Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Luca 18.14: "Người Pharisi và người thâu thuế"



Người Pharisi và người thâu thuế
“Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” (Luca 18.14).
Trong hầu hết các bài giảng của Chúa chúng ta, Ngài đã rao giảng Tin lành cho hạng tội nhân đáng thương và tuyên bố ra những điều khốn nạn kinh khiếp cho hạng người tự xưng công bình ngạo mạn. Thí dụ ở Luca 18.10-14 nhắc đến cả hai hạng người nầy. Nhà truyền đạo cho chúng ta biết rằng Chúa chúng ta “phán thí dụ nầy về kẻ cậy mình là người công bình và khinh dể kẻ khác”. Đây là một thí dụ xứng đáng cho chúng ta lưu ý đến nhiều nhất.
I.- HAI NGƯỜI TRONG THÍ DỤ
A. Họ khác biệt về danh tiếng.
1./ Người Pharisi là kẻ giả hình đáng kính. Người Pharisi rất sốt sắng về những truyền thống của các tổ phụ và về sự tuân giữ các nghi thức của Do thái giáo. Vì những lý do nầy, họ đã được dân chúng tôn kính. Họ đã có một danh tiếng như thế về sự mộ đạo giữa vòng người Do thái đến nỗi phải nói là nếu có hai người được cứu, thì một trong hai người ấy phải là một người Pharisi.
2./ Người thâu thuế là một tội nhân bị ghét bỏ. Người thâu thuế là những kẻ lo thu các thứ thuế của người La mã và tích luỹ nhiều sự giàu có bởi hạng người dối trá. Họ khét tiếng đến nỗi Chúa chúng ta nói cho các môn đồ biết rằng kẻ đáng bị dứt phép thông công phải là kẻ thâu thuế. Người Pharisi tưởng Ngài là bạn hữu và ăn uống với phường thâu thuế là một sự dèm pha đủ cho bổn tánh của Chúa chúng ta.
B. Họ nhất trí trong bổn phận phải thờ phượng chung.
1./ Bằng chứng của sự nhất trí đó. Cả hai người đều đi lên đền thờ. Chúng ta hay để ý đến của lễ mà họ đem dâng và sự kêu cầu danh Chúa trong Cựu Ước. Và chẳng có gì mâu thuẫn trong Tân Ước cả. Chúa chúng ta cùng các sứ đồ của Ngài cũng đi lên đền thờ, và các vị sứ đồ nhắc nhở chúng ta: “chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm”.
2./ Tầm quan trọng của sự thờ phượng chung. Mặc dù sự thờ phượng của chúng ta bắt đầu trong buồng riêng của mình, song chúng không kết thúc ở đó. Nếu người ta không bước vào sự thờ phượng chung, tôi e rằng họ ít khi hoặc chẳng có thờ phượng ở nhà đâu. Hai người trong thí dụ đã lên tới đền thờ, Chúa chúng ta nói, để cầu nguyện. Con cái của Đức Chúa Trời phải lên đó, phải đồng đi và dốc lòng mình ra trước mặt Đức Chúa Trời toàn năng của Giacốp.
II. HAI LỜI CẦU NGUYỆN TRONG THÍ DỤ.
Lời cầu nguyện của người Pharisi.
1./ Lời cầu nguyện nầy kể lể những việc làm của người. Người Pharisi lên đền thờ để khoe khoang thay vì để cầu nguyện. Ông ta chẳng đưa ra một lời nào xưng tội hay nài xin sự tha thứ đối với các tội lỗi trong quá khứ hoặc cầu xin ân điển trợ giúp mình trong thì giờ hầu đến. Ông ta chỉ kể lể những việc làm của mình cho Đức Chúa Trời nghe. Không một ai nên làm việc nầy, nghĩa là khoe khoang trong sự hiện diện của Ngài.
2./ Lời cầu nguyện nầy tỏ ra sự tự xưng công bình. Nếu tất cả sự công bình mà ông ta đang khoe khoang là thực, ông ta vẫn còn là một con cái của ma quỉ. Chẳng có một lời nào nhắc đến tình cảm của ông ta hết lòng dành cho Giêhôva Đức Chúa Trời mình hoặc một âm tiết nào nói tới tôn giáo ở bên trong. Lời cầu nguyện nầy chỉ là một sự tôn kính bề ngoài ở chỗ tốt nhứt của nó; bề trong của ông ta là sự kiêu căng đầy dẫy, sự tự xưng công bình, và rất là khắc khe.
Lời cầu nguyện của người thâu thuế.
1./ Đây là một lời xưng tội. Đức Chúa Trời vốn thương xót tôi khi ra đời đã là tội nhân, tội nhân trong tư tưởng, lời nói và việc làm; con người tôi là một tội nhân, một tội nhân trong tất cả mọi hành vi; một tội nhân trong người chẳng có sự lành mạnh, chẳng có một việc lành nào hết; một tội nhân đầy dẫy những vít thương, vết bầm tím, đau nhức thối rửa từ bàn chơn cho đến đỉnh đầu.
2./ Lời cầu nguyện nầy tỏ ra sự hạ mình. Tôi nghĩ đã nhìn thấy ông ta đang đứng ở đàng kia, trầm ngâm, nặng nề, và buồn rầu phủ lút. Rồi để tỏ ra sự ấy, tấm lòng của ông ta đầy dẫy sự tức bực và ông ta buồn rầu với cung cách tin kính, ông ta đấm ngực mình. Trong nguyên ngữ ám chỉ rằng ông ta đấm mạnh vào ngực mình. Ông ta chẳng đổ thừa cho ai khác trừ ra tấm lòng gian ác của mình.
III.- HAI KẾT QUẢ TRONG THÍ DỤ
Mối tương quan giữa hai người.
1./ Người Pharisi không được xưng công bình. Chúng ta hãy chú ý khi Kinh Thánh chép: “người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia”, Chúa chúng ta không nói rằng cả hai đều được xưng công bình, và người thâu thuế có nhiều sự công bình hơn người Pharisi. Nhất định là người Pharisi không được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo.
2./ Người thâu thuế được xưng công bình. Một tấm lòng tan vỡ và ăn năn Đức Chúa Trời sẽ không khinh dễ đâu. Chúa chúng ta phán: Ta phán cùng ngươi, ta là Đức Chúa Trời và vì lẽ ấy biết rõ mọi sự, Ta là Đấng không dối trá cũng không bị gạt được, sự xét đoán của ta thuộc về lẽ phải; ta nói cho người biết, người thâu thuế nầy, bị khinh dễ, tội lỗi, nhưng là người có tấm lòng tan vỡ, đã trở về nhà mình được xưng công bình (được tuyên bố trắng án và được xem là công nghĩa ở trước mặt Đức Chúa Trời) thay vì người kia.
B. Về sự dạy dỗ.
1./ Kẻ tự xưng công bình sẽ bị nhục. Mỗi người không có ngoại lệ chi hết, già hay trẻ, cao hay thấp, giàu hay nghèo, người nào tự tôn mình lên; hễ ai tin cậy vào bản thân mình rồi yên nghỉ trong các bổn phận, hoặc tính tham gia với họ để được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời mà chẳng kể gì tới sự công bình của Đấng Christ; người ấy sẽ bị làm nhục ở trước mặt mọi người nhơn đức, các thiên sứ, và chính mình Đức Chúa Trời. Người ấy sẽ bị nhục, phải sống với ma quỉ trong địa ngục cho đến đời đời.
2./ Kẻ bị khinh dễ sẽ được tôn lên cao. Người nào nhờ ân điển tự hạ mình xuống, bất cứ người là gì sẽ được tôn cao lên. Người sẽ được tôn cao theo một ý nghĩa thuộc linh. Người sẽ được xưng công bình đối với mọi tội lỗi nhờ vào huyết của Đấng Christ. Người sẽ được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và vui mừng khi tin quyết. Người sẽ được Đấng Christ ngự vào lòng. Người sẽ uống lấy những khoái lạc thuộc linh tuôn tràn như xuất ra từ một dòng sông. Người sẽ được đem vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
PHẦN KẾT LUẬN
Một hành động của đức tin thực nơi Đấng Christ xưng công bình bạn cho đến đời đời. Ngài có quyền tôn cao bạn. Đức Chúa Trời đã tôn cao và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, và nghe đến danh của Chúa Jêsus mọi đầu gối đều phải quì xuống; mà nầy, Đức Chúa Trời đã tôn cao Ngài không những là một vì Vua, mà còn là một Cứu Chúa nữa. Nguyện Ngài trở thành Cứu Chúa của bạn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét