác phải yêu cầu dân sự Đức Chúa Trời THÔI không dâng hiến nữa!
a. Ồ, ngày nay khó có một chuyện như thế lắm!
b. Không có gì lạ lùng, họ đã kỷ niệm với những kỳ lễ kéo dài trong nhiều ngày vào thời Cựu Ước, dâng hiến đã kết quả trong sự phấn hưng và sự tổ chức kỷ niệm đã nổ ra!
6. Kết quả sau cùng của mọi sự hiến dâng nầy, ấy là đã có nhiều LỜI CẢM TẠ!
a. Phao-lô nói rằng không những sự dâng hiến rời rộng nầy làm thoả mãn các nhu cầu ... mà nó còn kết quả trong nhiều lời cảm tạ dâng lên Đức Chúa Trời nữa!
b. Sự chứng kiến của dâng đưa người khác đến với Đức Chúa Trời dâng lên lời cảm tạ!
c. Nó cũng sẽ đưa nhiều người nam người nữ trở lại với Đức Chúa Trời và ngợi khen Ngài vì cách thức mà dân sự Ngài đã hành động! 9.13!
d. Sự dâng hiến xác quyết TIN LÀNH CỦA ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST! (9.13b)
B. Bù đắp! (II Cô-rinh-tô 9.14-15)
1. Sự rời rộng của họ chắc chắn làm cho họ phải trả giá một việc gì đó, nhưng các kết quả sẽ kiếm lại cho họ một việc rất quan trọng … tấm lòng của những người mà họ đang tìm cách phục vụ cho!
2. Dâng hiến phản ảnh ân điển, ân điển của Đức Chúa Trời, là một ơn không đáng được; và ân điển làm cảm động tấm lòng của người ta!
3. Hạng người rời rộng được yêu mến nhiều và là người đầu tiên có người chạy đến cứu vớt họ khi họ bị tổn thương!
a. Điều nầy minh chứng nguyên tắc chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra!
b. Quí vị không thể không dâng cho Đức Chúa Trời!
4. Tấm lòng của người ta bị bật mở ra bởi sự chứng kiến những tấm lòng biết dâng hiến!
MINH HOẠ. Giống như bộ tộc Masai ở Tây Phi Châu. Họ có một phản ứng bất thường đối với những người nào rời rộng. Họ sẽ đi vào lều của người dâng hiến rồi cúi mình xuống trước lều của họ, gập đầu sát xuống đất rồi nói lớn tiếng: “Đầu tôi đang sấp xuống đất”. Đây là cách của họ tỏ ra họ cảm động lắm bởi lòng thương xót. Một bộ tộc khác cũng đến chòi của người dâng hiến, nhưng tại đây họ sẽ ngồi rất lâu để chứng tỏ cái chạm đụng đến họ, họ cũng sẽ nói: “Tôi ngồi dưới đất trước mặt ông”. Chính cách thức họ tỏ ra lời cảm tạ đối với người dâng hiến và tỏ ra họ cảm động dường nào bởi sự rời rộng kia! – Nguồn vô danh
5. Nhớ tới người nghèo, điều nầy chứng tỏ sự sống của Đấng Christ và tỏ ra sự gắn bó của chúng ta với Đấng Christ!
PHẦN KẾT LUẬN. Thật là khó trở thành một Cơ đốc nhân mà không phải là một người dâng hiến! Bổn tánh của Đức Chúa Trời là một ‘người dâng hiến’. Xuyên suốt cả Kinh thánh, dân sự của Đức Chúa Trời vốn có một tấm lòng muốn giúp đỡ cho người nghèo. Một trong những dấu hiệu của Đấng Mêsi sẽ là “những tin tức tốt lành” cho người nghèo; người nghèo là những người không thể làm một việc chi hết về cảnh ngộ của họ; chúng ta được kêu gọi để giúp đỡ người thể ấy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét