Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Luca 16: "Ba Bài Học Về Chức Năng Quản Lý"



Ba bài học về chức năng quản lý
Luca 16

Luca 16 là bản sao của Thí dụ nói về người con trai hoang đàng trong Luca 15. “Hoang đàng” có nghĩa là “lãng phí” (đối chiếu 15.13). Luca 16.1 tiếp tục lẽ đạo nói tới tình trạng lãng phí.
Chúa thù ghét sự lãnhg phí (Giăng 6.12). Châm ngôn 18.9 chép rằng một kẻ thả trôi công việc mình “cũng là anh em của kẻ phá hại”. Châm ngôn 12.27 chép: “Kẻ biếng nhác không chiên nướng thịt mình đã săn; Song người siêng năng được tài vật quí báu của loài người”.
1. Viên quản gia bất lương (hoang đàng – lãng phí)
2. Người Pharisi tham lam (tánh tham lam của người anh)
3. Người giàu và Laxarơ (nhu cần phải ăn năn)
Trong ba trường hợp nầy chúng ta tiếp thu ba bài học về chức năng quản lý.
 Quản lý = quản gia. Không phải chủ nhà, nhưng được giao nhiệm vụ trông coi nhà cửa và tài sản của chủ nhà.
 Viên quản gia nầy đã lãng phí của cải của chủ mình (các câu 1-2).
 Như một kết quả, ông ta sắp mất việc làm (câu 3).
I. Luca 16.1-12 — MỘT CÂU CHUYỆN NÓI TỚI SỰ KHEN NGỢI. Viên Quản gia nầy là quản gia bất trung, ông ta được khen ngợi về cách sử dụng cơ hội mình có cách khôn khéo để lo hậu sự cho bản thân mình.
A. Ông ta rất THẬN TRỌNG (câu 3). Ông ta nhận biết cơ hội sử dụng quyền hạn của mình cho một cứu cánh ở trước mặt.
B. Ông ta biết TÍNH TOÁN (câu 4). Ông ta không thể thay đổi được quá khứ, song ông ta có thể sửa soạn cho tương lai. Bằng cách nào? Bằng cách làm bạn với các con nợ của chủ hầu cho họ sẽ tiếp nhận ông ta khi chủ thải hồi ông ta.
C. Ông ta là người có TRÌNH ĐỘ (các câu 5-8). Ông ta khôn khéo (câu 8) trong việc sử dụng quyền hạn hiện có của mình để tạo lợi ích cho tương lai.
D. Ông ta được KHEN NGỢI (câu 8). Ông ta không được khen ngợi vì tánh bất lương của mình, mà được khen ngợi vì nhận thức chính xác việc làm và sự nắm bắt cơ hội để chuẩn bị cho tương lai.
1. Chúng ta nên làm theo cách công bình những điều viên quản gia bất trung đã làm cách bất trung.
2. “Con cái đời nầy” là khôn khéo hơn chỉ “trong thế hệ của họ” — nghĩa là, họ nhìn thấy những việc đời nầy, song không nhìn thấy những việc của cõi đời đời.
3. Cơ đốc nhân phải nhìn xem mọi việc “với các giá trị của cõi đời đời”, và phải hết sức tận dụng mọi cơ hội của mình.
Dân sự của Đức Chúa Trời phải khôn ngoan trong việc đầu tư cho tương lai đời đời của họ giống như con đời nầy có khi lo xây tổ ấm của họ trên đất.
4. Hãy sử dụng mọi quyền hạn để kết bạn trong cõi đời đời! Khi tôi được vào trong thiên đàng, tôi mong gặp “những người bạn”, họ sẽ cảm ơn tôi vì đã phụ giúp trả hoá đơn đem Tin lành đến cho họ.
 Hãy trung tín sử dụng của cải vật chất (các câu 10-12)
 Trung tín trong việc nhỏ nhất — Trung tín trong việc lớn nhất
 Bất trung trong việc nhỏ nhất — Bất trung trong việc lớn.
 Bất trung về tiền bạc — Bất trung trong sự giàu có thật. Ai sẽ giao thác những gì họ đang có cho kẻ sống bất trung như thế chứ?
II. Luca 16.14-18 — MỘT TRƯỜNG HỢP THAM LAM. Những câu nầy tương đương với sự tham lam lộ ra trong phương thức sống ích kỷ của người anh cả của đứa con hoang đàng.
A. Người Pharisi đã đáp ứng tiêu cực trong câu chuyện nói về viên quản gia bất trung vì họ yêu mến sự giàu có và sống tham lam (câu 14).
B. Người Pharisi vốn quan tâm đến bề ngoài của họ ở trước mặt người ta hơn là ở trước mặt Đức Chúa Trời (câu 15).
C. Tà dâm được nhắc tới trong phạm trù của sự tham lam (câu 18). Tà dâm là kết quả của tánh tham và biểu hiện cho việc sơ sót chức năng quản lý.
III. Luca 16.19-31 — MỘT TÓM TẮT CỦA SỰ XÉT ĐOÁN. Chúa Giêxu tóm lược đề tài quản lý bằng đời nầy và cõi đời đời.
A. Laxarơ không vào thiên đàng được vì ông ta quá nghèo.
B. Người giàu không đi địa ngục vì ông ta quá giàu. Ông ta đi địa ngục vì ông ta không chịu ăn năn (các câu 27-31).
C. Lòng yêu mến tiền bạc đã khiến cho ông ta cảm thấy ông ta không có thì giờ dành cho Đức Chúa Trời hay cho người khác, đây là dấu hiệu.

KẾT LUẬN: Một người làm xiếc đang dạy cho một thanh niên nhào lộn. Khi ông ta chỉ vào người làm mẫu, ông khích lệ thanh niên nầy như sau: “Hãy ném trái tim của anh qua cái thanh xà treo kia thì cả thân thể anh sẽ bay theo ngay”.
Khi chúng ta suy nghĩ về vấn đề quản lý nầy, bài học thuộc linh là: “Hãy ném tấm lòng của bạn qua thập tự giá ở đồi Gôgôtha thì cả thân thể, đời sống, ví tiền của bạn sẽ bay theo ngay!”
“Khi của cải của người ta ở đâu, thì lòng người ta cũng ở đó”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét