Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Nêhêmi 4:1-3: "Hồi Sinh Từ Thứ Bị Bỏ Đi"



HỒI SINH TỪ THỨ BỊ BỎ ĐI
Nêhêmi 4.1-3
Nêhêmi 4.1-3: “Khi San-ba-lát hay rằng chúng tôi xây sửa vách thành lại, thì lấy làm giận dữ, và nhạo báng người Giu-đa. Người nói trước mặt anh em người và đạo quân Sa-ma-ri rằng: Những người Giu-đa yếu nhược ấy làm gì? Chớ thì người ta sẽ để cho chúng nó làm lụng sao? Chúng nó há sẽ dâng những của lễ ư? Trong một ngày chúng nó há sẽ làm xong sao? Đá mà đã cháy thiêu rồi, chúng nó há có thể do đống bụi đất mà lấy nó làm thành đá lại được sao? Tô-bi-gia, người Am-môn, ở bên cạnh người, nói rằng: Vả lại, cái vách bằng đá mà những kẻ ấy xây cất kia, nếu có một con chồn leo lên đó, tất sẽ đánh nó sập xuống liền”.
l. GIỚI THIỆU - WINSTON CHURCHILL
Ai cũng nhớ Winston Churchill có lẽ là vị Thủ tướng lỗi lạc nhất của lịch sử Anh quốc. Bởi ý chí sắt thép của ông, ông đã lãnh đạo đảo quốc của mình đứng chống cự Hitler và đã chiến thắng trong Đệ II Thế Chiến. Nhưng nhiều năm trước giờ phút chiến thắng ấy của mọi thời đại, Churchill đã thấy bản thân mình đang lao vào một chuỗi nhiều cạm bẫy có tính cách tàn phá – cái sau còn tệ hại hơn cái có trước.
Vào tháng 8 năm 1929, Churchill đã nhập vào ngân quỹ của gia đình 70.000 bảng Anh. Số tiền ấy rất nhiều tính theo thời giá hôm nay. Vào năm 1929, đó là số tiền không thể tưởng tượng được đối với việc làm của một thầy tu độc thân. Ông đã đầu tư toàn bộ số tiền ấy vào thị trường chứng khoán Mỹ. Kế đó ông báo cho vợ mình biết ông muốn đạt tới chỗ độc lập về mặt tài chính. Không đầy 90 ngày sau, thị trường chứng khoán sụp đổ và Churchill mất trắng hết tiền bạc.
Đây là một cú nốc ao. Churchill đã kinh nghiệm 90 ngày an ninh về mặt tài chính – kế đó ông rơi xuống đáy vực thẳm. Lần đầu tiên trong cuộc đời, ông đã phiêu bạt trên đường phố vui hưởng mọi viễn cảnh của một tương lai huy hoàng, thế rồi cái bẫy sập xuống ngay dưới bước chân của ông.
Mỗi một thất bại đó đã đủ đẩy bất cứ người nào rơi vào căn ngục sầu thảm. Nhưng có hai điểm khó khăn đã âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi Churchill bước đến. Năm 1931, sau khi phục vụ cả tuổi trung niên của mình trong chính phủ Anh quốc, ông không được mời vào phục vụ trong nội các. Đây là một cú đấm khác làm cho Churchill phải loạng choạng. Ông đã bị trục xuất vào trong đồng vắng chính trị. Trong khi Hitler đang hoạt động trọn thời gian để kiến thiết cổ máy chiến tranh của mình, Churchill, nhà chính trị duy nhứt người Anh đã nhìn thấy thực tại mối đe doạ của Hitler, lại bị gạt ra ngoài đồng vắng. Khi ông đáng phải là trọng tâm của bối cảnh, ông đã bị trục xuất về quê nhà của mình, ở đấy ông đã viết, đã vẽ, và đã xây các bức tường bằng đá và dũ sạch những sợi dây bận bịu đi. Nhà chính trị lỗi lạc đã bị rơi xuống chỗ tận cùng để chơi bóng Sơ cấp lẽ ra ông phải khởi động trận đấu của các Ngôi Sao. Thất bại nầy còn cay đắng hơn là thua lỗ hết số tiền kia. Nó được đun nóng trong lò luyện thép của nước Anh.
Và rồi trong cùng năm ấy, đang khi ông ra sức nắm lấy những vụ việc liên quan tới tài chính cùng dứt điểm tình trạng buồn rầu do thất sũng về mặt chính trị, ông quyết định đi một vòng Canada và Mỹ quốc. Ở thành phố New York, ông đã nhìn sai đường khi băng qua đường phố rồi bị một chiếc taxi đụng phải lúc nó chạy khoảng 35 dặm/giờ. Tai nạn đưa ông vào bịnh viện, sinh mạng treo sợi chỉ mành.
Không hơn ba năm ông đã chịu khổ ba biến chuyển làm hại ông về mặt tài chính, kế đó là chính trị, rồi tiếp theo là tai nạn gần làm cho ông phải mất mạng sống. Trong một bức thư viết từ bịnh viện gửi cho con trai mình, vợ ông đã viết: “Tối qua Bố rất buồn và nói trong hai năm vừa qua Bố đã bị ba cú nốc ao rất nặng. Thứ nhứt là thua lỗ hết tiền bạc, rồi mất mát địa vị chính trị trong Đảng Bảo Thủ và giờ đây là tai nạn khủng khiếp nầy. Bố nói ông không nghĩ ông sẽ hồi phục trọn vẹn từ ba sự cố nầy”.
Ở thời điểm ấy, khi ông hồi phục tại phòng bịnh ở New York đó, Churchill đã được 57 tuổi. Chín năm sau, ngay giờ phút đúng nhất của lịch sử, chính phủ đã bất cần, họ đã đẩy ông vào chỗ thất vọng. Nhưng ông không thể trông chờ tương lai trên giường bịnh được. Thật vậy, mọi viễn cảnh của ông trông rất tồi tệ đến nỗi ngay chính giờ phút đó một trong những kẻ thù của ông đã bạo gan đủ để tuyên bố một bài ca tụng rất chính trị: “Churchill đã xong đời rồi!” Một câu nói sau cùng rất nổi tiếng! Lịch sử chứng minh rằng câu nói ấy đã quá vội vã.
Có thể bạn rất giống với Churchill và đã kinh nghiệm một số sự cố rất nãn lòng, thua thiệt, và nhiều đảo lộn. Bạn cảm thấy bực bội và căng thẳng từ hàng tá hoàn cảnh áp đảo và đang từ từ áp đảo bạn, gần như chúng muốn làm cho bạn phải biến dạng đi.
Nhưng Đức Chúa Trời thì lớn lao hơn sức áp đảo kia, và có một chỗ với Đức Chúa Trời bạn sẽ hồi phục.
ll. CÁC BÀI HỌC TỪ NÊHÊMI
Từ sách quan trọng nầy, chúng ta thấy một số rất nhiều bài học. Đây là Nêhêmi đối mặt với một bức tường bị sụp đổ và một kẻ thù đang ra sức cản trở từng nổ lực đối với sự tái thiết.
Bất luận bạn là ai, vô luận bạn sống thọ bao nhiêu, khi bạn khởi sự cố gắng tái thiết và xây lại điều chi về mặt thuộc linh trong đời sống của mình, bạn sẽ buộc phải đối mặt với sự tranh đấu.
Có lúc, khi bạn nhìn vào thế giới nầy ở quanh mình, bạn có thể đang lặp lại thắc mắc của San-ba-lát.
Liệu cơn phấn hưng sẽ đến từ một đống rác sao?
Công cuộc tái thiết sẽ mọc lên từ đống rác ấy sao?
Liệu sự giàu có sẽ chỗi lên từ đống rác ấy sao?
Khi chúng ta nhìn vào đống đổ nát của bức tường thành và Đền Thờ tại thành Jerusalem, có gì đó lưỡng lự, thắc mắc phát sinh: “Trong thế gian nầy, làm sao có cái gì xây dựng được từ đống đổ nát kia chứ?”
Nhưng trong chỗ hỗn độn và tàn diệt ấy có một số nguyên tắc và luật lệ rõ ràng khống chế nó. Đống rác rưỡi kia vốn có những phép tắc của nó và lớp hen rỉ kia sẽ có những chế độ nhất định.
A. Luật thứ nhứt – Luật hư hỏng
Từ hình ảnh trong Kinh Thánh, rõ ràng là có nhiều thứ vật chất, dù là thánh như Đền Thờ hay tự nhiên như một khu rừng, chúng đang trên đường trở thành một đống hư nát. Đối với một người đang đặt hết thảy độ tin cậy của mình vào các thứ vật chất, người ấy đang nắm chắc một bài ca truy điệu.
Những gì người ấy yêu thích đang tiến tới chỗ hư hỏng. Đấy là luật thứ nhứt của đống hư nát.
Đối với người đang đặt lòng tin cậy của mình vào các nghi thức tôn giáo, người ấy cũng sẽ tìm được một chỗ trong đống hư nát kia. Đối với người nào đang đặt lòng tin cậy của mình vào một tòa nhà, người ấy đang nhớ tới lời lẽ của Chúa:
Mác 13.1-2: “Đức Chúa Jêsus vừa ra khỏi đền thờ, có một người môn đồ thưa cùng Ngài rằng: Thưa thầy, hãy xem đá và các nhà nầy là dường nào! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi thấy các nhà lớn nầy ư? Rồi ra sẽ không còn một hòn đá sót lại trên một hòn khác nữa; cả thảy đều đổ xuống”.
Và lời tiên tri của Chúa đã biến thành hiện thực khi quân Lamã, Titus, kéo đến thành Jerusalem và hủy diệt nó. Những gì Chúa phán dạy quả là quan trọng lắm. Thật lấy làm tốt khi đặt tình cảm của mình trên những thứ mà đống hư nát kia chẳng có một chút kinh hãi nào hết.
Sanbalát đã chế giễu khi hỏi: "Những người Giu-đa yếu nhược ấy làm gì?" Hãy nhớ rằng khi bạn đặt mọi tình cảm của mình vào những việc ở trên cao và không đặt vào những việc ở dưới thấp, quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng đang thể hiện ở trong bạn.
Cây cối cao nhất mọc lên từ hột giống nhỏ nhất.
Dòng sông lớn nhất có nguồn của nó từ ngọn suối nhỏ nhất.
Sợi dây kim loại mỏng mảnh nhất chịu được sức căng lớn nhất.
Sợi thần kinh nhỏ nhất bị tổn thương sẽ dẫn tới nỗi đau đớn dằn vặt nhiều nhất.
Máy móc lớn nhất chuyển động với ròng rọc nhỏ nhất.
Người sáng láng thông minh lỗi lạc nhất thường khởi sự bởi sự hiểu biết lẽ thật nhỏ nhất.
Hãy quên sự nhạo báng của Sanbalát đi. Có khi việc khó khăn nhất đối với những nhà thám hiểm là sự chịu đựng loài côn trùng hay chích mà họ đối diện với suốt cuộc hành trình. Các xứ nhiệt đới có loài vật nhỏ bé, độc hại nầy, chúng hủy diệt sự bình an và tiện nghi của họ nhiều hơn là các loài thú lớn hơn.
Nhiều khi người ta dạn dĩ đối mặt với một mối nguy hiểm có thể gây chết chóc, nhưng lại trở thành một kẻ dại dột chẳng suy tính chi hết khi đối mặt với nhiều sự quấy rối thắng hơn thần kinh của họ, rồi đẩy họ tới chỗ mất tự chủ. Mỗi người nào đang ra sức làm một việc gì đó với mạng sống của mình sẽ thấy bản thân mình đang lao vào đám mây chỉ trích, phê phán, họ khó mà chịu đựng nổi một khi họ bị thù hận thúc giục.
Phần lớn những người chỉ trích, phê phán đã bị sự thiếu hiểu biết giục giã hơn là họ có lòng thù hận. Những sự xuyên tạc và hiểu sai mà hạng người nhơn đức đang gánh chịu là một phần của con đường sự sống.
Câu trả lời đích thực cho thái độ chỉ trích, phê phán là đời sống và việc làm của một người. Một người bận rộn không có thì giờ để dừng lại và làm thỏa mãn những kẻ chỉ trích, phê phán mình từng chi tiết được, người ấy lo làm công việc mình và kết quả việc làm mình là phản kháng duy nhứt của người.
B. Luật thứ hai – Luật chiếm đóng
Đối với Nêhêmi trong một bức tranh, đối với những người Mỹ định cư lâu dài ở một bức tranh khác, thậm chí cho tới ngày nay đối với người nào đang lo xây dựng, kiến thiết, chúng ta tìm ra lý do mình đã bị chiếm đóng.
Đây là luật thứ hai, Luật chiếm đóng. Đất đai không những đang chờ đợi được dọn dẹp và sẵn sàng cho hột giống hay cho xây nền, mà đúng hơn nó bị bao phủ với lá thông, với lá cây, với rêu phong. Những tảng đá lớn nằm trải ra khắp cả mặt đất. Những cây thông lớn, cây sồi, và các thứ khác đen đúa, đang đánh trận với những dây nho bò lan ra và nhiều thứ cỏ trên từng cm đất.
Các thứ cỏ đang lan ra từng khoảng đất trống, từng chỗ nứt nẻ, từng góc đất đã bị chiếm cứ.
Thiên nhiên vốn căm ghét từng khoảng trống. Bất cứ đâu bàn chân con người chưa bước tới, bất cứ chỗ nào bàn tay của con người chưa động đến, những nhà nông của Đức Chúa Trời đông vô số mắt thường không sao nhìn thấy được, họ đang cày, xới, gieo và gặt, và tạo ra bụi cây to lớn, vướng vào nhau.
Rêu phong đóng lại trên những hòn đá của thành Jerusalem vì chẳng có một Nêhêmi nào đến xây dựng lại thành phố. Cây sồi và cây thông mọc tứ tán trên các sườn đồi vì chẳng có ai trồng trọt cho có thứ tự ở đó.
Há đây là điều không thực đối với lý trí của chính chúng ta sao? Lý trí trở thành một đồng vắng của những sự tưởng tượng điên dại vì những tư tưởng trong sạch và tốt lành không được trồng ở đó. Tấm lòng, giống như thành Jerusalem, trở thành một đồng vắng và hoang mạc vì Vương quốc của Đức Chúa Trời chưa hề được thiết lập ở đó.
Điều ác đang hiện diện. . . Điều ác luôn luôn luôn luôn tiến hoá ở chỗ điều thiện không có ở đó.
Trong Sáng thế ký 26, một sự việc đáng nhớ xảy ra ở đây. Ysác thấy mình đang ở giữa cơn đói kém, thay vì thế ông đã lo gói ghém đặng quay về quê hương, thì có việc xảy ra ở bên trong.
Ở đây là Ysác, một người đang trông mong những lời hứa của Đức Chúa Trời và thay vì thế lại thấy mình ở giữa nạn đói kém. Không những sống ở giữa nạn đói kém, nhưng giờ đây Đức Chúa Trời muốn ông phải ở lại trong xứ.
Những cánh đồng đều trơ trụi, khô hạn. Các trận gió nóng tràn qua khắp cả xứ và làm cháy sém sự tồn sinh của loài cỏ nhỏ nhất còn đang mọc ở đó. Những con suối nhỏ không còn sủi bọt như ngày nào nữa. Thậm chí hột giống vừa ló dạng đã bị khô héo ngay từ trong bao.
Ysác đang trông mong bánh ăn và thay vì thế ông đã tìm được sự nhẫn nhịn.
Ysác muốn dư dật, thay vì thế ông tìm được sự thiếu thốn.
Ysác muốn có những sự yên ủi trong cuộc sống, thay vì thế ông đã tìm được mối giao thông với Đức Chúa Trời.
Cái nào tốt hơn, bánh hay đức tin? Sự dư dật hay Đức Chúa Trời?
Khi dường như chẳng có việc phải làm. . . . . . Gieo giống, hãy tưới nó bằng nước mắt và sự tin kính của bạn. . . . . . Hãy cứ làm việc và Đức Chúa Trời sẽ cho thêm.
C. Luật thứ ba – Luật nâng cao
Có người đưa ra thắc mắc.
Điều chi tạo ra đống rác rưỡi?
Điều cho tạo ra thứ vô giá trị?
Một bộ quần áo mới có thể là một giấc mơ hôm nay và ngày mai sẽ là thất vọng. Điều chi thình lình thay đổi từ vui vẻ sang ghê tởm và làm cho thời trang của hôm qua thành cười nhạo hôm nay? Có phải một kiểu mới đã tạo ra thảm hoạ nầy? Sẽ luôn luôn là như thế, dầu là quần áo hay nhà cửa, nó sẽ trở thành kiểu mới và khiến cho sự thỏa lòng của ngày nầy trở thành một đống rỉ sét của ngày hôm sau.
Cũng một thể ấy, có người sống ở nước Úc có đất đai mọc nhiều thứ gỗ cứng, ông ta quyết định cho hạ hết các cây ấy. Bầy kangaroo và bầy vẹt thấy chẳng có lý do gì để phải thay đổi như vậy. Nhưng người nầy trong những lúc bất mãn của mình đã cho đốn hạ hết rồi châm lửa đốt luôn.
Theo ông ta nghĩ, ông ta tính đến sự cần thiết cho cây táo và bắt đầu hình thành vườn cây ăn trái với cung cách trồng tỉa mới. Thế rồi khi vườn cây ăn trái bắt đầu cho thu hoạch, người kia lại thấy chưa vừa ý vì đang tìm kiếm vàng nằm ở dưới lòng đất. Thế rồi vườn cây ăn quả bị đốn hạ và chúng trở thành củi hầu cho ông ta có thể chiếm được số kim loại quí giá kia.
Sau đó, khi sắp sửa qua đời, ông ta đã ném chính số vàng đó xuống biển hầu cho có thể cứu lấy sự sống của mình. Gỗ cứng, cây ăn trái, vàng, mỗi thứ đều bị biến ra rác rưỡi, bị biến thành đống hư thối bởi sức mạnh cám dỗ của sự lôi cuốn cao hơn.
Sự sống, bản thân nó không phải là chặng cuối cùng, những nhà tuận đạo đã từ bỏ sự sống của mình, bị sự giàu có của ơn kêu gọi từ trên trời lôi cuốn.
Ngay cả vị sứ đồ lỗi lạc Phao-lô, có phải ông bị đống rác rưỡi kia lôi cuốn không? Ông đã kể mọi sự là không đáng kể so với sự thông biết Đức Chúa Jêsus Christ Chúa của ông, là Đấng ông đã chịu khổ mất hết mọi sự, ông kể chúng chỉ là rơm rác hầu đạt cho kỳ được Đấng Christ.
Đống rác rưỡi, không thể dùng một từ nào để viết khác hơn thế.
D. Luật thứ tư – Luật biến đổi
Đức Chúa Trời biến đống rác rưỡi ấy thành ra những đóa hoa hồng đáng yêu nhất. Tro bụi ngày hôm qua đang bón gốc cho vườn cây ăn trái ngày mai. Nếu rác rưỡi của nhiều thời đại được phép tích lũy lại, thế giới không còn ở được nữa. Bầu không khí sẽ nặng nề với dịch lệ. Chúng ta lo chôn cất đống rác rưỡi của mình, và nó trở lại với chúng ta bằng trái cây và hoa đẹp.
Chúng ta đến với luật thứ tư và là luật sau cùng, Luật biến đổi.
Đây là chỗ Hội thánh sẽ tìm được nan đề khó khăn nhất của mình. Trong thành phố nầy có nhiều đoàn dân đông. Họ đã bị cuộc sống chà nát và đánh đập. Dưới hệ thống tranh đua rất nghiệt ngã, luật thép tồn tại đã đẩy, đã ném họ vào cái lò thiêu xã hội.
Buồn thay, một số người trong họ đã thù ghét nhà thờ. . . . Họ nghĩ rằng nếu nhà thờ đã thực thi vai trò của họ, thì có nhiều việc sẽ không trở nên tồi tệ như thế đâu.
Họ quên rằng, nếu các nhà thờ KHÔNG thực thi vai trò của họ, nhiều việc sẽ 10 ngàn lần tồi tệ hơn, chớ không phải như chúng hiện nay đâu.
Họ nắm lấy những câu trả lời cùng các ứng cử viên chính trị để cứu lấy họ.
Họ đang hoạt động nhắm vào việc xây dựng một đế chế tài chính sẽ bảo đảm an toàn cho họ.
Họ phấn đấu để kiếm một phương tiện hầu cứu lấy họ.
Họ tìm kiếm một mối tương giao có ý nghĩa để neo vào đấy.
Họ theo đuổi mọi thứ thủ đoạn đê tiện để bảo toàn cho họ.
Và mọi sự đi vào chỗ chẳng ra gì hết.
Thế giới nầy nói tới nhu cần phải cải tổ, ngăn ngừa, văn hóa, cách ứng xử, bình an, giáo dục, khi nhu cần tối thượng là một cơn phấn hưng. Một sự đổ ra của Đức Thánh Linh!!! Mỗi lúc chúng ta đi nhà thờ.
Giờ đây, sứ mệnh của Hội thánh là xử lý với đống đổ nát nầy, những gì Nêhêmi đã xử lý với nhiều đống đổ nát của thành Jerusalem hầu từ chúng mà tái thiết lại thành của Đức Chúa Trời.
Sabalát đã thắc mắc: "Liệu chúng sẽ tạo ra một cơn phấn hưng từ cái đống đổ nát nầy hay sao?" Tất nhiên rồi!
Một đống đổ nát là vật liệu thô của Đức Chúa Trời. Một cơn phấn hưng là sản phẩm do chính Ngài làm ra. Hãy để cho Hội thánh bắt tay vào hành động. Một mình Hội thánh đã được trang bị để thực thi vai trò của mình. Nếu Hội thánh thất bại, sự sụp đổ của Hội thánh sẽ là sự cố của mọi thời đại.
Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ biết rõ phương thức làm biến đổi đống rác rưỡi nầy thành một cánh đồng toàn là hoa hồng.
Phao-lô vốn hiểu rõ bí quyết nầy. Ông đã nhìn vào đống bụi đất kia, sự chuyên chế bạo ngược, và sự thờ lạy hình tượng gớm ghiếc trong thủ phủ của Caesars, và không thấy xấu hổ đó. Rồi ông đưa ra lý luận của mình: "Tin lành là quyền phép làm biến đổi của Đức Chúa Trời ".
Phao-lô bằng lòng đối mặt với những kẻ đã làm chủ nước Ý, Hy lạp, và Bắc Phi Châu. Rôma đã giang rộng hai cánh tay của mình theo một cung cách thâu thập cho bản thân nó quyền thống trị cả Đông và Tây, hầu cho cả thế giới nầy chẳng còn có chính phủ nào mà không ở dưới quyền lực Rôma. Rôma, bản thân nó là một thủ phủ, là thủ đô, không phải của một quốc gia, mà là của thế giới.
Phao-lô đã bước vào Rôma mà không có nét hoa mỹ về văn hóa. Ông không phải là một diễn giả có tài ăn nói, song ông đã có một thứ xoay chuyển từ bên trong linh hồn ông. Ông gọi đó là "của báu" đựng trong cái bình bằng đất. Ông nói: “Đây là quyền phép. . . . . quyền phép cứu rỗi. . . . cho người nào tin".
Ông đã nhìn thấy cái bẩn thỉu dại dột nhất của Rôma đã trở thành thứ hàng hóa đẹp đẽ nhất của thành Jerusalem Mới.
Quyền phép nầy thuộc về Đức Chúa Trời.
Ngài có thể làm cho cây hạnh chết trổ hoa.
Ngài có thể chia nước Biển Đỏ ra làm hai.
Ngài có thể làm cho nước đắng ở Mara ra ngọt.
Ngài có thể khuấy động nước ao Silôê và chữa lành cho người ta.
Ngài có thể làm cho lưỡi rìu nổi lên.
Ngài có thể thắng hơn tội lỗi với một nạn lụt lớn. (Ngài có thể chôn tội lỗi của tôi bằng phép báptêm).
Ngài có thể làm cho bụi gai cháy mà không hề tàn.
Ngài có thể biến cây gậy thành con rắn và ngược lại.
Ngài có thể tạo ra cảnh hỗn loạn trong nhà của cai ngục với một vài trận dịch.
Ngài có thể khiến hòn đá phun nước ra.
Ngài có thể ban bánh cho tôi trong một chỗ khô khan.
Ngài có thể phục hồi linh hồn tôi.
Ngài có thể đốt lửa trên ngọn núi có tên là Cạtmên.
Ngài có thể khiến cho con lừa nói được tiếng người.
Ngài có thể chuyển Hênóc và Êli đi.
Ngài có thể ban cho Đức Thánh Linh gấp bằng hai.
Ngài có thể sử dụng một nông dân như Ghiđêôn quét sạch quân Mađian.
Ngài có thể đánh sập các bức tường tại thành Giêricô.
Ngài có thể khiến cho mặt trời dừng lại cho tới khi dân sự thắng trận.
Ngài có thể quét sạch quân Philitin với cái hàm lừa và làm cho nước chảy ra từ chính cái hàm lừa đó.
Ngài có thể dùng bầy quạ nuôi một người hay với thùng bột trống không.
Ngài có thể làm cho bịnh phung ra khỏi Naaman.
Ngài có thể giải cứu ba người trong một lò lửa.
Ngài có thể ban sự sống cho người chết khi thi thể người nầy đụng vào xương cốt của một vị tiên tri đã quá cố.
Ngài có thể biến nước thành rượu.
Ngài có thể đi bộ trên mặt biển.
Ngài có thể quở bảo yên lặng.
Ngài có thể làm cho bàn tay teo duỗi thẳng ra.
Ngài có thể đuổi quỉ ra khỏi kẻ điên.
Ngài có thể làm cho cá đầy lưới trống không kia.
Ngài có thể làm sạch người phung và mở mắt cho người chết.
Ngài có thể cho đoàn dân đông ăn với mắt cái bánh và vài con cá.
Ngài có thể làm cho con trai bà goá kia sống lại, con gái của Giairu, và buông tha cho Laxarơ được tự do.
Ngài có thể chữa lành bịnh mất huyết nơi người đờn bà kia.
Ngài có thể đặt đồng tiền vào miệng cá.
Ngài có thể gắn lại cái tai bị đứt lìa.
Ngài có thể yêu thương kẻ thù mình.
Ngài có thể bước lên Thập Tự Giá, nhưng các mũi đinh không thể giữ được Ngài.
Ngài có thể bước vào Mồ Mả, nhưng hòn đá không thể giữ được Ngài.
Ngài có khả năng kiến thiết một thiên đàng cho những kẻ bị hư mất.
Ngài có thể giải cứu. . . . . .
Ngài có thể cứu rỗi. . . . .
Ngài có thể đắc thắng. . .
Ngài có thể tiếp trợ. . .
Ngài có thể làm thỏa mãn nhu cần. . .
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét