Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Giôên 2.12-27: "KHÔNG TRỄ QUÁ ĐÂU"



Giôên 2.12-27
KHÔNG TRỄ QUÁ ĐÂU

Phần giới thiệu: Xứ sở Israel đang trong cảnh rối rắm! Họ thường xuyên bị những kẻ thù lấn lướt, 3.2... Họ đã kinh nghiệm một cơn hạn hán rất khủng khiếp và một cuộc vây hãm rộng lớn của bầy châu chấu, 1.7-20. Những thảm họa nầy đã làm cho xứ bị hủy hoại và dân chúng phải mất tinh thần.
Tiên tri Giôên sử dụng các biến cố nầy làm một minh họa nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên dân Israel. Tội lỗi đặc biệt của họ không được đưa ra trong sách nầy, nhưng khi đọc cẩn thận, quyển sách đã chỉ ra rằng dân chúng đã sa vào tình trạng tự mãn và hờ hững về các vụ việc của Đức Chúa Trời, 2.13.
Đức Chúa Trời đã sử dụng thiên nhiên và các kẻ thù của Israel làm phương tiện cho sự phán xét thiêng liêng của Ngài. Ngài đã sử dụng những thử thách mà họ đã đối diện với trong vai trò một dân tộc để đánh thức tấm lòng của dân sự Ngài và để kêu gọi họ quay trở lại với Ngài.
Sách Giôên là quyển sách nói tới sự phán xét. Nhưng, đó cũng là quyển sách nói tới hy vọng. Trong sách nầy, dân sự của Đức Chúa Trời cần phải hiểu rõ rằng ngay chính giữa sự phán xét thiêng liêng luôn luôn có hy vọng nếu họ chịu tìm kiếm Chúa.
Sách Giôên được viết ra cho dân Israel. Sách ấy nói tới quá khứ của họ rồi xử lý với tương lai của họ. Sách ấy nhìn lại sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên họ vì cớ tội lỗi của họ. Sách ấy cũng nhìn tới trước tới một ngày vinh hiển khi họ sẽ tận hưởng mọi phước hạnh rời rộng của Chúa.
Trong khi sách nầy được viết ra cho người Do thái, cũng có nhiều việc được viết ra cho chúng ta nữa. Giống như dân Israel, chúng ta đang sống trong một đất đang ở dưới sự phán xét thiêng liêng. Chúng ta nhìn vào xứ sở của chúng ta và thế giới của chúng ta, chúng ta lấy làm lạ không biết có hy vọng gì cho tương lai không nữa!?! Chúng ta lấy làm lạ không biết có hy vọng nào để phấn hưng không nữa!?! Chúng ta lấy làm lạ không biết có lời hứa nào cho chúng ta trong thời buổi tối tăm nầy.
Những câu Kinh Thánh nầy dạy cho chúng ta biết rằng có hy vọng đấy! Những câu Kinh Thánh nầy nhắc cho chúng ta nhớ, rằng với Đức Chúa Trời, Không Trễ Quá Đâu. Tôi muốn chia sẻ một số tư tưởng từ sách Giôên hôm nay. Khi tôi chia sẻ, tôi muốn rao giảng với đề tài Không Trễ Quá Đâu. Tôi muốn bạn nhìn thấy có hy vọng cho Hội Thánh, xứ sở và tương lai của chúng ta.
I. VẤN ĐỀ (1.1-2.11)
A. Họ đối diện với sự tàn phá – 1.4 – Một cuộc xâm lược của hết côn trùng nầy đến côn trùng khác đã hủy diệt và tàn phá mọi mùa màng của họ. Chẳng có có thứ đồ ăn nào còn lại cho dân sự.
B. Họ đối diện với sự hủy diệt – 1.5-7; 2.1-11 – Họ cũng đối diện với sự xâm lược từ các nước chung quanh. Những đoàn quân ụp đến hủy diệt những vườn nho, cây vả. Quân đội của họ rất mạnh mẽ, đông đảo, và dường như quá mạnh không thể ngăn chặn được nữa. Dường như họ sẽ bị đói kém và hoàn toàn bị kẻ thù tiêu diệt.
C. Họ đối diện với sự hoang tàn – 1.8-13; 16-20 – Một cơn hạn hán khắc nghiệt giáng trên đất đai của họ. Chẳng có mưa và mùa màng mất ráo, các câu 10-12, 17. Những bầy gia súc và thú đồng đã chịu khổ và hư mất vì chẳng có nước hay đồng cỏ cho chúng nữa, các câu 18-20. Nhiều ngọn lửa nổ ra phá hủy các khu rừng, các câu 19-20.
D. Họ đối diện với kỷ luật – 1.14-15 – Không một điều gì trong những điều nầy là tình cờ cả, hết thảy chúng đều là sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên xứ, 2.25. Dân sự đã xây nghịch lại Đức Giêhôva và họ đang trả giá cho sự loạn nghịch của họ. Giôên gọi mọi rối rắm của họ là: “Ngày Đức Giêhôva” 1.15; 2.1, 11, 31; 3.14. Mọi thảm họa đã bắt lấy họ là công việc của Đức Chúa Trời. Ngài đang xét đoán dân sự Ngài vì cớ tội lỗi của họ.
(Lưu ý: Khi tôi đọc về sự phán xét giáng trên Israel xưa kia, tôi được nhắc nhớ xứ sở và Hội Thánh của chúng ta đang ở đâu hôm nay. Chúng ta vừa nói tới sự phán xét ấy thứ Tư vừa qua, nhưng có chút hồ nghi rằng chúng ta đang đối diện với sự phán xét của Đức Chúa Trời tại Hoa kỳ, Rôma 1.18-32.
Những thảm họa thiên nhiên đang xé toạc xứ sở chúng ta với tần số ngày càng cao hơn tôi có thể nhớ nữa. Trong khi phía Nam bị bắt lấy bởi hạn hán, miền trung tây là cái giỏ bánh của xứ sở chúng ta, bị tàn phá bởi lụt lội trầm trọng. Ở nhiều nơi, mùa lúa đang bị phá hại. Giá thực phẩm cao hơn và thiếu hụt thực phẩm sẽ là kết quả. Hãy xem lốc xoáy, cuồng phong và hỏa hoạn đang gây ra thiệt hại tổng cộng nhiều chục tỉ đôla. Hoa kỳ đang chịu sự phán xét! Hoặc, chẳng lẽ tôi là người duy nhứt nhìn thấy điều nầy?
Giờ đây, hãy xem tội lỗi và điều ác đang lan tràn trên thế giới của chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thế hệ gọi “dữ là lành, gọi lành là dữ” (Êsai 5.20). Chúng ta đang sống trong một xã hội bảo hộ cho kẻ ác và hình phạt người công bình. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó sợ hãi đã thế chỗ cho đức tin; tội lỗi thế chỗ cho sự ngay thẳng; tham lam thế chỗ cho Đức Chúa Trời; và thù ghét thế chỗ cho sự thánh khiết.
Chẳng có nghi ngờ chi nữa, Hoa kỳ đang chịu sự phán xét ghê khiếp của Đức Chúa Trời hôm nay. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong gia đình của chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong khu dân cư của mình. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trên các đường phố của chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong bộ môn giải trí của chúng ta. Và, tàn phá nhất trong hết thảy, bạn có thể nhìn thấy điều đó trong các nhà thờ của chúng ta!
Sự giảng đạo đã bị thay thế bằng những bài hát ngợi khen. Sự thánh khiết bị thay thế bằng sự vui vẻ. Sự cam kết bị thay thế bằng tính tự mãn. Các hàng ghế đầy người ngồi, nhưng các bàn thờ của chúng ta thì trống không. Chúng ta thấy phấn khích nhiều về chuyến đi mua sắm hơn chúng ta thấy phấn khích về một buổi nhóm phục hưng. Chúng ta nháy mắt với tội lỗi và cau mày với những đòi hỏi thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã đánh mất ngọn lửa, quyền năng và sự khát khao của mình đối với mọi vụ việc của Đức Chúa Trời.
Thay vì thế, chúng ta vui chơi hơn là cầu nguyện. Thay vì thế, chúng ta muốn được gãi tai hơn là tấm lòng chúng ta tìm kiếm Ngôi Lời. Thay vì thế, chúng ta thích vui chơi hơn là thích bị thách thức. Chúng ta thích trù trừ như hiện có hơn là trở nên giống như Ngài.
Chúng ta đang chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời! Đấy là lý do tại sao xứ sở của chúng ta đang ở trong tình thế ấy hôm nay. Đấy là lý do tại sao các nhà thờ của chúng ta đang ở trong tình thế ấy hôm nay. Đấy là lý do tại sao chúng ta đang kinh nghiệm một cơn hạn hán thuộc linh. Đấy là lý do tại sao lứa tuổi thanh niên của chúng ta ít khát khao Chúa. Đấy là lý do tại sao chúng ta trở nên nguội lạnh, không có sự sống và yếu đuối. Đức Chúa Trời đã cân chúng ta và thấy chúng ta là kém thiếu!)
II. NÀI NĨ (2.12-17)
(Minh họa: Mặc dù chúng ta đang kinh nghiệm sự phán xét của Đức Chúa Trời, vẫn còn có hy vọng đấy! Đức Chúa Trời một lần nữa chìa tay ra cho họ để chỉ ra tình trạng của họ rồi kêu gọi họ quay lại với Ngài).
A. Có lời nài nĩ về sự ăn năn (các câu 12-14) – Sự ăn năn chân chính là hy vọng duy nhứt mà họ có để tồn tại. Đức Chúa Trời kêu gọi họ hãy “hết lòng trở về” với Ngài. Ngài kêu gọi họ hãy “xé lòng” chớ đừng xé “áo”. Đức Chúa Trời không nhìn xem những sự bày tỏ tôn giáo ở bề ngoài; Ngài đang tìm kiếm sự thay đổi trong tấm lòng. Ngài đang tìm kiếm người nào tan vỡ vì tình trạng tội lỗi của họ và người nào bằng lòng thay đổi. Ngài đang tìm kiếm người nào biết buồn rầu vì tội lỗi của họ, (nghĩa là: “với kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu”). Đây là loại người mà Đức Chúa Trời sẽ chúc phước, phục hồi và sử dụng.
(Lưu ý: Tôi biết là chẳng có ai muốn nghe như thế, song sự ăn năn chân chính là hy vọng duy nhứt chúng ta có! Đức Chúa Trời vẫn tìm kiếm người nào biết buồn rầu vì cớ tội lỗi của họ. Ngài vẫn còn tìm kiếm người nào thành thực, rộng mở và ăn năn trước mặt Ngài. Ngài vẫn còn tìm kiếm một người để Ngài có thể chúc phước cho. Những phước hạnh của Ngài chỉ dành cho người nào biết chơn thành về tình trạng của họ và người nào biết xử lý tội lỗi của họ theo cách của Ngài, Châm ngôn 28.13; I Giăng 1.9.
Hy vọng duy nhứt xứ sở chúng ta có để được cứu ra khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời là dân sự của Đức Chúa Trời phải tìm kiếm Chúa trong sự ăn năn chân chính. Khi nhà thờ đến tận nhà, Hoa kỳ sẽ bị tác động. Cho tới chừng nào dân sự của Đức Chúa Trời ăn năn, sẽ chẳng có quyền phép, chẳng có vinh hiển và chẳng có hy vọng gì cho xứ sở của chúng ta.
Bao lâu Hội Thánh còn bước đi trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời, thế gian sẽ chế giễu chúng ta và Đức Chúa Trời của chúng ta. Khi chúng ta ăn năn và được phục hồi lại địa vị phước hạnh, thế gian sẽ buộc phải công nhận Đức Chúa Trời là Đấng đang ngự giữa chúng ta. Hy vọng duy nhứt Hội Thánh có là ăn năn. Hy vọng duy nhứt Hoa kỳ có là ăn năn).
B. Có sự nài nĩ về sự phục hưng (các câu 15-17) – Đức Chúa Trời kêu gọi toàn thể dân sự, từ người già nhất đến người trẻ nhất, hãy trở về với Ngài, câu 16b. Ngài kêu gọi những ai đang bị nhiều nan đề trong cuộc sống lấn lướt, hãy đặt Ngài lên trên hết, câu 16c. Ngài kêu gọi các cấp lãnh đạo thuộc linh của dân sự hãy quay về với Ngài, câu 17. Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài tìm kiếm mặt Ngài thêm một lần nữa. Ngài muốn họ khao khát Ngài thêm một lần nữa. Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự Ngài trở lại với nơi gần gũi và thánh khiết, câu 16a. (Minh họa: từ ngữ “nên thánh” có nghĩa là “biệt riêng, sống thánh khiết, thánh hóa, tận hiến”). Đức Chúa Trời đang kêu gọi dân sự Ngài quay trở về với Ngài.
(Lưu ý: Đấy là nhu cần của thời buổi chúng ta nữa. Chúng ta đang sống trong một thế hệ đặt mọi sự ở trước Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống trong một thế hệ phục theo mọi sự trừ ra Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống trong một thế hệ từ bỏ Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải quay về nhà!
Dân sự của Đức Chúa Trời cần phải đến một nơi mà ở đó Ngài là ưu tiên một của chúng ta. Chúng ta cần phải đến một nơi mà ở đó không một điều chi là vấn đề trừ ra ý chỉ Ngài dành cho đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải đến một nơi mà ở đó chúng ta bằng lòng tự biệt mình riêng ra đối với tội lỗi và tận hiến đời sống mình cho Ngài. Chúng ta cần phải đến một nơi đầu phục hoàn toàn đối với ý muốn và các đường lối của Đức Chúa Trời. Đấy là hy vọng duy nhứt chúng ta có! Đấy là hy vọng duy nhứt xứ sở chúng ta có!)
III. LỜI HỨA (2.18-27)
(Minh họa: Sau khi bàn bạc Vấn Đề rồi đưa ra lời nài nĩ của Ngài, giờ đây Chúa đưa ra lời hứa cho dân sự Ngài. Nếu họ chịu quay về với Ngài, họ sẽ kinh nghiệm mọi ơn phước của Ngài thêm một lần nữa).
A. Có lời hứa phục hưng (các câu 18-22) – Đức Chúa Trời hứa giải cứu khỏi mọi kẻ thù của họ. Ngài hứa trưởng dưỡng, chúc phước và làm cho họ được thỏa mãn thêm một lần nữa. Nếu họ chịu đến với Ngài, Ngài sẽ phục hồi họ đến một chỗ hạnh phước.
(Lưu ý: Không có một người nào đã được cứu trong phòng nhóm nầy không ao ước Chúa chúc phước cho dân sự Ngài một lần nữa. Hết thảy đều muốn Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi những kẻ thù của chúng ta. Hết thảy chúng ta đều muốn Ngài trưởng dưỡng và chúc phước cho chúng ta một lần nữa. Mỗi con cái thật của Đức Chúa Trời đều có một gánh nặng muốn nhìn thấy Chúa di động giữa vòng dân sự Ngài thêm một lần nữa. Vẫn còn có hy vọng điều đó sẽ xảy ra!)
B. Có lời hứa phục hưng (các câu 23-25) – Đức Chúa Trời hứa sai cả hai: mưa “đầu mùa” và mưa “cuối mùa”. Những trận mưa “đầu mùa” đổ xuống vào tháng 10 và tháng 11. Chúng đã giúp làm tươi tốt đất khi sửa soạn cho vụ mùa sau. Những cơn mưa “cuối mùa”rơi xuống vào tháng Ba và tháng Tư. Chúng đến đúng kỳ để bảo đảm mùa gặt sẽ được dư dật. Đức Chúa Trời cũng hứa bù cho mọi sự đã bị mất mát trong những ngày hạn hán và tai vạ. Ngài đã hứa một cơn phấn hưng các phước lành của Ngài ở trên đất.
(Lưu ý: Đây là những gì chúng ta có cần trong thời buổi của chúng ta! Chúng ta cần Chúa mở các cửa sổ trên trời ra và xóa đi cơn hạn hán mà chúng ta đang chịu đựng đây. Chúng ta cần Ngài sai những cơn mưa đến từ trời giáng trên chúng ta thêm một lần nữa. Chúng ta cần Ngài ban lại cho chúng ta mọi sự mà kẻ thù đã lấy đi từ chúng ta.
Chúng ta cần một cơn phấn hưng sự hiện diện của Ngài tỏ ra giữa vòng dân sự Ngài. Chúng ta cần một cơn phấn hưng về quyền phép của Ngài trong sự thờ phượng của chúng ta. Chúng ta cần một cơn phấn hưng về sự tin quyết Đức Chúa Trời trên tấm lòng của kẻ bị hư mất. Chúng ta cần một cơn phấn hưng sự thánh khiết trong Hội Thánh. Chúng ta cần một cơn phấn hưng!
Ồ, dân sự của Đức Chúa Trời sẽ tìm kiếm mặt Ngài và cầu xin Ngài thực thi mọi sự chúng ta có cần trong thời buổi nầy. Ồ, chúng ta đã nhìn thấy thể nào chúng ta đã sa ngã và chúng ta khao khát muốn quay lại chốn mà Ngài muốn chúng ta sinh sống.
Chúng ta cần một cơn phấn hưng! Đấy là hy vọng duy nhứt của chúng ta! Đấy là hy vọng duy nhứt cho gia đình, cộng đồng, Hội Thánh và xứ sở của chúng ta).
C. Có lời hứa về sự vui mừng (câu 26) – Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ kinh nghiệm mọi ơn phước của Ngài và họ sẽ thỏa lòng. Họ sẽ ngợi khen Ngài. Họ sẽ thờ lạy Ngài và tôn vinh Ngài. Họ sẽ ngước đầu mình cao lên trước mặt kẻ thù họ và họ sẽ chẳng còn là đối tượng cho sự xấu hổ nữa. Họ sẽ được phước một lần nữa và họ sẽ vui mừng trong tình huống mới của mình.
(Lưu ý: Một lần nữa, đây là nhu cần của chúng ta! Nếu bạn nhìn vào tình trạng của Hội Thánh hiện đại có rất ít nguyên nhân để vui mừng lắm. Bộ môn giải trí, tiêu khiển và xác thịt đã thế chỗ cho thờ phượng, cung hiến và sự nên thánh. Giảng đạo nhường chỗ cho những giai điệu ngợi khen. Những tiêu chuẩn y phục, cách ứng xử và đạo đức đã nhường chỗ cho những ưu đãi cá nhân. Hội Thánh thôi không còn là chỗ mà ở đó Đức Chúa Trời được thờ lạy và hạng tội nhân bị thách thức và nó đã trở thành một nơi nhóm lại của xã hội, ở đó người ta làm sao để thấy mình khá hơn. Hội Thánh hiện đại là một tiếng kêu la sâu xa từ những gì mà nó đáng phải trở thành!
Sẽ có một ngày, khi hạng người thánh khiết trèo lên bục giảng rồi cất cao tiếng của họ khi họ sấm sét chống lại tội lỗi và sự gian ác. Giờ đây, các tòa giảng của thế hệ chúng ta bị chiếm hữu bởi những kẻ muốn làm cho người ta thấy khá hơn về tình trạng tội lỗi của họ. Ở đó sẽ có một ngày mà ngôi nhà thờ được xem là một vùng đất thánh. Giờ đây, chúng ta xem nơi ấy giống như bao nơi khác. Tôi thấy cách người ta ăn mặc khi họ bước vào nhà thờ và nhiều người chẳng có sự tôn kính gì đối với nhà của Đức Chúa Trời hay Đức Chúa Trời của ngôi nhà. Tôi thấy rác rưỡi đầy trên đất và tôi nhìn biết rằng người ta trong thời buổi của chúng ta chẳng có sự tôn kính nào dành cho Đức Chúa Trời. Tôi thấy những cái tàn thuốc trong chỗ đậu xe và tôi được nhắc nhớ rằng người ta không kính sợ hay tôn trọng Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Sự đổ thừa không nhắm đến hạng tội nhân! Lỗi lầm nằm ở dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã bước xa khỏi Ngài và chúng ta cần phải quay lại. Khi chúng ta quay lại, Ngài sẽ đem chúng ta đến một nơi quyền phép và vinh hiển. Ngài sẽ đặt sự vinh hiển lại trên dân sự của Ngài. Khi Ngài làm thế, họ sẽ vui mừng nơi Ngài. Khi Ngài làm thế, họ sẽ sống cho Ngài. Khi Ngài làm thế, sẽ có một sự khác biệt qua cách thế gian quanh chúng ta sẽ đối xử với chỗ nầy).
D. Có lời hứa về sự nhận biết (câu 27) – Khi sự phấn hưng của họ đến, họ sẽ nhận biết Đức Chúa Trời đang ngự ở giữa họ và một mình Ngài là nguồn sức lực, quyền phép và phước hạnh của họ. Họ sẽ để lòng họ bước theo Ngài và họ sẽ không lui lại vào trong tội lỗi nữa.
(Lưu ý: Có thể lắm, nhưng tôi tin Hội Thánh sẽ kinh nghiệm thêm một lần nữa cơn phấn hưng trước khi Chúa đến. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời vẫn có một số dân sót, họ yêu mến Ngài nhiều hơn là họ yêu mến tội lỗi nữa. Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ luyện lọc Hội Thánh của Ngài và đưa chúng ta đến một chỗ ăn năn và phấn hưng thêm một lần nữa.
Khi Ngài làm thế, chắc chắn sẽ biết Ai đang nắm quyền tể trị. Chắc chắn sẽ biết Ai đáng được thờ phượng và được làm cho vinh hiển. Ngay cả những kẻ thù của Hội Thánh sẽ phải công nhận rằng Đức Chúa Trời đang bước đi giữa vòng dân sự Ngài.
Thế gian đang nhìn vào chúng ta và họ đang cười nhạo chúng ta hôm nay. Họ gọi chúng ta là yếu đuối. Họ nói rằng chúng ta đang ở ngoài sự đụng chạm với thế giới hiện đại của chúng ta. Họ nói cho chúng ta cần phải nới lòng những niềm tin lỗi thời, mê tín của chúng ta. Họ nói chúng ta cần phải quên Kinh Thánh đi. Họ nói chúng ta cần phải quên việc rao giảng Chúa Jêsus là nguồn hy vọng được cứu duy nhứt cho hạng tội nhân. Họ nói chúng ta yếu đuối, những tên ngốc nghếch dại dột cần tôn giáo vì chúng ta không có khả năng xoay xở với cuộc sống. Họ nói chúng ta là những tên què quặt về trí khôn, cần đến cặp nạng đi tới đi lui ngày lại ngày.
Họ đã đúng về một việc: Chúa Jêsus là cặp nạng đó! Tôi cũng bị què quặt không đi đứng được dù một bước theo sức riêng mình. Tôi cần đến Ngài! Nhưng, họ đã sai về những phần còn lại! Khi việc nầy hiển hiện, Hội Thánh sẽ lìa thế giới nầy trong quyền phép, vinh hiển và đắc thắng. Tôi tin chúng ta sẽ hoàn tất thì thế của mình ở đây với chính tư thế đó.
Khi Đức Chúa Trời thăm viếng dân sự Ngài, chắc chắn sẽ không có hồ nghi gì về Đấng đang thực hiện công việc. Cá nhân tôi tin rằng Hội Thánh cần phải cầu xin Chúa trở lại và tỏ mình Ngài ra giữa vòng dân sự Ngài một lần nữa. Khi Ngài ngự trong nhà thờ, Ngài sẽ làm cho ai nấy đều nhìn biết sự hiện diện của Ngài, Mác 2.1. Quá nhiều điều đang diễn ra trong Hội Thánh hiện đại phải được giải thích, nhưng khi Ngài vận hành, thì lãnh vực siêu nhiên sẽ trở thành bình thường. Hội Thánh sẽ không còn là bình thường nữa; Hội Thánh sẽ trở thành một nơi dành cho hạng người bất thường! Tôi mong chờ ngày ấy!)
Phần kết luận: Không quá trễ đâu! Vẫn còn có thì giờ để cứu lấy Hội Thánh chúng ta. Vẫn còn có thì giờ để cứu lấy thế hệ kế tiếp. Vẫn còn có thì giờ để xây xứ sở nầy về lại với Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể làm việc ấy bằng sức riêng của mình. Chúng ta cần sự can thiệp thiêng liêng. Chúng ta cần Đức Chúa Trời vận hành thêm một lần nữa giữa vòng dân sự Ngài. Chúng ta cần một cơn phấn hưng. Chúng ta cần một sự vây hãm thiêng liêng trên đời sống và trên Hội Thánh của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn nhìn thấy cơn phấn hưng mà chúng ta có cần, chúng ta sẽ phải thay đổi mọi đường lối của mình. Chúng ta sẽ phải quay về với Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ phải tỉnh thức, luyện lọc và trở về với Đức Chúa Trời.
Lời khuyên của Phaolô cho người thành Rôma vẫn có có hiệu lực hôm nay:
“Hãy ăn ở như vậy, vì biết thời kỳ đang lúc chúng ta đây: giờ anh em từ ngủ thức dậy đã đến, bởi sự cứu hiện nay đã gần chúng ta hơn lúc chúng ta mới tin. Đêm đã khuya, ngày gần đến; vậy chúng ta hãy lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng. Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó” (Rôma 13.11-14).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét