Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

II Samuên 6:1-12: "Ôbết Êđôm"



ÔBẾT-ÊĐÔM
II Samuên 6.1-12
đối chiếu
I Sử ký 15.1-4, 11-16, 24; 16.1, 4-5
+++
Hòm giao ước của Đức Chúa Trời là một món đồ đặt trong Nơi Chí Thánh của Đền tạm. Đó là nơi mà Đức Chúa Trời ngự giữa vòng dân sự Israel của Ngài trong thời Cựu Ước (I Sử ký 13.6). Đức Chúa Trời phán từ hòm giao ước.
“rồi chúng ta phải thỉnh hòm của Đức Chúa Trời về cùng chúng ta; vì trong đời Sau-lơ, chúng ta không có đến trước hòm giao ước mà cầu vấn Đức Chúa Trời (I Sử ký 13.3).
Việc đầu tiên David đã làm sau khi lên ngôi vua là phục hưng lại sự hầu việc trong đền tạm. Đây là lúc phải đem hòm giao ước đến thành Jerusalem và dành cho Hòm ấy nơi tốt nhứt mà nó đáng phải có.
Mọi động lực của David đều đúng cả, nhưng các phương pháp của ông thì không đúng! Không có nói gì về David cầu vấn Đức Giêhôva như ông đã làm hai lần ở II Samuên 5.19, 23. David đã cầu hỏi với hội chúng thay vì cầu hỏi với Đức Chúa Trời (I Sử ký 13.1-4).
Đem hòm giao ước đi là một điều đúng đắn, song nó không phải được chở đi trên chiếc xe bò. Đức Chúa Trời đã chỉ định cho các con trai của Kêhát phải khiêng hòm giao ước trên đôi vai của họ (Xuất Êdíptô ký 25.14; Dân số ký 7.9). Cứu cánh không luôn xưng công bình cho phương tiện! Công việc của Đức Chúa Trời phải được thực thi theo đường lối của Đức Chúa Trời — đường lối của Đức Chúa Trời là đường lối duy nhất!
1. Israel lấy ý tưởng từ đâu cho việc sử dụng chiếc xe bò vậy? Từ dân Philitin.
2. Họ đã bắt chước những gì họ đã trông thấy người khác làm thay vì tìm cách làm theo những gì Đức Chúa Trời muốn họ phải lo làm.
Cơ đốc nhân ngày nay vẫn đóng lên “những chiếc xe do bò kéo” để chuyên chở công việc của Đức Chúa Trời.
+ Họ đóng loại xe do bò kéo để làm cho chức vụ ra dễ dàng hơn.
+ Các phương pháp đời nầy. Những xuất biểu diễn thay vì giảng đạo. Triết lý của con người thay vì mưu luận của Kinh Thánh. Ban trị sự điều khiển Hội thánh thay vì Mục sư hướng dẫn Hội thánh. Những buổi tiệc tùng có đánh bạc thay vì phần mười và các của dâng.
+ Chúng ta phải tỉnh thức về sự thực thi một công việc cho Đức Chúa Trời thay vì làm công việc của Đức Chúa Trời.
+ Lỗi của Uxa — mọi động lực của ông đều tốt cả, nhưng ông ngã chết vì ông đã đụng vào những thứ mà Đức Chúa Trời không cho đụng tới (Dân số ký 4.15).
Lưu ý: Khi người Philitin đem hòm giao ước lên xe bò, Đức Chúa Trời nhìn thấy lỗi của họ. Đức Chúa Trời chịu khổ từ người thế gian những điều Ngài sẽ không tha thứ cho tuyển dân của Ngài (Công Vụ các Sứ Đồ 17.30).
+ I Sử ký 13.13-14: David đã để hòm giao ước trong nhà của Ôbết-Êđôm, người Ghitít. Điều nầy cho thấy ông là một người dân Ngoại.
I. KHÁM PHÁ của Ôbết-Êđôm (I Sử ký 13.14). Ôbết-Êđôm đã khám phá ra các ơn phước của Đức Chúa Trời cùng đến với sự hiện diện của Ngài.
A. Chính Đức Chúa Trời đã tạo ra sự khác biệt. Các ơn phước của Đức Chúa Trời không phải là kết quả của các phương pháp tốt hơn.
+ Sở dĩ như thế không phải vì Ôbết-Êđôm đã sử dụng phân bón tốt hơn.
+ Sở dĩ như thế không phải vì Ôbết-Êđôm đã có đồng cỏ phì nhiêu hơn cho các bầy gia súc của ông.
+ Sở dĩ như thế không phải vì ông đã học biết một số kỹ thuật mới về nông nghiệp đâu.
+ Sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đã hiện diện ở đó!
B. Chính Đức Chúa Trời làm cho dân sự phải thay đổi.
1. Có nhiều bụi gai trong đồng vắng, nhưng Môise chỉ đến gần một bụi gai mà thôi – Vì Đức Chúa Trời đã có mặt ở đó.
2. Có nhiều tiệc cưới ở xứ Cana, song chỉ có một tiệc cưới được nhắc tới vì Chúa Giêxu có mặt ở đó.
3. Có nhiều mồ mả trong xứ Bêthany, nhưng khi chúng ta đến viếng xứ Israel, chúng ta chỉ đến viếng một ngôi mộ mà thôi – ngôi mộ mà Chúa Giêxu đã vào đó.
4. Có nhiều đám tang trong xứ Nain, nhưng chỉ có một đám tang được nhắc tới trong Kinh Thánh.
C. Không phải tên ghi trên bảng hiệu nhà thờ tạo ra sự khác biệt.
Wesley là một người thuộc hệ phái Giám Lý
D.L. Moody là một người theo chủ nghĩa giáo đoàn
3. Billy Sunday là một người thuộc hệ phái Trưởng Lão
4. Có nhiều nhà thờ ở Cảng Orchard, còn việc tạo ra sự khác biệt ở Bible Baptist là Đức Chúa Trời.
+ David đã học biết phương pháp thích ứng trong việc di dời hòm giao ước (I Sử ký 15.2, 13-15).
II. QUYẾT ĐỊNH của Ôbết-Êđôm – Ôbết-Êđôm đã quyết ở cùng hòm giao ước (I Sử ký 15.24; 16.1, 4-5).
+ Tôi sẽ ở lại nơi có ơn phước của Đức Chúa Trời.
+ Tôi sẽ ở lại nơi mà ai cũng biết có sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
+ Tôi sẽ lại nơi ai cũng nghe thấy tiếng phán của Đức Chúa Trời.
A. Gióp đã đưa ra quyết định ấy ngay giữa cơn thử thách (Gióp 13.15).
B. Rutơ đã đưa ra quyết định ấy (Rutơ 1.16). Sau khi chị của người xây khỏi Naômi để trở lại với thần của mình, Rutơ đã từ chối không chịu ra đi, nàng nói:
“Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi”
C. Êlisê đã đưa ra quyết định đó (II Các Vua 2.2, 4, 6).
“Ê-li nói với Ê-li-sê rằng: Ta xin ngươi hãy ở đây; vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Bê-tên. Ê-li-sê thưa với người rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người đi xuống Bê-tên. Ê-li nói với Ê-li-sê rằng: Ta xin ngươi hãy ở đây, vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Giê-ri-cô. Ê-li-sê lại thưa rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người đi đến Giê-ri-cô. Ê-li nói với người rằng Ta xin ngươi hãy ở đây, vì Đức Giê-hô-va sai ta đi đến Giô-đanh. Ê-li-sê thưa rằng: Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và chỉ mạng sống thầy mà thề rằng, tôi chẳng hề lìa khỏi thầy. Như vậy, hai người cứ đi với nhau”.
E. Mười hai sứ đồ đã đưa ra quyết định đó (Giăng 6.66-68).
“Từ lúc ấy, có nhiều môn đồ Ngài trở lui, không đi với Ngài nữa. Đức Chúa Jêsus phán cùng mười hai sứ đồ rằng: Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời”.
III. DÒNG DÕI của Ôbết-Êđôm (I Sử ký 26.4-8).
+ Ôbết-Êđôm thực hiện một khám phá – Ở đâu có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ở đó có các ơn phước của Ngài.
+ Ôbết-Êđôm đưa ra một quyết định– Tôi cho đặt hòm giao ước.
+ Ôbết-Êđôm có 62 dòng dõi gồm những người chịu ở lại bên hòm giao ước!
A. Hãy giúp cho con cái của quí vị NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI.
B. Hãy giúp chúng kinh nghiệm các ơn phước và quyền phép của Đức Chúa Trời.
C. Hãy chỉ cho chúng thấy thể nào Đức Chúa Trời đáp trả cho những lời cầu nguyện.
D. Hãy giúp cho chúng nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời tạo ra một sự khác biệt và có quyền làm thay đổi một đời sống.

PHẦN KẾT LUẬN: Tôi muốn con cái tôi hầu việc Đức Chúa Trời sau khi tôi qua đời rồi.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét